[Hóa] Tổng hợp < có giải>

  • Thread starter giotbuonkhongten
  • Ngày gửi
  • Replies 152
  • Views 66,604

M

marucohamhoc

hơ, cái câu mình chọn sao ở chỗ đề thấy toàn chứ gì gì ấy, hic, đọc ko ra, thía nên tớ chuyển cho anhvodoi nha

1. Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là các halogen ở hai chu kì liên tiếp nhau) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức hai muối NaX và NaY là
A. NaF và NaCl
B. NaCl và NaBr.
C. NaBr và NaI.
D. NaI và NaF
Giải:
1 mol hỗn hợp Pu= > 1 mol chất kết tủa
= > n chất tham gia pu= ( 57,34- 31,84) : ( 108- 23)=0,3 mol
= > khối lượng phân tử trung bình là: 31,84: 0,3= 106, 13
= > C đúng

2,Cho 2,16 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư) thu được V lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được 17,76 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 1,792. B. 0,896. C. 1,2544. D. 1,8677.
Giải:
nAl( NO3) 3= nAl= 2.16: 27= 0,08 mol
= > mAl( NO3) 2= 0,08.13= 17,04 gam
= > trong sản phầm muối khan thu được có NH4NO3
= > mNH4NO3= 17,76-17,04= 0,72 gam= > nNH4NO3= 0,009 mol
= > nNO= (0,08.3- 0,009.8): 3= 0,056 mol
= > VNO= 1,2544( lit)
= > C đúng
14.Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là
A. 21,95% và 2,25.
B. 78,05% và 2,25.
C. 21,95% và 0,78.
D. 78,05% và 0,78
Giải:
Gọi số mol Cu, Al trong hỗn hợp lần lượt là a và b( mol)
Ta có hệ:
64a+ 27b= 1,23
2a+ 3b= 1,344: 22,4
= > a= 0,015, b= 0,01
= > % Cu= 78,05%
Khi sục NH3 dư vào dung dich thì Cu( OH) 2 bị hòa tan hết
m kết tủa = mAl( OH)3= 0,01.78= 0,78 gam
= > D
:x:x:x:x:x
 
N

nguyentung2510

10, 17, 25

10. Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
B. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2 = CHCOOCH3.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch brom.
D. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđêhit và muối.

B. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2 = CHCOOCH3.
Sai vì vị trí nối đôi

17.Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 thu được 11,2 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 19,8. Giá trị m là:
A. 5,4 gam;B. 2,7 gam;C. 24,3 gam;D. 8,1 gam

n Khí = 0.5 mol
Ad sơ đồ đchéo => nNO = 0.2mol, nNO2 = 0.3 mol
Ta có.
Al ---> Al3+ +3e
NO3- + 3e ----> NO
NO3- + 1e ----> NO2

=> nAl =0.9mol => mAl = 24.3g
 
B

bunny147

16.: Hòa tan hoàn toàn một lượng bột Fe3O4 vào một lượng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,336 lít khí NxOy ở đktc. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được 32,67 gam muối khan. Công thức của NxOy và khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp là
A. NO2 và 5,22 gam B. NO và 5,22 gam C. NO và 10,44 gam D .N2O và 10,44 gam
Tớ làm thử nhé !
Giải
n khí= 0,015 mol
nFe(NO3)3 = 0,135 mol=> n Fe3O4 = 0,045 mol
=> m Fe3O4 = 10,44 g
Số e nhận = 0,045/0,015 = 3 e => Khí là NO
=> C
 
T

traimuopdang_268

[Vòng 5] Gửi bài ( đặc biệt_Hóa tết 2011 )


Vòng 5: Hóa tết kết lì xì:x
Gửi bài trả lời tại pic này

Bài tập vòng 5

:D
 
Last edited by a moderator:
D

ducqui

câu 21: Hòa tan hoàn toàn 8.94 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dung dich X và 2.688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hòa X bằng dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo thành:
nH2=0.12 mol -> nOH-= 0.24 mol ; nH+ = 0.24 mol
dung dịch Y gồm HCl: 4x mol ; H2SO4 : xmol
ta có 6x= 0.24 -> x=0.04 mol
Tổng khối lượng muối tạo thành : m = mkl + mCl- + mSO4 2- = 18.46 (g)
Câu 25.Hòa tan m(g) bột Al vào lượng dư dd hh của NaOh và NaNO3 thấy xuất hiện 6,72 l (đktc) hh khí NH3 và H2 với số mol bằng nhau.Khối lượng m = ?

