[Hóa]Giải bài theo yêu cầu

S

sao_bang_lanh_gia

Bài 1Một hon hợp (C2H2,C3H6,CH4) đốt cháy hoàn toàn 11g hôn hợp thu được 12,6 g nước .Mặt khác 5,6lít hôn hợp làm mất màu vừa đủ dd chưa 50 g Br2.Thành phần % theo V của các khí theo thứ tự trên lần lượt là :

Về bài này thì em có thể tham khảo các cách làm ở đây (khoảng 15 cách):

http://my.opera.com
/saobanglanhgia
/blog/bai-toan-huu-co-kinh-dien-12-cach-giai-cua-sao-bang-lanh-gia

(nhớ nối link nhé, bài viết này đã được Tạp chí Hóa học và Ứng dụng chọn đăng 2 lần)

cả 3 em này đều có thể tạo LK hidro, không những với các phân tử khác loại mà còn với chính các phân tử cùng lọai nữa.
  • Số liên kết cùng loại: là 3
  • Số liên kết khác loại:tổ hợp chập 2 của 3 và = 3(vì cứ 2 cái khác loại thì cho 1 liên kết mới, giống như chọn ra 2 phần tử trong 3 phần tử và không sắp thứ tự vì liên kết hydro của A với B cũng như của B với A). Bạn có thể đếm cũng được, nhưng nếu nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long mà họ cao hứng cho 1000 chất thì hơi mệt đấy :))
Vậy có 3+3 =6 loại
:)>-
From Rocky

Mỗi cặp khác loại có 2 kiểu liên kết Hiđro (O cái này - H cái kia và ngược lại) nên đáp án đúng phải là 9! (3 + chỉnh hợp chập 2 của 3)

anh giúp em bài này với
Đun nhẹ hchc X với dd AgNO3/NH3 thu được sp Y.Y tác dụng với dd HCl hoặc NaOH thì đều cho 2 khí vô cơ A và B.Vậy X có thể là:
A.HCOOH,HCOONa
B.HCHO,HCOOH,HCOONH4
C.HCOOCH3,HCOONH4
D.HCHO,HCOOH

Đề bài này không chính xác, tất cả các chất ở đây đều có khả năng tạo CO2 và NH3 như đề bài nói!
 
R

rocky1208

Về bài này thì em có thể tham khảo các cách làm ở đây (khoảng 15 cách):

http://my.opera.com
/saobanglanhgia
/blog/bai-toan-huu-co-kinh-dien-12-cach-giai-cua-sao-bang-lanh-gia

(nhớ nối link nhé, bài viết này đã được Tạp chí Hóa học và Ứng dụng chọn đăng 2 lần)



Mỗi cặp khác loại có 2 kiểu liên kết Hiđro (O cái này - H cái kia và ngược lại) nên đáp án đúng phải là 9! (3 + chỉnh hợp chập 2 của 3)



Đề bài này không chính xác, tất cả các chất ở đây đều có khả năng tạo CO2 và NH3 như đề bài nói!
Em cám ơn thầy.
Mỗi cặp khác loại có 2 kiểu liên kết Hiđro (O cái này - H cái kia và ngược lại) nên đáp án đúng phải là 9! (3 + chỉnh hợp chập 2 của 3)
Tại em không nghĩ là lại tính cả cái kiểu kia nữa nên mới dùng tổ hợp. Tư duy sai nên tính sai :-< hì hì
 
E

eart_sun

thầy và các bạn giải hộ em bài này nhé:
hh X gồm ãit panmitic, áittearic, ãit lionleic, để trung hòa m gam X cần 40ml đ NaOH 1M. mặt khác đốt cháy hoàn toàn m g X thu dc 15,232 lít khí C02 (dkc) và 11,7 g nước. số mol của ãit lionleic trong X?
 
