Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

Bài 10: Tính khối lượng quặng pirit sắt có chứa 75% FeS2 (phần còn lại là chất trơ) cần để điều chế 1kg dung dịch axit H2SO4. Biết rằng có 1,5% khối lượng khí SO2 bị hao hụt trong khi nung quặng. Hiệu suất quá trình oxi hóa SO2 thành SO3 là 50%. Các quá trình khác là 100%
Giải bài 10:
Khối lượng H2SO4 65% có trong 1kh dung dịch là: 650 (g)
Các PTHH:
4FeS2 + 11O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3 + 8SO2 (1)
2SO2 + O2 → (nhiệt độ + xúc tác) 2SO3 (2)
SO3 + H2O → H2SO4 (3)
Theo PTHH (3) ta có:
mSO3 = x = 530, 6 (g) (vì hiệu suất 100%)
Từ PTHH (2) ta có: mSO2 = 424,48 (g)
Vì hiệu suất 50% nên mSO2 = 848,96 (g)
Vì quá trình FeS2 → SO2 hao hụt 1,5%
=> mSO2 (hao hụt) = 12,73 (g)
=> mSO thực tế điều chế được:
mSO2 (thực tế) = 861,69 (g)
Theo PTHH (1) ta có:
mFeS2 = 808 (g)
Nhưng FeS2 có chứ 75% tạp chất trơ nên cần:
mFeS2 = 1077,33 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 11: Thêm 200 gam H2O vào dung dịch chứa 40 gam NaOH thì thu được dung dịch X có nồng độ M giảm đi 50%. Cho 200 gam dung dịch X phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch CuSO4 thu được kết tủa và dung dịch Y.
a) Tính khối lượng chất kết tủa
b) Tính C% của muối có trong dung dịch Y
Giải bài 11:
a) Gọi nồng độ mol của dung dịch NaOH ban đầu là x (M)
=> Nồng độ mol của dung dịch mới là 0,5x (M)
Số mol NaOH trong dung dịch: nNaOH = 1 (mol)
Thể tích dung dịch NaOH ban đầu: 1/x (lít) (1)
Thể tích dung dịch NaOH sau khi thêm nước: (1 + 0,2x)/x (lít) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
1/[(1+0,2x)/x] = 0,5x
=> x = 0,5x(1+0,2x)
=> x ^2 + 5x = 0
Giải PT nhận được: x = 0 (loại); x = 5 (nhận)
Suy ra nồng độ mol của dung dịch sau khí pha chế:
C(M)(NaOH) = 2,5 (M)
Số mol NaOH có trong 200ml dung dịch thu được:
nNaOH =0,5 (M)
PTHH:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
=> mCu(OH)2 = 24,5 (g)
mNa2SO4 = 35,5 (g)
mdd sau phản ứng = 275,5 (g)
C%(Na2SO4) ≈ 12,89%
 
