[Hóa]Giải bài theo yêu cầu

R

rocky1208

3: cho m gam hh Mg ; Al vào a gam dd HNO3 24% . sau khi KL tan hết có 0,4 mol hhX: NO; N2O ; N2 và dd A . thêm 1 lượng O2 vđủ vào dd X thu đc hh khí Y . Dẫn Y từ từ qua đd NaOH dư còn lại 0,2 mol hh Z; dZ/H2= 20. nếu cho dd NaOh vào A để lượng ktủa max thì thu đc 62,2 g ktủa . HNO3 lấy dư 20% so vs lượng cần thiết . tính m ; a ; C% các chất trong A

p/s: e tự ko fai?cop
Em vẫn chép đề sai rồi :(, thêm O2 vào khí X chứ vào dd X thì ra làm sao được khí :-??
Nhận xét như sau:

  • X là hh : NO; N2O ; N2
  • Y là hh NO2, N2O, N2
  • Z là hh N2O, N2
Ta có tiếp

  • nX= 0.4 mol
  • nZ= 0.2 mol
-> nNO = 0.4 - 0.2 = 0.2 mol
dZ/H2 = 20 -> M (Z) = 40. -> m(Z) = 8 gam
gọi x= nN2O , y = nN2 ta có hệ

  • x + y = 0,2
  • 44x + 28y = 8
giả ra cho x = 0.15 mol; y = 0.05 mol

gọi a là nMg, b là nAl -> n e nhường = 2a+3b
ne nhận = 3nNO + 8nN2O + 10 nN2 = 2.3 mol
vậy có pt: 2a+3b = 2.3 (I)
Theo giả thiết : ktủa max thì thu đc 62,2 g nên ta có:
58a + 78b = 62,2 (II)
giải hệ

  • 2a+3b = 2.3 (I)
  • 58a + 78b = 62,2
cho a = 0.4 và b = 0.5
Còn lại em tính nốt nhé

:)>-
From Rocky


 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

nếu cho dd NaOh vào A để lượng ktủa max thì thu đc 62,2 g ktủa . HNO3 lấy dư 20% so vs lượng cần thiết . tính m ; a ; C% các chất trong A


HNO3 lấy dư 20% so vs lượng cần thiết......lquan j tới tính toán vậy anh


Theo giả thiết : ktủa max thì thu đc 62,2 g nên ta có: 58a + 78b = 62,2 (II).... chỗ này anh giải thích júp em nhé

Còn lại em tính nốt nhé

:)>-
From Rocky
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

anh ơi cho em hỏi bài này làm thế nào
1) dd axit fomic 3% (d=1g/ml) . pH của dd này có giá trị là 2 cần pha loãng dd này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dd có độ điện li của axit tăng lên 10 lần .
2) dd axit fomic 3% (d=1g/ml) .khi pha loãng dd này 120 lần thì độ điện li của axit tăng 10 lần tính pH của dd trước khi pha loãng
 
R

rocky1208

nTheo giả thiết : ktủa max thì thu đc 62,2 g nên ta có: 58a + 78b = 62,2 (II).... chỗ này anh giải thích júp em nhé
Khi lượng kết tủa max thì sẽ sinh ra a mol Mg(OH)2 và b mol Al(OH)3, nghĩa là Al(OH)3 không bị hòa tan thêm bởi NaOH. Mà Mg(OH)2 =58 , Al(OH)3 =78 nên có pt 58a + 78b = 62.2
HNO3 lấy dư 20% so vs lượng cần thiết......lquan j tới tính toán vậy anh
Cái này em tính lượng HNO3 cần dùng vừa đủ ra, sau đó cộng thêm 20% của cái lượng vừa tính được là ra số HNO3 đã dùng. Đây chỉ là yêu cầu của đề bài thôi. Không phải để tạo ra chất gì mới, hay có tác dụng phụ nào khác. Ví dụ em tính ra là cần vừa đủ 100ml nhưng do dư 20% nên tổng cộng phải là 120 ml. Nếu có cả 2 đáp án : 100 ml và 120ml mà em chon 100 ml là bị "bẫy" rồi :))
:)>-
From Rocky
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

