Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
C

conu

Đi thi em sẽ ko thể "am ma tơ" được.
Thời gian 3 tiếng đồng hồ nghe thì có vẻ nhiều, nhưng để kịp làm bài cho trọn vẹn mà hay thì thấy nhanh lắm.
Anh cũng thấy sẽ là hơi nặng hơn khi năm nay bọn em thi thêm NLXH vào câu 3 điểm, thế nên tốc độ viết và kiến thức phải chắc.
Câu nào cảm thấy ăn chắc thì làm trước. Hơn nữa luôn phải nhìn đồng hồ, câu 2 điểm chỉ nên mất tối đa là 30' phút (thậm chí 15 - 20' phút, nếu đã nắm chắc), câu 3 điểm là NLXH (trước kia là bình giảng 1 đoạn thơ hay phân tích 1 chi tiết NT, 1 hình tượng trong tp văn xuôi) cũng ko thể đùa, nên dành 60 phút, và câu 5 điểm nên dành 90 phút (như 1 bài kiểm tra 2 tiết trên lớp, nhưng kiến thức cũng phải chắc hơn vì đi thi ĐH người ta cũng ko hỏi 1 cách trực tiếp hoặc quá ngon ăn (trừ có những năm đề thi "hâm hâm").
Phân bổ thơi gian hợp lý như thế và phải đề ra mục tiêu mà cố gắng, vì người ra đề người ta cũng tính chán chê là dung lương như thế có tương xứng với thời lượng hay ko rồi.
Lưu ý, để viết nhanh, thì trước khi làm bài ko "cắm đầu" viết ngay, mà đọc đề để nắm tinh thần chung, dành ra 3 phút để vạch nhanh dàn ý rồi viết dựa trên cái khung đó.
Ko nên mất tập trung, phân tán, mất tập trung thường là do vẩn vơ với cái mở bài, nghĩ mãi mà ko ra được cái mở nào cho ra hồn. Người ta vẫn nói: "đầu có xuôi thì đuôi mới lọt", muốn "đầu xuôi" thì ngay từ bây giờ trong khi ôn, hãy đọc thật nhiều mở bài của nhiều dạng đề khác nhau, đọc và chọn lọc, chọn lọc và chế biến, tự vạch ra những phương án mở bài ngay từ bây giờ vừa giúp cho mình có cái vốn tương đối, lại rèn luyện phản xạ nhanh khi đọc đề là ra ngay cái mở bài vừa ý, đến thi đi thi thì mở bài sẽ rất nhanh mà vẫn hay. Sau đó, em sẽ dần nâng cao "gia tốc" khi viết và văn sẽ sẽ được kích hoạt trào ra thôi. (nếu có kiến thức và kĩ năng, nhân tố cảm xúc cũng rất qua trọng)
Vừa viết vừa kiểm tra thời gian, vừa kiểm soát "ngòi bút" (ngòi bút ở đây là viết) làm sao cho chạy kịp với thời gian, khống chế dung lượng cho cân đối, vừa vặn. Cứ thế điều chỉnh thời gian với lượng văn viết ra, đảm bảo đủ ý và hay, 1 cách đều đặn, nhịp nhàng, trơn tru, cho đến khi còn 10' phút để viết phần kết bài thì sẽ ko bị "đầu voi đuôi chuột". ;)
 
A

amyzhou

Mọi người phân tích hộ em đề bài :
Phân tích hình ảnh thơ mộng , trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tuỳ bút Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường ) :x
 
J

jun11791

À mà anh conu
Xoay quanh 1 tác phẩm, có rất n` đề văn phân tích về nó
Vậy thì em chắc em chỉ cần lập dàn ý đề "nền" thôi nhỉ? Vì em thấy trg các sách ng` ta đã chỉ ra rất rõ n~ yêu cầu của các đề mà thí sinh cần nêu đc trg bài thi. Em nghĩ cần học thuộc các điển lưu ý đó, thêm vài nhận xét, dẫn chứng xung quanh đề đó là ok nhỉ?
 
P

phaodaibatkhaxampham

Thày em bảo đi thi hì lo mà học thuộc tất cả các bài giảng của thầy đi , không thì chắc trật chứ không phải là chắc đậu đâu , em đã cố lắm rồi mà sao thấy khó kinh hồn ý lớn cũng khó ý nhỏ cũng khó mà ý tiu càng khó nữa , bây giờ phải làm sao để học thuộc cho nhanh ? sao mà các bước Thuộc - Hiểu - Vận dụng nghe thì dễ mà khó vậy nhỉ .
Em cũng muốn hỏi khi nhận một đề làm sao mà xác định đúng và đủ luận điểm đây ? mình phải luyện như thế nào để vào phòng thi khi nhận đề có thể hình thành sẵn một dàn ý trong đầu ạ
 
C

conu

À mà anh conu
Xoay quanh 1 tác phẩm, có rất n` đề văn phân tích về nó
Vậy thì em chắc em chỉ cần lập dàn ý đề "nền" thôi nhỉ? Vì em thấy trg các sách ng` ta đã chỉ ra rất rõ n~ yêu cầu của các đề mà thí sinh cần nêu đc trg bài thi. Em nghĩ cần học thuộc các điển lưu ý đó, thêm vài nhận xét, dẫn chứng xung quanh đề đó là ok nhỉ?

Đi thi người ta cho em giấy nháp, sử dụng giấy nháp thế nào là quyền ở em.
Anh để ý, trong phòng thi có nhiều người cho rằng, môn Văn ko như môn Toán, đâu cần gì nháp.
Đó là sai lầm.
Và họ cắm cúi làm bài.
Viết sẵn dàn ý giúp mình chủ động hơn nhiều.
Trong sách giáo khoa hay tham khảo, nếu người ta đã có cái "khung" đó, em nên áp dụng của họ. Nhưng mình ko nên bị động, giả sử như đi thi mà rơi vào câu hỏi em chưa từng gặp đáp án bao giờ, em sẽ xoay sở thế nào?
Tất nhiên lúc đó ko thểt ngồi nhớ ra dàn ý có sẵn, mà em cần nắm phương pháp lập dàn ý cho bất kì đề bài, đòi hỏi nào của đề thi rồi.
Viết dàn ý ra giấy nháp mình chỉ vạch ra những từ khoá quan trọng gợi ý cho mình, định hướng cho mình khi làm bài, lúc viết mình đối chiếu với dàn ý mà tuân thủ theo thôi, còn tát nhiên từ khung đó, mình triển khai ra bằng những lý lẽ, dẫn chứng, phân tích.... để đáp ứng đề.
 
C

conu

Thày em bảo đi thi hì lo mà học thuộc tất cả các bài giảng của thầy đi , không thì chắc trật chứ không phải là chắc đậu đâu , em đã cố lắm rồi mà sao thấy khó kinh hồn ý lớn cũng khó ý nhỏ cũng khó mà ý tiu càng khó nữa , bây giờ phải làm sao để học thuộc cho nhanh ? sao mà các bước Thuộc - Hiểu - Vận dụng nghe thì dễ mà khó vậy nhỉ .
Em cũng muốn hỏi khi nhận một đề làm sao mà xác định đúng và đủ luận điểm đây ? mình phải luyện như thế nào để vào phòng thi khi nhận đề có thể hình thành sẵn một dàn ý trong đầu ạ

Thầy nói thế có lẽ hơi... quá.
Thực tế ôn thi ko nhất thiết phải thuộc lòng đầy đủ từng lời của thầy cô.
Có vẻ như em đang quá lo lắng, riêng điều đó cũng là 1 trở ngại tâm lý rồi.
Rõ ràng đi thi người ta vẫn đếm ý ăn tiền, sau mới nói dến sáng tạo, sâu sắc hay gì gì...
Nhưng làm sao để nhồi cả "núi chữ" mà ko tảu hoả nhập ma?
Các bước mà em nêu ra có lẽ nên điều chỉnh 1 chút: Hiểu - Thuộc - Vận dụng.
Có hiểu bản chất vấn đề thì ghi nhớ mới nhanh và lâu, ghi nhơ rồi thì phải có phương pháp vận dụng.
Học muốn nhanh thì phải học hệ thống, trong cái hệ thống đó, các vùng kiến thức sẽ bổ trợ cho nhau. Ko nên đi nhặt nhạnh, nhồi nét từng phần riêng lẻ, sớm muộn cũng sẽ bị.... loạn.
Ví dụ học thơ hay văn xuôi ta nên tìm hiểu kiến thức về tác giả, như học văn Nguyễn Tuân, ta nắm được đặc trưng về phong cách, đề người ta có ra câu hỏi hóc như "so sánh 2 tác phẩm CNTT và NLĐSĐ" thì mình dựa vào đặc điểm phong cách N Tuân mà lập dàn ý (trước và sau Cách mạng), từ đó sử dụng hiểu biết về 2 tác phẩm để mà chứng minh sự thay đổi của Nguyễn Tuân qua 2 thời kì, nhưng vẫn có sự thống nhất trong phong cách. Thêm nữa, em còn phải nắm hệ thống về kiến thức "khái quát giai đoạn Văn học" để thấy Cách mạng tháng tám đã tác động đến các nhà văn nhà thơ trào lưu lãng mạn hướng họ đến những vùng sáng tạo mới. Các kiến thức lý luận sẽ cho ta có cái nhìn khái quát đến mối quan hệ giữa tác giả, thời đại, tác phẩm, từ đó thêm hiểu sâu sắc hơn về những hiện tượng văn học trong các tác phẩm mình đang học.
Tương tự nếu đề hỏi em phân tích hình tượng con sông Đà thì em cũng từ đặc điểm phong cách N Tuân suy ra, kết hợp với kiến thức học trong tác phẩm mà rút ra dàn bài.
Ngay khi em nghĩ đến NTuân khi miêu tả cuộc sống luôn hướng vào cái gì dữ dội, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, em sẽ có luận điểm thứ nhất: sự dữ dội của con sông Đà, thêm nữa, ta liên tưởng tới việc ông luôn hướng vào miêu tả thiên nhiên, con người ở phương diện Văn hoá, mỹ thuật, gợi cho ta tớ cái đẹp trữ tình của con sông... Từ đó ta hình thành 2 luận điểm, từ 2 luận điểm này, dần dần ta sẽ liên kết các vùng kiến thức lại, gọi chúng trở về, rồi điều khiến chúng và đưa vào bài làm.
Học thì cần phải biết liên tưởng, biết khái quát hoá.
Em là người có kiến thức rộng, anh nghĩ em sẽ làm được điều này.
Có 1 cách học cũng hay là sử dụng sơ đồ tư duy, em nên tìm hiểu thêm, học sẽ có hiệu quả và nhớ lâu.
Học cần biết tổng kết, như việc xếp hàng ngàn quyển sách trong thư viện, nếu xếp hợp lý, các loại sách thuộc cùng 1 chủng ta đưa vào 1 ngăn, 1 khi vực riêng, thì đến khi tìm, ta chỉ cần nhớ cái chìa khoá là ngăn này chuyên những loại sách gì, vào ngăn sách văn học, ta cần tìm loại văn học cổ điển, vào văn học cổ điển, ta nhìn lướt qua tác phẩm của nhà văn nào, cứ thế thu hẹp dần phạm vi, ta sẽ dễ dàng tìm ra sách cần tìm. Đó chính là phép liên tưởng và liên kết, 1 nguyên tắc làm việc cơ bản của não bộ. Ngược lại nếu xếp lẫn lộn các sách với nhau, thì em chỉ nhớ được lúc xếp, đến khi đi tìm thì có khi cả ngày vẫn chưa tìm ra...
Đó là vấn đề phương pháp học Văn. Đi thi em sẽ ko thể nhớ được tất cả kiến thức thuộc tác phẩm, nhưng em nhớ được ý lớn để có đủ luận điểm là đi được nửa chặng đường rồi, từ ý lớn tự khắc, nếu học bài chu đáo, thì các ý nhỏ sẽ phải xuất hiện thôi, nếu có thiếu thì cũng đừng tự trách vì đó là điều khó tránh, nhưng về cơ bản vẫn lên tinh thần của đề bài là đã ăn 70% điểm, thêm vào thế mạnh của mình là kiến thức rộng, sâu thế hiện vốn đọc phong phú, biết sáng tạo và hành văn hay là từ 80% trở lên. ;))
Ở đây, cơ người sẽ bảo, văn theo đáp án thì làm sao sáng tạo? Có đấy, ở cách mình hiểu và diễn đạt, ví như trước kia phân tích bài Vội vàng, anh đã có so sánh: những chuyến tàu bao giờ cũng có sự ra đi và sự trở về, nhưng chuyến tàu thời gian thì lại có 1 sự thực khắc nghiệt, đã ra đi là sẽ mãi ko bao giờ trở lại, XD ý thức được điều đó, nên ông đã chạy đua cùng thời gian, sống vội vàng, sống cuống quýt...vv
Có gì chúng ta sẽ thảo luận thêm.
 
