[Hóa học 11]Nào chúng ta cùng làm cho box hóa sôi động!

T

thancuc_bg

Câu 2: Cho m gam Al tác dụng với HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm (0,1 mol N2O, và O,2 mol khí bị hòa nâu ngoài không khí ).Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư và đun nong thu được 6,72 lít khí có mùi khai NH3 (đktc) .Giá trị của m là:
A:73,8 gam
B: 38,7 gam
C:7,38 gam
D:tất cả đều sai

Vì A td với NaOH thì cho khí mùi khai là [TEX]NH_3[/TEX], nên A chứa [TEX]NH_4NO_3 \Leftrightarrow NH_4^+[/TEX]

Dễ thấy [TEX]n_{NH_4^+}=n_{NH_3} = 0,3 \Rightarrow n_{N^{3-}}=0,3[/TEX]

[TEX]Al - 3e \rightarrow Al^{3+}[/TEX]
x>>3x

[TEX]2N^{5+}+8e \rightarrow 2N^+ [/TEX]
--------0,8<<<<0,1

[TEX]N^{5+}+3e \rightarrow N^{2+}[/TEX]
---------0,6<<<0,2

[TEX]N^{5+} +8e \rightarrow N^{3-}[/TEX]
---------1,6<<<0,2

Ta có [TEX]3x = 0,8+0,6+1,6 \Rightarrow x = 1 \Rightarrow m=27 \Rightarrow D[/TEX]

cậu tính nhầm rùi nè
n[TEX]N^{-3}=0,3[/TEX]mol
=>3x=0,8+0,6+2,4=3,8
=>x=19\15
m=34,2
nhưng nói chung cậu làm đúng rồi ,nhầm 1 lỗi nhỏ thui.
 
S

suphu_of_linh

bài 1 :điện phân có màng ngăn 150ml dd BaCl2 .Khí thoát ra ở cực (+) chieems 1 thể tích là 112ml o điều k chuẩn .dd còn lại trong bình điện phân său khi trung hoà =axit axetic đã pu hết với 100ml dd AgNO3 0,2M và cho 1 kết tủa trắng ko tan trong HNO3 ,CM của dd BaCl2 trước khi đp là
A, 0,2--B.0,02--C.0,15--D.0,1

bài 2
một chất A có công thức là MXOm .Tổng số p trong các nguyên tử tạo ra phân tử A là 78 .Trong ion XOm(-) có 32 e ,X là nguyên tố ở chu kì 2
khi đp ddA trong H2O ,trong 1447,5(s) với I=10A (dien cực trơ ) ,đc dd B .Cho CuO lấy dư 25% (veef khối lượng ) tác dụng với B ,lọc chất rắn ,thu đc dd D chứa 22,6 g muối
a, tìm công thức chất A
b, tính klg kim loại M đã bám vào catot và klg CuO đã dùng
c, tính klg chất A đã dùng trước khi đp và CM của các chất có trong D (cho V của dd D là 250ml )

a,Chất A MXOm

Tổng số p trong các nguyên tử tạo ra phân tử A là 78


[TEX]\Rightarrow P_M + P_X + 8.m = 78 (*1)[/TEX]

Trong ion XOm- có 32 e

[TEX]\Rightarrow P_X + 8.m = 32 - 1 = 31 (*2)[/TEX]

Trừ vế theo vế của (*1) cho (*2) ta được

[TEX]P_M = 78 - 31 = 47 \Rightarrow M la Ag[/TEX]

Mặt khác X thuộc chu kì 2.

Ta xét các chất có dạng AgXOm, với X ở chu kì 2, thì chỉ có nguyên tố N là thoả mãn.

Vậy X là Nito. Do đó chất A cần tìm là AgNO3.

b/ Đem điện phân dd AgNO3, điện cực trơ, xảy ra phản ứng


[TEX]4AgNO_3 + 2H_2O \to 4Ag + O_2 + 4HNO_3[/TEX]

Điện phân dung dịch trong 1447,5s với cường độ dòng điện I = 10A

[TEX]\Rightarrow q = I.t = 10.1447,5 = 14475 (C)[/TEX] ( q là điện lượng chuyển qua dung dịch)

Số e chuyển qua dd là:[TEX] p = \frac{q}{q_e} = \frac{14475}{1,6.10^{-19}} = 9,047.10^{22}[/TEX] (hạt)

[TEX]\Rightarrow n_{e} = \frac{p}{N} = \frac{9,047.10^{22}}{6,022.10^{23}} = 0,15 (mol)[/TEX]

Chất nhận e trong phản ứng điện phân là

[TEX]Ag^+ + e \to Ag[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{Ag} = n_{e} = 0,15 mol[/TEX]