A.6,72 g
B.7,59 g
C.8,1 g
D.13,5 g
nH2 = nNH3= 0.15 mol
nAl= 0.15*2/3 + 0.15*8/3 = 0.5 mol
-> mAl = 13.5 gam
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

31. Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số mol tối thiểu cần dùng là:
A. 0,14 mol B. 0,15 mol C. 0,16 mol D. 0,18 mol
Mình làm thử nhé !
Nung đến hoàn toàn hỗn hợp thu dc rắn A gồm : 0,05 mol Fe và 0,07 mol O
Hoàn tan trong HNO3 đặc, nóng thì sp khí tạo ra là NO2 ( hi vọng thế _ __!)
n NO2 = 0,05*3 - 0,07*2 = 0,01 mol
=> n HNO3 = 0,01 + 0,05*3= 0,16 mol
 
B

bunny147

Nếu dùng bảo toàn khối lượng thì ra [TEX]m=3,28-0,8=2,48[/TEX]

Nhưng nếu làm cách khác thì :

Giả sử [TEX]n_{MgCl_2}=a; n_{Cu(NO_3)_2}=b[/TEX]

[TEX]95a+188b=3,28[/TEX]

[TEX]8b=0,8[/TEX]

[TEX]b=0,1; a < 0[/TEX]
Ai giải thích hộ tớ cái :D
Theo tớ nghĩ cách 2 không ổn , vì người ta nói nhúng thanh Fe vào 1 thời gian chứ đâu có bảo pư xảy ra hoàn toàn , chưa chắc toàn bộ Cu2+ đã bị đẩy ra bám cả vào thanh Fe .
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

Bài 20
ta có
nBaCO3 = 0.02 mol
Vì K và Na cùng hóa trị I --> Áp dụng pp quy về 1 chất ta có :
ta có pt: ----> ( MCl là muối clorua)

M2CO3 + BaCl2 --------> 2MCl + BaCO3
_________________0.04 mol<--0.02 mol

==> nMCl = 0.04 mol ====> m_MCl = 2.34g
 
L

lananh_vy_vp

Câu 6:
Ống 1:[tex] Na^+ , NH_4^+ , PO_4^{3-} , CO_3^{2-}[/tex]

Ống 2:[tex]Ba^{2+} , Ag^+ , NO_3^- , CH_3COO^-[/tex]

Ống 3:[tex]Al^{3+} , Mg^{2+} , Cl^- , Br^-[/tex]

Câu 9:
nFe=0,12
nHNO3=0,4

[tex]Fe + 4HNO_3 ---> Fe(NO_3)_3 + NO + 2H_2O[/tex]
...0,1.....0,4.................0,1.....

[tex]Fe +2Fe(NO_3)_3 ---> 3Fe(NO_3)_2[/tex]
...0,02....0,04.............

-->nFe(NO3)3=0,1-0,04=0,06 (mol)

[tex] Cu + 2Fe(NO_3)_3 ---> Cu(NO_3)2 + 2Fe(NO_3)_2[/tex]
...0,03......0,06........

-->mCu=0,03.64=1,92(g)
 
Last edited by a moderator:
O

ong_vang93

:):(:D

câu 2:
a) không thể tồn tại đồng thời trong dd vì:
[tex] Cu^{2+} +OH^- ----> Cu(OH)_2 [/tex]( kết tủa không tan)
b) có . vì không tạo sản pham là chất điện li yếu hay không điện ly.( k tạo ra chất bay hơi, nước và kết tủa)
c)cũng không thẻ tồn tại đồng thời:
[tex] Ba^2+ +{SO_4}^{2-} --->BaSO_4[/tex]( kết tủa không tan)
d) ko thể tồn tại vì:
[tex]{HCO_3}^- +H^+ -----> CO_2 +H_2O[/tex]( là chất điện li yếu)

câu: 4
theo bài ta có:
khối lượng chất rắn sau khi khử bởi H2 chính là khối lượng sắt = khối lượng sắt chứa trong oxit.
vậy: [tex] n_{Fe(oxit)}=0,57[/tex]
=> khối lượng Oxi trong oxit là:
[tex]m_{O(oxit)}= 44,08-31,92=12,16[/tex]
=>[tex]n_{O(oxit)}= 0,76[/tex]
ta có tỉ lệ: [tex] \frac{x}{y}=\[COLOR="Blue"][/COLOR]frac{3}{4}[/tex]
=> [tex]Fe_3O_4[/tex]
 
