[Hóa 8]Nhóm hóa 1998

P

paul_ot

[TEX]Ca + O_2 -> CaO[/TEX]

[TEX]CaO + H_2O ---> Ca(OH)_2 + H_2[/TEX]

[TEX]Ca(OH)_2 + CO_2 -> CaCO_3 + H_2O[/TEX]

[TEX]CaCO_3 --^{to}-> CaO + CO_2[/TEX]

hồi lớp 8 anh không chịu học hóa cho lên mất căn bản , zô đây mong các em giúp đỡ :-SS
CaO tác dụng với H2O ko giải phóng khí đâu bạn
[TEX]CaO + H_2O ---> Ca(OH)_2 [/TEX]
(oxit của kim loại kiềm tác dụng với H2O cho dd bazo, chỉ có kim loại kiềm thì mới giải phóng khí H2:):):):):))
 
H

haibara4869

lớp 8 bây giờ học đến tính theo công thức hóa học rồi ai có bài về phần này thì post lên chia sẻ nha
thanks
 
L

lien98

Đem đốt cháy hoàn toàn a gam hợp chất X cần dùng 1,28 gam khí oxi thu được 1792 cm3 khí cacbonic (CO2) và 1,44 gam nước (H2O). Khối lượng của chất X đem đốt là:
 
T

tvxqfighting

Mình muốn hỏi làm thế nào để cân bằng những phương trình hóa học khó. Những phương trình khó phải đặt ẩn a,b,c nên rất khó giải quyết. Vậy có cách nào dễ dàng hơn và nhanh hơn ko?
 
M

minhtuyb

Mình muốn hỏi làm thế nào để cân bằng những phương trình hóa học khó. Những phương trình khó phải đặt ẩn a,b,c nên rất khó giải quyết. Vậy có cách nào dễ dàng hơn và nhanh hơn ko?
Những PTHH khó thì chủ yếu là phản ứng oxi hóa khử.VD: các phản ứng với dd[TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc nóng ,dd [TEX]HNO_3[/TEX] đặc và loãng,các phản ứng điều chế khí clo, ... nên bạn có thể cân bằng nhanh bằng cách cân bằng chuyển dịch electron. Cách này lớp trên mới học nhưng đơn giản thôi, chỉ cần lên google đọc chút tài liệu là hiểu liền :D
 
Y

yumi_26

Tiếp 1 bài cho mí em 98 nhể ;))
Có 48g hỗn hợp Fe2O3 và CuO với tỉ lệ khối lượng Fe2O3 và CuO là 3 : 1. Dùng H2 để khử hỗn hợp đó.
a) Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau PƯ.
b) Tính thể tích H2 (đkc) tham gia PƯ.
 
Last edited by a moderator:
K

kute_monkey_98

Em nghĩ tính thể tích các chất như câu a thì phải có điều kiện chứ ạ . Em làm theo đktc nhé

Gọi khối lượng của CuO trong hỗn hợp là a (g)
Do tỉ lệ về khối lượng của Fe2O3 và CuO là 3 :1
\Rightarrow khối lượng của Fe2O3 là 3a (g)
Tổng khối lượng của hỗn hợp =48 g
nên m(Fe2O3) + m(CuO) = 48
3a + a =48
\Rightarrow a=12
\Rightarrow m(Fe2O3) =36 g , m(CuO) =12 g

a)Ta có phản ứng (1)
Fe2O3 + 3H2 ---> 2Fe + 3H2O
\Rightarrow V(Fe)=5,04 lít
Ta có phương trình phản ứng (2)
CuO + H2 ---> Cu + H2O
\Rightarrow V(Cu) = 3.36 lít
b)Theo phản ứng (1) và (2) của câu a
\Rightarrow Tổng thể tích H2 cần dùng là
(0,675 + 0,15 ) . 22,4 = 18,48 ( lít)

không biết có đúng không
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

a)Ta có phản ứng (1)
Fe2O3 + 3H2 ---> 2Fe + 3H2O
\Rightarrow V(Fe)=5,04 lít
Ta có phương trình phản ứng (2)
CuO + H2 ---> Cu + H2O
\Rightarrow V(Cu) = 3.36 lít

Chị ghi nhầm đề, tính khối lượng chứ ko pải thế tích :p
Số mol e tính đúng ròi, chỉ cần x vs M thôi :)

Tiếp
Trong 1 bình kín có thể tích không khí là 5,6l (đkc), người ta cho vào bình 7,75g photpho để đốt.
a) Lượng photpho hay oxi còn thừa, khối lượng bao nhiêu?
b) Để đốt cháy hết lượng photpho cần thể tích bình chứa ko khí là bao nhiêu lít?
 
M

makemydream_how

Chị ghi nhầm đề, tính khối lượng chứ ko pải thế tích :p
Số mol e tính đúng ròi, chỉ cần x vs M thôi :)

Tiếp
Trong 1 bình kín có thể tích không khí là 5,6l (đkc), người ta cho vào bình 7,75g photpho để đốt.
a) Lượng photpho hay oxi còn thừa, khối lượng bao nhiêu?
b) Để đốt cháy hết lượng photpho cần thể tích bình chứa ko khí là bao nhiêu lít?

Tớ tham gia với nha :-*
a. V(kk)=5,6 lít
\Rightarrow V(0_2)=[TEX]\frac{5,6}{5}[/TEX]=1,12 lít
\Rightarrow n O_2 =[TEX]\frac{1,12}{22,4}[/TEX] = 0,05 mol
m(P) = 7,75 g \Rightarrow n(P)=[TEX]\frac{7,75}{31}[/TEX]=0,25 mol
Ta có phương trình:
4P + 5O_2 ----> 2P_2O_5
Bài ra: 0,25(mol) : 0,05 (mol)
Lập tỉ lệ: [TEX]\frac{0,25}{4} >\frac{0,05}{5}[/TEX]
\Rightarrow Sau pư P dư O_2 hết. Dùng O_2 để tính toán .
n(P)=[TEX]\frac{4}{5}nO_2[/TEX]=[TEX]\frac{4}{5}[/TEX]*0,05=0,04 (mol)
\Rightarrow m (P) pư= 0,04 * 31=1,24 (g)
\Rightarrow m (P) dư= 7,75 - 1,24 =6,51 (g)
b. Để đốt cháy hết 7,75 (g) P :
NO_2 = [TEX]\frac{5}{4}nP[/TEX]=[TEX] \frac{5}{4}[/TEX] *0,25=0,3125 (mol)
\Rightarrow m O_2 cần dùng = 0,3125 * 32 =10 g
 
Last edited by a moderator:
K

kute_monkey_98

Gọi kim loại đó là M
khối lượng mol của kim loại là A (g)
Do kim loại hoá trị II
\Rightarrow Công thức oxit kim loại là MO

\Rightarrow n(MO) = 8/ (A + 16) mol
Sau phản ứng thu được 6,4g KL.
\Rightarrow n(M) =6,4 / A mol
Ta có phản ứng
MO + H2 ---> M + H2O
1 : 1 : 1 : 1 (mol)

\Rightarrow 8/( A + 16) =6,4/ A
\Rightarrow 8. A = 6,4. A + 102,4
\Rightarrow 1,6. A =102,4
\Rightarrow A = 64 (g)
Do M là kim loại hoá trị II có khối lượng mol là 64g
Nên kim loại đó là Đồng
Vậy công thức hoá học của Oxit là CuO
 
Y

yumi_26

Lớp 8 học nồng độ dung dịch chưa nhể :-?
Hòa tan x(g) SO3 vào y(g) dd H2SO4 49% để được 450g dd H2SO4 83,3%. Xác định x, y.
 
Y

yumi_26

a) Nung 31,6g KMnO4 thì thu được bao nhiêu gam oxi nếu hiệu suất đạt 90%.
b) Lượng oxi thu được ở trên dùng đốt 16,8g Fe. Chất nào còn dư sau PƯ? Khối lượng bao nhiêu gam? Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
 
K

kute_monkey_98

a)
Do H=90%
Nên khối lượng KMnO4 thực phản ứng là
31,6 . 90% =28,44 (g)
\Rightarrow n(KMnO4) = 0,18 (mol)
Ta có phản ứng
2 KMnO4 ----> K2MnO4 + MnO2 + O2
2 : 1 : 1 : 1
\Rightarrow n(O2) = 0,09 (mol)
\Rightarrow m(O2) =0,09 . 32 =2,88 (g)
b)
n(Fe) = 16,8 :56 = 0,3 (mol)
ta có phản ứng
3Fe + 2O2 ---> Fe3O4
3 : 2 : 1 (mol)
0,3 : 0,09 (mol)
vậy O2 hết còn Fe dư
khối lượng Fe dư = 0,33 . 56 =18,48 (g)
m(Fe3O4) = 0,09 . 232 =20,88 (g)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom