Một số phương pháp giải nhanh BTTN hoá học

S

silvery21

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình xin đưa ra 1 số phương pháp giải nhanh các dạng BTTN hoá học

Có rất nhiều cách để giải nhanh bài tập hoá học, tuỳ theo mỗi dạng bài tập và mỗi thể loại bài tập.

Nội dung các dạng BTn sau đó là ví dụ có lời giải chi tiết cuối cùng là bài tập thảo luận .




mong các bạn ủng hộ nhé.
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

Dạng một: dựa vào định luật bảo toàn khối lượng, theo tỷ lệ mol kết hợp giữa các nguyên tử.


Ví dụ 1: Khi cho 10,4 gam hỗn hợp các oxit CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 15,68 gam
B. 18,65 gam
C. 16,58 gam
D. 18,61 gam


Cách nhẩm:

Ta thấy rằng khi cho hỗn hợp các oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối clorua
.. [TEX] O ^{2-}+ 2H^{+} ­­---->­­ H2O[/TEX]

(O) Trong hỗn hợp oxit .........(H)Trong axit HCl

mmuối = m hỗn hợp oxit – khối lượng oxi + [TEX]mCl^-[/TEX]

ta có:

n[TEX]Cl^-[/TEX]tạo muối = nH+ = nHCl = 0,3 (mol)

\Rightarrow mmuối = [TEX]10,4 - \frac{0,3}{2}.16 +0,3.35,5 = 18,65 (gam)[/TEX]

Đáp án đúng là đáp án B.
Từ dạng bài tập toán này ta thấy mối quan hệ dịch lượng khối lượng oxit, khối lượng axit (Số mol, nồng độ . . . ); khối lượng muối. Chỉ cần biết 2 đại lượng ta dễ dàng tìm được đại lượng còn lại.:)


típ đến VD 2:


Ví dụ 2: Hỗn hợp A gồm [TEX]46,4[/TEX] [TEX]gam (FeO, Fe2O3,, Fe3O4)[/TEX] khử hoàn toàn hỗn hợp oxit trên cần vừa đủ V lít [TEX]CO[/TEX] (đktc) thu được [TEX]33,6 gam Fe[/TEX] kim loại. Giá trị [TEX]V[/TEX] là:
[TEX]A. 17,92 lit[/TEX] [TEX]B. 16,8 lit[/TEX] [TEX]C. 12,4 lit[/TEX] D. Kết quả khác.


Cách nhẩm:

Ta thấy phân tử CO kết hợp 1 nguyên tử oxi tạo nên 1 phân tử CO2 theo sơ đồ:

[TEX]CO + O -----> CO2[/TEX]

Ta có: [TEX]m_O = m _{hhop oxit} - m_Fe = 46,4 - 33,6 =12,8 (gam)[/TEX]

[TEX]===> nCO = nO = 12,8/16 = 0,8 (mol)[/TEX]

do đó [TEX]V_{CO} = 17,92[/TEX] (lít). Đáp án đúng là đáp án A

* Nếu khử oxit kim loại bằng các chất khử [TEX]H2, C, CO, Al [/TEX]... từ tỷ lệ kết hợp và cách giải như trên ta có thể làm được nhiều dạng toán tính khối lượng oxit, khối lượng kim loại sinh ra hay tính khối lượng chất khử.

Ví dụ 3: Khử hoàn toàn [TEX]40 gam FexOy[/TEX] thành kim loại cần [TEX]16,8[/TEX] lit [TEX]H_2[/TEX] (đktc). Công thức oxit là:
[TEX]A. FeO[/TEX]
[TEX]B. Fe_3O_4[/TEX]
[TEX]C. Fe_2O_3[/TEX]
D. Không xác định được

Cách giải:

Ta có: [TEX]H_2[/TEX] lấy đi oxi của oxit theo sơ đồ:

[TEX]H2 + O -----> H2O[/TEX]
(O) trong oxit

[TEX]nO = nH2 = 16,8 /22,4 = 0,75 mol ==> m_O = 0,75 . 16 = 12 gam[/TEX]

Theo tỷ lệ: [TEX]\frac{mFe}{mO} =\frac{56x}{16} = \frac{40-12}{12} ==> \frac{x}{y}=\frac{2}{3}[/TEX]

==> Đáp án C là đáp án đúng.