T

trinhluan

đến khi nào box văn của chúng ta ôn luyện online nhỉ. Sắp biết môn thi tốt nghiệp rồi, tèng tèng tèng
 
C

conu

Ngay từ bây giờ, chúng ta có thể sẽ xây dựng hệ thống các bài ôn trên topic này, chúng ta học ôn vẫn sẽ theo hình thức hoạt động như năm ngoái, mọi người có thể tham khảo tại topic "Ôn thi ĐH, CĐ 2008", mọi thắc mắc các mem gửi lên đây, chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết, tháo gỡ các vấn đề. Các câu hỏi chủ yếu xoy quanh nội dung ôn thi được Bộ giới hạn trong cấu trúc và những câu hỏi có tính thiết thực cho việc thi cử.
 
N

nocherry

Hôm nay đã biết môn thi tốt nghiệp rồi

Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2009
27/03/2009 12:03:14
Sáng nay, Bộ GD-ĐT chính thức công bố các môn thi tốt nghiệp THPT 2009. Theo đó, có 6 môn thi là Văn, Toán, Vật lý, Ngoại ngữ, Sinh học, Địa lý.

Dân Trí

Thông tin trên được công bố tại buổi hội thảo - tập huấn cho hơn 200 cán bộ quản lý giáo dục về thi tốt nghiệp THPT 2009 tổ chức tại Hà Nội ngày sáng nay, 27/3.
Trong 6 môn thi trên, có 3 môn thi trắc nghiệm là Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học.

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết: “Thí sinh nào không học đủ 3 năm Ngoại ngữ thì được thi thay thế bằng môn Lịch sử”.

Hệ Bổ túc sẽ gồm 6 môn thi: Văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý.


Kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT sẽ được tổ chức từ ngày 2 đến 4/6/2009 với 6 môn thi. Thời gian làm bài thi các môn tự luận là 150 phút, thời gian các môn thi trắc nghiệm 60 phút.

Theo đó, thí sinh nộp phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 21/4 đến trước ngày 30/4. Phiếu đăng ký dự thi là bản tóm tắt tất cả các thông tin về thí sinh; có cam đoan và chữ ký của thí sinh.
Các thí sinh học lớp 12 ở đâu đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục đó, không được đăng ký ở nơi khác; học sinh lớp 12 năm học 2008 - 2009 ở giáo dục THPT không được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2009 theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Thí sinh tự do (cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên) được đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi cư trú hoặc tại trường THPT nơi học lớp 12.

Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những năm trước do bị xếp loại kém về học lực lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường PT nơi học lớp 12 hoặc đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5.Thí sinh tự do bị xếp hanh kiểm trong năm lớp 12 yếu thì phải có xác nhận của chính quyền các cấp.

chi tiết http://kenh14.vn/2009032711377199_tm,16cat93/cong-bo-6-mon-thi-tot-nghiep-thpt-2009.chn
 
V

vinhpham

Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.Bài làm
Cảm hứng về đất nước là ngùôn cảm hứng lơ, xuyên suốt trong thơ ca Việt Nam. Có rất nhiều trường h ợp cảm hứng đất nước quyện chặt với cảm hứng của nhân dân. Nhưng có điều cách nhìn và cảm xúc đất nước và nhân dân ở mỗi tác phẩm đặc sắc đều không lặp lại, nó mang đậm dấu ấn của thời đại và cảm xúc của nhà thơ. Đoạn thơ Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm là một thành công xuất sắc trên phương diện cảm hứng về đất nước của thơ ca thời kháng chiến chống Mỹ.
Gần cuối đoạn thơ tác giả có viết... “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân - Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Có thể nói hai câu thơ đã thể hiện được tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của nhà thơ - Cảm hứng đất nước của nhân dân. Căn cứ vào đâu mà ta nói như thế ? Và tư tưởng, cảm hứng ấy thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Thơ tự do có khả năng chuyển tải tài cảm nhiều nhất, phóng túng nhất, chân thành, tha thiết nhât. Đoạn thơ Đất nước được tác giả viết theo kiểu ấy nên dễ truyền cảm hứng cho người đọc, dễ lay động những điều thầm kín nhất của lòng người. Đoạn thơ lập luận chặt chẽ, lô gích, thể hiện cảm hứng chủ đạo trên ba bình diện. Đó là cảm hứng về chiều dài thời gian – lịch sử, ciều rộng không gian-địa lý và trong chiều sâu của văn hoá phong tục, của lối sống thể hiện tâm hồn và tính cách dân tộc. Trên mỗi bình diện, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cốt lõi “Đất Nước Nhân dân”.
Để diễn đạt sự hình thành đất nước trong chiều sâu lịch sử, nhà thơ không dùng những sử liệu, mà bằng những gì thân thuộc nhất trong đời sống của nhân dân:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Nhận thức về đát nước bốn nghìn năm đã trở nên thật cụ thể, sống động, gần gũi.
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
Làm nên đất nước bốn nghìn năm chính là những con người bình dị đso là nhân dân vô tận. Vì vậy khi nhớ đến “thời gian đằng đẵng” của lịch sử đất nước, tác giả không chỉ nhớ đến anh ùng có tên tủôi mà nhấn mạn đến những con người bình dị:
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Nhân dân đã tạo dựng nên giá trị vật chất và tinh thần và truyền sang các thế hệ:
Họ giữ và truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói.
Họ cũng là những người đem xương máu giữ gìn non sông đất nước:
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Cùng với thời gian “đằng đẵng” đất nước còn là không gian mênh mông, đó là non sông gấm vóc, là rừng biển quê hương. Tất cả được dựng lên từ mồ hôi, máu thịt của bao lớp người. Từ quan niệm đất nước của nhân dân, tác giả đã có cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về những phong cảnh thiên nhiên.
Từ những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp cho Đất Nước Hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút non Nghiên
Điều đáng quý là tác giả đã phát hiện trong những địa danh bình dị ở mọi miền đất nước để ẩn giấu chứa đựng cuộc đời của người dân
Những ngừoi dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Với những phát hiện trên, tác giả đã đi đến một cảm nhận thấm thía:
Ôi đất nước bốn nghìn năm sau đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.
Đất nước còn là chiều sâu văn hoá, phong tục của tâm hồn tính cách dân tộc Việt Nam. Thật ra cách nói thế này không phải là mới, trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi cũng đã đề cao truyền thống, phong tục tính cách niềm tự hào,tư tưởng lấy nhân dân là gốc.Nhưng chỗ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm là đã thể hiện sâu đậm tâm hồn nhân dân không ở đâu khác ngoài văn hoá dân gian. Nên “Đất Nước của Nhân dân” cũng chính là đất nước của ca dao cổ tích. Tác giả đã sử dụng sâu rộng chất liệu của văn hoá dân gian, từ ca dao dân ca tục ngữ, đến truyền thuyết cổ tích, các phong tục tập quán sinh hoạt... Vì lẽ đó đoạn thơ đã đưa người đọc phiêu diêu về thế giới nghệ thuật của nhân dân với những nét tâm hồn và tính cách của dân tộc vốn gắn bó với máu thịt vơi smọi người. Việc sử dụng chất liệu văn hoá dân gian ở đây không chỉ là một thủ phép trong nghệ thuật mà đã là sự thấm nhuần quan niệm đất nước của nhân dân trong cảm hứng sáng tạo, trong tâm hồn nhà thơ. Đó chính là thể hiện tư tưởng cốt lõi của bài thơ trong việc lựa chọn chất liệu, thi tứ, xây dựng hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật, khi nói đến tâm hồn nhân dân trong ca dao, dân ca...nói chung là văn hoá dân gian nhà thơ dâng trào một cảm xúc dạt dào:
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng trong những ngày lặn lội
Biết trồng tre mà đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu.
Đoạn thơ Đất nước là một thành công của Nguyễn Khoa điềm góp thêm vào thành tựu thơ ca chống Mỹ trên hướng khai thác đề tài. Đó là đất nước của nhân dân. Quan niệm về Đất nước, nhân dân là tư tưởng chủ đạo, quán xuyến, mở ra những khám phá sâu ,mới của nhà thơ, ngay cả những chỗ rất quen thuộc. Quan niệm đó có cội nguồn từ văn chương truyền thống của dân tộc. Nhưng đến thời hiện đại, qua cách nhìn và cách nghĩ của Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng ấy ngày càng sâu sắc và phong phú hơn.
 