R

rocky1208

thầy và các bạn giải hộ em bài này nhé:
hh X gồm ãit panmitic, áittearic, ãit lionleic, để trung hòa m gam X cần 40ml đ NaOH 1M. mặt khác đốt cháy hoàn toàn m g X thu dc 15,232 lít khí C02 (dkc) và 11,7 g nước. số mol của ãit lionleic trong X?
hh gồm
  • Acid panmitic: C15H31COOH-> C16H32O2 x mol
  • Acid stearic: C17H35COOH -> C18H36O2 y mol
  • Acid linoleic: C17H31COOH -> C18H32O2 z mol
Cách 1: tính toán thông thường.
  • x+y+z = nNaOH =0.04 mol
  • 16x+18y+18z =nCO2 =0.68 mol
  • 32x+36y+32z= nH =2nH2O =1. 3 mol
giải hệ ra: x=0.02, y=0.005, z=0.015
Vậy n Linoleic = 0.015
Cách 2: bạn chú ý panmiticstearic đều no, đơn chức-> đốt cho nCO2=nH2O, như vậy không làm CO2 và H2O chênh nhau, nhưng linoleic có thêm hai nối đôi trong phân tử nên CmH2m-4O2 đốt sẽ cho mCO2 và (m-2)H20 vậy độ chênh của CO2 và H2O là do linoleic, nLinoleic=(nCO2-nH2O)/2 = 0.015. Bạn nhìn phía dưới nhé
CmH2m-4 +(....)O2------> mCO2 + (m-2)H2O
amol-------------------> ma mol----> (m-2)a mol

Vậy nCO2-nH2O = ma-(m-2)a = 2a =2 n linoleic. vậy nLinoleic=(nCO2-nH2O)/2
Cách 2 dùng làm trong trắc nghiệm sẽ nhanh hơn :)
:)>-
From Rocky
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Hôm nay Rocky ngứa tay post một bài giải trí nhé ;)
chứng minh công thức tổ hợp sau đây bằng cách "tốt" nhất có thể: C(k,n) = C(n-k,n) .ghi chú C(a, b) là tổ hợp chập a của b.
:)>-
From Rocky
 
Last edited by a moderator:
T

truyen223

giúp em bài nhé
1 . cho hh x mol CuFeS2 và y mol Cu2s + H2SO4 đặc -> z mol SO2
Biểu thức liên hệ x , y ,z là ???

2 . A1 và A2 là các hchc đều phản ứng với CaCO3, biết A1 đơn chức . Đốt cháy hoàn toàn 0,3mol X thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Trung hòa 0,3 mol X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần % (theo số mol) của A1
A. 33,33 B. 46,67 C.50 D.66,67

3. Cho m gam rượu no X tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 47/3 ) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng rắn giảm 2,4 gam. Mặt khác đốt a mol Z, thu được b mol CO2
với b=a+c. Giá trị của m là
A.4,65 B. 9,3 C. 4,35 D. 4,5


4. CÓ phải nhiệt độ sôi và tính tan ngược nhau k anh ?

giảng kĩ viết hay tí anh nha ^^!!!

Câu hỏi ngoài lề , anh dc bao nhiêu điểm ĐH anh ? Kiến thức anh khủng wa $$

CAnh thiu trước
 
Last edited by a moderator:
Z

zzthaemzz

Câu 1 viết pt ra là thấy à bạn
2 FeCuS2 + 18 H2SO4 -> 2 CuSO4 + Fe2(SO4)3 + 17 SO2 + 18 H2O
-----x----------------------------------------------------------> 8.5x
Cu2S + 6 H2SO4 -> 2CuSO4 + 5 SO2 + 6 H2O
---y-----------------------------------> 2.5y
ta có hệ thức 8.5x + 2.5y = z
Câu 2
tác dụng với CaCO3 => cả 2 là axit
nCO2 = 0.5 mol
=> số C trung bình = 0.5/0.3 = 1.6
=> có axit có 1 C
mà A1 là axit đơn chức
=> A1 là HCOOH
gọi axit thứ 2 là CxHyOz
HCOOH : a mol
CxHyOz : b mol
ta có hệ a + x.b = 0.5 (số mol CO2)
a + b.z/2 = 0.5 (số mol NaOH)
=> x=z/2
=> công thức đơn giản nhất là (COOH)n
=> A2 là axit oxalic HOOCCOOH
ta có hệ a + b = 0.3
a + 2b = 0.5
=> a = 0.1 mol
b = 0.2 mol
=> %=a/(a+b)=33.33%
còn câu 3 tự nhiên có dòng A.4,65 B. 9,3 C. 4,35 D. 4,5 là sao thế bạn?
nếu mình có làm sai thì chỉ nhé
 