Ví dụ 4: Hoà tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp Ag, Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch A và 3,36 lit SO2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch A là:
A. 36,1 gam B. 36,4 gam C. 31,6 gam D. 21,7 gam

Hướng dẫn:):

Dựa trên phản ứng kim loại M

[TEX]2M + 2n H2SO4 -----> M2(SO4)n + n SO2 + 2n H2O[/TEX]

Ta thấy tỷ lệ cứ n mol SO2 thì có n mol SO4 => [TEX]nSO^{2-}_4 = nSO_2[/TEX]

[TEX]==> m_{ muoi} = m _{KL} + m SO^{2-}_4 = 17,2 + 96 . 0,15 = 31,6 gam[/TEX].

Đáp án đúng là đáp án C

* Nhận xét: Không phụ thuộc vào hoá trị kim loại

Tương tự khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với axit HNO3 ta cũng nhận xét tương tự theo phương trình phản ứng chung (Chỉ áp dụng khi thu được sản phẩm khí là một sản phẩm duy nhất).
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

Bài tập cùng thảo luận nhé >Giải quyết xong toàn bộ thì sẽ chuyển sang dạng khác :)



bài 1:

Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm [TEX]0,3 mol Fe; 0,1 mol Fe_3O_4; 0,1 mol FeS_2[/TEX] vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:

A. 84 gam B. 51 gam C. 56 gam D. 48 gam


bài 2:

Hoà tan hoàn toàn 1,25 mol hỗn hợp [TEX](R2CO3; RHCO3; MCO3)[/TEX] vào dung dịch HCl dư, khí sinh ra sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

a. 120 g. b. 250 g. c. 125 g. d. 165 g.

bài 3:

Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng 2,17 gam tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít khí H2 (ĐKTC). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là:

a. 7,945 g. b. 7,495 g. c. 7,594 g. d. 7,549 g.

bài 4:

Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp [TEX]Fe, FeO, Fe_3O_4, Fe_2O_3[/TEX] cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). tính khối lượng Fe thu được?


a. 15 g. b. 16 g. c. 18 g. d. Kết quả khác.

bài 5:

Một lượng quặng A chứa [TEX]73% Ca3(PO4)2[/TEX] ; [TEX]1% SiO2[/TEX]; còn lại là CaCO3. Khối lượng quặng A để điều chế [TEX]1 kg H_3PO_4 60%[/TEX] là( giả sử hiệu suất quá trình là100%):


a. 1,1 Kg b. 1,4 Kg c. 1,3 Kg d. 1,5 Kg
 
J

justforlaugh

bài 1: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe; 0,1 mol Fe_3O_4; 0,1 mol FeS_2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:
A. 84 gam B. 51 gam C. 56 gam D. 48 gam


bài 2: Hoà tan hoàn toàn 1,25 mol hỗn hợp (R2CO3; RHCO3; MCO3) vào dung dịch HCl dư, khí sinh ra sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
a. 120 g. b. 250 g. c. 125 g. d. 165 g.

bài 3: Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng 2,17 gam tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít khí H2 (ĐKTC). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là:

a. 7,945 g. b. 7,495 g. c. 7,594 g. d. 7,549 g.

bài 4: Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp Fe, FeO, Fe_3O_4, Fe_2O_3 cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). tính khối lượng Fe thu được?

a. 15 g. b. 16 g. c. 18 g. d. Kết quả khác.

bài 5: Một lượng quặng A chứa 73% Ca3(PO4)2 ; 1% SiO2; còn lại là CaCO3. Khối lượng quặng A để điều chế 1 kg H_3PO_4 60% là( giả sử hiệu suất quá trình là100%):

a. 1,1 Kg b. 1,4 Kg c. 1,3 Kg d. 1,5 Kg
 
S

silvery21

bài 1: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe; 0,1 mol Fe_3O_4; 0,1 mol FeS_2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:
A. 84 gam B. 51 gam C. 56 gam D. 48 gam


bài 2: Hoà tan hoàn toàn 1,25 mol hỗn hợp (R2CO3; RHCO3; MCO3) vào dung dịch HCl dư, khí sinh ra sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
a. 120 g. b. 250 g. c. 125 g. d. 165 g.

bài 3: Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng 2,17 gam tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít khí H2 (ĐKTC). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là:

a. 7,945 g. b. 7,495 g. c. 7,594 g. d. 7,549 g.

bài 4: Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp Fe, FeO, Fe_3O_4, Fe_2O_3 cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). tính khối lượng Fe thu được?

a. 15 g. b. 16 g. c. 18 g. d. Kết quả khác.