N

nhuanhngoc

Anh Trần Quang ơi ! Cho em hỏi , theo em xem cấu trúc đề thi môn văn năm nay thi không có phần thi trắc nghiệm , vậy tại sao các bạn trong diễn đàn lại cứ nói với nhau la sẽ có phần thi trắc nghiệm là sao vậy anh? Anh giải thích giùm em nha! Cảm ơn anh nhìu!
 
Last edited by a moderator:
T

trinhluan

Anh Trần Quang ơi ! Cho em hỏi , theo em xem cấu trúc đề thi môn văn năm nay thi không có phần thi trắc nghiệm , vậy tại sao các bạn trong diễn đàn lại cứ nói với nhau la sẽ có phần thi trắc nghiệm là sao vậy anh? Anh giải thích giùm em nha! Cảm ơn anh nhìu!


=>Thông tin đó là sai hoàn toàn bạn ạ, mình xem cấu trúc và cô mình đã nói rằng môn văn không có một phần trắc nghiệm nào cả.
Bởi thế cậu đừng nghe tin đồn thổi làm gì
 
C

conu

Anh Trần Quang ơi ! Cho em hỏi , theo em xem cấu trúc đề thi môn văn năm nay thi không có phần thi trắc nghiệm , vậy tại sao các bạn trong diễn đàn lại cứ nói với nhau la sẽ có phần thi trắc nghiệm là sao vậy anh? Anh giải thích giùm em nha! Cảm ơn anh nhìu!

Bạn thân mến, đề thi Văn năm nay sẽ chưa thể có phần trắc nghiệm, vì cái này rất khó thực hiện, nhất là với môn Văn, ngay đến toán cũng chưa trắc nghiệm nữa là....
Bạn hãy tin tưởng theo cấu trúc của bộ, đừng nên nghe theo bất cứ tin đồn nào bây giờ, hãy yên tâm để ôn tập cho tốt, vì khi kiến thức đã tốt thì dù thi theo hình thức gì bạn cũng vẫn vượt qua ổn thoả.
Để biết rõ thông tin chi tiết về cấu trúc của Bộ, bạn có thể vào đây và trung thành ôn theo cái cấu trúc này:
http://forum.hocmai.vn/showthread.php?t=37302
Cảm ơn vinhpham đã cớ đóng góp cho topic ôn thi 1 bài viết, ngay từ bây giờ chúng ta có thể thành lập 1 nhóm ôn thi tốt nghiệp và ĐH môn Văn ngay tại đây, mọi thắc mắc và giải đáp cũng sẽ được thực hiên ngay tại đây. Năm ngoái các anh chị khoá trước cũng đã ôn theo hình thức này và đạt được 1 số thành quả nhất định.
 
Last edited by a moderator:
T

trinhluan

Năm nay có cả nghị luận xã hội, vậy nên những ai có đề thi và những câu hỏi, chúng mình sẽ cùng nhau thảo luận và tìm ra lời giải cho đề bài nhé!
 
T

trinhluan

Tớ xin đóng góp cho topic một đề văn nghị luận xã hội trước.HIHIHI:

Đề 1: "Để động viên mình và các đồng chí trên đường đấu tranh Cách Mạng nhà thi sĩ Phan BỘi Châu đã viết:
"Ví thử đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai"
Anh chị hiểu hai câu nói đó như nào và từ đó rút ra cho bài học cho bản thân trên con đường đời"

Lập dàn ý:
=>Nhận xét:
Hai câu thơ này là lời tự nhắc nhở mình và động viên những đồng chí của mình trên con đường đấu tranh Cách Mạng đầy gian lao, chông gai, trắc trở của Phan Bội Châu, đồng thời nêu lên một nhận thức về lẽ sống con người CM.
*Gải thích:
Đấu tranh CM là một sự nghiệp đầy rẫy những khó khăn và thử thách vì vậy khi dẫn thân vào con đường này thì người CM phải chấp nhận và vượt qua những khó khăn thử thách để đi đến thành công.=>Suy rộng ra mọi công việc ở trên đời đều có những khó khăn vì vậy sống ở trên đời con người luôn luôn có ý chí khắc phục khó khăn, những con người như thế là những con người ưu tú được Phan Bội Châu gọi là "Anh hùng hào kiệt".

(Trong xuất dương lưu biệt Nhà thơ có viết"Muốn vượt biển đông theo cách gió
Muôn trùng sóng biển tiễn ra khơi"
=>đó là cái khí phách, cái kiên cường của một người nam nhi.
Sống ở trên đời phải có ranh gì với núi sông, phải sống làm sao cho đáng là nam nhi(Nguyễn Công Trứ có viết"Làm trai Nam Bắc Đông Tây, cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể" =>Đó là cái khí phách, một chân lý mà từ khi sinh ra người con trai phải có.
Khi có giặc ngoại xâm, người con trai ra trận dù có gặp những khó khăn , dù họ biết cái chết luôn cận kề nhưng họ vẫn đi theo tiếng gọi, cái trách nhiệm với dân tộc(Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
*Bàn luận 2 câu thơ:
Bài học sâu sắc đối với mọi người nhất là những người trẻ tuổi giúp chúng ta nhận ra quy luật của cuộc đời đó là cuộc đời không bao giờ chỉ có toàn thuận lợi mà nó thường có những khó khăn, trải đầy thảm cỏ,quanh co.
+>Từ sự nhận thức ấy nó giúp chúng ta có một thái độ đúng đắn nó sãn sàng chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống để cập đến bờ vinh quang.
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói"Ở đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới và điều cốt yếu là ta phải vượt qua những ranh giới ấy"
*Phê phán những thái độ chưa đúng đắn mà ta bắt gặp trong cuộc đời:
+Bi quan ngại khó, ngại khổ
+Chủ quan coi thường những khó khăn gian khổ không đánh giá đúng về nó=>Ta sẽ thất bại.
*Liên hệ với bản thân:
Những bài học mà ta đã vấp ngã nhưng rồi ta đã nhận ra và đứng lên từ những vấp ngã đó.
Và nguyện sống theo 2 câu thơ ấy.


