1, Điện phân 100ml dung dịch CuSO4 với điện cực, sau một thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 12 gam . Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ vơi 100ml dung dịch H2S 1M. Nong độ mol của dung dịch CuSO4 trước khi điện phân là
A.1M ; B. 1,5M ; C. 2M ; D.2,5M
Tại catot: Cu2+ + 2e ---> Cu
...................x ---> 2x -----> x
Tại anot: 2H2O – 4e -----> O2↑ + 4H+
.....................z<----2x-------> x/2
khối lượng dd giảm =
mCu + mO2 = 64x + 32*x/2 = 80x gam ->
80x = 12 ->
x= 0.15
Sau điện phân:
CuSO4 (dư) + H2S ---> CuS ↓ + H2SO4
0.1 <-----------0.1
Vậy
- CuSO4 bị điện phân: 0.15
- CuSO4 dư : 0.1 mol
->
nCuSO4 ban đầu = 0.25 mol
-> C = n/V =
2.5 M . Đáp án
D nhé
2, Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng . Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thì thu được 4,6 gam kết tủa .
Phan trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp A là
A. 13,03 % ; B. 31,03% ; C. 68,03% ; D.68,97%
A + CO ---> B + CO2
Vậy nhiệm vụ của CO là
“ăn cắp” oxy trong oxyt của A
CO + [O] ----> CO2 (ở đây [O] tượng trưng cho oxy bị CO lấy đi khỏi oxyt)
nO (bị ăn cắp) = nCO2 = n CaCO3 = 0.046 mol
-> mO (bị ăn cắp) = 0.046* 16 = 0.736 gam
->
mA = mB + mO(bị lấy đi)= 4.784 +0.736 =
5.52 gam
Trong hh A gọi: x = nFeO, y = nFe2O3. Ta có hệ
Em giải ra rồi tính nốt nhé. Anh không có casio
3, Dẫn khí CO từ từ qua ống sứ đựng 14 gam CuO , Fe2O3 , FeO nung nóng một thời gian thu được m gam chất rắn X. Toàn bộ khí thu được sau phản ứng được dẫn chậm qua dung dịch Ca(OH)2 dư , kết tủa thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 2,8 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 6 gam ; B. 12 gam ; C. 8 gam ; D. 10 gam
Cái này làm tương tự bài 2, CO cũng lấy đi oxy trong oxyt. n[O]= nCO=nCO2 = 0.125
-> mO bị lấy đi = 2 gam
vậy m =14 - 2 = 12 gam
Đáp án B
a cho e hỏi muốn học tốt hoá nên học như thế nào hả a, chỉ cho e một số kinh nghiệm đi. Cám ơn a nhé!
Muốn học tốt các môn, không riêng gì hoá thì em phải học nghiêm túc. Tức là phải hiều thực sự vấn đề, chứ không phải chỉ nắm được cái hiện tượng bề mặt. Ví dụ anh hỏi HNO3 (dư)tác dụng với Fe thì tạo muối gì? em sẽ trả lời được là Fe lên Fe3+, nhưng nếu anh hỏi tại sao lại thế mà em trả lời "Thầy giáo với SGK đều bảo thế" là không được
)
Sau khi đã hiểu vấn đề, thì việc tiếp theo là phải làm bài tập để hiểu thêm. Bài tập chính là công cụ để kiểm tra lại em có thực sự nắm rõ vấn đề hay không, đồng thời nó cũng là một công cụ để truyền đạt thêm lý thuyết. Thông qua làm bài tập, em sẽ nhìn vấn đề trên nhiều mặt, nhiều phương diện và có đánh giá của riêng mình. Nhờ đó em sẽ không đánh giá một cách phiến diện và chủ quan như kiểu " thầy bói xem voi". Ví dụ anh lại hỏi: HNO3 tác dụng với Fe cho muối gì? Nếu em trả lời ra Fe(NO3)3 là chưa đúng. Nếu Fe còn dư nó sẽ tác dụng lại với Fe(NO3)3 để tạo muối sắt II Fe(NO3)2 vậy dung dịch có thể là muối sắt II, sắt III hoặc cả hai muối. Giống như hai người tù nhân cùng nhìn qua chấn song sắt:
một người thấy những vì sao, còn người kia thì thấy bùn lầy. Vấn đề ở đây không phải là "văn chương" hay ẩn dụ gì hết, anh giả thiết ở đây hai tên tù nhân là những tên chỉ
có dạ dày, chứ
không có tâm hồn ) Vấn đề là ở
góc nhìn. Nếu em chịu đọc nhiều, chịu làm bài tập nhiều, chịu va vấp nhiều thì kiến thức của em sẽ cũng nhiều lên.
Kiến thức là một hàm đồng biến của nỗ lực ) .
Một chú ý nữa là làm việc gì cũng phải có khoa học, có kế hoạch. Như thế mới tiết kiệm thời gian và công sức. Anh nghĩ em sẽ tìm được phương pháp học phù hợp. Nên dành một chút thời gian trong ngày để "suy nghĩ" về nững vấn đề đang gặp phải và tìm phương án giải quyết. Trong một bài báo anh đọc (anh không nhớ rõ lắm) một vị giáo sư già đã phải thốt lên: " giới trẻ ngày này bỏ thời gian suy nghĩ về bản thân, về tương lai của chính họ thậm chí còn ít hơn cả thời gian cân nhắc mua một chiếc áo đẹp"
Vì vậy em nên tập "suy nghĩ " mỗi ngày, đó là một vài kinh nghiệm của anh
>-
From Rocky