bài 5: Một lượng quặng A chứa 73% Ca3(PO4)2 ; 1% SiO2; còn lại là CaCO3. Khối lượng quặng A để điều chế 1 kg H_3PO_4 60% là( giả sử hiệu suất quá trình là100%):

a. 1,1 Kg b. 1,4 Kg c. 1,3 Kg d. 1,5 Kg

có thể ko trình bày theo đáp án được không bạn
 
S

silvery21

ủng hộ nào :D

bài 1:

Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm [TEX]0,3 mol Fe; 0,1 mol Fe_3O_4; 0,1 mol FeS_2[/TEX] vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:

A. 84 gam B. 51 gam C. 56 gam D. 48 gam


Nếu giải bài tập theo cách thông thường viết phương trình phản ứng tính theo phương trình hoá học đi tới kết quả khó khăn, dài. Tuy nhiên ta có thể nhẩm nhanh theo cách sau:
Toàn bộ Fe trong hỗn hợp ban đầu được chuyển hoá thành Fe2O3 theo sơ đồ:
Fe ------> Fe
0,3----> 0,3 mol

Fe3O4 -----> 3Fe Ta lại có: 2Fe -------> Fe2O3
0,1---> 0,3 mol ... .................... 0,7 ----> 0,35 mol

FeS2 -------> Fe
0,1---> 0,1mol

===> m Fe2O3 = 0,35 x 160 = 56 (gam)

Đáp án đúng là đáp án C




bài 2:

Hoà tan hoàn toàn 1,25 mol hỗn hợp [TEX](R2CO3; RHCO3; MCO3)[/TEX] vào dung dịch HCl dư, khí sinh ra sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:[/U][/B]

a. 120 g. b. 250 g. c. 125 g. d. 165 g.[/U][/B]


theo BT nguyên tố số mol C ko thay đổi và [TEX]= 1,25=> n_C=n_{CO2}= n _{CaCO_3}= 1,25[/TEX] . do đó m ktủa = 125 g :)


bài 3:

Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng 2,17 gam tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít khí H2 (ĐKTC). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là:

a. 7,945 g. b. 7,495 g. c. 7,594 g. d. 7,549 g



câu 3 : ko khó đúng hem:

[TEX]m _{ muoi}= m_{KL}+ m_{Cl^-}= 2,17+ 2 \frac{1,68}{22,4} . 35, 5 = 7,495 g[/TEX]


bài 4:
Để khử hoàn toàn 17,6 g hỗn hợp [TEX]Fe, FeO, Fe_3O_4, Fe_2O_3[/TEX] cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). tính khối lượng Fe thu được
a. 15 g. b. 16 g. c. 18 g. d. Kết quả khác


câu 4: ko có j phức tạp:)

CO lấy oxi trong oxit tạo thành [TEX]CO_2[/TEX]

theo BTNtố [TEX]n_O ( cua- oxit kl)= nCO=0,1[/TEX]

[TEX]=> m_O=1,6 g[/SIZE][/FONT][/TEX]

do đó [TEX]mFe = 17,6- 1,6= 16 g[/TEX]

còn câu cuối ai giải quyết nốt đê


bài 5:

Một lượng quặng A chứa [TEX]73% Ca3(PO4)2[/TEX] ; [TEX]1% SiO2[/TEX]; còn lại là CaCO3. Khối lượng quặng A để điều chế [TEX]1 kg H_3PO_4 60%[/TEX] là( giả sử hiệu suất quá trình là100%):


a. 1,1 Kg b. 1,4 Kg c. 1,3 Kg d. 1,5 Kg
 
Last edited by a moderator:
J

jerusalem

Bài tập cùng thảo luận nhé >Giải quyết xong toàn bộ thì sẽ chuyển sang dạng khác :)


Bài 5:


Một lượng quặng A chứa [TEX]73% Ca3(PO4)2[/TEX] ; [TEX]1% SiO2[/TEX]; còn lại là CaCO3. Khối lượng quặng A để điều chế [TEX]1 kg H_3PO_4 60%[/TEX] là( giả sử hiệu suất quá trình là100%):


a. 1,1 Kg b. 1,4 Kg c. 1,3 Kg d. 1,5 Kg


em làm tạm cách quen thuộc nè . chả bít có dúng ko. nếu sai chị sửa cho em nhé :D
theo gt [TEX]1 kg H_3PO_4 60%[/TEX] \Rightarrow n [TEX]H_3PO_4[/TEX]=n PO4 = [tex]\frac{300}{49}[/tex] mol \Rightarrow n [TEX]Ca_3(PO_4)_2[/TEX]= [tex]\frac{150}{49}[/tex] mol

\Rightarrow m [TEX]Ca_3(PO_4)_2[/TEX]\Rightarrowm A=1,299... :)

đúng ko nhỉ :-SS

P/s: mấy cách làm nè hay quá nhỉ .thanks chị silvery21 nhiều :)
 
Last edited by a moderator:
B

be_heart93

ai chỉ rõ hơn bài 1 cho mình đi...
bài 1:

Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm ............ vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:

A. 84 gam B. 51 gam C. 56 gam D. 48 gam



sao mình ko cop dc bài của các bạn nhỉ
 
Last edited by a moderator:
M

mai_s2a3_93

bài này bảo toàn nguyên tố Fe..thoy mà...tất cả Fe trước pu= sau pu....hoà vào H+--> Fe3+ mà lg Fe3+ này ts vs OH- nung lại tạo ra Fe3+--> bảo toàn...;)
 
T

thuylona

Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm [TEX]0,3 mol Fe; 0,1 mol Fe_3O_4; 0,1 mol FeS_2[/TEX] vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:

A. 84 gam B. 51 gam C. 56 gam D. 48 gam
Bài này hiểu đơn giản là sau khi nung sẽ ra Fe2O3, dùg đlbtoàn ngtố là ok ;)
nFe = 0,3 + 0,1.3 + 0,1 = 0,7 mol
--> Fe2O3 = 0,35.160 = 56 g ;)
p/s bạn ko cop được vì đó là ct diễn đàn bạn tham khảo thêm cách gõ nha
 
S

silvery21

coi lại câu 3 đi .......sil ơi...................................


uhm mình cũng làm thế..bảo toàn P.....nếu đáp án thế chon 1.3kg đi....:D

bài này bảo toàn nguyên tố Fe..thoy mà...tất cả Fe trước pu= sau pu....hoà vào H+--> Fe3+ mà lg Fe3+ này ts vs OH- nung lại tạo ra Fe3+--> bảo toàn.

không vjk như thế này được ko ; loãng pic quá ; nếu có thế các bạn có thể cho lun bài tập mà.




 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

Bổ sung_______________Lý thuyết

Phương pháp bảo toàn vật chất

I/ Cơ sở của phương pháp

Nội dung của pp này dựa trên định luật nổi tiếng : “Vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác”.
Khi áp dụng trong hóa học, khoảng áp dụng bị thu hẹp đi, và ta sẽ nói tới các hệ quả nhỏ, từ đó vận dụng để giải nhanh các bài toán hóa học


1/ Hệ quả thứ nhất

Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành ( không tính khối lượng của phần không tham gia phản ứng)

Xét phản ứng :

[TEX]A + B => C + D + E[/TEX]

Thì luôn có
[TEX]m A (pu) + m B(pu) = m C + m D + m E[/TEX]

Thí dụ 1
Đốt cháy hoàn toàn m g chất hữu cơ A cần[TEX] a (g) O_2[/TEX] thu được[TEX] b (g) CO_2[/TEX] và [TEX]c (g) H_2O[/TEX]… thì luôn có [TEX]m + a = b + c[/TEX]


2/ Hệ quả thứ hai



Nếu gọi [TEX]m_T[/TEX] là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, và [TEX]m_S[/TEX] là tổng khối lượng các chất sau phản ứng thì luôn có : [TEX]m_T = m _S[/TEX]
Như vậy hệ quả thứ hai mở rộng hơn hệ quả thứ nhất ở chỗ - dù các chất phản ứng có hết hay không, hiệu suất phản ứng là bao nhiêu, thậm chí chỉ cần xét riêng cho một trạng thái nào đó thì luôn có nhận xét trên.

Thí dụ 2
Xét phản ứng :
[TEX]2Al + Fe_2O_3 => Al_2O_3 + 2 Fe[/TEX]

Thì luôn có: [TEX]m Al + m Fe_2O_3 = m[/TEX] rắn sau phản ứng dù chất rắn phản ứng có thể chứa cả 4 chất
Hệ quả thứ 2 cũng cho phép ta xét khối lượng cho một trạng thái cụ thể nào đó mà không cần quan tâm đến các chất( hoặc lượng chất phản ứng còn dư) khác trạng thái với nó

Thí dụ 3
“ Cho m gam hh 2 KL [TEX]Fe, Zn[/TEX] tác dụng với dd HCl … tính khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn dd sau phản ứng”
Ta được quyền viết : [TEX]m + m HCl[/TEX] [TEX]= m[/TEX] chất rắn + [TEX]m H_2[/TEX]
Trong đó m HCl là khối lượng HCl nguyên chất đã phản ứng, dù không biết hh Kl đã hết hay HCl hết, hiệu suất phản ứng là bao nhiêu!