U

ulrichstern2000

Bài 12: Hòa tan 115 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500ml H2SO4 loãng ta thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 12 gam muối khan. Mặt khác, khi đem nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thì thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và chất rắn C
a) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng
b) Tính khối lượng B và C
c) Xác định kim loại R biết trong hỗn hợp X có số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3
Giải bài 13:
a) nCO2 = 0,2 (mol): khi hòa tan
nCO2 = 0,5 (mol) : khi nung
Các PTHH:
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O (1)
x/////////////////x///////////////x/////////////x//////////x
RCO3 + H2SO4 → RSO4 + CO2 + H2O (2)
y////////////////y///////////////y////////y/////////y
Theo PTHH (1) và (2) ta có:
nH2SO4 = x + y (mol)
nCO2 = x + y = 0,2 (mol)
=> nH2SO4 = nCO2 = 0,2 (mol)
m(MgSO4 + mRSO4) = [120 + (R + 96)].0,2 > 12 (g)
=> Trong dung dịch A chỉ có MgSO4 tan
Mặt khác, khi nung chất rắn B thu được khí CO2 chứng tỏ trong B phải còn muối cacbonat nên H2SO4 phải hết.
nH2SO4 trong dung dịch = 0,2 (mol)
=> C(M)(H2SO4) = 0,4 (M)
b) Khi nung chất rắn B còn chất rắn C và thu được khí CO2 chứng tỏ trong chất rắn B có MgCO3 dư, RCO3 dư và RSO4 kết tủa (chất rắn C)
Từ PTHH (1) và (2) ta có:
nMgSO4 = 0,1 (mol)
=> nRSO4 = 0,1 (mol)
Nung B dến khối lượng không đổi, các PTHH:
MgCO3 → (nhiệt độ) MgO + CO2 (3)
a/////////////////////////////a//////////////////a
RCO3 → (nhiệt độ) RO + CO2 (4)
b////////////////////////////////b////////b
RSO4 không bị nhiệt phân
=> mB = 110,5 (g)
mC = 88,5 (g)
c)Theo PTHH (3), (4) ta có:
a + b = 0,5 (mol)
nRCO3 = 2,5nMgCO3 => (0,1 + b) = 2,5(0,1 + a)
=> a = 0,1 (mol); b = 0,4 (mol)
=> R = 137 (Ba)
 
U

ulrichstern2000

Bài 13: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung hòa của hai kim loại A, B đều có hóa trị II. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 32,5 gam muối khan.
a) Tính giá trị của m
b) Xác định tên của 2 muối cacbonat biết rằng số mol ACO3 gấp 2,5 lần số mol BCO3.
Giải bài 13:
a) Gọi x, y lần lượt là số mol ACO3 và BCO3
mACO3 + mBCO3 = x(A + 60) + y(B + 60)
= Ax + By + 60(x + y) (*)
PTHH:
ACO3 → (nhiệt độ) AO + CO2 (1)
x1///////////////////////////////x1////////x1
BCO3 → (nhiệt độ) BO + CO2 (2)
y1/////////////////////////////y1/////////y1
nCO2 = 0,15 (mol) (a)
Vì hỗn hợp chất rắn sau khí nung phản ứng với axit HCl tạo ra chất khí CO2 nên trong hỗn hợp rắn còn chứa ACO3, BCO3 với số mol tương ứng là:
(x – x1) mol ACO3; ( y – y1) mol BCO3
Các PTHH:
AO + 2HCl → ACl2 + H2O (3)
x1//////////////////x1
BO + 2HCl → BCl2 + H2O (4)
y1/////////////////y1
ACO3 + 2HCl → ACl2 + CO2 + H2O (5)
(x – x1)///////////(x – x1)////(x – x1)/////
BCO3 + 2HCl → BCl2 + CO2 + H2O (6)
(y – y1)//////////(y – y1)////(y – y1)//////
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (7)
0,5/////////////////////////0,15
Từ PTHH (5), (6), (7) có:
(x – x1) + (y – y1) = 0,15 (b)
Từ (a) ta có: x 1 + y1 = 0,15 (c)
=> x + y = 0,3 (d)
Từ (*) và (d) ta có:
Ax + By = m – 18 (e)
=> m(muối) = 32,5
=> m = 29,2 (g)
b) Vì cùng hóa trị II nên:
nA = nACO3; nB = nBCO3
=> nA + nB = 0,3 (mol)
Mặt khác: nACO3 = 2,5nBCO3
=> x = 0,25 (mol); y = 0,05 (mol)
=> A = 40 (Ca) => CaCO3
B = 24 (Mg) => MgCO3
 
U

ulrichstern2000

Đề trắc nghiệm số 1:
1. Điều khẳng định sau luôn đúng là:
A. Oxit kim loại đều là oxit bazơ
B. Oxit phi kim đều là oxit bazo
C. Các oxit bazo đều tan được trong nước tạo thành dung dịch bazo
D. Nước vôi trong làm dung dịch phenolphthalein không màu hóa hồng
2. Pha dung dịch chứa 1 gam NaOH với dung dịch chứa 1 gam HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch có môi trường :
A. Axit
B. Bazo
C. Trung tính
D. Không xác định được vì chưa rõ phản ứng có xảy ra hoàn toàn hay không
3. Trong sơ đồ phản ứng sau:
A → ( + HCl) B → (+NaOH) C → (nhiệt độ) CuO
A là:
A. Cu
B.CuO
C.Cu(OH)2
D.CuSO4
4. Một oxit sắt có chứa 30% oxi về khối lượng, đó là:
A. FeO
B. Fe2O3
C.Fe3O4
D. Không xác định được
5. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa 80ml dung dịch NaOH 0,5M là:
A. 320ml
B. 160ml
C. 80ml
D. 40ml
6. Điều không đúng là:
A. CaO là oxit bazo
B. Al2O3 là oxit lưỡng tính
C. SO2 là oxit axit
D. Các oxit phi kim đều là oxit axit
7. Những dãy oxit dưới đây, dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. CuO, ZnO, Na2O
B. MgO, CO2, FeO
C. NO, CaO, Al2O3
D. Fe2O3, CO, CO2
8. Dãy gồm toàn các oxit axit là:
A. CaO, SO2, SO3
B. P2O5, CO2, CO
C. NO, NO2, CO2
D. Tất cả đều sai
9. Để hòa tan hết 3,6 gam một oxit sắt F2xOy cần 50ml dung dịch HCl 2M. Đó là oxit sắt có công thức:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Không xác định được
10. Cặp chất không thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch là:
A. NaOH, MgSO4
B. KCl, Na2SO4
C. CuCl2, NaNO3
D. ZnSO4, H2SO4
 
H

huutuanbc1234

cách xác định hóa trị của các nguyên tố làm cách nao vậy giảng cho minh với !
 
K

kobato_2509

Ta đã trở lại rồi đây!

Đề trắc nghiệm số 1:
1. Điều khẳng định sau luôn đúng là:
A. Oxit kim loại đều là oxit bazơ
B. Oxit phi kim đều là oxit bazo
C. Các oxit bazo đều tan được trong nước tạo thành dung dịch bazo
D. Nước vôi trong làm dung dịch phenolphthalein không màu hóa hồng
2. Pha dung dịch chứa 1 gam NaOH với dung dịch chứa 1 gam HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch có môi trường :
A. Axit
B. Bazo
C. Trung tính
D. Không xác định được vì chưa rõ phản ứng có xảy ra hoàn toàn hay không
3. Trong sơ đồ phản ứng sau:
A → ( + HCl) B → (+NaOH) C → (nhiệt độ) CuO
A là:
A. Cu
B.CuO
C.Cu(OH)2
D.CuSO4
4. Một oxit sắt có chứa 30% oxi về khối lượng, đó là:
A. FeO
B. Fe2O3
C.Fe3O4
D. Không xác định được
5. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để trung hòa 80ml dung dịch NaOH 0,5M là:
A. 320ml
B. 160ml
C. 80ml
D. 40ml
6. Điều không đúng là:
A. CaO là oxit bazo
B. Al2O3 là oxit lưỡng tính
C. SO2 là oxit axit
D. Các oxit phi kim đều là oxit axit
7. Những dãy oxit dưới đây, dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:
A. CuO, ZnO, Na2O
B. MgO, CO2, FeO
C. NO, CaO, Al2O3
D. Fe2O3, CO, CO2
8. Dãy gồm toàn các oxit axit là:
A. CaO, SO2, SO3
B. P2O5, CO2, CO
C. NO, NO2, CO2
D. Tất cả đều sai
9. Để hòa tan hết 3,6 gam một oxit sắt F2xOy cần 50ml dung dịch HCl 2M. Đó là oxit sắt có công thức:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Không xác định được
10. Cặp chất không thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch là:
A. NaOH, MgSO4
B. KCl, Na2SO4
C. CuCl2, NaNO3
D. ZnSO4, H2SO4
 
U

ulrichstern2000

cách xác định hóa trị của các nguyên tố làm cách nao vậy giảng cho minh với !

Nếu nguyên tố đứng đơn lẻ, thì hóa trị có trong sgk hóa 8 trang 42 có nhé bạn. Còn đối với nguyên tố trong hợp chất có các xác định hóa trị dựa vào số chỉ ở chân.
Ví dụ: M2O3.
Không cho nguyên tố M, xác định nguyên tố M bằng cách:
có oxi hóa trị II
=> II.3 = x.2 (x là hóa trị của M) => x = 3 => nguyên tố M hóa trị III. Phần này sách giáo khoa lớp 8 cũng có bài hướng dẫn.
 
U

ulrichstern2000

P/s: Vì bài tập trong quá trình ôn theo chủ đề tương đối nhiều nên bài kiểm tra sẽ chỉ là trắc nghiệm để đánh giá kiến thức. Khi làm để trắc nghiệm, khi các bạn làm có phần nào cần mình up đáp án cần ghi giải thích thì các bạn để dấu "?" trước câu đó. :)
 
U

ulrichstern2000

Đề trắc nghiệm số 2:
1. Hòa tan cùng một khối lượng CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl thì:
A. Lượng CO2 thu được từ CaCO3 nhiều hơn từ MgCO3
B. Lượng CO2 thu được từ MgCO3 nhiều hơn từ CaCO3
C. Lượng CO2 thu được từ CaCO3 bằng với từ MgCO3
D. Lượng CO2 thu được từ CaCo3 bằng 100/84 lượng từ MgCO3
2. Nung 150 gam CaCO3 được 22,4 dm3 CO2 (đktc). Hiệu suất phản ứng đạt:
A. 66,67%
B. 33,33%
C. 50%
D. 83,33%
3. NaOH cho được phản ứng hóa học với:
A. Cu, CuCl, HCl
B. CuO, CuSO4, Al
C. MgCl2, HCl, H2SO4
D. CO2, CO, SO2
4. Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm, có thể dẫn mẫu khí nào sau đây qua:
A. NaOH đặc
B. H2SO4 đặc
B. CaO
D. Tất cả đều đúng
5. Na2O và Fe2O3 cùng phản ứng với:
A. H2O
B. H2SO4
C. NaOH
D. NaCl
6. Chỉ ra những chất cho được phản ứng với dung dịch HCl
A. Zn, ZnO
B. NaOH, NaHCO3
C. CaCO3, AgNO3
D. Tất cả đều đúng
7. Các oxit axit là:
A. CO2, SiO2
B. SO2, CO
C. P2O5, Na2O
D. CuO, Fe2O3
8. Nung 100 gam CaCO3 thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Hiệu suất phản ứng đạt:
A. 11,2%
B. 50%
C. 56%
D. 44%
9. Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết 8 gam CuO là:
A. 100ml
B. 200ml
C. 500ml
D. 400ml
10. Hóa chất có thể dùng để nhận biết ba dung dịch mất nhãn chứa H2SO4, BaCl2, NaCl ở ngay lần thử đầu tiên là:
A. Bột kẽm
B. Giấy quỳ tím
C. Dung dịch Na2CO3
D. Tất cả đều đúng
 
U

ulrichstern2000

Đề trắc nghiệm số 3:
1. Các sắp xếp theo thứ tự oxit, axit, bazo, muối là:
A. Ca(OH)2, H2SO4, Al2O3, NaCl
B. Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2, NaCl
C. NaCl, Ca(OH)2, H2SO4, Al2O3
D. H2SO4, Ca(OH)2, Al2O3, NaCl
2. Có các oxit sau: BaO, SO3, N2O5, SiO2, MgO, P2O5. Những oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là:
A. BaO, SO3, N2O5
B. SO3, N2O5, P2O5
C. SO3, N2O5, SiO2, P2O5
D. N2O5, SiO2, MgO
3. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 chất rắn sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2, naOH. Chọn thuốc thử đơn giản nhất trong các chất sau để phân biết chúng:
A. Dung dịch HCl
B. CaO
C. P2O5
D. Dung dịch H2SO4
4. Có những chất khí sau: CO2, H2, O2, SO2, CO. Khí làm đục nước vôi trong là:
A. CO2
B. CO2, SO2
C. CO2, CO, H2
D. CO2, CO, O2
5. Dãy chất nào dưới đây đều phản ứng được với dung dịch HCl tạo thành dung dịch màu xanh lam:
A. Cu, CuO
B. CuO, CuSO4, Cu(OH)2
C. CuO, Cu(OH)2
D. Cu, CuSO4
6. Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất sau:
A. K2SO3 và HCl
B. K2SO4 và HCl
C. Na2SO3 và NaOH
D. Na2SO3 và NaCl
7. Khí đổi màu quỳ tím ẩm thành đỏ là:
A. SO2, CO
B. CO2, H2
C. Zn, Cu
D. Ag, Cu
8. Kim loại A tác dụng với HCl sinh ra khí H2. Dẫn toàn bộ khí này qua oxit của kim loại B và đun nóng thì oxit kim loại này sẽ bị khử cho kim loại B. A, B là cặp kim loại:
A. Au và Zn
B. Fe và Al
C. Zn và Cu
D. Ag và Cu
9. Khi nung 200 kg đá vôi chứa 10% tạp chất. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 90% thì lượng vôi sống thu được là:
A. 100,8 gam
B. 100,8 kg
C. 90,72 kg
D. 112 kg
10. Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước thu được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là:
A. 0,05M
B. 0,01M
C. 0,1M
D. 1M
 
T

tieutuliti

Đề trắc nghiệm số 2:
1. Hòa tan cùng một khối lượng CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl thì:
A. Lượng CO2 thu được từ CaCO3 nhiều hơn từ MgCO3
B. Lượng CO2 thu được từ MgCO3 nhiều hơn từ CaCO3
C. Lượng CO2 thu được từ CaCO3 bằng với từ MgCO3
D. Lượng CO2 thu được từ CaCo3 bằng 100/84 lượng từ MgCO3
2. Nung 150 gam CaCO3 được 22,4 dm3 CO2 (đktc). Hiệu suất phản ứng đạt:
A. 66,67%
B. 33,33%
C. 50%
D. 83,33%
3. NaOH cho được phản ứng hóa học với:
A. Cu, CuCl, HCl
B. CuO, CuSO4, Al
C. MgCl2, HCl, H2SO4
D. CO2, CO, SO2
4. Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm, có thể dẫn mẫu khí nào sau đây qua:
A. NaOH đặc
B. H2SO4 đặc
B. CaO
D. Tất cả đều đúng
5. Na2O và Fe2O3 cùng phản ứng với:
A. H2O
B. H2SO4
C. NaOH
D. NaCl
6. Chỉ ra những chất cho được phản ứng với dung dịch HCl
A. Zn, ZnO
B. NaOH, NaHCO3
C. CaCO3, AgNO3
D. Tất cả đều đúng
7. Các oxit axit là:
A. CO2, SiO2
B. SO2, CO
C. P2O5, Na2O
D. CuO, Fe2O3
8. Nung 100 gam CaCO3 thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Hiệu suất phản ứng đạt:
A. 11,2%
B. 50%
C. 56%
D. 44%
9. Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết 8 gam CuO là:
A. 100ml
B. 200ml
C. 500ml
D. 400ml
10. Hóa chất có thể dùng để nhận biết ba dung dịch mất nhãn chứa H2SO4, BaCl2, NaCl ở ngay lần thử đầu tiên là:
A. Bột kẽm
B. Giấy quỳ tím
C. Dung dịch Na2CO3
D. Tất cả đều đúng[/SIZE][/FONT][/QUOTE] k pik đúng k nữa:p:p:p
 
T

tieutuliti

Đề trắc nghiệm số 3:
1. Các sắp xếp theo thứ tự oxit, axit, bazo, muối là:
A. Ca(OH)2, H2SO4, Al2O3, NaCl
B. Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2, NaCl
C. NaCl, Ca(OH)2, H2SO4, Al2O3
D. H2SO4, Ca(OH)2, Al2O3, NaCl
2. Có các oxit sau: BaO, SO3, N2O5, SiO2, MgO, P2O5. Những oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là:
A. BaO, SO3, N2O5
B. SO3, N2O5, P2O5
C. SO3, N2O5, SiO2, P2O5
D. N2O5, SiO2, MgO
3. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 chất rắn sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2, naOH. Chọn thuốc thử đơn giản nhất trong các chất sau để phân biết chúng:
A. Dung dịch HCl
B. CaO
C. P2O5
D. Dung dịch H2SO4
4. Có những chất khí sau: CO2, H2, O2, SO2, CO. Khí làm đục nước vôi trong là:
A. CO2
B. CO2, SO2
C. CO2, CO, H2
D. CO2, CO, O2
5. Dãy chất nào dưới đây đều phản ứng được với dung dịch HCl tạo thành dung dịch màu xanh lam:
A. Cu, CuO
B. CuO, CuSO4, Cu(OH)2
C. CuO, Cu(OH)2
D. Cu, CuSO4
6. Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất sau:
A. K2SO3 và HCl
B. K2SO4 và HCl
C. Na2SO3 và NaOH
D. Na2SO3 và NaCl
7. Khí đổi màu quỳ tím ẩm thành đỏ là:
A. SO2, CO
B. CO2, H2
C. Zn, Cu
D. Ag, Cu
8. Kim loại A tác dụng với HCl sinh ra khí H2. Dẫn toàn bộ khí này qua oxit của kim loại B và đun nóng thì oxit kim loại này sẽ bị khử cho kim loại B. A, B là cặp kim loại:
A. Au và Zn
B. Fe và Al
C. Zn và Cu
D. Ag và Cu
9. Khi nung 200 kg đá vôi chứa 10% tạp chất. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 90% thì lượng vôi sống thu được là:
A. 100,8 gam
B. 100,8 kg
C. 90,72 kg
D. 112 kg
10. Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước thu được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là:
A. 0,05M
B. 0,01M
C. 0,1M
D. 1M. chắc có câu sai, :D:D:D
 
U

ulrichstern2000

Đáp án đề trắc nghiệm số 2:
1. B
Giải thích: Gọi m là khối lượng mỗi chất đã dùng:
Ta có PTHH:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
m/84/////////////////////////////////m/84
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
m/100//////////////////////////////m/100
Vì m/84 > m/100 => MgCO3 giải phóng CO2 nhiều hơn => Đán án B
2. A
3. C
4. B
5. B
6. D
7. A
8. B
9. A
10. C
 
U

ulrichstern2000

Đáp án đề trắc nghiệm số 3:
1. B
2. B
3. D
4. B
5. C
Giải thích: CuSO4 không phản ứng với HCl
Vì muối tác dụng với axit điều kiện: muối tạo thành phải không tan, hoặc axit tạo thành yếu hơn axit ban đầu hoặc có chất khí, dễ bay hơi. CuCl2 là muối tan trong nước và H2SO4 là axit mạnh tương đương với HCl
6. A
7. A
8. C
9. C
Giải thích:
Khi nung 200 kg đá vôi chứa 10% tạp chất. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 90% thì lượng vôi sống thu được là:
mCaCO3 = 180 kg = 18000 (g)
=> nCaCO3 = 180 (mol)
CaCO3 → (nhiệt độ) CaO + CO2
=> nCaO = nCaCO3 = 180 (mol)
=> mCaO (lý thuyết) = 10080 (g) = 10,8 (kg)
Vì hiệu suất đạt 90% nên mCaO thực tế = 9,072 (kg) (câu này đề sai) Tính đáp án B khi hiệu suất 100%
10. C
 
U

ulrichstern2000

Chuyên đề 2: KIM LOẠI

A. Tóm tắt kiến thức cơ bản
I. Tính chất vật lý
- Có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
- Những kim loại khác nhau thì khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, độ cứng khác nhau
II. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
• Phản ứng với oxi: Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt…) tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao tạo thành oxit thường là (oxit bazo)
3Fe + 2O2 → (nhiệt độ) Fe3O4
2Na + O2 → (nhiệt độ) Na2O
• Phản ứng với phi kim khác (Cl2, Br2, S…) tạo thành muối
2Na + Cl2 → (nhiệt độ) 2NaCl
Zn + S → (nhiệt độ) ZnS
2. Tác dụng với một số oxit: một số kim loại ở nhiệt độ cao tác dụng với một số oxit phi kim và oxit kim loại
Mg + CO2 → (nhiệt độ) MgO + CO
2Mg + SiO2 → (nhiệt độ) 2MgO + Si
2Al + Fe2O3 → (nhiệt độ) Al2O3 + 2Fe
3Ca + Cr2O3 → (nhiệt độ) 3CaO + 2Cr
3. Tác dụng với nước: một số kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường hoặc ở nhiệt độ cao tạo bazo hoặc oxit kim loại
Mg + 2H2O (nóng) → (nhiệt độ) Mg(OH)2 + H2
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
3Fe + 4H2O → (nhiệt độ < 570°C) Fe3O4 + 4H2
4. Tác dụng với axit: một số kim loại phản ứng với dung dịch axit ( H2SO4 loãng, HCl…) tạo thành muối và giải phóng H2
• Đối với axit H2SO4 đặc nóng không giải phóng H2 mà tạo thành khí khác:
Kim loại + H2SO4 (đặc, nóng) → Muối sunfat (kim loại hóa trị cao) + H2O + SO2/H2S…
• Đối với dung dịch HNO3
Kim loại + HNO3 (đặc) → Muối nitrat (kim loại hóa trị cao) + H2O + NO, NO2, N2….
* Lưu ý: Một số kim loại (Al, Fe, Cr…) thụ động với H2SO4, HNO3 đặc, nguội
5. Tác dụng với muối: kim loại hoạt động hóa học mạnh (từ Mg, Al, Zn,…) đẩy được kim loại hoạt động hóa học yếu hơn (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
* Lưu ý: kim loại mạnh hơn phải không phanru nwgs với H2O ở nhiệt độ thường.
III. Điều chế kim loại
1. Thủy luyện
- Nguyên tắc: dung dịch muối kim loại + kim loại manh → kim loại yếu + muối mới
- Phạm vi áp dụng: thường dùng những kim loại đứng sau Mg
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
2. Nhiệt luyện
- Nguyên tắc: oxit kim loại ( + H2, CO, Al) → (nhiệt độ) kim loại
- Phạm vi áp dụng: Thường dùng cho những kim loại đứng sau Al
Fe2O3 + 3H2 → (nhiệt độ) 2Fe + 3H2O
3. Điện phân:
//////////////////////////////////////////////////→ (nóng chảy) kim loại mạnh (Li, Na,….)
Hợp chất → (dùng điện một chiều)
\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\→ (dung dịch) kim loại trung bình hoặc yếu (sau Al)
IV. Dãy hoạt động hóa học của kim loại (Beketop)
K///Na///Ca///Mg///Al///Zn///Fe////Ni///Sn///Pb///H///Cu///Hg///Ag///Pt///Au
* Dựa vào mức để hoạt động hóa học của các kim loại rút ra kết luận sau:
- Độ hoạt động của kim loại giảm dần từ trái sang phải
- Tất cả kim loại đứng trước H đẩy được H ra khỏi dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng…) (trừ K, Ca, Na)
- Kim loại đứng trước (từ Mg….) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
- Kim loại ở đầu dãy (trước Mg) phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2
V. Một số kim loại thường gặp (Al và Fe)
VI. Hợp kim
1. Hợp kim: là chất rắn thu được sau khi làm nguội nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc hỗn hợp kim loại và phi kim
2. Hợp kim của nhôm: gồm cáo 94% Al, 4% Cu và 2% các nguyên tố khác như Mg, Mn, Si, Fe.
3. Hợp kim của sắt:
- Gang là hợp kim của sắt gồm có từ 2 – 6% là C và một số nguyên tố khác như Si, P, S, Mn.
- Thép là hợp kim của sắt gồm có dưới 2% C và một số nguyên tố khác.
4. Luyện gang, thép:
* Luyện gang”
- Nguyên liệu: quặng sắt, than cốc, không khí, phụ gia…
- Nguyên tắc: dùng cacbon oxit khử sắt oxit ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim
- Các phản ứng xảy ra trong lò luyện kim:
C + O2 → (nhiệt độ) CO2
CO2 + C → (nhiệt độ) 2CO
- Khí CO khử oxit sắt trong quặng:
2CO + Fe2O3 → (nhiệt độ) 2Fe + 3CO2
- Sắt nóng chảy hòa tan cacbon và một số nguyên tố khác tạo thành gang
- Các phản ứng tạo xỉ:
CaCO3 → (nhiệt độ) CaO + CO2
CaO + SiO2 → (nhiệt độ) CaSiO3
* Luyện thép:
- Nguyên liệu: gang, sắt, phế liệu, khí oxi
- Nguyên tắc: loại ra khỏi gang các nguyên tố C, Si, Mn…
- Các phản ứng trong lò luyện thép:
FeO + C → (nhiệt độ) Fe + CO
2FeO + Si → (nhiệt độ) 2Fe + SiO2
VII. Ăn mòn kim loại.
1. Định nghĩa: ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên
2. Nguyên nhân: kim loại tiếp xúc với những chất trong môi trường (nước, không khí…)
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại: thành phần kim loại, thành phần môi trường, nhiệt độ môi trường
4. Biện pháp chống ăn mòn kim loại: ngăn không cho kim loại tiếp xúc với những chất gây ăn mòn hoặc chế tạo hợp kim không bị ăn mòn.
 