Last edited by a moderator:
K

kiburkid

Câu 14
Đốt 0,186g X -> 0,001 mol [TEX]N_2[/TEX]
=> [TEX]M_x[/TEX] = 0,186 : 0,002 = 93
M [TEX]C_xH_y[/TEX] = 93- 14 = 79
=> [TEX]C_6H_7N[/TEX]
[TEX]C_6H_5NH_2[/TEX] , anilin
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

Câu 26.Hòa tan hoàn toàn hh gồm Fe,FeO,Fe2O3,Fe3O4 vào 63g dd HNO3 thu đc 0,336l khí ! (đktc) Cho dd sau pư td vừa đủ vs 450 ml dd NaOH 1M thu dc kết tủa lớn nhất.Lọc,thu kết tủa nung đến khối lượng ko đổi thu dc 8g chất rắn.Nồng độ
% của dd HNO3 là

A.36,5%
B.46,5%
C.56,5%
D.66,5%

n NO = 0,015 mol
nFe2O3= 0,05 mol => n Fe = 0,1 mol
n NaOH = 0,45 mol > 3n Fe => HNO3 dư .
=> n HNO3 dư = 0,45 - 0,3 = 0,15 mol .
nHNO3 ban đầu = 0,15 + 0,3 + 0,015 = 0,465 (mol)
=> C% = 0,465*100% = 46,5 %
 
G

giotbuonkhongten

16 trước cho dt đỡ ngóng :)

dsc00443.jpg


[TEX]\blue 14,49 = mFe + mAl2O3 + mAl du (P1)[/TEX]

[TEX]\blue --> nO = 0,18 --> Fe_3O_4[/TEX]

Tiếp 39 :x

câu 39.Cho 100 ml dd hh CuSo4 1M v à Al2(SO4)3 1,5M td vs dd NH3 d ư ,lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng ko dổi thu dc chất rắn có khối lượng là

A.23,3g
B.30,6g
C.15,3g
D.8g
nCu2+ = 0,1 mol
nAl3+ = 0,3 mol
--> m = 0,3.51 = 15,3 g --> A NH3 dư tạo phức vs Cu2+


p/s junior1102: thanks :)
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

30

Tớ làm bài 30 ^^ ko biết có đúng không nhưng bị tắc đường mấy lần :p

30. Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M,Oxít và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hoá trị 2 không đổi trong các hợp chất .
Chia 29,6 gam X thành 2 phần bằng nhau .
Phần 1; đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng ,dư thu được dung dịch A , khí B . lược khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO .Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư đến khi két thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
Phần 2: Cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M .Sau khi phản ứng kết thúc tách bỏ chất rắn ,cô cạn dung dịch thì thu được 46 gam muối khan
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định kim loại M
c. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
Tớ mạn phép viết các Phương trình phản ứng trong quá trình giải tìm M luôn ^^

Khi cho 1/2 hỗn hợp X vào H2SO4 loãng ,dư ,thấy có khí ,khí này khử được CuO -> là H2 -> M đứng trước H trong dãy hoạt động .

nH2 = 0,2 mol -> nM = 0,2 mol

Gọi x là số mol của MO ( oxit ) ,và y là số mol của MSO4

ta có : 0,2M + x( M+16) + y(M+96) = 14,8 (1)

Cho dung dịch A thu được vào KOH ,sẽ tạo kết tủa ,nung kết tủa thu được 14g chất rắn ,nên ta có :

0,2 mol M -> 0,2 mol M(OH)2 -> 0,2mol MO
x mol MO -> x mol M(OH)2 -> x mol MO
y mol MSO4 -> y mol M(OH)2 -> y mol MO

vậy : 0,2 (M+16) + x(M+16) + y(M+16) = 14

-> 0,2M + x(M+16 ) + My + 16y = 14 - 3,2 = 10,8 (2)

Thay (2) vào (1) tính được y = 0,05 mol .

Như vậy , ta có kết quả ban đầu là nM = 0,2mol ,và nMSO4 = 0,05mol

Phần 2 :

Khi cho phần 2 vào 200ml dung dịch CuSO4 1,5M ,ta có :

-MO không tham gia vào dung dịch tạo thành sau phản ứng ( vì theo như dữ kiện 1 thì M(OH)2 không tan )

nCuSO4 = 0,3 mol .

nM = 0,2 mol

nMSO4 = 0,05 mol

Phản ứng : M + CuSO4 = MSO4 + Cu

vậy ,sau phản ứng ta còn :

0,2 mol MSO4 tạo thành + 0,05 mol MSO4 + 0,1 mol CuSO4 dư .

0,25 x (M+96 ) + 16 = 46 ,từ đây tính được M = 24 -> M là kim loại Mg

xong xác định kim loại M


Vậy ,trong 1/2 hỗn hợp ban đầu sẽ có :

0,2 mol Mg = 4,8g

0,05 mol MgSO4 = 6g -> còn 4g MgO

%Mg = 32,43%

% MgO = 27.03%

% MgSO4 = 40,54 %

#_ Bn làm bài của Yu rui :((... T cũng ra Mg;)) Đang định lên post mà b post rùi;))
Dù sao cũng cảm ơn bạn đã tham gia:x
P/s:$Dc! dt k có cơ hội làm bài đó :D:D
 
Last edited by a moderator:
C

chontengi

Câu 19.Cho a gam hỗn hợp A gồm Al , Fe , Cu tác dụng vớI dung dịch H2SO4 loãng ,dư thu được 952 ml H2 . mặt khác cho 2a gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy còn lại 3,52 gam kim loại không tan . Cho 3a gam hỗn hợp A tác dụng với 400 ml dung dịch HNO3 1,3M thấy giải phóng Vml khí NO duy nhất và dung dịch D . Lượng axít HNO3 dư trong dung dịch D hoà tan hết với 1 gam CaCO3 . Tính số gam của mỗi kim loại trong a gam hỗn hợp A và tính V ,biết thể tích các khí đo ở đktc

nCaCO3 = 0,01

--> nHNO3 = 0,02

[TEX]\sum{HNO_3} = 0,52[/TEX]

--> nHNO3 pư vs A = 0,5 mol

A + 4nHNO3 ----> A(NO3)n + nNO + 2nH2O

--> nNO = 0,5:4 = 0,125 mol

--> V = 2,8 l

gọi nAl = x

nFe = y

nCu = z ( trong a gam )

A td vs HNO3

có 9x + 9y + 6z = 0,37d

A td vs NaOH

có 112y + 128x = 2,52

A td vs H2SO4 loãng

có 3x + 2y = 0,085

giải hệ PT

--> x = 0,015 --> mAl = 0,405 g

y = 0,02 mol --> mFe = 1,12 g

z = 0,01 --> mCu = 0,64 g



Đem crackinh 1 lượng n-butan thu dc 1 hh gồm 5 hiđrocacbon.Cho hh khí này sục qua nc brom dượng brom tham gia pư là 25,6 g và sau tn khối lượng bình brom tăng thêm 5,32 g.hh khí còn lại sau khi qua nc brom có tỉ khối hơi so vs metan là 1,9625.Tính hiệu suất của pư crackinh



[TEX]C_4H_{10} ---------> C_nH_{2n} + C_{4-n}H_{10-2n}[/TEX]

0,16..............................0,16...........................0,16


nBr2 = 0,16 = nCnH2n ( n là hóa trị trung bình)

--> [TEX]n = \frac{5,32}{0,16.4} = 2,375[/TEX]

có sơ đồ đường chéo

--> [TEX]\frac{x}{0,16} = \frac{1}4[/TEX]

--> x = 0,04

-->[TEX] H = \frac{0,16}{0,16 + 0,04} .100 = 80%[/TEX]

