Một số phương pháp giải nhanh BTTN hoá học

C

conech123

bài 3 ...lien quan tới áp suất sau và trc thì t mù tịt cậu ah

koi bài đó là số 21 nhé....cậu giải lun đi

bài 22:

Cho 17,5g hỗn hợp gồm 3 kim loai nhôm, kẽm, sắt tan hoàn toàn trong dd H2SO4.0,5M, ta thu được 11,2 lít H2(đktc). Tính thể tích dung dịch axit tối thiểu phải dùng và khối lượng muối khan thu dược.

nH2=nH2SO4 = 0,5 --> V
muối = 17,5 + 0,5.96 = 65,5

có dễ quá ko nhỉ :-/

hay
phải tính đến : Al + H2O --> Al(OH)3 + H2 (nước trong axit) nhưng chắc ko phải !
 
H

huynhtantrung

2/ Lúc đâù chưa xuất hịện khí Na2CO3 + HCL------>NaHCO3 + NaCl
Lúc sau có khí bay lên NaHCO3 + HCl ----------------> NaCl + CO2 + H2O

3/ Na + H2O ----------> NaOH + 1/2H2
NaOH + NH4Cl ---------> NaCl+NH3 bay lên+ H2O
NaOH + MgCl2 ---------> Mg(OH)2 kết tủa trắng
4/ Na--->NaOH có khí H2, sau đó có kêt tủa Xanh Cu(OH)2
5/ Ba ----------> Ba(OH)2 có khí H2 , kết tủa trắng BaCO3, BáSO4 có khí NH3 bay lên
6/ tạo Ag lắng dươsi đaý
7/ Tạo tủa Al(OH)3 sau đó tan tạo NaAlO4
 
D

doigiaythuytinh

Cho 27g Al tan trong HNO3 thu đc 8,96l hỗn hợp [TEX]NO,N_2O[/TEX] có tỉ khối so với [TEX]H_2 [/TEX]là [TEX]18,5[/TEX] . Tính m muối?
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Dạng mới nah...............Lý thuyết:)



bài 23:

1. -cho từ từ CO2 vào Ca(OH)2 thì tạo ngay kết tủa
CO2+Ca(OH)2--> CaCO3 + H2O
. Nếu tiếp tục cho CO2 vào thì kết tủa tan dần.
CO2+Ca(OH)2 --> Ca(HCO3)2
Nếu Ca(OH)2 vẫn dư thì tạo muối trung hòa.

Cho CO2 vào NaAlO2 thì ban đầu có kết tủa Al(OH)3. Do CO2 + H2O có tạo ra H+, tham gia phá phức[
Al(OH)4]- --> Al(OH)3
nhưng chưa đủ mạnh để đá nó thành ion Al3+
[Al(OH)4] + H+ --> Al(OH)3 + H2O

8. Màu nâu nhạt dần
Fe+3 --> Fe+2
10. Có kết tủa keo trắng và ko tan vì Al ko tạo phức vs NH4+
 
G

giotbuonkhongten

Cho 27g Al tan trong HNO3 thu đc 8,96l hỗn hợp [TEX]NO,NO_2[/TEX] có tỉ khối so với [TEX]H_2 [/TEX]là [TEX]18,5[/TEX] . Tính m muối?
Cái đề ô duynhan đưa là N2O mà v iu :x
nAl = 1 mol
Al - 3e --> Al+3
1 --- 3
Dùng pp đường chéo -- ra smol NO và N2O
30 -------- 7
------ 37
44 ---------7
--> n NO = N2O = 0,2 mol
N+5 + 3e --> N+2
-------- 0,6 ----- 0,2
2N+5 + 8e -->2 N+1
--------1,6 ----- 0,4
n nhận = 1,4< n nhường = 3 --> tạo NH4NO3
N+5 - 8e --> N-3
------- 0,8 ---- 0,1
m muối = 27 + 3.62 + 0,1.80 = 221g ok dc chưa v iu :x
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

Câu 24: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a - b). B. V = 11,2(a - b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).

Câu 25 : Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4.
 
K

ken73n

Cho e thử tý coi ::D
Câu 24: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a - b). B. V = 11,2(a - b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).
A. V = 22,4(a - b).
vs đk : 2b>a

Câu 25 : Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4.
B. a : b < 1 : 4.
 
C

conech123

Câu 24: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a - b). B. V = 11,2(a - b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b).

Câu 25 : Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a : b = 1 : 4. B. a : b < 1 : 4. C. a : b = 1 : 5. D. a : b > 1 : 4.


