Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

Chủ đề 9: BÀI TẬP VỀ AXIT PHẢN ỨNG VỚI BAZƠ
(Chỉ nêu kết quả cũng được)
Bài 1: Trung hòa 100ml dung dịch axit H2SO4 0,75M bằng dung dịch KOH 25%.
a) Tính khối lượng dung dịch KOH đã dùng.
b) Nếu trung hòa lượng dung dịch axit H2SO4 trên bằng dung dịch NaOH 15% có khối lượng riêng là 1,05 g/ml. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng.

Bài 2: A là dung dịch HCl và B là dung dịch NaOH. Người ta làm các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: đổ 150ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B được một dung dịch có tính kiềm với nồng độ 0,1M
- Thí nghiệm 2: đổ 350ml dung dịch A vào 150ml dung dịch B được một dung dịch có tính axit với nồng độ 0,05M.
Biết rằng khi pha trộn thì thể tích dung dịch không thay đổi. Tính nồng độ của A và B.
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 1:
a) nH2So4 = 0,75 (mol)
PTHH:
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
x/////////////0,75
=> x = 1,5 (mol) =>mKOH = 84 (g)
b) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
y////////////////0,75
=> y = 1,5 (mol)
=>mNaOH = 60 (g)
=> V(NaOH) = 380,95 (ml)
 
U

ulrichstern2000

Giải bài 2:
Gọi x là nồng độ mol HCl, y là nồng độ mol NaOH (x, y > 0)
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
- TN1:
nHCl = 0,15x (mol); nNaOH = 0,1y (mol)
Theo PTHH ta có:
nHCl = nNaOH = 0,15x (mol)
=> nNaOH dư = 0,1y – 0,15x (mol)
Thể tích dung dịch thu được: 250ml = 0,25 (l)
Nồng độ dung dịch sau phản ứng có tính kiềm là: 0,1 (M)
=> y – 1,5x = 0,25 (I)
-TN2:
nHCl = 0,35x (mol); nNaOH = 0,15y (mol)
Theo PTHH ta có:
nNaOH = nHCl = 0,15y (mol)
=> nHCl dư = 0,35x – 0,15y (mol)
Thể tích dung dịch thu được: 500ml = 0,5 (l)
Nồng độ dung dịch sau phản ứng có tính axit là 0,05 (M)
=> 3,5x – 1,5y = 0,25 (I)
Từ (I) và (II) có hệ phương trình, giải hệ được:
x = 0,5 (mol); y = 1 (mol)
=> C(M)(HCl) = 0,5 (M)
C(M)(NaOH) = 1 (M)
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 10: BÀI TẬP VỀ OXIT AXIT PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ
(Kết quả thôi)

Bài 1: Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) đi qua 150ml dung dịch NaOH có nồng độ mol 2M. Tính khối lượng các chất sau phản ứng.

Bài 2: Dẫn 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 800 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M.
a) Tính số gam kết tủa tạo thành.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch vẫn là 800ml.
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 11: BÀI TẬP VỀ MUỐI PHẢN ỨNG VỚI AXIT

Bài 1: Cho 200 gam dung dịch BaCl2 15,6% phản ứng với 150 gam dung dịch H2SO4 có khối lượng riêng 1,2 g/ml.
a) Tính khổi lượng chất kết tủa thu được.
b) Tính nồng độ mol của axit H2SO4 0,5M đã dùng.

Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml) với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%.
a) Tính khối lượng kết tủa.
b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau khi tách bỏ kết tủa.
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 12: BÀI TẬP VỀ MUỐI PHẢN ỨNG VỚI MUỐI

Bài 1: Cho 160 gam dung dịch sắt sunfat 0,5% (chưa rõ hóa trị) tác dụng dung dịch BaCl2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,398 gam chất kết tủa trắng và 350 gam dung dịch C.
a) Xác định muối đã dùng
b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được.

Bài 2: Cho 500 ml dung dịch A gồm BaCl2 và MgCl2 phản ứng với 120 ml dung dịch Na2SO4 0,5M dư, thu được 11,65 gam kết tủa. Đem phần dung dịch cô cạn thu được 16,77 gam hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol/l các chất trong dung dịch.
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) đi qua 150ml dung dịch NaOH có nồng độ mol 2M. Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Giải bài 1:
a) nCO2 = 0,25 (mol)
nNaOH = 0,3 (mol)
Xét tỉ lệ: nCO2/nNaOH = 0,3 : 0,25 = 1,2
Nhận thấy tỉ lệ phản ứng: 1 < T = 1,2 < 2
=> Tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3
Gọi x, y lần lượt là số mol CO2 phản ứng tạo muối axit và muối trung hòa.
Các PTHH:
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
PT theo số mol CO2: x + 2y = 0,3 (I)
PT theo số mol NaOH: x + y = 0,25 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình, giải hệ được:
x = 0,2 (mol); y = 0,05 (mol)
b) Ta có:
mNa2CO3 = 5,3 (g)
mNaHCO3 = 16,8 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Dẫn 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 800 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M.
a) Tính số gam kết tủa tạo thành.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch vẫn là 800ml.

