Về phần cách ghi nhớ các công thức lượng giác (lớp 10) em thấy nó khá máy móc.
Đối với mối quan hệ giữa các tỉ số lượng giác thì chỉ cần vẽ đường tròn lượng giác đơn giản ra là được.
Ví dụ đối với hai góc bù nhau, ta vẽ một góc [tex]\alpha=\widehat{AOB}[/tex] nhọn, vẽ một góc [tex]\beta=\widehat{AOC}[/tex] sao cho [tex]\alpha + \beta =180^{\circ}[/tex]
Hạ [tex]BX,CY[/tex] vuông góc với trục Ox, dễ thấy [tex]OX=-OY\Rightarrow \cos \alpha=-\cos \beta[/tex]
Hạ [tex]BZ,CZ'[/tex] vuông góc với trục Oy, thấy ngay [tex]Z\equiv Z'\Rightarrow OZ=OZ'\Rightarrow \sin \alpha=\sin \beta[/tex]
Dựa tiếp vào các hệ thức: [tex]\tan=\frac{\sin}{\cos},\cot=\frac{\cos}{\sin}[/tex], ta có các kết luận:
[tex]\sin \alpha=\sin (\pi - \alpha);\\ \cos \alpha=-\cos (\pi - \alpha);\\ \tan \alpha=-\tan (\pi - \alpha);\\ \cot \alpha=-\cot (\pi - \alpha);[/tex]
Tương tự đối với các trường hợp hai góc phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau 90 độ,...