[TEX]\Rightarrow n_{HNO3 tao ra} = n_{Ag} = 0,15 mol[/TEX]

Chất rắn bám vào cực âm catot là Ag [TEX]\Rightarrow m_{Ag} = 0,15.108 = 16,2g[/TEX]

Dd B thu được sau phản ứng gồm < 0,15 mol HNO3; có thể có AgNO3 dư>

Cho CuO dư 25% vào dd D, xảy ra phản ứng


[TEX]CuO + 2HNO_3 \to Cu(NO_3)_2 + H_2O[/TEX]

Dd D thu được gồm < Cu(NO3)2; có thể có AgNO3 dư>

[TEX]n_{CuO pu} = n_{Cu(NO_3)_2} = \frac{1}{2}.n_{HNO3} = \frac{1}{2}.0,15 = 0,075 mol[/TEX]

CuO dư 25%, do đó lượng phản ứng là 75%

[TEX]\Rightarrow m_{CuO ban dau} = \frac{0,075.80.100}{75} = 8g[/TEX]

c,
[TEX]m_{Cu(NO_3)_2} = 0,075.188 = 14,1g[/TEX]

Mà dd D chứa 22,6g muối, vậy trong D còn AgNO3

[TEX]\Rightarrow m_{AgNO_3} = 22,6 - m_{{Cu(NO_3)_2} = 22,6 - 14,1 = 8,5[/TEX]

[TEX]m_{AgNO3 dien phan} = 0,15.170 = 25,5g[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m_{AgNO3 ban dau} = 8,5 + 25,5 = 34g[/TEX]

- Trong ddD có:

[TEX]C_MAgNO_3 = \frac{8,5}{170.0,25} = 0,2M[/TEX]

[TEX]C_MCu(NO_3)_2 = \frac{0,075}{0,25} = 0,3M[/TEX]


---------------------------------------------
@ gõ xong cái bài này...sướng hết cả cái lòng mề b-(b-(
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3.2g CuO đun nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy tạo 1g kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500ml dd HNO3 0.16M thu được V1 lit khí NO và còn một phần kim loại chưa tan hết. Thêm tiếp vào cốc 760ml dd HCl có nồng độ 2/3 mol/lít. Sau pư thu thêm V2 lít NO. Sau đó cho thêm 12g magiê vào cốc, sau pư thu được V3 lít N2 và H2, dd muối clorua và hỗn hợp M các kim loại
a) tính V1, V2, V3 (dktc)
b) Tính m các kim loại trong M

Tiếp tục làm bài này đi mấy bạn . ............. Box Hoá dạo này sôi động thật đó ^^!
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3.2g CuO đun nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy tạo 1g kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500ml dd HNO3 0.16M thu được V1 lit khí NO và còn một phần kim loại chưa tan hết. Thêm tiếp vào cốc 760ml dd HCl có nồng độ 2/3 mol/lít. Sau pư thu thêm V2 lít NO. Sau đó cho thêm 12g magiê vào cốc, sau pư thu được V3 lít N2 và H2, dd muối clorua và hỗn hợp M các kim loại
a) tính V1, V2, V3 (dktc)
b) Tính m các kim loại trong M
bài dài quá tay

bài của tuinữa kìa, làm thìlàm nốt đi naz............
 
M

mcdat

Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3.2g CuO đun nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy tạo 1g kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500ml dd HNO3 0.16M thu được V1 lit khí NO và còn một phần kim loại chưa tan hết. Thêm tiếp vào cốc 760ml dd HCl có nồng độ 2/3 mol/lít. Sau pư thu thêm V2 lít NO. Sau đó cho thêm 12g magiê vào cốc, sau pư thu được V3 lít N2 và H2, dd muối clorua và hỗn hợp M các kim loại
a) tính V1, V2, V3 (dktc)
b) Tính m các kim loại trong M
bài dài quá tay

[TEX]n_{CuO} = 0,04, \ n_{\downarrow \}=0,01,\ n_{HNO_3} = 0,08,\ n_{HCl} = \frac{38}{75},\ n_{Mg} = 0,5[/TEX]

[TEX]CuO+CO \rightarrow Cu + CO_2[/TEX]
0,01<<<<<<<<<0,01<<<0,01

Chất rắn còn lại trong ống sứ là : 0,01 mol Cu; 0,03 mol CuO

[TEX]CuO+2HNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2+H_2O[/TEX]
0,03>>0,06>>>>>0,03

[TEX]3Cu+8H^++2NO_3^- \rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O \[/TEX]{Chưa có HCl}
0.0075<<0,02>>>>>>>>0,0075>>>0,005

