[Hóa học 11]Nào chúng ta cùng làm cho box hóa sôi động!

L

longtt1992

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn yêu học hóa. Tôi tên là Trần Thế Long, mới được BQT cho làm mod ở diễn đàn này. Tôi xin lập ra Chủ đề này để cho các bạn cùng nhau trao đổi kiến thức về môn hóa học. Các bạn ơi hãy viết lên những bài toán hóa học lớp 11 để cùng nhau giải chúng. Tôi cũng sẽ cung cấp cho các bạn rất nhiều bài tập mong các bạn hãy đóng góp cho box này nhiều hơn, để dần dần các bạn sẽ thấy yêu học môn này hơn. Cám ơn!
 
Last edited by a moderator:
L

longtt1992

Sau đây mình xin post một số bài về định luật bảo toàn e cho phần học này:
Bài 1 :
Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit [tex]HNO_3[/tex], thu được V lít (ĐKTC) hỗn hợp khí X (gồm NO và [tex]NO_2[/tex]) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với [tex]H_2[/tex] bằng 19. Giá trị của V là:
A. 3,36
B. 2,24
C. 4,48
D. 5,60
(Trích "Đề TSĐH - CĐ - 2007 - Khối A")
PHP:
đã làm bởi cogang_2

Bài 2 :
Hòa tan 5,6g Fe bằng dd [tex]H_2SO_4[/tex] loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch [tex]KMnO_4[/tex] 0,5M. Giá trị của V là:
A. 20 (ml)
B. 80 (ml)
C. 40 (ml)
D. 60 (ml)
(Trích "Đề TSĐH - CĐ - 2007 - Khối A")
PHP:
đã làm bởi thancuc_bg và mcdat
Bài 3 :
Hòa tan 5,4g Al bằng một lượng dd [tex]H_2SO_4[/tex] loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí Hidro (ở đktc). Tính giá trị của V:
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 2,24 lít
D. 6,72 lít
(Trích "Đề TNTHPT - 2007")
PHP:
Đã làm bên trang 2. Chọn câu D
Bài 4:
Nung m gam bộ sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dd [tex]HNO_3[/tex] (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm duy nhất). Giá trị của m là:
A. 2,22
B. 2,62
C. 2,52
D. 2,32
(Trích "Đề TSĐH - CĐ - 2007 - Khối B")
PHP:
đã làm bởi cogang_2 và mcdat
Bài 5 :
Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd [tex]HNO_3[/tex] thì thấy thoát ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm ba khí [tex]N_2, NO, N_2O[/tex] có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1 : 2. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 2,7g
B. 16,8g
C. 3,51g
D. 35,1g
PHP:
đã làm bởi quynhdihoc
Các bạn giải đi nhé. Cố lên, bạn nào có bài hay cứ post lên hết đi để các bạn khác giải cùng. Hãy cùng nhau tạo 1 khí thế học tập cho box hóa nhé :D
 
Last edited by a moderator:
C

cogang2

Sau đây mình xin post một số bài về định luật bảo toàn e cho phần học này:
Bài 1 :
Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit [tex]HNO_3[/tex], thu được V lít (ĐKTC) hỗn hợp khí X (gồm NO và [tex]NO_2[/tex]) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với [tex]H_2[/tex] bằng 19. Giá trị của V là:
A. 3,36
B. 2,24
C. 4,48
D. 5,60
:D
vì tỉ lệ mol Fe,Cu(1:1)
=>56x+64x=12\Leftrightarrowx=0,1=>nFe=nCu=0,1(mol)
gọi nNO=x, [TEX]nNO_2=y[/TEX]
theo bảo toàn ta có hệ
[TEX]\frac{30x+46y}{x+y}=38[/TEX]
[TEX]3x+y=0,5[/TEX]\Leftrightarrowx=y=0,125
=>V=22,4.0,125.2=5,6
 
P

pttd

bài 1: C
bài 2:C
bài 3:D
bài 4:C
bài 5:D
làm ẩu để còn đi học nên chẳng biết tính toán đúng không???Sai thì góp ý nha !!!
mà Long này cái bài viết của bạn ở đầu topic này màu xanh hơi bị khó đọc đó đổi màu đi (đen hoặc đỏ) đừng dùng màu xanh nha!!!!!
THANKSSSS
 
Q

quynhdihoc

Bài 5 :
Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd [tex]HNO_3[/tex] thì thấy thoát ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm ba khí [tex]N_2, NO, N_2O[/tex] có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1 : 2. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 2,7g
B. 16,8g
C. 3,51g
D. 35,1g
Các bạn giải đi nhé. Cố lên, bạn nào có bài hay cứ post lên hết đi để các bạn khác giải cùng. Hãy cùng nhau tạo 1 khí thế học tập cho box hóa nhé :D


n khí = 0.5 mol >>>>> n NO = 0.1 mol --> nN2+ = 0.1 mol
n N2O= 0.2 mol >> n N1+ = 0.4 mol
n N2= 0.2 mol >>> nN0+ = 0.4 mol
Dùng phương pháp bảo toàn e có
2N5+ + 10 e --> 2NO+
2N5+ + 8e ---> 2N 1+
N5+ +3e----> N2+
Al ---> Al 3+ + 3e
Từ sơ đồ trên ta có : 0.4x5 + 0.4x4 + 0.1 x3 = 3x n Al
--> nAl = 1.3 mol
--> m= 35.1
D đúng
 
T

thancuc_bg

Bài 2 :
Hòa tan 5,6g Fe bằng dd [tex]H_2SO_4[/tex] loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch [tex]KMnO_4[/tex] 0,5M. Giá trị của V là:
A. 20 (ml)
B. 80 (ml)
C. 40 (ml)
D. 60 (ml)
(Trích "Đề TSĐH - CĐ - 2007 - Khối A")
:D

[TEX]Fe+H_2SO_4------>FeSO4+H_2[/TEX]
[TEX]10FeSO_4+8H_2SO_4+2KMnO_4----->5FeSO_4+2MnSO_4+K_2SO_4+8H_2O[/TEX]
[tex]n_{Fe}=n_{FeSO_4}=0,1 mol[/tex]
=>[TEX]n_{KMnSO_4}[/TEX] = 0,02 mol
=>[tex]V = \frac{0,02}{0,5}[/tex]=0,04 lít =40 ml
làm bảo toàn e sẽ nhanh hơn nhiều nhưng tớ viết pt cho mọi ng khỏi quên thui
 
Last edited by a moderator:
M

mcdat

Bài 2 :
Hòa tan 5,6g Fe bằng dd H_2SO_4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO_4 0,5M. Giá trị của V là:
A. 20 (ml)
B. 80 (ml)
C. 40 (ml)
D. 60 (ml)
(Trích "Đề TSĐH - CĐ - 2007 - Khối A")
PT [TEX]Fe \rightarrow Fe^{2+} [/TEX]
0,1 ----------- 0,1
[TEX]5Fe^{2+} + 8H^+ + MnO_4^- \rightarrow 5Fe^{3+} + Mn^{2+} + 4H_2O[/TEX]
0,1---------------------- 0,02
Vậy [TEX]V=\frac{0,02}{0,5}=0,04 l=40 ml[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

cogang2

Bài 4:
Nung m gam bộ sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dd [tex]HNO_3[/tex] (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm duy nhất). Giá trị của m là:
A. 2,22
B. 2,62
C. 2,52
D. 2,32
(Trích "Đề TSĐH - CĐ - 2007 - Khối B")
:D
[TEX]Fe^0-3e------>Fe^{+3}[/TEX]
[TEX]\frac{3m}{56}[/TEX]
[TEX]3e+N^{+5}----->N^{+2}[/TEX]
0,025.3
[TEX]4e+O^o--------->O^{-2}[/TEX]
[TEX]\frac{3-m}{8}[/TEX]
theo bảo toàn e ta có[TEX]\frac{3m}{56}=0,025.3+\frac{3-m}{8}[/TEX]\Leftrightarrowm=2,52
 
M

mcdat

Bài 4:
Nung m gam bộ sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dd HNO_3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm duy nhất). Giá trị của m là:
A. 2,22
B. 2,62
C. 2,52
D. 2,32
(Trích "Đề TSĐH - CĐ - 2007 - Khối B")
Só mol Fe là:[TEX] \frac{m}{56}[/TEX] , sô mol oxi phản ứng là:[TEX] \frac{3-m}{32}[/TEX] , số mol NO = 0,075
PT: [TEX]Fe \rightarrow Fe^{3+} +3e[/TEX]
[TEX]\frac{m}{56}---------\frac{3m}{56}[/TEX]
[TEX]O_2 + 4e \rightarrow 2O^{2-}[/TEX]
[TEX]\frac{3-m}{32}\frac{3-m}{8}[/TEX]
[TEX]N^{5+} + 3e \rightarrow N^{2+}[/TEX]
0,075 <<0,025
Theo định luật bảo toàn e: [TEX]\frac{3m}{56}=\frac{3-m}{8}+0,075[/TEX]
\Rightarrow m=2,52
 
Last edited by a moderator:
L

longtt1992

Mình xin post lời giải của bài số 3:
[tex]\left{\begin{Al - 3e}\\{0,2 \to 0,6}[/tex]
[tex]\left{\begin{2H^++ 2e \to H_2}\\{0,6 \leftarrow 0,6 \to 0,3}[/tex]
[TEX]\Rightarrow n_{Al} = \frac{5,4}{27} = 0,2 \Rightarrow n_{H_2} = 0,3[/TEX]
ứng với 6,72 lít [TEX]\to[/TEX] chọn D

Các bạn ai có bài thêm thì post lên tiếp để mọi người cùng giải. :D
 
Q

quynhdihoc

Còn bài nào không Long.................^^! Post lên cho các mem làm đi.
Có bài nào mà cần sử dụng các pp giải nhanh ấy. ví dụ như là bảo toàn e, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố ấy ...........^^!
 
O

oack

Uả mình cũng đến muộn à :(( thế thì tớ xin thay Long post 1 vài bài cho mọi người đỡ ngứa chân tay nhá :p(hí hí )
1)cho 7,2g kl Mg tan hết trong 200 dd HNO3 sau p/ứ ht---> 1 khí X duy nhất và 211,2g dd Y, x/đ khí X (viết pt p/ứ- nhưng cái này ko yêu cầu ép buộc đâu :D)
2) Cho m(g) Al vào cốc đựng HNO3 1M thu đc 1,792 lit hh khí X gồm 2 khí ko màu trong đó 1 khí hoá nâu trong ko khí (đktc) dX/H2=20,25
a/x/đ 2 khí trong X, tính số mol
b/ tính m
c/ lượng HNO3 lấy dư trong 10% so với lượng p/ứ tính V(HNO3) đó
 
Z

zero_flyer

câu 2;
khí hoá nâu trong không khí chắc là NO rồi. M của NO là 30. Ma=40.5. khí còn lại cũng không màu nên không thể là NO2, vậy tui cho nó là N2O nha, pp gì tui cũng chả biết, hok biết có được cho như vậy hok nữa
lập hệ ta có nNO=0.02 và nN2O=0.06
 
L

longtt1992

Uả mình cũng đến muộn à :(( thế thì tớ xin thay Long post 1 vài bài cho mọi người đỡ ngứa chân tay nhá :p(hí hí )
2) Cho m(g) Al vào cốc đựng HNO3 1M thu đc 1,792 lit hh khí X gồm 2 khí ko màu trong đó 1 khí hoá nâu trong ko khí (đktc) dX/H2=20,25
a/x/đ 2 khí trong X, tính số mol
b/ tính m
c/ lượng HNO3 lấy dư trong 10% so với lượng p/ứ tính V(HNO3) đó

Bài 2 nhé:
a/ 2 khí là NO và [TEX]N_2O[/TEX] dựa theo so sánh khối lượng với khối lượng trung bình mà 2 khí là 2 khí không màu nên không thể là [TEX]NO_2[/TEX]
[TEX]n_{NO} = 0,02, n_{N_2O} = 0,06[/TEX] dựa theo pp đường chéo/
b/ m = 14,58 đúng không.
c/ chưa hiểu đầu bài
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

Post vài PT oxi hoá khử lên đây nhé:

Viết và cân bằng các PT sau:

[TEX]K_2SO_3+KMnO_4+KHSO_4 \rightarrow ....[/TEX]

[TEX]Al+NaOH+NaNO_3 \rightarrow NH_3+...[/TEX]

[TEX]Zn+NO_3^-+OH^- \rightarrow NH_3+...[/TEX]

[TEX]Cu+H_2SO_4+Cu(NO_3)_2 \rightarrow NO+...[/TEX]

Các khí sau phản ứng là duy nhất.
 
L

longtt1992

Anh giangnl.thanglong11a6 ơi nick chat là gì thế để em nói chuyện cho tiện anh. Em muốn hỏi 1 số về hóa.
 
O

oack

Bài 2 nhé:
a/ 2 khí là NO và [TEX]N_2O[/TEX] dựa theo so sánh khối lượng với khối lượng trung bình mà 2 khí là 2 khí không màu nên không thể là [TEX]NO_2[/TEX]
[TEX]n_{NO} = 0,02, n_{N_2O} = 0,06[/TEX] dựa theo pp đường chéo/
b/ m = 14,58 đúng không.
c/ chưa hiểu đầu bài

a) đúng
b)sai
c) đầu bài chỉ có thế :D
:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
 
L

longtt1992

a) đúng
b)sai
c) đầu bài chỉ có thế :D
:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-

Bài 2 nhé:
a/ 2 khí là NO và [TEX]N_2O[/TEX] dựa theo so sánh khối lượng với khối lượng trung bình mà 2 khí là 2 khí không màu nên không thể là [TEX]NO_2[/TEX]
[TEX]n_{NO} = 0,02, n_{N_2O} = 0,06[/TEX] dựa theo pp đường chéo/
b/ m = 7.29 đúng không.
c/ chưa hiểu đầu bài
sửa rồi đó. Bạn giải thích đầu bài câu c đi không hiểu
 
Top Bottom