Last edited by a moderator:
A

anhhuyconan

C1 Dung dich nao lam quy tim hoa do ?
  • .H2NCH2COOH
  • Cl-NH3+-CH2COOH
  • H2NCH2COO-
  • H2N(CH2)2CH(NH2)COOH
  • HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH
    • 3
    • 2
    • 2,5
    • 1,4
C2 Ten goi nao sau day cua peptit
H2NCH2CONHCHCONHCH2COOH
  • Glixinalninglyxin
  • Alanylglyxylalanin
  • Glixylalanylglyxin
  • Alanylglyxylglyxyl
 
R

rocky1208

Câu 1: Bạn zzthaemzz làm đúng rồi đó :). Anh chỉ viết thêm cái pt nhường nhận e cho em dễ nhìn thôi.
Đối với CuFeS2
CuFeS2 - 13e ---------> Cu2+ + Fe3+ + 2S+4
S+6 + 2e ---------> S+4
Vậy hệ số là 13 và 2. Phương trình như của bạn zzthaemzz đã viết ở trên.​

Đối với Cu2S viết tương tự. Mấu chốt ở đây là cả phân tử CuFeS2 và Cu2S (coi như có số oxh = 0)đều tham gia nhường e, vì vậy không nên tách ra từng nguyên tố, như thế sẽ rất khó cân bằng. Thậm chí không cân bằng được.​
Câu 2: Cách của bạn zzthaemzz làm rất tốt đó :). Trong bài, bạn nhận xét rât tinh ý từ cái hệ
  • a + x.b = 0.5 (số mol CO2)
  • a + b.z/2 = 0.5 (số mol NaOH)
cho xb = bz/2. Tuy nhiên, nếu như bài mà không cho nNaOH =nCO2 (giả dụ nNaOH =0.6 chẳng hạn) thì ta cần phải đưa thêm vào phương trình: a+b = 0.3 (số mol hỗn hợp) rồi rút a theo b thế vào 2 phương trình trên.​
Câu 3: Anh đoán cái đề là :
Cho m gam rượu no X tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 47/3 ) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng rắn giảm 2,4 gam. Mặt khác đốt a mol Z, thu được b mol CO2 và và c mol nước; với b=a+c. Giá trị của m là
A.4,65 B. 9,3 C. 4,35 D. 4,5
Nếu vậy thì bài giải đây:
Gọi chất ZCxHyOz , có pứ:
CxHyOz + (….)O2----------> xCO2 +y/2H2O
a mol-------------------> ax mol----> ay/2 mol
b=a+c nên ax = a + ay/2 -> x = 1 +y/2 -> y =2x – 2.
-> Z = CxH2x-2Oz (1)
Do rượu no nên z là andehyt no hoặc xeton no (chú ý: no ở đây là no trong gốc R, tức R không có liên kết pi, chứ không tính liên kết pi trong chức). Z có z chức ---> có z liên kết pi trong các chức. nên công thức là CxH2x+2-2zOz. So sánh với công thức (1) Vậy 2x+2-2z = 2x-2 hay z =2 (2 chức)---> Z: CxH2x-2O2.
2.4 gam chất rắn giảm là khối lượng của Oxy trong CuO đi ra ngoài cùng với H2 của rượu để tạo H2O.
Ví dụ như phương trình sau cho dễ hiểu:
R-CH2-OH +CuO ---> R-CHO + Cu + H2O (2)
Vậy
  • nH2O= nO =2.4 /16 =0.15 mol
  • nZ = ½ nO (vì 2 chức) = 0.075 mol
vậy hỗn hợp Y gồm
  • 0.15 mol H2O
  • 0.075 mol Z: CxH2x-2O2 (có PTK là M)
-> n hhY = 0.15 + 0.075 =0.225 mol
Mà M hhY =47/3 *2 =94/3
Mtb = (0.075*M + 18*0.15)/ (0.075+0.15) = 47/3 *2
Giải ra cho M =58 ---> andehyt hai chức HOC – CHO vậy rượu tương ứng là etylen glycol CH2OH – CH2OH (M = 62)
n rượu = n andehyt = 0.075 ----> m rượu = 0.075*62 = 4.65 gam.
Vậy m = 4.65 gam
:)>-
From Rocky
 
R

rocky1208

4. CÓ phải nhiệt độ sôi và tính tan ngược nhau k anh ?
Cái này không thể so sánh như thế được bạn ạ. Có rất nhiều cặp chất A,B sao cho chất A sôi cao hơn B, nhưng lại tan kém B. nhưng có những cặp chất A', B' mà A' vừa sôi cao hơn lại vừa dễ tan hơn. Mình lấy ví dụ nhé.
Ví dụ 1:
Amoniac : sôi ở ~ -33 độ C, dễ tan trong nước vì tạo được liên kết Hydro với H2O
Oxy : sôi ở ~ - 183 độ C, khó tan khó tan trong nước
Vậy amoniac dễ tan đồng thời có nhiệt độ sôi cao hơn.​
Ví dụ 2:
Rượu etylic : sôi ~ 78, dễ tan trong nước.
Naphtalen : sôi ~ 218 độ C, cực kỳ khó tan do cấu trúc gốc hydrocacbon quá lớn, mà gốc này kỵ nước.​

Mình sẽ giải thích 2 vấn đề này:
Nhiệt độ sôi và nóng chảy: phụ thuộc vào ba yếu tố sau:
1. Phân tử khối: càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
2. Liên kết H: nếu có thêm liên kết H thì nhiệt độ sôi sẽ cao hơn vì liên kết chặt chẽ hơn với H2O.
3. Cấu trúc phân tử: càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp vì gia tăng cấu trúc cầu, làm giảm diện tích tiếp xúc giữa các phân tử.​
Mình đã viết khá chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại ĐÂY.

Tính tan: phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố:
1. Cấu trúc phân tử: Một hợp chất hữu cơ thường có dạng R-X với Rgốc hydrocacbon (phần kỵ nước - ưa dầu mỡ: tính lipophin) và X phần chức (ưa nước - tính hydrophin). Khi đó nếu gốc R quá lớn so với X thì tính kỵ nước sẽ tăng---> khó tan. Đó là lý do tại sao rượu, andehyt, acid.... sẽ ít tan dần khi mạch cacbon tăng.
2. Liên kết H: có liên kết H thì phân tử có thể tạo liên kết H với các phân tử nước. Do đó bạn tưởng tượng như nó "chui" được vào trong nước. Vì vậy sẽ dễ tan hơn.​
Để hiểu thêm về ảnh hưởng của liên kết H với tính tan và nhiệt độ sôi thì bạn vào ĐÂY nhé

Câu hỏi ngoài lề , anh dc bao nhiêu điểm ĐH anh ?
Mình không trả lời câu hỏi ngoài lề đâu nhé. Admin thấy, ban nick thì toi :p
:)>-
From Rocky
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

câu 1 có cách khác không bạn
bảo toàn e dc k ? Viết pt trâu bò wa
Bản chất nó là bảo toàn e mà, chủ yếu mình nghĩ là để thế sẽ tường tận, các bạn biết nó sẽ tạo ra cái gì. Nếu bạn thích ngắn gọn thì đây :):
Sơ đồ nhường:
CuFeS2 -13e --------> Cu2+ + Fe3+ + 2S+4
x mol --->13x mol -------------------------> 2x mol
Cu2S - 8e----------> 2Cu2+ + S+4
y mol--> 8y mol -----------------> y mol
Sơ đồ nhận:
S+6 + 2e ----> S+4
a mol ---> 2a -----> a mol​
vậy
13x+8y = 2a (bảo toàn e) (1)
a+ 2x + y =z (số mol SO2)(2)​
rút a= z-2x+y ở (2) thế vào (1) ta được
17x +6y =2z hay 8.5x + 6y =z
nói chung bạn thích dùng cách nào cũng được
:)>-
From Rocky
 
R

rocky1208

C1 Dung dich nao lam quy tim hoa do ?
  • .H2NCH2COOH
  • Cl-NH3+-CH2COOH
  • H2NCH2COO-
  • H2N(CH2)2CH(NH2)COOH
  • HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH
    • 3
    • 2
    • 2,5
    • 1,4
C2 Ten goi nao sau day cua peptit
H2NCH2CONHCHCONHCH2COOH
  • Glixinalninglyxin
  • Alanylglyxylalanin
  • Glixylalanylglyxin
  • Alanylglyxylglyxyl
1. Dung dịch 2 và 5 nhé
  • Cl-NH3+-CH2COOH: đầu amin đã bị trung hòa bởi HCl nên không còn tính bazo
  • HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH: số nhóm amin: -NH2 là 1 mà số nhóm cacboxl: -COOH là 2 nên tính acid trội
2. Mình nghĩ bạn viết sai công thức (chỗ đoạn mình bôi đỏ ấy, nếu là CH sẽ không đủ hóa trị có lẽ bạn viết thiếu CH3 ở đó) đáng ra phải là H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH viết rõ ra là
H2NCH2CO-NHCH(CH3)CO-NHCH2COOH vậy tên nó sẽ là tên các aminoacid thành phần ghép lại theo đúng thứ tự: Gly-Ala-Gly
  • Glyxin: H2N-CH2-COOH
  • Alanin: NH2-CH(CH3)-COOH
:)>-
From Rocky
 
M

meoxinhtuoi

C1 Dung dich nao lam quy tim hoa do ?
  • .H2NCH2COOH
  • Cl-NH3+-CH2COOH
  • H2NCH2COO-
  • H2N(CH2)2CH(NH2)COOH
  • HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH
    • 3
    • 2
    • 2,5
    • 1,4
C2 Ten goi nao sau day cua peptit

H2NCH2CONHCHCONHCH2COOH
  • Glixinalninglyxin
  • Alanylglyxylalanin
  • Glixylalanylglyxin
  • Alanylglyxylglyxyl
2,5
câu 2: hình như không có đáp án nào đúng cả bạn ợi, xem lại đề hộ mình nha!!!!!!

Bạn lưu ý cách đọc tên peptit
Đọc Tên gốc axyl của các a-aminoaxit bắt đầu từ đầu N kết thúc là tên của axit đầu C
Đâu N(còn nguyên -NH2)
Đầu C(còn nguyên-COOH)Thank tớ đi;)
 
M

meoxinhtuoi

Cái này không thể so sánh như thế được bạn ạ. Có rất nhiều cặp chất A,B sao cho chất A sôi cao hơn B, nhưng lại tan kém B. nhưng có những cặp chất A', B' mà A' vừa sôi cao hơn lại vừa dễ tan hơn. Mình lấy ví dụ nhé.
Ví dụ 1:
Amoniac : sôi ở ~ -33 độ C, dễ tan trong nước vì tạo được liên kết Hydro với H2O
Oxy : sôi ở ~ - 183 độ C, khó tan khó tan trong nước
Vậy amoniac dễ tan đồng thời có nhiệt độ sôi cao hơn.
Ví dụ 2:
Rượu etylic : sôi ~ 78, dễ tan trong nước.
Naphtalen : sôi ~ 218 độ C, cực kỳ khó tan do cấu trúc gốc hydrocacbon quá lớn, mà gốc này kỵ nước.
Mình sẽ giải thích 2 vấn đề này:
Nhiệt độ sôi và nóng chảy: phụ thuộc vào ba yếu tố sau:
1. Phân tử khối: càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
2. Liên kết H: nếu có thêm liên kết H thì nhiệt độ sôi sẽ cao hơn vì liên kết chặt chẽ hơn với H2O.
3. Cấu trúc phân tử: càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp vì gia tăng cấu trúc cầu, làm giảm diện tích tiếp xúc giữa các phân tử.
Mình đã viết khá chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại ĐÂY.

Tính tan: phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố:
1. Cấu trúc phân tử: Một hợp chất hữu cơ thường có dạng R-X với R là gốc hydrocacbon (phần kỵ nước - ưa dầu mỡ: tính lipophin) và X là phần chức (ưa nước - tính hydrophin). Khi đó nếu gốc R quá lớn so với X thì tính kỵ nước sẽ tăng---> khó tan. Đó là lý do tại sao rượu, andehyt, acid.... sẽ ít tan dần khi mạch cacbon tăng.
2. Liên kết H: có liên kết H thì phân tử có thể tạo liên kết H với các phân tử nước. Do đó bạn tưởng tượng như nó "chui" được vào trong nước. Vì vậy sẽ dễ tan hơn.
Để hiểu thêm về ảnh hưởng của liên kết H với tính tan và nhiệt độ sôi thì bạn vào ĐÂY nhé


Mình không trả lời câu hỏi ngoài lề đâu nhé. Admin thấy ban nick thì toi :p
:)>-
From Rocky
Anh Rocky anh thiếu rồi, nhiệt độ nóng chảy còn phụ thuộc tính đối xứng của phân tử nữa mà.
Ngoài ra khi so sánh tính tan cần nhớ một số cái như:
Những chất giống nhau tan tốt trong nhau(phân cực tan tốt trong phân cực...)
C6H6 ko tan trong nước
axit cacboxylic đơn chức, ancol đơn chức(C1->C3) tan vô hạn trong nước nữa
Thank em đi;)

 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Anh Rocky anh thiếu rồi, nhiệt độ nóng chảy còn phụ thuộc tính đối xứng của phân tử nữa mà.
Thank em đi;)
Ái chà, còn mèo này đào sâu gớm nhỉ :))
Cái vấn đề đối xứng này thuộc hiệu ứng lập thể (án ngữ không gian cũng là một loại hiệu ứng kiểu này). Anh chỉ biết sơ qua một chút ít, để hiểu kỹ về nó thì cần nhiều kiến thức chuyên ngành lắm. Thông thường người ta hay xét trong các hợp chất thơm là chủ yếu.
Một số hiệu ứng lập thể động tiêu biểu có thể kể ra là :
  • Hiệu ứng kề
  • Hiệu ứng qua nhân
  • Hiệu ứng sức căng vòng chưa no
Tuy nhiên, ở phổ thông không nên động đến vấn đề này. Mấy cái trên cũng tạm đủ dùng rồi. Thank cho con mèo phát ;)
:)>-
From Rocky
 
M

meoxinhtuoi

Mèo xinh tươi anh nak. Em chỉ biết sơ sơ thôi, mấy cái anh nói nghe lạ hoắc.
Em chỉ có đọc qua hiệu ứng ôct, cảm ứng, liên hợp, siêu liên hợp thôi. Nhưng mấy cái linh tinh đếy chỉ dùng so sánh tính axit, bazo; so sánh độ bền thôi.
P/s: anh biết nhiều nhỉ, thank lại anh phát vì sự hiểu biết của anh(nhớ kêu em là mèo xinh tươi nghen)
 
R

rocky1208

Mèo xinh tươi anh nak. Em chỉ biết sơ sơ thôi, mấy cái anh nói nghe lạ hoắc.
Em chỉ có đọc qua hiệu ứng ôct, cảm ứng, liên hợp, siêu liên hợp thôi. Nhưng mấy cái linh tinh đếy chỉ dùng so sánh tính axit, bazo; so sánh độ bền thôi.
P/s: anh biết nhiều nhỉ, thank lại anh phát vì sự hiểu biết của anh(nhớ kêu em là mèo xinh tươi nghen)
Em biết thế là nhiều rồi. Ba cái hiệu ứng cảm ứng, liên hợp, siêu liên hợp đủ để giải thích nhiều hiện tượng thông thường rồi, ngoài ra nó còn giúp giải thích cơ chế của ba phản ứng quan trọng nhất trong hóa hữu cơ là thế, cộng, tách (mấy cái electrophin với nucleophin đó anh cũng chỉ còn nhớ láng máng thôi, quên gần sạch rồi :)) )Tại hồi trước anh cũng thích hóa nên đọc linh ta linh tinh đủ các loại, nghĩ lại bây giờ cũng chẳng dùng đến mấy. Haizzz..... :(
:)>-
From Rocky
 
Z

zzthaemzz

Sơ đồ nhường:
CuFeS2 -13e --------> Cu2+ + Fe3+ + 2S+4
x mol --->13x mol -------------------------> 2x mol
Cu2S - 8e----------> 2Cu2+ + S+4
y mol--> 8y mol -----------------> y mol
anh cho em hỏi xíu.
MÌnh phải cân bằng sắt 3+ hệ số là 2 chứ anh?
vậy ta sẽ có quá trình nhường của CuFeS2 là
2CuFeS2 --------> 2Cu2+ + 4e + 2Fe3+ +6e + 4S4+ 16e
(tổng cộng là 26e)
đúng không nhỉ?
Cách của bạn zzthaemzz làm rất tốt đó :)
Hì.Cảm ơn anh đã khen :/">
 
Z

zzthaemzz

Quên mất.
Anh cho em hỏi bài này với

Cho hỗn hợp A gồm 3 Hidrocacbon khí X Y Z thuộc 3 dãy đồng đẳng và hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A và B theo tỉ lệ thế tích VA:VB=1.5:3.2 rồi đốt cháy. Sản phẩm sau phản ứng chỉ có CO2 và nước theo tỉ lệ thể tích là 1.3:1.2.
a) Tính tỉ khối của A so với H2 biết tỉ khối B so với H2 là 39
b)xác định công thức pt X Y Z biết khi cho 1.5 lít A lần lượt đi chậm qua 2 bình : bình 1 đựng AgNO3/NH3 dư, bình 2 đựng nước Br2 dư thì thấy thoát ra 0.4 lít khí,bình 1 tạo 6.4286 gam bạc axetilua,bình 2 bị nhạt màu.
 
A

anhhuyconan

1 Xà phòng hóa m gam este E bằng dd NaOH 25 % vừa đủ thu được dd X, cô cạn X thu được phần rắn có kl 23,76 g và phần hơi chỉ có nước có kl 30,96 g .m có giá trị là
A 209,84 B 82,88 C 16,32 D 14,4
2Đốt ch1y 1,6 g Este đơn chứ thu 3,52 g CO2 và 1,152 H2O . Cho 10 gam X td NaOH vừa đủ, cô cạn dd sau phản ứng thu 14 g muối khan Y. Cho Y td Axit vô cơ thu được Z ko phân nhánh. Z là :
A CH3[CH2]3COOH B CH2=[CH2]2COOH C HO[CH2]4COOH D HO[CH2]4OH
Anh oi giup e may bai nay
 
Top Bottom