24. cho từ từ axit vào xảy ra lầ lượt 2 pt sau :

[TEX]H^+ + {CO_3}^{2-}--->{HCO_3}^-[/TEX]
b-----------b--------------------b
[TEX]H^+ + {HCO_3}^- ----> CO_2 + H_2O[/TEX]
V/22,4------V/22,4----------V/22,4

do có khí--> b<a , còn HCO3- nên axxit hết sau pư số 2

a = b + V/22,4 --> đáp án A

25.
[TEX]Al^{3+} + 3OH^- ---> Al(OH)_3[/TEX]
a--------------3a--------------a-------
[TEX]Al(OH)_3 + OH ----> {AlO_2}^- + 2H_2O[/TEX]
a--------------a

đử có kết tủa b < 4a --> a : b > 1 : 4
 
S

silvery21

tiếp nào :


tiếp phần lý thuyết trước ;)

6/ Hệ quả thứ sáu

Trong một dd khi tồn tại đồng thời các ion dương và ion âm thì theo tính chất trung hòa điện luôn có: Tổng số điện tích dương do cation tải bằng tổng điện tích dương do anion tải.

Đây là cơ sở để thiết lập phương trình biểu diễn quan hệ về số mol giữa các ion trong dd

Thí dụ 9 :Một dd chứa đồng thời các ion : [TEX]k mol A^{a+} , l mol B^{b+} , m mol C^{c+}, n mol X^{x-}, p mol Y^{y-}, q mol Z^{z-}[/TEX] thì theo bảo toàn điện tích ta luôn có :
[TEX]k a + l b + m c = n x + p y + q z[/TEX]

7/ Hệ quả thứ 7

Tổng số mol electron chất khử phóng ra, luôn bằng tổng số mol electron chất oxi hóa thu vào.
Khi có nhiều chất oxi hóa hoặc nhiều chất khử hoặc quá trình gồm nhiều phản ứng qua nhiều giai đoạn thì hệ quả trên luôn đúng

Thí dụ 10

Đốt cháy [TEX]m_1 [/TEX]g Fe trong kk thu được [TEX]m_2[/TEX] g rắn A, cho A tác dụng với [TEX]HNO_3[/TEX] dư thu được hh 2 khí NO và N_2O có thể tích là V lít (đktc). Tỉ khối của hh so với H_2 là 17. Tính [TEX]m_1[/TEX] theo [TEX]m_2 [/TEX]và V

Nếu như giải theo kiểu lập hệ thông thường thì có thể không giải được vì có quá nhiều ẩn số, chưa kể không thể xác định thành phần của chất rắn A( A có thể chứa 1,2,3,4 các chất sau [TEX]: Fe, FeO, Fe_3O_4 , Fe_2O_3)[/TEX] . Nhưng nếu biết nhận xét:
- Sau các phản ứng, toàn bộ Fe đều chuyển thành [TEX]Fe^{3+}[/TEX]
- [TEX]O_2 [/TEX]nhận electron tạo thành [TEX]O^{2-}[/TEX]
- [TEX]NO_3^- [/TEX]nhận electron tạo [TEX]NO[/TEX] và [TEX]N_2O[/TEX]; dùng quy tắc đường chéo để xác định số mol mỗi khí
- Tính tổng số mol electron mà [TEX]O_2 [/TEX]và [TEX]NO_3^-[/TEX] nhận đúng bằng tổng số mol electron do Fe phóng ra.
- Khi chuyển từ Fe thành rắn A khối lượng sẽ tăng lên, đó chính là khối lượng O_2 tham gia phản ứng. Từ đó dễ dàng lập ra được phương trình có một ẩn số là m để giải ra đáp số
Chú ý :
Điều quan trọng nhất là nhận định đúng trạng thái đầu và trạng thái cuối của các chất khử và chất oxi hóa và sử dụng bán phản ứng mà nhiều khi không cần viết phản ứng đầy đủ( chưa kể không thể viết phương trình phản ứng, do chưa biết hh pứ gồm những chất gì.


II/ Dấu hiệu sử dụng và ứng dụng của các phương pháp bảo toàn


Từ các hệ quả trên, ta có thể nêu những nguyên tắc riêng biệt và đặt tên cho mỗi phương pháp dưới dạng một số tài liệu hay gọi như sau :
+ “Phương pháp bảo toàn khối lượng” vận dụng hệ quả thứ nhất và thứ hai
+ “Phương pháp tăng giảm khối lượng” vận dụng hệ quả thứ ba và thứ năm
+ “Phương pháp bảo toàn điện tích” vận dụng hệ quả thứ sáu
+ “Phương pháp bảo toàn electron” vận dụng hệ quả thứ bảy
Nhưng quan trọng nhất là sử dụng các phương pháp ấy khi nào?
Những dấu hiệu cơ bản là:
1. Bài toán liên quan tới 2 trong 3 yếu tố sau : m đầu, m sau, và số mol hh
2. Bài toán tự chọn lượng chất( các dữ kiện trong đề ở dạng chữ, hoặc % về khối lượng)
3. Bài toán có quá nhiều ẩn số khi lập hệ phương trình. Hoặc khi lập hệ rồi thì thiếu một phương trình- phương trình còn thiếu là phương trình được lập dựa trên cơ sở của bảo toàn vật chất.
4. Bài toán liên quan tới phản ứng oxi hóa - khử khi : hh chất khử tác dụng với 1 hay nhiều hh chất oxi hóa và ngược lại, thí dụ hh KL tác dụng với : hh axit, hoặc 1 axit tạo hh sản phẩm, hoặc hh muối…
 
S

silvery21

1 vài bài tập trong đề thi đại học nhé;)


Câu 26: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là (cho H = 1, C =12, O = 16)
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64.