Đề này đã có ở ngoài topic nhưng tớ đưa vào đây để ôn luyện một thể:

có ý kiến cho rằng nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phát hiện "một vẻ đẹp ở đáy sâu tâm hồn của người đàn bà vất vả là một viên ngọc quý".

Anh chị hiểu câu nói đó như nào và bằng hiểu biết của mình hãy phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm "chiếc thuyền ngoài xa"

Lập dàn ý:
*Hình tượng người đàn bà được phát hiện qua cuộc sống của người nghệ sĩ vì thế cuộc đời và số phận của người phụ nữ ấy được hiện lên cùng với nhận thức về cuộc sống của người nghệ sĩ"

1.Ngoại hình:
-cao lớn, thô kệch.
-mặt dỗ, tái mét vì mệt mỏi.
-dáng đi chậm chạp như bà già.
-tấm lưng áo bạc phếch, rách rưởi
>>Hiện lên là một người vất vả nghèo khổ.

2.Hành động và thái độ:
a.Khi bị chồng đánh đập tàn nhẫn vẫn cam chịu nhẫn nhục, không kêu, không chống trả, không chạy trốn.
b.Khi đứa con trai xuất hiện:
-Chị cảm thấy xấu hổ nhục nhã, đau đớn vì con mình chứng kiến cảnh ấy.
-ôm chầm lấy con>chị thương con vì bị bố đánh.
-Chắp tay vái lấy vái để nó>tức là xin nó đừng làm gì đó trái với đạo lí
>Người đàn bà ấy là người bất hạnh nhưng vị tha giàu đức hi sinh đáng thương và đáng được trân trọng.
c.Khi gặp Chánh Án Đâủ:
Thái độ:
+Lúc đầu khi đến sợ sệt run rẩy tìm một góc để ngồi, Đó là cái run rẩy thường dân cả đời mới tiếp xúc với quan toà, công đường.
+Xưng hô quý toà-con tự nhận mình là thân phận thấp hèn.
+Khi Đẩu khuyên chịcả nước này không có người đàn ông nào vũ phu như hắn, chị không sống được với lão ta đâu).
>>Người đàn bà phản ứng: con lạy quý toà...nhưng xin đừng bắt con bỏ nó.

>>>Thái độ của người đàn bà trái với lẽ thường điều mà Đẩu khuyên người đàn bà rất hợp lí và có lẽ ai cũng nghĩ rằng đó là giải pháp tốt nhất giải thoát cho người đàn bà trong hoàn cảnh ấy, giải thoát khỏi người chồng vũ phu. Vì thế sau câu nói của người đàn bà Phụng cảm thấy căn phòng lồng lộng gió biển bỗng nhiên bị hút hết không khí ngột ngạt quá chừng.
*Sau đó thay đổi cách xưng hô: chị và các chú , thái độ không còn run rẩy nữa mà tự tin hơn khi đứng trước cuộc đời, đối diện với cuộc đời người phụ nữ ấy cảm thấy tự tin hơn.
Cảm ơn Phùng, Đẩu>>là người phụ nữ hiểu lẽ đời. Chị kể về cuộc đời mình: là cuộc đời bất hạnh, là một người đàn bà xấu(căn bệnh đậu mùa đã để lại những di chứng ko bao giờ xoá được trên khuôn mặt của người đàn bà ấy.
-lấy chồng người hàng chài, sinh nhiều con, nghèo lại càng nghèo hơn.
-Bị chồng đánh đâpj suốt ngày.
>>>>1 hạt ngọc nơi đáy sâu tâm hồn người đàn bà vất vả.
Chị hiểu và cảm thông cho hành động vũ phu ấy của chồng tẩt cả chỉ vì đói nghèo mà ra.
Là một người phụ nữ hết mực yêu thương, vì chồng con(xin chồng đưa mình lên bờ để đánh tránh làm tổn thương các con).
Chị đưa thằng Phác lên bờ vìkhông muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn hết chị không muốn nó vì thương mình trở thành đứa con bất hiếu với cha,trái với luân thường đạo lí.
Chị quan niệm người đàn bà sống trên thuyền là sống vì con chứ không vì mình và điều hạnh phúc nhất của chị là khi nhìn thấy đàn con ăn lo.
>>Là một người thấu hiểu lẽ đời, chị cần chồng vì các con chị cần có bố để nuôi và dạy con vì chỉ cần có chỗ dựa trong cuộc sống mưu sinh vất vả nuôi con , chị hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của chồng vì vậy chị luôn nhẫn nhục cam chịu sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng con.
Câu chuyện của người đàn bà khiến cho Phùng và Đẩu ngạc nhiên sững sờ ko hiểu tại sao người phụ nữ ấy lại có sức cam chịu đến như thế. Và rồi khi đã hiểu ra họ cảm phục và trân trọng tấm lòng vị tha đức hi sinh cao cả của người phụ nữ hàng chài.
Tóm lại: Qua câu chuyện của người phụ nữ hàng chài nhà văn thể hiện cái nhìn nhân hậu của mình. Ông phát hiện ra rằng đằng sau câu chuyện buồn của gia đình người lao động vùng biển là vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao dung và đức hi sinh của người phụ nữ. Đó là hạt ngọc ẩn dấu trong những cái lấm ắp đời thường mà ông nâng niu trân trọng.
Và qua đó ta hiểu được hơn giá trị tốt đẹp của người phụ nữ vùng biển nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Về các đề Văn NLXH, anh xin nhờ mod phaodaibatkhaxampham, quansuquatmo lo giúp anh phần này, ngoài ra anh cũng hi vọng các mem (nhất là mem tích cực như trinhluan, money, mei_mei...) đóng góp bài viết để xây dựng topic này hoạt động tốt hơn.
Về phần mình, anh sẽ cố gắng sử dụng những kiến thức mình có được từ kì thi năm ngoái để giúp các mem trong 1 số câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức của anh (ở chương trình cũ) đồng thời chia sẻ 1 số kinh nghiệm thi cử và phương pháp ôn tập. OK? ;)
Chúc các mem ôn tập tốt và đạt kq mong muốn!
 