Giải bài 2:
a) nCO2 = 0,14 (mol)
Đổi 800ml = 0,8 (lít)
nCa(OH)2 = 0,08 (mol)
Xét tỉ lệ: nCO2 : nCa(OH)2 = 1,75
=> Tạo hai muối
Gọi x, y lần lượt là số mol CO2 phản ứng tạo muối trung hòa và muối axit (x, y > 0)
Các PTHH:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
PT theo số mol CO2: x + y = 0,14
Pt theo số mol Ca(OH)2 : 2x + y = 0,16
Giải hệ: x = 0,02 (mol); y = 0,12 (mol)
=> mCaCO3 = 2 (g)
c) nCa(HCO3)2 = 0,06 (mol)
=> C(M) = 0,06/0,8 = 0,075 (M)
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Cho 200 gam dung dịch BaCl2 15,6% phản ứng với 150 gam dung dịch H2SO4 có khối lượng riêng 1,2 g/ml.
a) Tính khổi lượng chất kết tủa thu được.
b) Tính nồng độ mol của axit H2SO4 0,5M đã dùng.
Giải bài 1:
mBaCl2 = 31,2 (g) => nBaCl2 = 0,15 (mol)
V(H2SO4) = 125 (ml)
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
mBaSO4 = 34,95 (g)
b) nH2SO4 = nBaCl2 = 0,15 (mol)
=> C(M) (H2SO4) = 0,6 (M)
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml) với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%.
a) Tính khối lượng kết tủa.
b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau khi tách bỏ kết tủa.
Giải bài 2:
mddH2SO4 = 114 (g)
=> mH2SO4 = 22,8 (g)
=> nH2SO4 = 0,233 (mol)
mBaCl2 = 20,8 (g) => nBaCl2 = 0,1 (mol)
PTHH:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Xét tỉ lệ, nhận thấy H2SO4 dư
=> nH2SO4 dư = 0,133 (mol)
=> mH2SO4 dư = 13,034 (g)
b) mHCl tạo thành = 7,3 (g)
Khối lượng dung dịch sau khi tách kết tủa: mdd = 490,7 (g)
C%(HCl) = 1,49%
C%(H2SO4) = 2,66%
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Cho 160 gam dung dịch sắt sunfat 0,5% (chưa rõ hóa trị) tác dụng dung dịch BaCl2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,398 gam chất kết tủa trắng và 350 gam dung dịch C.
a) Xác định muối đã dùng
b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
Giải bài 1:
Đặt x là hóa trị của Fe
mFe2(SO4)x = 0,8 (g)
PTHH:
Fe2(SO4)x + 2BaCl2 → 2BaSO4 + 2FeClx
Ta có:
(112 + 96x)/0,8 = 233x/1,398
=> x = 3
Vậy muối đã dùng là Fe2(SO4)3
b) Theo PTHH ta có: nFeCl3 = 2nFe2(SO4)3 = 0,004 (mol)
=> mFeCl3 = 0,65 (g)
=> C%(FeCl3) = 0,185%
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Cho 500 ml dung dịch A gồm BaCl2 và MgCl2 phản ứng với 120 ml dung dịch Na2SO4 0,5M dư, thu được 11,65 gam kết tủa. Đem phần dung dịch cô cạn thu được 16,77 gam hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol/l các chất trong dung dịch.
Giải bài 2:
nNa2SO4 ban đầu = 0,06 (mol)
PTHH:
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
nBaSO4 = 0,05 (mol)
nBaCl2 = 0,05 (mol); nNaCl = 0,1 (mol)
=> nNa2SO4 phản ứng = 0,05 (mol) => nNa2SO4 dư = 0,01 (mol)
=> nMgCl2 = (16,77 – 0,01.142 – 0,1.58,5)/95 = 0,1 (mol)
=> C(M)(BaCl2) = 0,1 (M)
C(M)(MgCl2) = 0,2(M)
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 13: NHIỆT PHÂN BAZƠ KHÔNG TAN

Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn 3,61 hỗn hợp hai bazơ gồm Fe(OH)3 và Cu(OH)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn X. Đem khử hoàn toàn chất rắn X ở nhiệt độ cao phải dùng 1,008 lít khí H2 (đo ở đktc). Tính khối lượng của mỗi bazơ trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 2: Trộn dung dịch có chứa 32 gam CuSO4 với 250 ml dung dịch NaOH 2M. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi thu được m (g) chất rắn.
a) Tính m
b) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 14: NHIỆT PHÂN MUỐI

Bài 1: Khi nung 8 gam một hỗn hợp kẽm cacbonat và kẽm oxit, người ta thu được 6,24 gam ZnO.
a) Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp ban đầu.
b) Dẫn khí CO2 sinh ra vào dung dịch KOH. Tính khối lượng KOH để phản ứng tạo thành muối trung hòa.

Bài 2: Khi đung nóng muối Kali clorat không có xúc tác thì muối này bị phân hủy đồng thời theo hai phương trình hóa học sau:
2KClO3 → (nhiệt độ) KCl + 3O2 (a)
4KClO3 → (nhiệt độ) 3KClO4 + KCl (b)
Hãy tính:
Phần trăm khối lượng KClO3 bị phân hủy theo (a)?
Phần trăm khối lượng KClO3 bị phân hủy theo (b)?
Biết rằng khi phân hủy hoàn toàn 73,5 gam kali clorat thì thu được 33,5 gam kali clorua.
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn 3,61 hỗn hợp hai bazơ gồm Fe(OH)3 và Cu(OH)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn X. Đem khử hoàn toàn chất rắn X ở nhiệt độ cao phải dùng 1,008 lít khí H2 (đo ở đktc). Tính khối lượng của mỗi bazơ trong hỗn hợp ban đầu.
Giải bài 1:
Các PTHH:
2Fe(OH)3 → (nhiệt độ) Fe2O3 + 2H2O (1)
Cu(OH)2 → (nhiệt độ) CuO + H2O (2)
Fe2O3 + 3H2 → (nhiệt độ) 2Fe + 3H2O (3)
CuO + H2 → (nhiệt độ) Cu + H2O (4)
nH2 = 0,045 (mol)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe(OH)3 và Cu(OH)2 (x, y > 0)
PT theo khối lượng hỗn hợp: 107x + 98y = 3,61
PT theo số mol H2: 1,5x + y = 0,045
Giải hệ phương trình được:
x = 0,02 (mol); y = 0,015 (mol)
=> mFe(OH)3 = 2,14 (g); mCu(OH)2 = 1,47 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Trộn dung dịch có chứa 32 gam CuSO4 với 250 ml dung dịch NaOH 2M. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi thu được m (g) chất rắn.
a) Tính m
b) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.
Giải bài 2:
a) nCuSO4 = 0,2 (mol); nNaOH = 0,5 (mol)
PTHH:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 (1)
Cu(OH)2 → (nhiệt độ) CuO + H2O (2)
m(rắn) = mCuO = 16 (g)
b) Theo PTHH (1): nNaOH phản ứng = 0,4 (mol)
=> nNaOH dư = 0,1 (mol)
=> Nước lọc gồm: 0,2 mol Na2SO4 và 0,1 mol NaOH dư
=> mNa2SO4 = 28,4 (g)
mNaOH dư = 4 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Khi nung 8 gam một hỗn hợp kẽm cacbonat và kẽm oxit, người ta thu được 6,24 gam ZnO.
a) Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp ban đầu.
b) Dẫn khí CO2 sinh ra vào dung dịch KOH. Tính khối lượng KOH để phản ứng tạo thành muối trung hòa.
Giải bài 1:
a) Gọi x là khối lượng của ZnCO3 trong hỗn hợp (x > 0)
=> nZnCO3 = x/125 (mol)
Khối lượng của ZnO có sẵn trong hỗn hợp là (8 – x) (g)
PTHH:
ZnCO3 → (nhiệt độ) ZnO + CO2
Theo PTHH ta có: mZnO = 84x/125 (g)
Theo đề ta có:
84x/125 + (8 – x) = 6,24
Giải PT nhận được:
x ≈ 5,37 (g) = mZnCO3
=> %mZnCO3 ≈ 67,125%
%mZnO ≈ 32,875%
b) nCO2 ≈ 0,04 (mol)
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
=> mKOH = 4,48 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Khi đung nóng muối Kali clorat không có xúc tác thì muối này bị phân hủy đồng thời theo hai phương trình hóa học sau:
2KClO3 → (nhiệt độ) KCl + 3O2 (a)
4KClO3 → (nhiệt độ) 3KClO4 + KCl (b)
Hãy tính:
Phần trăm khối lượng KClO3 bị phân hủy theo (a)?
Phần trăm khối lượng KClO3 bị phân hủy theo (b)?
Biết rằng khi phân hủy hoàn toàn 73,5 gam kali clorat thì thu được 33,5 gam kali clorua.
Giải bài 2:
Gọi x là số mol KClO3 bị phân hủy thành O2
Gọi y là số mol KClO3 bị phân hủy thành KClO4 (x, y > 0)
2KClO3 → (nhiệt độ) 2KCl + 3O2 (a)
4KClO3 → (nhiệt độ) 3KClO4 + KCl (b)
Theo đề bài ta có hệ phương trình:
x + y = 73,5/122,5
x + y/4 = 33,5/74,5
Giải hệ được: x = 0,4 (mol); y = 0,2 (mol)
=> Muối bị phân thủy theo (a) ≈ 66,67%
Muối bị phân hủy theo (b) ≈ 33,33%
 