anh ơi cho em hỏi bài này làm thế nào
1) dd axit fomic 3% (d=1g/ml) . pH của dd này có giá trị là 2 cần pha loãng dd này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dd có độ điện li của axit tăng lên 10 lần .
Giả sử thể tích ban đầu là[TEX]V_1[/TEX], hằng số acid của focmic là K. số mol focmic nguyên chất là n
1. Trước khi pha loãng
[TEX]C1 = \frac{n}{V_1}[/TEX]-> [TEX]\alpha_1 = \sqrt{K/C_1} = \sqrt{\frac{K.V_1}{n}} (1)[/TEX]
2. Sau khi pha loãng
[TEX]C2 = \frac{n}{V_2}[/TEX]-> [TEX]\alpha_2 = \sqrt{K/C_2} = \sqrt{\frac{K.V_2}{n}} (2)[/TEX]
Chia (2) cho (1) ta được [TEX]\frac{\alpha_2 }{\alpha_1} = \sqrt{\frac{V_2}{V_1}}[/TEX]
Vậy để [TEX]\alpha_2[/TEX] = 10 [TEX]\alpha_1[/TEX] thì [TEX]V_2[/TEX] = 100 [TEX]V_1[/TEX]
2) dd axit fomic 3% (d=1g/ml) .khi pha loãng dd này 120 lần thì độ điện li của axit tăng 10 lần tính pH của dd trước khi pha loãng
Bài này em làm tương tự bài trên nhé. Mấu chốt ở đây là công thức:
[TEX]\alpha = \sqrt{\frac{K}{C}}[/TEX]

:)>-
From Rocky
 
X

xuka_forever_nobita

Cho tớ hỏi tí
Trong phản ứng giữa glucozo và[TEX]Cu(OH)_2[/TEX] có nhất thiết phải cần có dd NaOH không?nếu không có thì phản ứng xảy ra như thế nào có hiện tượng gi?
 
H

haruka18

Cho tớ hỏi tí
Trong phản ứng giữa glucozo và[TEX]Cu(OH)_2[/TEX] có nhất thiết phải cần có dd NaOH không?nếu không có thì phản ứng xảy ra như thế nào có hiện tượng gi?
Theo m nghĩ, có NaOH thì sẽ thủy phân tạo ra fructozo, ko có cũng ko sao

Có hay không có NaOH sẽ cho 2 sp khác nhau bạn ạ.
Nếu k có tạo thành dung dịch màu xanh, tính chất của ancol đa chức
Nếu có NaOH thì tạo ra Cu2O, tính chất của andehit

Còn k thủy phân tạo ra fructozo đâu.
 
X

xuka_forever_nobita

Có hay không có NaOH sẽ cho 2 sp khác nhau bạn ạ.
Nếu k có tạo thành dung dịch màu xanh, tính chất của ancol đa chức
Nếu có NaOH thì tạo ra Cu2O, tính chất của andehit

Còn k thủy phân tạo ra fructozo đâu.

Trong TH tạo ra trong điều kiện đun nóng tạo Cu2O có nhất thiết phải cần NaOH không? bạn giải thích giúp mình luôn nak
 
Z

zzthaemzz

Bởi vì Cu(OH)2 tan rất ít nên lượng OH- sinh ra không thấm tháp vào đâu cả. Do đó người ta mới dùng môi trường kiềm mạnh như NaOH hay KOH. Như vậy mới đủ để trung hoà Acid sinh ra được (vì R-CHO biến thành RCOOH).
Tuy nhiên phản ứng tráng gương của Andehyt cũng có thể thực hiẹn trong môi trường kiềm yếu là NH3, nhưng cái này còn mạnh gấp nhiều lần Cu(OH)2. Ít ra thì nó cũng làm xanh được giấy quỳ :D Hơn nữa cùng có ở pha lỏng nên dễ phân ly thoe nguyên lý cân bằng Le Chartelie hơn

:)>-
From Rocky

anh rocky có nói rõ rồi nè bạn, bạn xem nhé .........
 