V

vinhpham

Dàn bài " Đất Nước" trích ( Trường ca mặt đường khát vọng ) của Nguyển Khoa Điềm.
Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943. Nhà thơ xứ Huế. Tốt nghiệp Đại học Văn Sư phạm Hà Nội. Thời chống Mĩ sống và chiến đấu tại chiến trường Trị-Thiên. Nay là Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

- Tác phẩm thơ: “Đất ngoại ô”, “Mặt đường khát vọng”,…

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà, bình dị, hồn nhiên, giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Chủ đề

Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm nói về cội nguồn đất nước theo chiều dài lịch sử đằng đẵng và không gian địa lý mênh mông. Hình tượng Núi Sông gắn liền với tâm hồn và chí khí của Nhân dân, những con người làm ra Đất nước. Đất nước trường tồn hứa hẹn một ngày mai đẹp tươi và hát ca.

Những đoạn thơ hay, những ý tưởng đẹp

1. Đất nước - cội nguồn dân tộc

Đất nước có đã lâu rồi từ những “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Đất nước gắn liền với mĩ tục thuần phong, với cổ tích truyền thuyết “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn - Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc – Tóc mẹ thì bới sau đầu – Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

- Đất nước gắn bó với những cái bình dị thân thuộc quanh ta:

“Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nằng hai sương xay, giã giần, sàng”

Đất nước là “nơi ta hò hẹn”, là “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, là “nơi anh đến trường” là “nơi em tắm”…

- Đất nước gắn liền với dân ca “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc…, con cá ngư ông móng nước biển khơi”, gắn liền với huyền thoại “Trăm trứng” thiêng liêng:

“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
- Đất nước trường tồn theo thời gian đằng đẵng, trải rộng trên một “không gian mênh mông”. Yêu thương biết bao, bởi lẽ “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”, là quê hương xứ sở ngàn đời:

“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

- Đất nước lâu đời “ngày xửa ngày xưa”, Đất nước hôm nay, và Đất nước mai sau. Một niềm tin cao cả thiêng liêng:

“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Đất nước là của mọi người, trong đó có một phần của “anh và em hôm nay”. Đất nước mỗi ngày một tốt đẹp vững bền, trở nên “vẹn tròn to lớn”. Đất nước hình thành và trường tồn bằng máu xương của mỗi chúng ta. Tình yêu nước là sự “gắn bó và san sẻ”. Đây là một trong những đoạn thơ tâm tình sâu lắng, hay nhất trong bài thơ nói về tình yêu đất nước:

“Em ơi Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ.
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”

Tóm lại, 42 câu thơ trong phần I nói về nguồn gốc của Đất nước và sự gắn bó, san sẻ đối với Đất nước. Ý tưởng sâu sắc ấy được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân gian, một giọng điệu thủ thỉ tâm tình vô cùng thấm thía, xúc động. Chất trữ tình hòa quyện với tính chính luận.