3 / Hệ quả thứ ba


Khi cho các cation Kim Loại ( hoặc [TEX]NH_4^+[/TEX] ) kết hợp với anion (phi kim, gốc axit, hidroxit) ta luôn có:
Khối lượng sản phẩm thu được = khối lượng cation + khối lượng anion
Vì khối lượng electron không đáng kể, nên có thể viết :
khối lượng sản phẩm thu được = khối lượng kim loại + khối lượng anion

Thí dụ 4:
Hòa tan 6,2 g hh 2 kim loại kiềm vào dd HCl dư thu được 2,24 lít H_2(đktc). Cô cạn dd sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Ta nhận thấy ngay rằng: Nếu giải theo cách lập hệ thông thường sẽ khá dài dòng, nhưng vận dụng hệ quả thứ 2 và thứ 3 nhận xét thì :
[TEX]n Cl^- = n H^+ = 0,5 n H_2[/TEX]
[TEX]=> n Cl^- = 2 . 0,1 = 0,2 mol[/TEX]
Ta có : m muối = [TEX]m KL + m Cl^- = 6,2 + 0,2. 35,5 = 13,3 g[/TEX]
Bài toán trở nên quá đơn giản!!


4/ Hệ quả thứ tư :



Qua các quá trình biến đổi hóa học, nguyên tố hóa học luôn được bảo toàn. Nghĩa là tổng số mol nguyên tử nguyên tố A trước khi tham gia phản ứng hóa học, luôn bằng tổng số mol nguyên nguyên tử của nguyên tố A đó sau khi phản ứng (hoặc các phản ứng)
Như vậy có thể không cần viết các phương trình để dõi theo quan hệ mol, mà chỉ cần xét trạng thái đầu và trạng thái cuối để kết luận

Thí dụ 5
Hỗn hợp A gồm FeO a mol, Fe_2O_3 : b mol bị khử bởi CO cho hh rắn B gồm Fe_2O_3 dư x mol, Fe_3O_4 y mol , FeO dư z mol, Fe t mol

Khi đó tổng số mol Fe trong A cũng chính bằng tổng số mol Fe trong B nghĩa là :
[TEX]a + 2b = 2x + 3y + z + t [/TEX]


5/ Hệ quả thứ năm :


Mọi sự biến đổi hóa học (được mô tả bằng phương trình pứ) đều co liên quan tới sự tăng giảm khối lượng của các chất. “Chất” được hiểu theo nghĩa rộng là đơn chất ,hợp chất, trạng thái của hỗn hợp”


Thí dụ 6:
Xét phản ứng của kim loại tác dụng với axit tạo muối và H_2, rõ ràng khối lượng kim loại giảm đi, vì khi tan vào dd dưới dạng ion; Nhưng nếu cô cạn dd sau phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được lúc sau nhiều hơn khối lượng ban đầu của kim loại, do có anion gốc axit nhập vào.

Thí dụ 7:
Xét lại thí dụ 5 ở trên, dù không xác định B gồm những chất gì ta vẫn có thể nói: Khối lượng B bé hơn A, vì oxi bị tách ra khỏi oxit sắt nhập vào CO tạo [TEX]CO_2[/TEX] ở thể khí
[TEX]=> m A – m B = m O[/TEX]
[TEX]=> n O = (m A - m B)/ 16 = n O = n CO = n CO_2[/TEX]


Thí dụ 8 khi chuyển hóa từ muối này sang muối khác, khối lượng muối thu được có thể tăng hoặc giảm, do có sự thay thế anion gốc axit này bằng anion gốc axit khác
Từ [TEX]CaCl_2 => CaCO_3[/TEX] khối lượng tăng [TEX]71 -60 = 11g[/TEX] ( quy về 1 mol phản ứng)
Từ [TEX]NaBr => NaCl[/TEX] khối lượng giảm [TEX]80 -35,5 = 44,5 g[/TEX]
Chú ý : trước khi nhận xét sự tăng giảm khối lượng cần bảo toàn nguyên tố không thay đổi
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

Bài tập về oxit sắt

Bài tập hỗn hợp gồm sắt và oxit sắt là một trong những dạng bài tập mà hay gặp trong các kỳ thi mà đặc biệt là thi Đại Học. Thông thường những bài tập về sắt và các oxit thường khá phức tạp và xảy ra theo nhiều phương trình phản ứng khác nhau.


Lý thuyết cần để sử dụng; thêm 1 lần nữa để nhớ:) ;)

1. Định luật bảo toàn khối lượng:

Nội dung: Khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng các chất được tạo thành sau phản ứng.
Trong đó chúng ta cần vận dụng các hệ quả
Hệ quả1: Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, ms là khối lượng các chất sau phản ứng. Dù phản ứng xảy ra với hiệu suất bất kỳ ta đều có: mT = mS.

Hệ quả 2: Khi cation kim loại kết hợp với anion phi kim để tạo ra các hợp chất ta luôn có: Khối lượng chất = khối lượng của cation+khối lượng anion. Khối lượng của cation hoặc anion ta coi như bằng khối lượng của nguyên tử cấu tạo thành.


2. Định luật bảo toàn nguyên tố

Nội dung định luật: Tổng khối lượng một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối lượng của nguyên tố đó sau phản ứng. Nội dung định luật có thể hiểu là tổng số mol của một nguyên tố được bảo toàn trong phản ứng.


3. Định luật bảo toàn electron


Trong phản ứng oxi hóa khử: Số mol electron mà chất khử cho đi bằng số mol electron mà chất oxi hóa nhận về.
Khi vận dụng định luật bảo toàn electron vào dạng toán này cần lưu ý:
- Trong phản ứng hoặc một hệ phản ứng chỉ cần quan tâm đến trạng thái đầu và trạng thái cuối mà không cần quan tâm đến trạng thái trung gian.
- Nếu có nhiều chất oxi hóa và chất khử thì số mol electron trao đổi là tổng số mol của tất cả chất nhường hoặc nhận electron.
 
S

silvery21

bắt đầu 1 số bài tập:

_đơn giản trước:.làm cụ thể ra đ/a đó ;)


bài 1: Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 4,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m?


Bài 2: Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí, sau phản ứng thu được 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Tính m và thể tích HNO3 1M đã dùng?


...............:)
 
J

justforlaugh

bắt đầu 1 số bài tập:

_đơn giản trước:.làm cụ thể ra đ/a đó ;)


bài 1: Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 4,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m?


Bài 2: Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí, sau phản ứng thu được 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Tính m và thể tích HNO3 1M đã dùng?


...............:)
Bài 1 Quy đổi hỗn hợp X thành [TEX]O_2[/TEX] và [TEX]Fe.[/TEX]

[TEX] n_{Fe} = \frac{12,6}{56} = 0.225 mol, n_{O_2}[/TEX] là x mol.

Bảo toàn e [TEX]Fe \rightarrow Fe^{3+} + 3e [/TEX]

[TEX]O_2 + 4e \rightarrow 2O^{2-} [/TEX]

[TEX]S^{+6} + 2e \rightarrow S^{+4}[/TEX]

[TEX]\rightarrow n_{O_2} = 0,075 mol[/TEX]

[TEX]\rightarrow m = m_{Fe} + m_{O_2} = 15 g[/TEX]
 
B

be_heart93

[/bài 1: Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 4,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m?QUOTE]
bài này bạn trên làm chỗ bảo toàn số mol 02 phản ứng mình ko hiêu lắm...số mol 02 còn ở trong H2SO4 nữa mà...làm sao mà bảo toàn đc
 
G

giotbuonkhongten

bài 1: Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 4,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m?
Bạn ơi trong trường hợp này, khi qui đổi về O2 thì chỉ có O2 mới thay đổi số oxi hoá nên làm theo cách đó là nhanh rồi. Bạn có thể tham khảo thêm công thức của thầy saobanglanhgia cũng đc. :)

Bài 2: Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí, sau phản ứng thu được 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Tính m và thể tích HNO3 1M đã dùng?
PP đường chéo
30------------8
-------38
46--------------8
--> nNO = nNO2 = 0,125 mol
N+5 +3e -->N+2
--------0,375---0,125
N+4 + e --> N+4
-------0,125 --- 0,125
56x + 16y = 20
3x – 2y = 0,5
Giai ti`m x --> x = 0,3 --> mFe = 16,8 g

Qui đổi về Fe và O2
 
Top Bottom