 
G

gacon.linh93

Bài 10:Gọi oxit KL còn lại là [TEX]MO[/TEX]
Gọi số mol của [TEX]CuO va MO[/TEX] trong 3,6 g A lần lượt là x và 2x mol
Khi cho A qua [TEX]H_2[/TEX] thì
[TEX]CuO + H_2 ------------> Cu + H_2O[/TEX] (1)
---------x---------------------------x mol
Và [TEX]MO[/TEX] có thể có hoặc ko PU
HH B td với [TEX]HNO_3[/TEX]
[TEX]3Cu + 8HNO_3 ---------> 3Cu(NO_3)_2 + 2NO +4 H_2O[/TEX] (2)
---------x------ [TEX]\frac{8x}{3}[/TEX] ----------- [TEX]\frac{2x}{3}[/TEX] mol
Ta chia làm 2 TH như sau
TH1: [TEX]MO[/TEX] ko PU với [TEX]H_2[/TEX]
KHi đó B gồm [TEX]Cu va MO[/TEX] khi td với [TEX]HNO_3[/TEX] thì có PU (2) và
[TEX]MO + 2HNO_3 ---------> M(NO_3)_2 + H_2O[/TEX] (3)
--------2x------4x mol
Mà [TEX]n_{HNO_3}=0,15 mol[/TEX]
Từ PU (2) và (3) \Rightarrow[TEX] \frac{20x}{3} =0,15 mol[/TEX]
\Rightarrow x=0,0225 mol
Mặt khác [TEX]m_A =3,6 g[/TEX] \Rightarrow 80x + 2x(M+16) =3,6 g(i) thay x vào ta được M =24 \Rightarrow M là [TEX]Mg[/TEX] thỏa mãn gt
từ (2) \Rightarrow [TEX]n_{NO}=0,015 mol[/TEX]
\Rightarrow[TEX]V_{NO}= 0,336l[/TEX]
TH2: [TEX]MO [/TEX] td được với [TEX]H_2[/TEX]
[TEX]MO + H_2 ----> M + H_2O[/TEX](4)
--------2x----------------2x mol
Khi này hhB gồm [TEX]Cu va M[/TEX]
B td với [TEX]HNO_3[/TEX] thì có PU (2) và
[TEX]3M+8HNO_3 --------> 3M(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O[/TEX] (5)
-------2x----- [TEX]\frac{16x}{3}[/TEX] mol
Tứ PU (2) và (5) \Rightarrow[TEX]n_{HNO_3}=8x=0,15 mol[/TEX]
\Rightarrow x= 0,01875 mol thay vào (i) \Rightarrow M=40 \Rightarrow Mlaf [TEX]Ca[/TEX] nhưng loại vì ko phù hợp với gt
Vậy KL là [TEX]Mg[/TEX] và [TEX]V_{NO}=0,336 l[/TEX]
(he he câu này vừa mới thi hsg casio tỉnh)
Câu 15:
Đáp án B
ta có [TEX]Fe^{+2} --------> Fe^{+3} +1e[/TEX]
-----------------0,05-----------------------------0,05 mol
[TEX]S_2^{-1} ---------> 2S^{+6} + 14e[/TEX]
-----------0,02--------------------------------0,28 mol
[TEX]S^{-2} -------------> S^{+6} + 8e[/TEX]
---------0,03--------------------------------0,24 mol
[TEX]S^{+6} +2e------> S^{+4}[/TEX]
\Rightarrow ----------------0,57----------0,285 mol
[TEX]5SO_2 + 2KMnO_4 + 2H_2O ---------> 2H_2SO_4 + K_2SO_4 + 2MnSO_4[/TEX]
-----------0,285---------------------------------------0,114 mol
\Rightarrow[TEX]n_{H^+}=0,228 mol[/TEX] mà [TEX][H^+]=10^{-2} M[/TEX]
\Rightarrow[TEX]V_{dd} = \frac{0,228}{10^{-2}} = 22,8 l[/TEX]
 
A

anhvodoi94

Bài 3:

- Gọi khối lượng muối ban đầu là : m ( m >0)
- Gọi x là số mol của KHCO3 (x >0 )
- PT : HCO3^-1 + H^+ -----> H2O + CO2
.................x.................x..................................................

=> Ta có : m sau / m trước = ( m - 61 *x - 96*x /2 ) / m = 90,91/100
=> (m-13x) / m = 90,91 / 100
=> m = 1300*x / 9,09 ................................(I)

=> Khối lượng của KHCO3 trong hỗn hợp ban đầu là : 100*x / m ....................(II)
Thay (I) vào (II) => % khối lượng của KHCO3 trong hỗn hợp ban đầu là : 100*9,09/1300*100 = 69,92 %.
=> Đáp án : A

Bài 8 :

- Gọi CTPT của hidrocacbon cần tìm là là CxHy ......(x,y thuộc N*)
- Theo giả thiết : Thể tích khí giảm khi đi qua dd KOH là 18,5-16,5 = 2 (lít)
+ 2(lít) này chính là CO2 .
- Ta có : V O2 dư = 16,5 - 16 = 0,5 (lít )
- Mà theo giả thiết có V O2 = 1/5 V kk
- Mà khi cho qua P thì chỉ còn duy nhất N2 bay ra với thể tích là : 16 (lít)
=> V kk ban đầu là : 16*5/4 = 20 (lít)
=> V O2 ban đầu là : 1/5 * 20 = 4 (lít)
=> Ta có :
1/2 * V H2O = V O2 ban đầu - V O2 dư - V CO2
=> 1/2 * V H2O = 4- 0,5 - 2 = 1,5 (lít)
=> V H2O = 1,5 * 2 = 3 (lít)

- Khi đốt 1 lít CxHy tạo ra 2 lít CO2 và 3 lít H2O
=> x= 2 ; y = 6
=> CTPT : C2H6
 
M

marucohamhoc

hic, chậm chân chậm chân, nhanh nhanh nhanh, hic, tớ mới làm có 2 bài thoai, bài kia chưa ra:D, tạm thời thía đã nhá:D
Bài 10. Trộn CuO với 1 oxit kim loại hóa trị II tỉ lệ mol 1: 2 được hỗn hợp A. Cho một lượng H2 dư qua 3,6 gam A nung nóng được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lit khí NO( đktc). Tìm kim loại và giá trị V?
Bài giải:
Gọi M là kim loại cần tìm, CT oxit là MO
TH1: Kim loại M đứng trước Al trong dãy HĐHH
PT:
3Cu...............................+ 8HNO3= > 3Cu( NO3) 2+ 2NO+ 4H2O
a mol= >..........................8a/3 mol
MO...............................+ 2HNO3= > M( NO3) 2+ H2O
2a mol= >.........................4a mol
Gọi số mol Cu trong hỗn hợp A là a= > số mol MO là 2a mol
ta có hệ:
80a+ 2a.( M+ 16)= 3,6
8a/3+ 4a= 0,15
= > a= 0,0225; M= 24
=> M là Magie( Mg)
TH2: M là kim loại đứng sau Al
ta có hệ:
80a+ 2a.( M+ 16)= 3,6
8/3( a+ 2a)= 0,15
= > a= 0,01875; M= 40= > M là Ca( loại vì Ca đứng trước Al)
V khí NO= ( 2/3).0,0225.22,4= 0,336 lit
Bài 38. Hòa tan hết 7,68 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần vừa đủ 260ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng ko đổi được m gam chất rắn. Tính m.
A. 20
B. 8
C. 16
D. 32

( toàn số đẹp:x)
Bài giải.
Giả sử trong hỗn hợp ban đầu chỉ có FeO và Fe2O3
gọi số mol FeO và Fe2O 3 trong hỗn hợp lần lượt là a và b
PT:
FeO.................+ 2HCl..............= > FeCl2....................+ H2O
a mol= >............2a mol..............a mol
Fe2O3.............+ 6HCl.............= > 2FeCl3...................+ 3H2O
b mol= >...........6b mol..............2b mol
FeCl2...............+ 2NaOH= > Fe( OH) 2...........+ 2NaCl
a mol= >.............................a mol
FeCl3...............+ 3NaOH= > Fe( OH) 3...........+ 3NaCl
2b mol= >.............................2b mol
4Fe( OH) 2+ O2+ 2H2O= > 4Fe( OH) 3
a mol= >...............................a mol
2Fe( OH) 3..................= > Fe2O3+ 3H2O
( a+ 2b) mol= >...............( a+ 2b) /2 mol
hic, nhiều PT quá
ta có hệ:
72a+ 160b=7,68
2a+ 6b= 0,26
= > a= 0,04
b= 0,03
= > m= ( 0,04+ 0,03.2)/2. 160= 8 gam
= > B đúng
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

hic, típ nhá, hic, bài này đề dài quá, thấy mừ sởn da gà:D, ước gì mình được " lì xì" nhỉ:D
Bài 12. Hỗn hợp X gồm đimetylamin và 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng Oxi vừa đủ thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc dư còn 250 ml khí( các thể tích khí và hơi đo cùng ĐK) . Tìm CTPT của 2 hidrocacbon
Bài giải:
Bài này chia trường hợp
khi cho 50 ml Y qua dd H2SO4 đặc dư thì còn lại 250 ml= > VH2O= 300 ml;
V( CO2+ N2) = 250 ml
gọi thể tích mỗi chất trong X là a,b( tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol)
+ ) nếu 2 hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng ankan:
PT:
C2H7N+ ( 15/4) O2= > 2CO2+ ( 7/2) H2O+ (1/2) N2
a ml= >.........................2a ml......7a/2 ml..........a/2 ml
CnH2n+ 2.........+ ( 3n+ 1) /2 O2= > nCO2+ ( n+ 1) H2O
b ml= > ........................................n.b ml.....( n+ 1).b ml
từ PT ta có
V H2O- V ( CO2+ N2)= 300- 250= 50= a+ b( loại vì a+ b= 100 ml)
+ ) nếu 2 hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng anken:
PT:
C2H7N+ ( 15/4) O2= > 2CO2+ ( 7/2) H2O+ ( 1/2) N2( 1)
a ml= >........................2a ml......7a/2 ml.......a/2 ml
CnH2n+ ( 3n/2) O2= > nCO2+ nH2O( 2)
b ml= >........................n.b ml...n.b ml
từ PT ta có:
V H2O- V ( CO2+ N2)= 300- 250= 50=a
= > V C2H7N= 50= > V CnH2n= 100-50= 50
= > V CO2 ở ( 2)= 250- V CO2 ở ( 1)- V N2 ở ( 1) = 250- 100- 25= 125 ml
V H2O ở ( 2) = 300- V H2O ở ( 1)= 300- 50. ( 7/2)= 125 mol
= > n= 125: 50= 2,5
=> 2 anken là C2H4 và C3H6
+ ) nếu 2 hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng ankin:
PT:
C2H7N+ ( 15/4) O2= > 2CO2+ ( 7/2) H2O+ ( 1/2) N2( 1)
a ml= >........................2a ml......7a/2 ml.......a/2 ml
CnH2n-2+ ( 3n- 1)/2 O2= > nCO2+ ( n- 1)H2O( 2)
b ml= >........................n.b ml............( n-1).b ml
từ PT ta có:
V H2O- V ( CO2+ N2)= 300- 250= 50=a- b
= > V C2H7N= 75 ml
V CnH2n- 2= 100-50= 25 ml
= > V CO2 ở ( 2)= 250- V CO2 ở ( 1)- V N2 ở ( 1) = 250- 75. 2- 75: 2= 62,5 ml
V H2O ở ( 2) = 300- V H2O ở ( 1)= 300- 75. ( 7/2)= 37,5 mol
= > n= 62,5: 25= 2,5
=> 2 ankin là C2H2 và C3H4

hơ, được 2 kết quả, hic, ko biết đúng ko nữa:D
 
G

giotbuonkhongten

[Hóa] Sắt và một số kim loại - Luyện thi

Làm bài để rút dc nhiều kinh nghiệm :)

Câu 1 : Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X ( Fe , FeO , Fe2O3 ,Fe3O4 ). Để hòa tan hết X , cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M , đồng thời giải phóng 0,672 lít khí ( đktc ). Tính m ?
A.10,08
B.8,96
C.9,84
D.10,64
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính V ?
A.87,5
B.125
C.62,5
D.175
Câu 3 : Trộn bột Al với bột Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1 : 1 ) thu được m gam hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y bằng acid nitric loãng dư , thấy giải phóng 0,448 lít khí NO ( đktc – sản phẩm khử duy nhất ). m =?
A.7,48
B.11,22
C.5,61
D.3,74
Câu 4: Hòa tan hết 7,68 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ 260 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn.. tính m ?
A.20
B.8
C.16
D.12

Câu 5: X là hỗn hợp gồm Fe và 2 oxit của sắt. Hòa tan hết 15,12 gam X trong dung dịch HCl dư , sau phản ứng thu được 16,51 gam muối Fe (II) và m gam muối Fe (III ) . Mặt khác , khi cho 15,12 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch acid nitric loãng dư thì giải phóng 1,568 lít NO ( sản phẩm khử duy nhất - ở đktc ). Thành phần % về khối lượng của Fe trong X là ?
A.11,11%
B.29,63%
C.14,81%

D.33,33%

Câu 6 :Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và 2 oxit sắt cần vừa đủ 500ml dung dịch HCl 1,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,74 gam hỗn hợp hai muối khan . m nhận giá trị ?
A.22,24
B.20,72
C.23,36
D.27,04

 
Top Bottom