U

ulrichstern2000

B. Các dạng bài tập theo chuyên đề,
Chủ đề 1: Bổ túc và viết phương trình – Hoàn thành sơ đồ phản ứng – Điều chế các chất
(Bỏ qua, sẽ có trong các bài ôn tập sau)
Chủ đề 2. GIẢI BÀI TOÁN TÌM KIM LOẠI
Bài 1:Cho 12,8 gam một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với khí clo thì thu được 27 gam muối clorua. Xác định tên kim loại

Bài 2: Cho 6,5 gam kim loại hóa trị II tác dụng với khí clo dư thì thu được 13,6 gam muối.
a) Xác định kim loại đã dùng
b) Nếu cho lượng kim loại nói trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 0,5M thì cần thể tích dung dịch axit là bao nhiêu?

Bài 3: Đốt cháy hết 2,4 gam một kim loại R thì thu được 4 gam oxit. Hãy xác định tên kim loại đó.
 
U

ulrichstern2000

Bài 1:Cho 12,8 gam một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với khí clo thì thu được 27 gam muối clorua. Xác định tên kim loại
Giải bài 1:
Gọi R là kim loại hóa trị II
PTHH:
R + Cl2 → (nhiệt độ) RCl2
Ta có: R/12,8 = (x + 71)/27
=> R = 64 (Cu)
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Cho 6,5 gam kim loại hóa trị II tác dụng với khí clo dư thì thu được 13,6 gam muối.
a) Xác định kim loại đã dùng
b) Nếu cho lượng kim loại nói trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 0,5M thì cần thể tích dung dịch axit là bao nhiêu?
Giải bài 2:
a) Gọi M là kim loại có hóa trị II.
PTHH: M + Cl2 → (nhiệt độ) MCl2
Ta có: M/6,5 = (M + 71)/13,6
=> M = 65 (Zn)
b) nZn = 0,1 (mol)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
nHCl = 0,2 (mol)
=> V(HCl) = 0,4 (lít) = 400ml
 
Top Bottom