Vậy [TEX]n_{Cu \ du} = 0,0025,\ n_{NO} = 0,005 \Rightarrow V_1 = 0,112(l)[/TEX]

[TEX]3Cu+8H^++2NO_3^- \rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O \ (1)[/TEX]{Có HCl}
0,0025>>[tex]\frac{1}{150}[/tex]>>>>>>>0,0025>>>[tex]\frac{1}{600}[/tex]

Vậy [TEX]n_{H^+\ du}=\frac{38}{75}-\frac{1}{150}=0,5,\ n_{NO} = \frac{1}{600} \Rightarrow V_2=\frac{14}{375}(l)[/TEX]

[TEX]5Mg+12H^++2NO_3^- \rightarrow 5Mg^{2+}+N_2+6H_2O \(1)[/TEX]

[TEX]Mg+2H^+\rightarrow Mg^{2+}+H_2 \(2)[/TEX]

[TEX]Mg+Cu^{2+} \rightarrow Mg^{2+}+Cu \(3)[/TEX]
0,04<<0,04>>>>>>>>>0,04

Vì sau (1), (2), (3) thì dd chỉ còn [TEX]Cl^-[/TEX] nên [TEX]NO_3^-[/TEX] đã phản ứng hết do đó [TEX]n_{N_2} = 0,5n_{NO_3^-} = 0,5(0,08-0,005-\frac{1}{600})=\frac{11}{300} \Rightarrow \text{Tu (1), ta co:}\ n_{Mg \ pu}=5n_{N_2}=\frac{11}{60}, n_{H^{+} (1) \ pu}=12n_{N_2}=0,44[/tex]

[TEX] n_{H^+ (2) \pu} = 0,5-0,44 = 0,06 \Rightarrow n_{Mg(2) \ pu}=n_{H_2}=2n_{H^{+}(2) \ pu}=0,12(mol) \\ \Rightarrow n_{Mg \ du} = \frac{47}{300} [/TEX]

Vậy [TEX]V_3=(0,12+\frac{11}{300}).22,4 =6,42 \\ m_{Mg}=24\frac{47}{300}=3,76(g) \\ m_{Cu} = 0,04.64 = 2,56(g)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

hướng làm thì đúng, còn nhầm lẫn chút về kết quả naz, V3=1.5l àh, bạn kiểm tra lại nhé, mà m hình như bạn tính bị sai. Kể từ bước Mg trở xuốngkết quả bị sai hết, chỉ đúng mCu thôi. Mình post kết quả naz
V3=1.49l
mMg=5.92
mCu=2.56
 
Last edited by a moderator:
M

mcdat

hướng làm thì đúng, còn nhầm lẫn chút về kết quả naz, V3=1.5l àh, bạn kiểm tra lại nhé, mà m hình như bạn tính bị sai. Kể từ bước Mg trở xuốngkết quả bị sai hết, chỉ đúng mCu thôi. Mình post kết quả naz
V3=1.49l
mMg=5.92
mCu=2.56

Mình xem lại rồi mà không biết sai chỗ nào, bạn giúp mình với
 
H

hoangtan2312

có 100ml dd hh HCl 4M HN03 a M .them từ từ Mg vào tới khi hết axit thì lg Mg đã dùng là b (g) thể tích khí thu đc là
17,92l đkc gồm 3 khí (hỗn hợp A )TỈ KHỐI so với H2 la 17 .cho biết chỉ có pu của Mg với axit . Cho hh đi wa dd NaOH DƯ thì còn lại 5,6 l đkc hỗn hợp 2 khí (hỗn hợp B )TỈ KHỐI SO VỚI H2 LÀ 3,8 .a,b lần lượt là :
bài này b=13.2g ( của Mg ) còn a=13 mol/l phải ko nhỉ
 
O

oack

ai giúp tân nè :p

cho 1 bình kín dung tích 1 lít chứ N2 ở [tex]27.3^oC[/tex] và 0.5 atm.Thêm vào bình 9.4g muối nitrat kim loại X.Nhiệt phân hết muối rồi đưa nhiệt độ rồi đưa về nhiệt độ bình về [tex]136.5^oC[/tex], áp suất trong bình là p. CHất rắn còn lại là 4g, công thức muối nitrat và p là gì ?[tex][/tex]
Oack chỉ có cách này thôi :D
chất rắn còn lại là 4 g ---> X từ Mg--> xuống
cái này xét 2 t/h và giải qua biểu thức của số mol
tớ tìm ra X là Cu
khi tìm ra đc cái này rồi ----> số mol của khí --->dựa vào biểu thức tính PV=nRT ---> P
:D đó là hướng làm của Oack :D mới chỉ tìm ra Cu còn p chưa tính :D
Oack hết cách oy :) bài nì làm trắc nghiệm thì hãy khoanh bừa :p
 
S

suphu_of_linh

Mọi người làm thử bài tập này nhé...:)

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Trộn CuO với 1 oxit kim loại R hoá trị II ko đổi theo tỉ lệ 1:2 được hhX. Cho luồng khí CO nóng dư đi qua 2,4g X đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần 40mldd HNO3 2,5M, chỉ thoát ra 1 khí NO duy nhất là dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối của 2 kim loại. Xác định R.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
:)....thân
 
L

longtt1992

Mọi người làm thử bài tập này nhé...:)

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Trộn CuO với 1 oxit kim loại R hoá trị II ko đổi theo tỉ lệ 1:2 được hhX. Cho luồng khí CO nóng dư đi qua 2,4g X đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần 40mldd HNO3 2,5M, chỉ thoát ra 1 khí NO duy nhất là dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối của 2 kim loại. Xác định R.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
:)....thân

Gọi thức chung của hai kim loại hoá trị II là R thì oxit chung là RO. Ta có:
[TEX]RO + CO \rightarrow R + CO_2[/TEX]
[TEX]3R + 8HNO_3 \rightarrow 3R(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O[/TEX]
[TEX]n_{HNO_3} = 0,1 mol[/TEX]\Rightarrow[TEX]n_{R} = 0,0375[/TEX]
Vậy khối lượng trung bình của 2 kim loại sẽ là:
[TEX]M = \frac{2,4}{0.0375} - 16[/TEX]\Rightarrow[TEX]M = 48[/TEX]
Mà [TEX]R < 48 < 64[/TEX]Mà R là kim loại hoá trị II nên \Rightarrow R là Ca
Anh ơi có gì sai sót thì bảo em nha :D
 
Last edited by a moderator:
S

suphu_of_linh

@hoangtan: ^^!...đúng là Ca rùi bạn ạ

@longtt92: điều kiện chặn R < 48 chỉ là điều kiện cần thui bạn ạ, còn điều kiện đủ thì chưa được

hơn nữa Mg và Be cũng thoả mãn điều kiện trên mà...^^!
 
H

hoangtan2312

Nếu long giải như thế, vẫn ko hay, cậu chưa bik đó là kim loại hoạt động có mạnh ko hay mà, phải phân trường hợp ra mà giải :D, ko biết đúng ko Hải nhỉ :D
@all : ai giải thích dùm vì sao tân làm bàn phó là sao :|
suphu_of_linh said:
Trộn CuO với 1 oxit kim loại R hoá trị II ko đổi theo tỉ lệ 1:2 được hhX. Cho luồng khí CO nóng dư đi qua 2,4g X đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần 40mldd HNO3 2,5M, chỉ thoát ra 1 khí NO duy nhất là dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối của 2 kim loại. Xác định R.
gọi x là số mol của CuO và 2x là số mol của RO
ta có pt : 80x + (R+16)2x =2.4 (1)
lại có nHNO3 =0.1mol =>nNO=0.1*1/4=0.025mol =>số e nhận=0.025*3=0.075mol
ta có Cu--->Cu_2+ + 2e
x --------------->2x
R----->R_2+ + 2e
2x--------------> 4x
tổng e nhường= e nhận là 6x=0.075mol => x=0.0125mol
thay x vào 1 => R = 40 => Ca
 
Last edited by a moderator:
O

oack

Gọi thức chung của hai kim loại hoá trị II là R thì oxit chung là RO. Ta có:
[TEX]RO + CO \rightarrow R + CO_2[/TEX]
[TEX]3R + 8HNO_3 \rightarrow 3R(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O[/TEX]
[TEX]n_{HNO_3} = 0,1 mol[/TEX]\Rightarrow[TEX]n_{R} = 0,0375[/TEX]
Vậy khối lượng trung bình của 2 kim loại sẽ là:
[TEX]M = \frac{2,4}{0.0375} - 16[/TEX]\Rightarrow[TEX]M = 48[/TEX]
Mà [TEX]R < 48 < 64[/TEX]Mà R là kim loại hoá trị II nên \Rightarrow R là Ca
Anh ơi có gì sai sót thì bảo em nha :D
thế đề họ cho CuO làm gì :)
ông chỉ xét oxit của k/l R thôi à
còn của CuO nữa
cái này chắc là giới hạn sẽ nhỏ hơn :D
 
Top Bottom