2. Đất nước của Nhân dân - Đất nước của ca dao thần thoại

Đất nước hùng vĩ. Giang sơn gấm vóc. Ý tưởng ấy, niềm tự hào ấy đã được nhiều thi sĩ bao đời nay nói đến thật hay, thật xúc động. Nguyễn Khoa Điềm nói về ý tưởng ấy niềm tự hào ấy rất thơ và rất độc đáo. Tượng hình, sông núi gắn liền với những đức tính quý báu, những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Là sự thủy chung trong tình yêu. Là truyền thống anh hùng bất khuất, là tinh thần đoàn kết, nghĩa tình. Là khát vọng bay bổng, là tinh thần hiếu học. Là đức tính cần mẫn sum vầy, là chí khí tự lập tự cường. Mỗi tên núi tên sông trở nên gần gũi trong tâm hồn ta:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…”
Tính phẩm mỹ, tính hình tượng và tính riêng phong cách được hội tụ qua đoạn thơ này, tạo nên giá trị nhân văn đích thực, làm cho người đọc vô cùng thú vị khi cảm nhận và khám phá.
Tên núi, tên sông, tên ruộng đồng, gò bãi… mang theo “ao ước”, thể hiện “lối sống ông cha” là tâm hồn dân tộc:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Mồ hôi và máu của Nhân dân, của những anh hùng vô danh đã dựng xây và bảo vệ Đất nước:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng”
Chính nhân dân đã “giữ và truyền” hạt lúa, đã “truyền lửa”, “truyền giọng điệu”, “gánh tên làng tên xã”…, “đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Chính Nhân dân đã làm nên Đất nước, để Đất nước là của Nhân dân. Vần thơ hàm chứa ý tưởng đẹp, một lối diễn đạt ý vị ngọt ngào:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất nước này là Đất nước Nhân dân
Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”
- Đất nước mang sức sống mãnh liệt, tiềm tàng vì Nhân dân đã biết yêu và biết ghét, bền chí và dẻo dai, biết “quý công cầm vàng”, “biết trồng tre đợi ngày thành gậy”, biết trả thù cho nước, rửa hận cho giống nòi mà “không sợ dài lâu”.
- Hình ảnh người chèo đò, kéo thuyền vượt thác cất cao tiếng hát là một biểu tượng nói lên sức mạnh Nhân dân chiến thắng mọi thử thách, lạc quan tin tưởng đưa Đất nước đi tới một ngày mai vô cùng tươi sáng:
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Kết luận
Giọng thơ tâm tình tha thiết. Vận dụng tục ngữ ca dao, dân ca, cổ tích, truyền thuyết… một cách hồn nhiên thú vị. Có một số đoạn thơ rất đặc sắc: ý tưởng đẹp, cảm xúc và hình tượng hài hòa, hội tụ nên những vần thơ mĩ lệ. Tư tưởng đất nước của Nhân dân được thể hiện vô cùng sâu sắc với tất cả niềm tự hào và tình yêu nước. Một đôi chỗ còn dàn trải, thiếu hàm súc. Nguyễn Khoa Điềm đã góp cho đề tài Đất nước một bài thơ hay, ý vị đậm đà.
 
M

money_22

Thể theo gợi ý của bác Conu- tớ mạn phép copy và paste lại phần đề thi thử của bọn tớ qua box này để mọi người cùng tham khảo;)
( Nói thực là cái đề này tớ viết như điên ấy- vì chủ quan ko học "Những đứa con trong gđ" T_T )



Câu 1: (2đ): Anh chị hãy trình bày những nét chính về phong cách NT của Nam cao
Câu 2: (3đ):
Đọc bài thơ sau:
Quán hàng phù thuỷ(K. Bađjađro Prađip- Ấn độ)
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
"Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!"

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn
" ANh muốn mua gì?"
"Tôi muốn mua ty,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn..."

"Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín anh phải trồng
Không bán! "

Anh chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lí của bài thơ trên trong csống của mỗi chúng ta? hãy bình luận!
câu 3: (5đ):
" Chú thường ví chuyện gđình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi nòi một khúc mà ghi vào đó. Chú kể con sông nào của nước ta cũng đẹp....lòng tốt của con người ta cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về 1 biển. Con sông gđình ta cũng chảy ra biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn rồi sẽ biết."( Trích: "Những đứa con trong gia đình"- Nguyễn Thi)
hãy chứng minh rằng: Có 1 dòng sông như thế chảy trong tác phẩm " Những đứa con trong gia đình " của Nguyễn Thi.
 
T

trinhluan

tớ có đề thi đại học thử mọi người làm thử sao nhé:

Phần 1: bắt buộc các thí sinh phải làm
Anh chị hãy nêu ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Phần 2: Thí sinh chọn một trong hai đề:
A:Ban KHTN
Đề 1: Nhà văn Nguyễn Khải đã nói rằng :Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới và điều cốt yếu là ta phải vượt qua những ranh giới ấy.
Anh chị hiểu câu nói đó như nào và lấy nó làm bài học gì cho anh chị.
Đề 2: Anh(chị )hãy phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lorca và qua đó anh chị hiểu được gì cuộc sống của người nghệ sĩ.
B.Ban KHXH
Đề 1: Nghị luận xã hội:
"Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan thử thách mới thành công"
(Nghe tiếng giã gạo-Nhật kí trong tù(Hồ Chí Minh)
Anh chị hiểu những gì mà Hồ Chí Minh muốn nói ở trên?
Đề 2: Anh chị hãy phân tích hình ảnh đoàn tàu trong chuyến tàu đêmđi qua phố huyện trong tác phẩm(Hai đứa trẻ) của nhà văn Thạch Lam.
 
Last edited by a moderator:
T

trinhluan

Mọi người này cho tớ hỏi khi mình làm một bài thi đại học ví dụ như: "Hãy phân tích hình ảnh con sông đà trong Người lái đò sông Đà"
Theo tớ thấy đáp án của bộ thì phần mở bài giới thiệu tác giả tác phẩm, và hình ảnh con sông Đà" Được 1 điểm.
=>Như vậy cho tớ hỏi khi mình làm phần mở bài có cần giới thiệu như thế không(vì đáp án của bộ ghi như thế) Chứ từ trước đến nay tớ toàn làm mở bài gián tiếp.

Ai thi rồi có kinh nghiệm gì trong chuyện này không?
Tớ cảm ơn nhé!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom