[Hóa]Giải bài theo yêu cầu

R

rocky1208

Bài2 em làm đến CxHyOz(x trung bình)
được x:y=11:24
em định thử bằng số H nhưng pó tay, ý tưởng của em là muốn tìm ra C trung bình, không biết có lầm đường lạc lối ko
Lầm đường lạc lối rồi. :(
Anh đùa đấy :)) , đầu tiên anh cũng định làm theo cách đó. Dạng trông ngon thế kia mà, không dùng trung bình thì hơi phí. :))
Nhưng để ý kỹ lại thì đề có cho: thuộc các dãy đồng đẳng no đơn chức mạch hở. Cái hay mắc ở bọn em là bỏ qua "chữ" mà chỉ chăm chăm đến "số". Bây giờ chú ý nhé. Chữ hay số thì đều là dữ kiện có k/năng khai thác được hết.
p/s: em luôn thấy lúng túng trong các bài giái toán hỗn hợp đốt cháy, anh cho em bí quyết với ak
Cái này thì anh cũng không biết nói thế nào bây giờ :-??
Thế này nhé, thông thường em sẽ hay áp dụng bảo toàn nguyên tố và klg là chủ yếu. Đốt ta quan tâm đến nguyên tố vì vậy ta nên gộp các nguyên tử cùng loại lại với nhau. Ví dụ bài toán đốt rượu no đơn chức , mạch hở thì không ai ký hiệu là R-OH hay CnH2n+1 OH cả mà viết là CnH2n+2O. Đại khái là như thế :D Có thời gian anh sẽ post lên trên blog. Hôm nay anh mới post một bài về các phương pháp giải toán vô cơ lên đó. Hữu cơ nó chỉ không có bảo toàn electron thôi. Em lên đó xem nhé. Phần pp làm toán hữu cơ có anh sẽ post lần sau.
:)>-
From Rocky

PS: lần sau nếu cần gấp thì post sớm sớm tý nhé. :)|
 
Last edited by a moderator:
S

sao_bang_lanh_gia

Bài giải:
Rượu X no đơn chức mạch hở: giả sử số C = x suy ra số H =2x+2
Anđêhit Yno đơn chức mạch hở: giả sử số C = y suy ra số H =2y
Ax cacboxylic Z no đơn chức mạch hở: giả sử số C = z suy ra số H =2z

mà số H bằng nhau nên : 2x+2 = 2y = 2z -> x+1 =y=z
thêm nữa nH2O/nCO2 = 12: 11 nên nH/nC = 24/11: (2x+2)+2y+2z /(x+y+z) =24/11 > [(x+y+z)+x]/(x+y+z)= 12/11 hay x = x=11
vậy x =11, y =z = 12 nhé ;)
:)>-
From Rocky
Ps: online muộn không tốt cho sức khỏe, không phải phương pháp học tốt đâu ;)

Xem lại cách làm và kết quả em nhé, đáp án đúng là c!
 
S

sao_bang_lanh_gia

Bước 1: xác định M
Muối cacbonat là M2CO3
Ta có klg M2CO3 = 9.54, klg MOH =30*1.2*0.2 =7.2g
Do tất cả M sau phản ứng đều chuyển vào M2CO3 nên bảo toàn nguyên tố theo M ta có: Giả sử n M2CO3 =x thì n MOH= 2x.
klg M2CO3 = (2M+60)x =9.54 (1) klg MOH = 2x*(M+17)=7.2 (2)
Chia (1) cho 2 ta được (2M+60)/ (2M+34) = 9.54/7.2 = 1.325 →M = 23 (Na)

From Rocky
Bước xác định kim loại này dùng tăng - giảm khối lượng sẽ nhanh hơn rất nhiều em nhé!
 
R

rocky1208

Xem lại cách làm và kết quả em nhé, đáp án đúng là c!
Có nhầm tý xíu ở chỗ : [(x+y+z)+x]/(x+y+z)= 12/11 hay x=11 lẽ ra phải là : [(x+y+z)+1]/(x+y+z)= 12/11
Dạo này già nên lẩm cẩm: chữa lại
[(x+y+z)+1]/(x+y+z)= 12/11 -> 1/(x+y+z) =1/11 ->x+y+z =11
Mà x+1 =y=z thế vào (1) ta được : 3x +2 =11 -> x=3 , y=z = 4
Đúng là đáp án c. Nhưng nhắc lại : Cách làm không sai nhé
:)>-
From Rocky
Ps: bạn này bao nhiêu tuổi mà kêu mình bằng em vậy? :-SS
 
M

meoxinhtuoi

Cái này người ra đề hơi ác một tý là bắt em phải đẻ ý tinh một chút :)) Để ý thấy
  • glucozo : C6H12O6 -> (CH2O)6
  • fomandehyt: HCHO -> (CH2O)1
  • acid acetic: CH3CHO-> (CH2O)2
Vậy đốt 1 mol chất bất kỳ đều cho: nCO2 = nH2O =x ,

Ta có nO(trong hh) + nO(dùng ngoài) = nO( trongH2O và CO2) (ĐL bảo toàn nguyên tố mà :) )
  • nO( trongH2O và CO2) = x+2x =3x
  • Ta có nO(trong hh) = nC = x (vì cứ thấy 1 thằng C là lại thấy cái mặt của 1 thằng O ở đấy)
  • nO(dùng ngoài) = 2nO2 = 2*(2.24/22.4)=0.2 mol
vậy có pt: x+0.2=3x -> x= 0.1
vậy có
->Khối lượng CO2 và H2O là : 0.2*(44+18) =12.4 gam
Vậy bình tăng 12.4 gam
:)>-
From Roky

Anh: Bài1:em mới nghĩ ra đặt công thức chung hỗn hợp CnH2nOn + nO2-> nCO2+nH20
1mol amol amol
0,1 0,1 0,1mol
mtăng=mCO2+mH2O=0,1(18+44)=6,2
khác kết quả của anh ròy
Bài2: đáp án đúng là B ah, anh làm sai rồi, nhưng em chỉ biết đáp án thôi, ko biết cách làm
 
R

rocky1208

Bài1:em mới nghĩ ra đặt công thức chung hỗn hợp CnH2nOn + nO2-> nCO2+nH20
1mol amol amol
mtăng=mCO2+mH2O=0,1(18+44)=6,2
khác kết quả của anh ròy
Hự! b-(
Anh sai rồi, nhìn kỹ đoạn anh viết nhé
vậy có pt: x+0.2=3x -> x= 0.1
vậy có
->Khối lượng CO2 và H2O là : 0.2*(44+18) =12.4 gam
Vậy bình tăng 12.4 gam
Anh ra x = 0.1 thế nào lúc nhân lại nhân với 0.2 :-?? Dạo này lẩm cẩm quá
Cách của em làm được đấy, ngắn gọn, dễ hiểu.
Thanks trả lại phát :))
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Bài2: đáp án đúng là B ah, anh làm sai rồi, nhưng em chỉ biết đáp án thôi, ko biết cách làm
Cái này anh không đông tình [-(. Có thể là bài anh sai anh vẫn không đồng tình. Muốn xác định được đúng sai phải tự mình kiểm chứng, nếu có thể. Nếu không tự kiểm chứng được thì lúc đó mới dựa vào nguồn đáng tin cậy (ví dụ anh bảo nguyên tử có electron ngoài lớp vỏ, trong hạt nhân có proton và nơtron. Rõ ràng em không nhìn được electron hay prôtn nó như thế nào lúc đó mới "chấp nhận" dựa vào nguồn tin cậy như thầy cô, sách báo...). Bài này nằm trong khả năng của em. Vậy em phải tự mình kiểm chứng rồi mới kết luận được. Không nên dựa vào cái đáp án mà nói anh sai nhé, nhỡ đâu nó sai :). Em đã đọc và làm theo phương pháp của anh chưa?
Anh giải bài, mục đích không phải là cho các em đáp án mà muốn bày phương pháp và cách suy nghĩ để các em có thể làm tốt hơn. Các em lên đây cũng vậy, học hỏi cách làm là chính. Việc tính chính xác thì rèn luyện dần dần. Nếu không biết cách làm thì làm sao mà tính nhanh và chính xác được. Đừng tự biến mình thành cái máy đọc đáp án nhé. Đáp án là một nguồn đáng tin cậy để tham khảo, đôi khi làm không khớp, kiểm tra lại thấy mình sai. Đôi khi làm không khớp, kiểm tra lại thấy mình vẫn không sai .... mãi mới thấy mình sai. Vậy là đáp án có vai trò tốt. Nhưng đôi khi đáp án có thể sai. Nếu em coi nó là tôn chỉ để ra quyết định thì em đã đánh mất tính độc lập rồi đấy :)
Từ trước đến nay khoa học và xã hội phát triển được là nhờ những con người dám nghĩ khác, làm khác với những gì "được cho" là chân lý. Galile, Copecnic từng bị thiêu sống vì nói rằng trái đất hình cầu , nhưng thời bấy giờ "đáp án" ghi nó hình cái đĩa dẹt, và các ông bị gọi là những tay gàn dở. Bây giờ em thấy hai lão gàn dở đúng hay là cái đáp án đúng nào. Nhưng không phải thấy cái gì cũng cãi đâu nhé, phải gàn dở một cách có cơ sở :))
Ps: Anh không so sánh mình với hai lão ấy đâu nhé :p
 
Last edited by a moderator:
S

sao_bang_lanh_gia

Có nhầm tý xíu ở chỗ : [(x+y+z)+x]/(x+y+z)= 12/11 hay x=11 lẽ ra phải là : [(x+y+z)+1]/(x+y+z)= 12/11
Dạo này già nên lẩm cẩm: chữa lại
[(x+y+z)+1]/(x+y+z)= 12/11 -> 1/(x+y+z) =1/11 ->x+y+z =11
Mà x+1 =y=z thế vào (1) ta được : 3x +2 =11 -> x=3 , y=z = 4
Đúng là đáp án c. Nhưng nhắc lại : Cách làm không sai nhé
:)>-
From Rocky
Ps: bạn này bao nhiêu tuổi mà kêu mình bằng em vậy? :-SS

:) nếu là (3n - 1)/3n = 11/12 thì có phải là dễ dàng suy ra n = 4 không em?
(n là số nguyên tử C của anđehit và axit)
 
E

eart_sun

Bước 1: xác định M
Muối cacbonat là M2CO3
Ta có klg M2CO3 = 9.54, klg MOH =30*1.2*0.2 =7.2g
Do tất cả M sau phản ứng đều chuyển vào M2CO3 nên bảo toàn nguyên tố theo M ta có: Giả sử n M2CO3 =x thì n MOH= 2x.
klg M2CO3 = (2M+60)x =9.54 (1) klg MOH = 2x*(M+17)=7.2 (2)
Chia (1) cho 2 ta được (2M+60)/ (2M+34) = 9.54/7.2 = 1.325 →M = 23 (Na)
Bước 2: Xác định Acid

Bài cho:
  • nNaOH = 7.2/40 = 0.18 mol
  • nEste = 0.1 mol
  • nNa2CO3 = 1/2 nNaOH = 0.09 mol
  • m(H20+CO2) = 9.54 gam
Este ko thể là của phenol vì nếu este là este của phenol sẽ có 2 pứ
RCOO-R’ + NaOH →RCOONa + R’-OH
R’-OH (phenol) + NaOH →RONa +H2O
Như vậy thì số mol NaOH cần dùng = 2n este = 0.2 mà nNaOH cho =0.18 (mà đấy là còn dư) → Este bình thường. Chất rắn A là RCOONa(0.1) và NaOH dư (0.08).

Giả sử Acid RCOOH có dạng CxHyCOOH -> A chứa
  • 0.1 mol CxHyCOO-Na hay C(x+1)HyCO2-Na (dồn các nguyên tố lại)
  • 0.08 mol NaOH
Vậy nC = (x+1)*0.1 ,nH = 0.1* y + 0.08

Sau khi đốt thu được:
  • 0.09 mol Na2CO3 -> nC (trong Na2CO3) = 0.09 -> nC (trong CO2) =(x+1)*0.1 – 0.09 =0.1x -0.01 -> nCO2 = 0.1x +0.01 -> mCO2 = (0.1x+0.01)*44
  • Toàn bộ (0.1* y + 0.08) mol H chuyển vào H2O nên nH2O =1/2 nH = (0.1* y + 0.08)/2 -> mH20 = 18*(0.1* y + 0.08)/2 = 0.9y+0.72 gam
mH2O +mCO2 = 8.26 nên -> (0.1x+0.01)*44 + 0.9y+ 0.72 = 8.26
Rút ra 4.4x+0.9y =7.1 -> y = (7.1 – 4.4x)/0.9 rút ra x =1 thì y =3
Vậy Acid là CH2=CH-COOH (Acrylic)
Bài này hơi phức tạp đấy, anh dựa chủ yếu vào bảo toàn nguyên tố. Nếu e ko hiểu chỗ nào cứ PM nhé.
:)>-
From Rocky
anh rocky ơi, anh giải thích giúp em chỗ số mol C trong C02, em nghĩ là 0,1(x+2)-0,09 mà nếu như vậy thì vô nghiệm, số mol C02 như anh làm thì em ko hiểu vì tất cả C trong muối đều chuyển Na2C03 và C02 ạ. em Cám ơn anh nhiều lắm ạ. anh rocky cho em hỏi, anh hiện là sinh viên hay là thầy ạ? em mới vào hocmai ko bao lâu nên ko hiểu, thầy ở đây có nghĩa là ai ạ?
 
R

rocky1208

anh rocky ơi, anh giải thích giúp em chỗ số mol C trong C02, em nghĩ là 0,1(x+2)-0,09 mà nếu như vậy thì vô nghiệm, số mol C02 như anh làm thì em ko hiểu vì tất cả C trong muối đều chuyển Na2C03 và C02 ạ. em Cám ơn anh nhiều lắm ạ. anh rocky cho em hỏi, anh hiện là sinh viên hay là thầy ạ? em mới vào hocmai ko bao lâu nên ko hiểu, thầy ở đây có nghĩa là ai ạ?
Anh có viết thế này:
Giả sử Acid RCOOH có dạng CxHyCOOH -> A chứa
  • 0.1 mol CxHyCOO-Na hay C(x+1)HyCO2-Na (dồn các nguyên tố lại)
  • 0.08 mol NaOH
Vậy nC = (x+1)*0.1 ,nH = 0.1* y + 0.08
A chứa 0.1 mol CxHyCOO-Na , cái này có x+1 nguyên tử C(tính cả 1 C trong cái -COO- nhé) nên phải là x+1 chứ em lấy x+2 ở đâu ra?
Còn nữa, A có chứa thêm 0.08 mol NaOH, cái này không có C nên không chứa vì vậy toàn bộ C chỉ có trong CxHyCOO-Na và là (x+1)*0.1 mol. Số C này sau khi đốt , một phần chạy vào Na2CO3, Một phần chạy vào khí CO2. Tìm số mol C trong 2 chất này cộng lại thì phải bằng nguyên si (x+1)*0.1 mol ban đầu.
:)>-

From Rocky
Ps:
em Cám ơn anh nhiều lắm ạ. anh rocky cho em hỏi, anh hiện là sinh viên hay là thầy ạ? em mới vào hocmai ko bao lâu nên ko hiểu, thầy ở đây có nghĩa là ai ạ?
Em nhìn nickname sao_bang_lanh_gia kia kìa. Đấy là thầy giáo đấy. Anh mới phát hiện ra hôm này khi vào mục profile. Em vào thì biết. Thầy còn cho cả cái blog to đùng kia thây.
anh hiện là sinh viên hay là thầy ạ
Hờ hờ, hỏi hay nhỉ. Thế em nghĩ anh giống thầy giáo lắm hả. Có ông thầy nào cười thế này không :))=)):(|) ? Mà có học trò nào lại gọi thầy là "Anh Rocky" bao giờ. Hỏi vớ hỏi vẩn :))
 
Last edited by a moderator:
M

meoxinhtuoi

Cái này anh không đông tình [-(. Có thể là bài anh sai anh vẫn không đồng tình. Muốn xác định được đúng sai phải tự mình kiểm chứng, nếu có thể. Nếu không tự kiểm chứng được thì lúc đó mới dựa vào nguồn đáng tin cậy (ví dụ anh bảo nguyên tử có electron ngoài lớp vỏ, trong hạt nhân có proton và nơtron. Rõ ràng em không nhìn được electron hay prôtn nó như thế nào lúc đó mới "chấp nhận" dựa vào nguồn tin cậy như thầy cô, sách báo...). Bài này nằm trong khả năng của em. Vậy em phải tự mình kiểm chứng rồi mới kết luận được. Không nên dựa vào cái đáp án mà nói anh sai nhé, nhỡ đâu nó sai :). Em đã đọc và làm theo phương pháp của anh chưa?
Anh giải bài, mục đích không phải là cho các em đáp án mà muốn bày phương pháp và cách suy nghĩ để các em có thể làm tốt hơn. Các em lên đây cũng vậy, học hỏi cách làm là chính. Việc tính chính xác thì rèn luyện dần dần. Nếu không biết cách làm thì làm sao mà tính nhanh và chính xác được. Đừng tự biến mình thành cái máy đọc đáp án nhé. Đáp án là một nguồn đáng tin cậy để tham khảo, đôi khi làm không khớp, kiểm tra lại thấy mình sai. Đôi khi làm không khớp, kiểm tra lại thấy mình vẫn không sai .... mãi mới thấy mình sai. Vậy là đáp án có vai trò tốt. Nhưng đôi khi đáp án có thể sai. Nếu em coi nó là tôn chỉ để ra quyết định thì em đã đánh mất tính độc lập rồi đấy :)
Từ trước đến nay khoa học và xã hội phát triển được là nhờ những con người dám nghĩ khác, làm khác với những gì "được cho" là chân lý. Galile, Copecnic từng bị thiêu sống vì nói rằng trái đất hình cầu , nhưng thời bấy giờ "đáp án" ghi nó hình cái đĩa dẹt, và các ông bị gọi là những tay gàn dở. Bây giờ em thấy hai lão gàn dở đúng hay là cái đáp án đúng nào. Nhưng không phải thấy cái gì cũng cãi đâu nhé, phải gàn dở một cách có cơ sở :))
Ps: Anh không so sánh mình với hai lão ấy đâu nhé :p

Em làm ra kết quả như anh nhưng khác đáp án của sách, nghe anh nói thấy tự tin hơn rồy
Em đặt công thức: anđêhit:CnH2n0 1mol
axit: CnH2nO2 1mol
rượu: C(n-1)H2(n-1)+2)0= Cn-1H2n0 1mol
nCO2:nH20=11:12=> nC:nH=11:24
giải pt: (3n-1):6n=11:24=>n=4
p/s: kề thừa và phát huy của anh đấy, không tồi chứ. Tất nhiên ko thể so sánh anh với 2 ông ấy rồi nhưng anh hơn 2 ông ấy là.... biết dùng internet rồy:D:D
Mà anh post hộ em phương pháp giải hóa hữu cơ với, thank anh phát nữa...;)
 
N

no.one

Anh rocky xem cho em

Bài 1Một hon hợp (C2H2,C3H6,CH4) đốt cháy hoàn toàn 11g hôn hợp thu được 12,6 g nước .Mặt khác 5,6lít hôn hợp làm mất màu vừa đủ dd chưa 50 g Br2.Thành phần % theo V của các khí theo thứ tự trên lần lượt là :

Bài 2: Craking ankan A người ta thu được hôn hợp B gồm ( 2 ankan , ankan )_Tỉ khối hơi của B so vs H2=14,5
Khi dẫn hỗn hợp khí B qua dd Br2 dư , khôi slượng hỗn hợp khí giảm đi 55,52% .CTPT của A

Bài 3. Cho dd gồm H2O, C2H5OH,CH3OH .Số lk hidro trong dd là
 
R

rocky1208

Bài 1Một hon hợp (C2H2,C3H6,CH4) đốt cháy hoàn toàn 11g hôn hợp thu được 12,6 g nước .Mặt khác 5,6lít hôn hợp làm mất màu vừa đủ dd chưa 50 g Br2.Thành phần % theo V của các khí theo thứ tự trên lần lượt là :
nH20 = 0.7 -> nH=1.4 mol-> mH =1.4 gam
mà hh là hydrocacbon nên chỉ có C và H -> mC = 11-1.4 =9.6 gam-> nC=0.8 mol. Tức hh luôn có tỷ lệ nC:nH =8:14

Trong phản ứng với Br2, giả sử nC2H2 =a, nC3H6 =b, nCH4 =c. Ta có
a+b+c = 0.25
C2H2 + 2Br --->...
a ------->2a
C3H6+ Br2----->
b-------->b
vậy n Br2 =a+2b = 0.3125
lại có nC= 2a+3b+c, và nH = 2a+6b+4c
nC:nH =8:14 nên (2a+6b+4c)/(2a+3b+c) =14/8 <-> 2a-b-3c =0
vậy có cái hệ 3 pt ba ẩn
  • a+b+c = 0.25
  • a+2b = 0.3125
  • 2a-b-3c =0
mình ra x=7/64 =14/128, y=13/128, z=5/128
Vậy %C2H2 ~% C3H6 =43.75% , %CH4 ~12.5 %
Bạn check lại xem mình có sai chỗ nào không. Tại số lẻ nên không yên tâm :)
:)&gt;-
from Rocky
 
R

rocky1208

Bài 3. Cho dd gồm H2O, C2H5OH,CH3OH .Số lk hidro trong dd là
cả 3 em này đều có thể tạo LK hidro, không những với các phân tử khác loại mà còn với chính các phân tử cùng lọai nữa.
  • Số liên kết cùng loại: là 3
  • Số liên kết khác loại:tổ hợp chập 2 của 3 và = 3(vì cứ 2 cái khác loại thì cho 1 liên kết mới, giống như chọn ra 2 phần tử trong 3 phần tử và không sắp thứ tự vì liên kết hydro của A với B cũng như của B với A). Bạn có thể đếm cũng được, nhưng nếu nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long mà họ cao hứng cho 1000 chất thì hơi mệt đấy :))
Vậy có 3+3 =6 loại
:)&gt;-
From Rocky
 
C

conech123

nH20 = 0.7 -> nH=1.4 mol-> mH =1.4 gam
mà hh là hydrocacbon nên chỉ có C và H -> mC = 11-1.4 =9.6 gam-> nC=0.8 mol. Tức hh luôn có tỷ lệ nC:nH =8:14

Trong phản ứng với Br2, giả sử nC2H2 =a, nC3H6 =b, nCH4 =c. Ta có
a+b+c = 0.25
C2H2 + 2Br --->...
a ------->2a
C3H6+ Br2----->
b-------->b
vậy n Br2 =a+2b = 0.3125
lại có nC= 2a+3b+c, và nH = 2a+6b+4c
nC:nH =8:14 nên (2a+6b+4c)/(2a+3b+c) =14/8 <-> 2a-b-3c =0
vậy có cái hệ 3 pt ba ẩn
  • a+b+c = 0.25
  • a+2b = 0.3125
  • 2a-b-3c =0
mình ra x=7/64 =14/128, y=13/128, z=5/128
Vậy %C2H2 ~% C3H6 =43.75% , %CH4 ~12.5 %
Bạn check lại xem mình có sai chỗ nào không. Tại số lẻ nên không yên tâm :)
:)&gt;-
from Rocky
Anh xem lại bài làm nhé :D
em ra %C2H2 = 50% ; %C3H6 =%CH4 = 25%
Số đẹp :D

p/s : em ko hiểu cách của anh lắm , em làm khác cách anh nên ko kiểm tra anh đúng sai thế nào đc .
 
R

rocky1208

Bài 1
Bài 2: Craking ankan A người ta thu được hôn hợp B gồm ( 2 ankan , ankan )_Tỉ khối hơi của B so vs H2=14,5
Khi dẫn hỗn hợp khí B qua dd Br2 dư , khôi slượng hỗn hợp khí giảm đi 55,52% .CTPT của A
Bạn check giùm đề với, cái đoạn tô xanh ấy. 2ankan và anken hay ankin. Hay 2 chất: 1 ankan, 1 anken.
 
C

conech123

cả 3 em này đều có thể tạo LK hidro, không những với các phân tử khác loại mà còn với chính các phân tử cùng lọai nữa.
  • Số liên kết cùng loại: là 3
  • Số liên kết khác loại:tổ hợp chập 2 của 3 và = 3(vì cứ 2 cái khác loại thì cho 1 liên kết mới, giống như chọn ra 2 phần tử trong 3 phần tử và không sắp thứ tự vì liên kết hydro của A với B cũng như của B với A). Bạn có thể đếm cũng được, nhưng nếu nhân dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long mà họ cao hứng cho 1000 chất thì hơi mệt đấy :))
Vậy có 3+3 =6 loại
:)&gt;-
From Rocky

Em nghĩ là 8 lk
dd 1 ancol1+ H20 có 4 loại lk H :
  • ancol - H2O (2 cái)
  • H20 - H2O (1)
  • ancol-ancol (1)

ancol # cũng tương tự nhưng ko có lk H2O-H2O mà thay vào đó là ancol # với ancol 1

4 + 4 = 8

Anh thử xem lại nào :-?
 
M

mai_s2a3_93

tiện a giải giùm e bài này nhé:
xà phòng hoá 10g 1 lipit trung tính cần 1.68g KOH .từ 1 tấn lipit trên điều chế đc bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72%
 
Top Bottom