T

truyen223

nhờ anh Rocky


hh X cã 2 este đơn chức là đồng phân của nhau. Cho 5,7 gam hh X tác dụng hết với 100 ml
ddung NaOH 0,5M thu dc hh Y có 2 ancol bền , có cùng số nguyên tử C TRONG phân tử Cho Y vào
dd Br2 dư thấy có 6,4 gam Br2 tham gia pu. Công thức 2 este
A. C2H3COOC3H7 v C3H7COOC2H5. B. C3H5COOC3H7 v C3H7COOC3H5 .
C. C2H3COOC3H7 v C2H3COOC3H5. D. C3H5COOC2H5 v C3H7COOC2H3 .
 
M

meoxinhtuoi

Cho tớ hỏi tí
Trong phản ứng giữa glucozo và[TEX]Cu(OH)_2[/TEX] có nhất thiết phải cần có dd NaOH không?nếu không có thì phản ứng xảy ra như thế nào có hiện tượng gi?
Glucozo có tính chất của ancol đa chức nên dễ dàng tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thuờng tạo phức.
Ngoài ra vì có nhóm OH hemyaxetal nên glucozo có thể chuyển từ dạng mạch vòng sang mạch hở( ở dạng mạch hở, glucozo có nhóm -CHO dễ bị oxihoa thành -COOH) Nên có thể coi pư glucozo với Cu(OH)2 trong kiềm nóng có bản chất giống pu của anđehit. (sp: tạo kết tủa Cu2O đỏ gạch)
 
S

silvery21

anh ơy.....gợi ý jùm em máy bài điện phân :

1;Hoà tan [TEX]12,5 g CuSO_4. 5H_2O[/TEX] vào dd chứa a g HCl đc 100ml dd X . điện phân dd X vs điện cực trơ ; dòng điện 1 chiều 5 A trong 386 s
a; pt hh khi đphân
b. [] mol /l các chát tan trong dd sau đphân
c. sau đphân lấy điện cực ra rồi cho vào fần dd 5,9 g 1 Kloại M ( đứng sau Mg trong dãy đhoá) .pư kthúc --> thu đc 0,04 mol khí và lọc dd thu đc 3,26 g crắn . xđịnh M; tính a.

2: ppháp tách từng chất ra khỏi hh : KCl ; BaCl2 ; MgCl2

3.trong 500 ml dd A chứa 0,4925 1 hh muối clorua và hidroxit cú Kloại kiềm . đ A có pH =12. khi đphân 1/10 dd A đến hết thu đc 0,25 mol Cl2.

a; xđ KLoại
b. 1/10 A tdụng vđủ vs 25ml dd CuCl2. tìm nồng độ CuCl2
c. hỏi fải đphân 1/10 A trong bao lâu vs I = 96,5 A để đc dd có 1 chất tan vs pH =13
 
R

rocky1208

Cho tớ hỏi tí
Trong phản ứng giữa glucozo và[TEX]Cu(OH)_2[/TEX] có nhất thiết phải cần có dd NaOH không?nếu không có thì phản ứng xảy ra như thế nào có hiện tượng gi?
Glucose là hợp chất tạp chức: vừa là rượu đa chức có 5 nhóm –OH kề nhau, vừa là andehyt do có chứa chức –CHO. Vì vậy nó sẽ có các phản ứng đặc trưng của hai hợp chất trên.
Nếu Glucose tác dụng với Cu(OH)_2 mà không có môi trường kiềm (NaOH, NH3 …) thì nó sẽ phản ứng như một rượu đa chức, cho dung dịch màu xanh lam là phức chất của đồng (giống như glyxerol ấy)
Glucose + [TEX]Cu(OH)_2[/TEX] -> Đồng (II) Glucozit + [TEX]H_2O[/TEX]
Nếu có môi trường kiềm, ví dụ cho thêm NaOH vào, thì chức andehyt sẽ tham gian phản ứng:
[TEX]R-CHO + Cu(OH)_2 -> R-COOH + Cu_2O + H_2O[/TEX]
Hiện tượng cho kết tủa đỏ gạch
Theo m nghĩ, có NaOH thì sẽ thủy phân tạo ra fructozo, ko có cũng ko sao

Điều này không đúng. Trong môi trường kiềm thì glucose và fructose biến đổi qua lại lẫn nhau chứ không phải “glucose thuỷ phân thanh fructose”. Vì glu và fruc là đồng phân của nhau, và đều là mono saccarit (đường đơn), có cấu trúc đơn giản nhất rồi, nên không thuỷ phân được nữa. Chỉ có đi saccarit và poly saccarit mới thuỷ phân được thôi.
:)>-
Trong TH tạo ra trong điều kiện đun nóng tạo Cu2O có nhất thiết phải cần NaOH không? bạn giải thích giúp mình luôn nak
Nhất thiết cần đấy :)