Câu 27: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là
A. C2H4 O2. B. CH2O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2.
 
N

no.one

Câu 26: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là (cho H = 1, C =12, O = 16)
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64.

CT ancol : CnH2n+1CH2OH
CnH2n+1CH2OH +CuO ------> CnH2n+1CHO+Cu+H2O
..................................1(mol).....................................giảm 16 g
..................................x(mol)......................................giảm 0,32 g
---->x=0,02 (mol)
Lại có : 14n+30 +18=15,5.4--->n=1-->CH3CH2OH--->m=0,92--->A
Câu 27: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là
A. C2H4 O2. B. CH2O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2.
Câu này chịu thôi :(
 
S

silvery21

:)..............tiếp;)


Câu 27: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là
A. C2H4 O2. B. CH2O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2.
__________________


Câu 28: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, cho Na = 23, Al = 27)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.
 
G

giotbuonkhongten

:)..............tiếp;)


Câu 27: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là
A. C2H4 O2. B. CH2O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2.
.
139,9 độ thì H2O ở thể hơi.
Gọi n1, n2 là số mol hh khí trước và sau phản ứng cháy. :)
n1 = P1V1/T1
n2 = P2V2/T2
Đề bài ta có::
n1/n2 = P1/P2 = 0,8/0,95 = 16/19

[TEX] C_nH_{2n}O_2 + (3n - 2)/2O_2 ---> nCO_2 + nH_2O[/TEX]
Như vậy:
n1 = 3n - 1
n2 = (7n - 2)/2
---> n1/n2 = (6n - 2)/(7n - 2) = 16/19
---> n = 3
X là C3H6O2

Sil ơi, cho mình xin cái nick thầy bói cái, cái số mình sao lận đận vs môn hóa quá. Hôm qua làm đề đại học 22 câu/35', làm muốn tắt thở, trong khi chưa ôn bài. :(
 
S

silvery21

Câu 28: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, cho Na = 23, Al = 27)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.


Câu 29: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeS. B. FeS2. C. FeO D. FeCO3.


p/s : cái njk ông thầy bói sao :)) bà tra hộ t cái google njk zizi22 là bjk ông thầy bói liền ah :)).......http://www.google.com.vn/search?hl=.../+silvery21&meta=&aq=f&aqi=&aql=&oq=&gs_rfai=....
 
Last edited by a moderator:
H

huynhtantrung

:)..............tiếp;)
Câu 28: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, cho Na = 23, Al = 27)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.

TN1: Na + H2O ----------> NaOH + 1/2H2
........x mol,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,xmol.......x/2mol
Al + NaOH + H2O ------> AlNaO2 + 3/2H2
x mol..xmol......................................3x/2mol
x=0,5mol
TN2: x/2+3y/2=1,75=>y=1
%Na=29.87%
 
C

connguoivietnam

29)
gọi công thức hợp chất Fe là [TEX]Fe_{x}O_{y}[/TEX]
n(SO_{2})=0,005(mol)
[TEX]xFe^{\frac{+2y}{x}}------>xFe^{+3}+(3x-2y)e[/TEX]
[TEX]0,01------------\frac{0,01(3x-2y)}{x}[/TEX]
[TEX]S^{+6} + 2e----->S^{+4}[/TEX]
[TEX]0,005-0,01----0,005[/TEX]
vậy [TEX]0,01=\frac{0,01(3x-2y)}{x}[/TEX]
[TEX]x=3x-2y[/TEX]
[TEX]x=y[/TEX]
hay [TEX]\frac{x}{y}=1[/TEX]
công thức là[TEX] FeO[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Sil nà, khi nào thi khối B xong, bạn chọn câu nào este - lipit - cacbohidrat post lên nhá, cả A nữa. Giải lun
@ mà chữ kí quá khổ là sao, bt mà, ko bit sao ko thể cắt trong MS phải cắt trong paint. :(
 
S

silvery21

1 số câu về este -lipit

câu 30: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. rượu metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. rượu etylic.

câu 31: ( câu này t giải pic # roaj`)Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y
là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16)
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.
C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.

Câu 32: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH , số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.


Câu 33: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C =12, O = 16, Na = 23)
A. HCOOCH2CH2CH3. B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH(CH3)2.
 
Top Bottom