U

ulrichstern2000

PHẦN BÀI TẬP ÁP DỤNG CƠ BẢN​
Bài 1: Cho 8g CuO tác dụng với 100 g dung dịch axit sunfuric 24,5%. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 11,52 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và CaO cần 200ml dung dịch H2SO4 1,5M.
a) Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
b) Hãy tính khối lượng dung dịch HCl 15% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên dùng để thay dung dịch H2SO4.

Bài 3: Cho một lượng dư bột kẽm vào 250ml dung dịch axit clohiđric. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí H2 (đkct)
a) Tính khối lượng Zn đã tham gia phản ứng
b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit clohiđric đã dùng

Bài 4: Hòa tan 16 (g) lưu huỳnh đioxit với nước ta thu được 250 ml dung dịch axit H2SO4.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 7,5% có khối lượng riêng 1,04g/ml cần để trung hòa dung dịch H2SO4 nói trên.

Bài 5: Hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3. Hòa tan hoàn toàn một lượng A bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B và 10,08 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch B thu được 66,6 gam muối khan
a) Xác định % khối lượng hỗn hợp A
b) Tính nồng độ mol của 200ml dung dịch HCl (D = 1,05g/ml) đã dùng

Bài 6: Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 70ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng chất sau phản ứng.

Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 27,4 gam hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 (M: kim loại kiềm) bằng 500ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 6,72 lít khí CO2 (đo ở đktc). Để trung hòa lượng axit dư phải dùng 50ml dung dịch NaOH 2M
a) Xác định hai muối ban đầu
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng các muối trên.

Bài 8: Hòa tan 3,06 (g) hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị I và II bằng dung dịch axit HCl thấy thoát ra 672ml khí CO2 (đktc). Nếu đem cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

Bài 9: Để hấp thu hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) cần 100ml dung dịch NaOH 1,5M
a) Tính nồng độ C(M) của các chất có trong dung dịch. (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
b) Để trung hòa lượng xút nói trên cần bao nhiều gam dung dịch axit HCl 25% (cho D = 1,05g/ml)


Bài 10: Hòa tan 49,6 gam hỗn hợp một muối sunfat và một muối cacbonat của cùng một kim loại hóa trị I vào nước thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch axit sunfuric thu được 2,24 lít khí (đktc)
- Phần II: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa trắng
a) Xác định công thức hóa học 2 muối ban đầu
b) Tính khối lượng của mỗi muối trên có trong hỗn hợp ban đầu.
 
Y

yui_2000

PHẦN BÀI TẬP ÁP DỤNG CƠ BẢN​
Bài 1: Cho 8g CuO tác dụng với 100 g dung dịch axit sunfuric 24,5%. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc
$\begin{matrix}
CuO &+ &H_2SO_4 &\to &CuSO_4 &+ &H_2O \\
0,1 &\to & & &0,1 & &
\end{matrix} \\
n_{CuO}=0,1 \ (mol); \ n_{H_2SO_4}=0,25 \ (mol)$

* So sánh:

$\frac{0,1}{1}<\frac{0,25}{1} \to n_{H_2SO_4}$ dư, tính theo $n_{CuO}$.

$m_{dd \ sau \ pứ}=108 \ (g)\\
m_{CuSO_4}=16 \ (g) \Rightarrow C_{\% \ CuSO_4}\approx 14,814 \ \% \\
m_{H_2SO_4 \ dư}=14,7 \ (g) \Rightarrow C_{\% \ H_2SO_4 \ dư}\approx 13,61 \ \%$
 
Top Bottom