From Rocky
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

anh ơy.....gợi ý jùm em máy bài điện phân :

1;Hoà tan [TEX]12,5 g CuSO_4. 5H_2O[/TEX] vào dd chứa a g HCl đc 100ml dd X . điện phân dd X vs điện cực trơ ; dòng điện 1 chiều 5 A trong 386 s
a; pt hh khi đphân
b. [] mol /l các chát tan trong dd sau đphân
c. sau đphân lấy điện cực ra rồi cho vào fần dd 5,9 g 1 Kloại M ( đứng sau Mg trong dãy đhoá) .pư kthúc --> thu đc 0,04 mol khí và lọc dd thu đc 3,26 g crắn . xđịnh M; tính a.
a. PT điện phân có thể xảy ra. (theo đúng thứ tự sau tại mỗi điện cực )
Tại catot (-):
[TEX]Cu^{2+} + 2e -> Cu (1)[/TEX]
[TEX]2H^+ + 2e -> H_2 (2)[/TEX]
[TEX]2H_2O + 2e -> H_2 + 2OH^- (3)[/TEX]
Tại anot (+):
[TEX]2Cl^- - 2e -> Cl_2 (4)[/TEX]
[TEX]2H_2O - 4e -> O_2 + 4H^+ (5)[/TEX]
b. Tính nồng độ mol các chất sau đp.
[TEX]nCuSO_4.5H_2O = \frac{12.5}{250} = 0.05 mol [/TEX]->[TEX] nCu^ { 2+}= 0.05 mol[/TEX]
nH^+ = nHCl = a/36.5 mol
Theo định luật Faraday thì với lượng điện trên chỉ cho ra 0.04 mol Cu, như vậy dd còn 0.01 mol [TEX]CuSO_4[/TEX].
Tức, chỉ xảy ra (1), (4) và có thể có (5).
Kết luận: DD sau pứ chắc chắn có 0.01 mol [TEX]CuSO_4[/TEX], 0.04 mol [TEX]H_2_SO_4[/TEX] và có thể có HCl còn dư.
c. Tìm a và kim loại M
Cho M vào dd có 2 pứ:
[TEX]M + nH^+ -> M^{n+} + \frac{n}{2} H2 (6)[/TEX]
[TEX]2M + nCu^{2+} -> 2M^{n+} + nCu (7)[/TEX]
Cu sinh ra tối đa là 0.01 mol hay 0.64 gam, mà chất rắn là 3.26 gam -> M còn dư và (6), (7) xảy ra hoàn toàn.
[TEX]N_{H^+} = 2n_{H_2} = 0.08 mol. [/TEX]
Trong dd đã có 0.04 mol [TEX]H_2SO_4[/TEX] nên (ứng với 0.08 mol H+)-> HCl hết. Vì vậy dd sau đp chỉ có [TEX]0.01 mol CuSO_4, 0.04 mol H_2SO_4[/TEX]
Tìm a:
Anh vẫn chưa nghĩ ra cách tính a. Vì
Giả sử có xảy ra (5), và lượng H+ sinh ra ở (5) là x mol. Ta có

  • n e nhường ở (1) = 0.04*2 = 0.08 mol
  • n e nhận ở (4) và (5) = a/36.5 + x
vậy có pt : a/36.5 + x=0.04*2 = 0.08 (I)
Mặt khác lượng H+ trong dd sau phản ứng là do a/36.5 mol H+ từ HCl chưa bị điện phân (vì chưa xảy ra (2)) và x mol H+ sinh ra từ (5) nên ta có pt nữa: a/36.5 + x = 0.08 (II)
(I) và (II) trùng nhau nên ko giải được. Anh vẫn chưa tìm đực pt thứ 2 nào khác. Bạn nào nghĩ ra làm hộ nhé :D
Tìm M:
3.26 gam chứa 0.64 gam Cu -> mM(dư) = 2.62 gam.
-> mM pứ = 5.9 – 2.62 = 3.28 gam
từ (6) và (7) , tổng số mol M pứ là : [TEX]\frac{0.08}{n} + \frac{2*0.01}{n} =\frac{0.1}{n} -> mM = \frac{0.1M}{n} =3.28 [/TEX]
Hay M =32.8n . Thử n = 1, 2, 3 nhưng M không có gt nào thoả mãn. Bạn nào thử xem xem có sai sót ở đâu không hộ phát :D

:)>-
From Rocky

PS: Có 3 khả năng xảy ra với bài này: 1) Đề có vấn đề, 2) Rocky có vấn đề, 3; Cả hai có vấn đề :(
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

2: ppháp tách từng chất ra khỏi hh : KCl ; BaCl2 ; MgCl2

  • Bước 1: Cho KOH vào dd, thu được [TEX]Mg(OH)_2[/TEX] kết tủa. Vớt thằng này ra, cho td với HCl lại thu lại được [TEX]MgCl_2[/TEX]
  • Bước 2: Cho [TEX]K_2CO_3 [/TEX]vào dd, thu được [TEX]BaCO_3[/TEX] kết tủa. Cũng vớt tiếp thàng này ra, cho td với HCl thi lại được [TEX]BaCl_2[/TEX]
  • Bước 3: Dung dịch còn lại chỉ là KCl và KOH dư, cho td với HCl thì dư rồi cô cạn dd -> KCl.
Note: Ở trên nhất thiết phải dùng[TEX] KOH[/TEX] và [TEX]K_2CO_3[/TEX] không được dùng [TEX]NaOH[/TEX] hay [TEX]Na_2CO_3 [/TEX]vì làm như vậy bước cuối sẽ rất khó tách được hợp chất của Na ra khỏi hợp chất của K
3.trong 500 ml dd A chứa 0,4925 1 hh muối clorua và hidroxit của Kloại kiềm . dd A có pH =12. khi đphân 1/10 dd A đến hết thu đc 0,25 mol Cl2.

a; xđ KLoại
b. 1/10 A tdụng vđủ vs 25ml dd CuCl2. tìm nồng độ CuCl2
c. hỏi fải đphân 1/10 A trong bao lâu vs I = 96,5 A để đc dd có 1 chất tan vs pH =13
a. Xác định KL
PT điện phân muối MCl
[TEX]2MCl + 2H_2O _> 2MOH + Cl_2 + H_2 (1)[/TEX]​
[TEX]pH A = 12 -> pOH = 14-12 =2 -> [OH^-] = 10^{-2} = 0.01 M -> [MOH] = 0.01 -> n MOH = 0.01* 0.5 =0.005 mol[/TEX]
[TEX]n_{Cl_2}[/TEX] = 10*0.25 = 2.5 mol (vì 1/10 dd A điện phân cho 0.25 mol khí [TEX]Cl_2[/TEX]) -> nMCl = 5 mol ???? :-/
Vậy hh A có : 0.005 mol MOH và 5 mol MCl -> 0.005* (M+17) +5(M+35.5) = 0.4925
Em xem lại đề nhé, số liệu không tươg xứng cho lăm. 5 mol MCl Trong khi khối lượng có 0.4925 gam

:)>-

From Rocky
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

nhờ anh Rocky


hh X cã 2 este đơn chức là đồng phân của nhau. Cho 5,7 gam hh X tác dụng hết với 100 ml
ddung NaOH 0,5M thu dc hh Y có 2 ancol bền , có cùng số nguyên tử C TRONG phân tử Cho Y vào
dd Br2 dư thấy có 6,4 gam Br2 tham gia pu. Công thức 2 este
A. C2H3COOC3H7 v C3H7COOC2H5. B. C3H5COOC3H7 v C3H7COOC3H5 .
C. C2H3COOC3H7 v C2H3COOC3H5. D. C3H5COOC2H5 v C3H7COOC2H3 .
Bài này chắc là cho NaOH vừa đủ.
nNaOH = 0.05 mol
-> M X = 114. Giả sử 2 este là RCOOR' = 114 -> R+R' = 70 (chứa tầm 5 cacbon). Hai rượu sinh ra có một rượu không no vì pứ được với Br2 (vì nếu cả 2 đều không no thì nBr2 pứ >= 0.05 mol trong khi Br2 pứ có 0.04 mol). Rượu này bền nên phải có ít nhất là 3 cacbon. m,à 2 rượu có số cacbon bằng nhau nên cả 2 rượu đều có >=3 cacbon.
Bài này để biện luận theo chặt chẽ thì rất thiếu dữ kiện. Ta chỉ còn cách "gian lận" thôi, tưc là nhòm vào đáp án :)) . Thấy đáp án B là thoả mãn yêu cầu.

  • Hai este là đồng phân và M=114
  • Hai rượu cùng số C, bền, và 1 no , 1 không no

:)>-
From Rocky
 
S

silvery21

Bài 3: Nung hoàn toàn 45,6g hỗn hợp 2 muối hiđrocacbonat của kim loại R và R’ thu được hỗn hợp chất rắn A và hỗn hợp khí B. Cho B hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,3M (d=1,2) thu được 102,44g kết tủa.

Sau phản ứng khối lượng dung dịch còn 2325,48g và dung dịch vẫn có tính bazơ. Hoà tan hết chất rắn A cần 500ml dung dịch HCl 3,65% thì thu được 2 muối clorua của R và R’

Nếu đem điện phân nóng chảy muối clorua của R’ trong A thì cần thời gian t(giây) với cường độ I = 10A. Trong khi đó, cũng với thời gian và cường độ như trên đem điện phân nóng chảy muối clorua của R trong A thì được 11,04g R.

a. Hãy xác định R, R’

b. Tính D của dung dịch HCl đã dùng.



Bài 5: Tiến hành điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,01M + CuCl2 0,1M + NaCl 0,1M, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH của dung dịch theo quá trình điện phân.

Bài 6: Điện phân 100ml dung dịch chứa Cu2+, Na+; H+; có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng trong dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi.

1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình điện phân.

2. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.

Bài 7: M là kim loại có tổng số hạt cơ bản là 87, X là halogenua. Điện phân dung dịch MXa bằng dòng điện 5A, điện cực trơ, sau 21 phút 27 giây ngừng điện phân, thấy trên catot sinh ra 1,9575 gam kimloại M. Xác định tên kimloại M và nguyên tố X biết MXa có khối lượng phân tử là 218,7


Bài 9: Điều chế các kimloại từ hỗn hợp sau:NaCl; BaCl­2­; AlCl3; CuCl2

Bài 10: Những quá trình nào xảy ra khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 bằng than chì? Sau đó nếu đổi chiều dòng điện thì điều gì sẽ xảy ra?
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

a. PT điện phân có thể xảy ra. (theo đúng thứ tự sau tại mỗi điện cực )
Tại catot (-):
[TEX]Cu^{2+} + 2e -> Cu (1)[/TEX]
[TEX]2H^+ + 2e -> H_2 (2)[/TEX]
[TEX]2H_2O + 2e -> H_2 + 2OH^- (3)[/TEX]
Tại anot (+):
[TEX]2Cl^- - 2e -> Cl_2 (4)[/TEX]
[TEX]2H_2O - 4e -> O_2 + 4H^+ (5)[/TEX]
b. Tính nồng độ mol các chất sau đp.
[TEX]nCuSO_4.5H_2O = \frac{12.5}{250} = 0.05 mol [/TEX]->[TEX] nCu^ { 2+}= 0.05 mol[/TEX]
nH^+ = nHCl = a/36.5 mol
Theo định luật Faraday thì với lượng điện trên chỉ cho ra 0.04 mol Cu, như vậy dd còn 0.01 mol [TEX]CuSO_4[/TEX].
Tức, chỉ xảy ra (1), (4) và có thể có (5).
Kết luận: DD sau pứ chắc chắn có 0.01 mol [TEX]CuSO_4[/TEX], 0.04 mol [TEX]H_2_SO_4[/TEX] và có thể có HCl còn dư.


Theo định luật Faraday thì với lượng điện trên chỉ cho ra 0.04 mol Cu, như vậy dd còn 0.01 mol [TEX]CuSO_4[/TEX].
Tức, chỉ xảy ra (1), (4) và có thể có (5).

giải thích cho em đoạn này đc ko ; sao em tính n lại = 0,01
chỉ xảy ra (1), (4) và có thể có (5) là sao anh ???
 
Top Bottom