Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

Bài 15:
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg, MgCO3 (x, y > o)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
x////////////////////////////////x
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
y////////////////////////////////////////////y
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
y/////////////////////////////////y
b) Khí H2 không phản ứng với nước vôi trong => V(H2) = 2,8 (lít)
nH2 = 0,125 (mol) = x
=> mMg = 3 (g)
nCaCO3 = 0,1 (mol) = y => mMgCO3 = 8,4 (g)
=> m(hỗn hợp) = 11,4 (g)
=> Thành phần phần trăm
 
U

ulrichstern2000

Bài 16:
a) Kim loại R có hóa trị III: công thức oxit: R2O3
M = 2R + 28 (g)
Khối lượng nguyên tố oxi = 48 (g)
=> %O = 100m/M = 4800/(2R + 48) = 30%
=> R = 56 (Fe)
b) nFe = 4/35 (mol)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
nHCl = 12/35 (mol)
=> V ≈ 5,83 lít ≈ 583ml
 
U

ulrichstern2000

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1:

Câu 1: Dãy các kim loại xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe
B. Zn, K, mG, Cu, Al, Fe
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
D. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn

Câu 2: Chỉ dung dung dịch NaOH có thể phân biệt được:
A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch K2SO4
B. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl
C. Dung dịch K2So4 và dung dịch BaCl2
D. Dung dịch KCl và dung dịch NaCl

Câu 3: Có 5 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 448 ml khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. (Chỉ lấy kết quả, số làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2)


ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2:

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng:
X + HCl → Y + H2O
Y + NaOH → Z↓ + NaCl
Z + HCl → Y + H2O
X là:
A. Fe
B. Fe2O3
C. Na2O
D. MgSO4

Câu 2:
1. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4
A. Fe
B. Mg
C. Cu
D. Zn
2. Cho dung dịch X vào dung dịch Y thu được kết tủa trắng, kết tủa không tan trong axit HCl. Dung dịch X và Y của các chất:
A. BaCl2 và Na2CO3
B. NaOH và CuSO4
C. Ba(OH)2 và Na2SO4
D. BaCO3 và K2SO4

Câu 3: Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → NaAlO2
(số thứ tự 1, 2, 3 từ trái qua phải)

(2 đề trên là 2 đề 15 phút, đề 45 phút gồm 2 đề sẽ up sau)
 
T

thupham22011998

Làm đề 1:

Bài 1-C

Bài 2- thấy ko có ý nào đúng

Bài 3:

$n CO_2=0,02 =n CaCO_3$

-->%$m CaCO_3=40$%

-->%$m CaSO_4=60$%
 
U

ulrichstern2000

Đề 1:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3:
%CaCO3 = 40%
%CuSO4 = 60%
Đề 2: Câu 1: B
Câu 2:
1.D; 2. C
Câu 3:
4Al + 3O2 → (nhiệt độ) 2Al2O3
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 _ NaOH → NaAlO2 + 2H2O
 
U

ulrichstern2000

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1:

Câu 1: Chọn đáp án đúng.
Có các kim loại sau: Na, Al, Fe, Cu, K, Mg
Cặp kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Na, Al
B. K, Na
C. Al, Cu
D. Mg, K
Câu 2: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4:
A. Na, Al, Cu
B. Al, Fe, Mg, Cu
C. Na, Al, Fe, K
D. K, Mg, Ag, Fe
Câu 3: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng:
A. Na, Al, Cu, Mg
B. Zn, Mg, Na, Al
C. Na, Fe, Cu, K, Mg
D. K, Na, Al, Ag
Câu 4: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về mức độ hoạt động hóa học:
A. Na, Al, Cu, K, Mg
B. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg
C. Fe, Al, Cu, Mg, K, Na
D. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K
Câu 5: Có 3 kim loại màu trắng Ag, Al, Mg. hãy nêu cách nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học.
Câu 6: Hãy viết PTHH xảy ra giữa các chất sau:
a) CO và Fe2O3
b) Fe và Cl2
c) Mg và AgNO3
Câu 5: Ngâm bột magie dư trong 10ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B
a) Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ đề kết tủa hoàn toàn dung dịch B

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2:

Câu 1: Có dung dịch AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Để làm sách dung dịch muối nhôm có thể dùng chất:
A. AgNO3
B. HCl
C. Al
D. Mg

Câu 2: Các kim loại trong dãy được sắp xếp theo chiều tính hoạt động hóa học tăng dần là:
A. Na, Al, Pb, Fe, Ag, Cu
B. Al, Fe, Na, Cu, Ag, Pb
C. Ag, Cu, Pb, Fe, Al, Na
D. Ag, Cu, Pb, Al, Fe, Na

Câu 3: Có hỗn hợp gồm nhôm oxit và bột sắt oxi, có thể tách được sắt oxit bằng cách cho tác dụng với lượng dư dung dịch:
A. HCl
B. NaCl
C. KOH
D. HNO3

Câu 4: Sắt có thể tác dụng với chất nào sau đây:
A. Dung dịch Cu(NO3)2
B. Dung dịch MgCl2
C. H2SO4 đặc, nguội
D. Khí Cl2

Câu 5: Viết phương trình hóa học biểu diễn biến hóa sau đây:
Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaCl2
(Số thứ tự từ trái sang phải)

Câu 6: Hòa tan 0,56 gam sắt bằng dung dịch H2So4 loãng vừa đủ
a) Viết PTHH xảy ra
b) Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
 
P

phnglan

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1:

Câu 1: Chọn đáp án đúng.
Có các kim loại sau: Na, Al, Fe, Cu, K, Mg
Cặp kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Na, Al
B. K, Na
C. Al, Cu
D. Mg, K
Câu 2: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4:
A. Na, Al, Cu
B. Al, Fe, Mg, Cu
C. Na, Al, Fe, K
D. K, Mg, Ag, Fe
Câu 3: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng:
A. Na, Al, Cu, Mg
B. Zn, Mg, Na, Al
C. Na, Fe, Cu, K, Mg
D. K, Na, Al, Ag
Câu 4: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về mức độ hoạt động hóa học:
A. Na, Al, Cu, K, Mg
B. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg
C. Fe, Al, Cu, Mg, K, Na
D. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K



 
P

phnglan

Câu 5: Có 3 kim loại màu trắng Ag, Al, Mg. hãy nêu cách nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học.

cho tác dụng với axit ---> nhận được $Ag$
tác dụng với dd $Na0H$ là $Al$
còn lại

Câu 6: Hãy viết PTHH xảy ra giữa các chất sau:
a) CO và Fe2O3
b) Fe và Cl2
c) Mg và AgNO3

$ CO + Fe_2O_3--> Fe_30_4 + C0_2$

$Fe + Cl_2----> FeCl_3$

$Mg + AgNO_3---> Mg(N0_3)_2 + Ag$

 
P

phnglan

Câu 5: Ngâm bột magie dư trong 10ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B
a) Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ đề kết tủa hoàn toàn dung dịch B

$Mg + 2AgN0_3 ---> Mg(N0_3)_2 +2 Ag$

Sau phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A : $Mg$ dư, $Ag$
Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư

$Mg + HCl ---> MgCl_2 + H_2$

Chất rắn còn lại là $Ag$

$n_ AgNO_3$= 0,01 mol

---> $m_Ag$ = 1,08g

b,
$Mg(NO_3)_2+2NaOH->Mg(OH)_2+2NaNO_3$
0,005------------0,01
V_$NaOH$=0,01/1=0,01 lít
 
P

phnglan

Câu 1: Có dung dịch AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Để làm sách dung dịch muối nhôm có thể dùng chất:
A. AgNO3
B. HCl
C. Al
D. Mg

Câu 2: Các kim loại trong dãy được sắp xếp theo chiều tính hoạt động hóa học tăng dần là:
A. Na, Al, Pb, Fe, Ag, Cu
B. Al, Fe, Na, Cu, Ag, Pb
C. Ag, Cu, Pb, Fe, Al, Na
D. Ag, Cu, Pb, Al, Fe, Na

Câu 3: Có hỗn hợp gồm nhôm oxit và bột sắt oxi, có thể tách được sắt oxit bằng cách cho tác dụng với lượng dư dung dịch:
A. HCl
B. NaCl
C. KOH
D. HNO3

Câu 4: Sắt có thể tác dụng với chất nào sau đây:
A. Dung dịch Cu(NO3)2
B. Dung dịch MgCl2
C. H2SO4 đặc, nguội
D. Khí Cl2
 
P

phnglan

Câu 5: Viết phương trình hóa học biểu diễn biến hóa sau đây:
Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaCl2
(Số thứ tự từ trái sang phải)


$Ca + 0_2 ---> Ca0$

$Ca0+ H_20 ---> Ca(0H)_2$

$ Ca(0H)_2 + C0_2 ---> CaC0_3 + H_20$

$CaC0_3 + HCl --> CaCl_2 + H_20$
 
P

phnglan

Câu 6: Hòa tan 0,56 gam sắt bằng dung dịch H2So4 loãng vừa đủ
a) Viết PTHH xảy ra
b) Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra (đktc)

$Fe + H_2S0_4 --> FeS0_4 + H_2$
0,01........................0,01..........0,01

$m_{ FeS0_4}$= 15,2g

$V_{H_2}$= 0,224 l
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Đáp án đề 1:
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3. B
Câu 4: D
Câu 5: Dùng dung dịch kiềm nhận biết nhốm. HCl nhận biết Mg và Ag
Câu 6: PTHH tự viết
Câu 7: mAg = 1,08 (g)
V = 10 ml
Đáp án đề 2:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: Cu(NO3)2 + Fe → Cu + Fe(NO3)2
2Fe + 3Cl2 → (nhiệt độ) 2FeCl3
Câu 5: 1. 2Ca + O2 (nhiệt độ) → 2CaO
(PTHH còn lại tương tự)
Câu 6: mFeSO4 = 1,52 (g)
V = 0,224 (lít)
 
U

ulrichstern2000

Chuyên đề 3: PHI KIM
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
• PHI KIM •
I TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHI KIM
1/ Tính chất vật lý
- Trạng thái của phi kim ở điều kiện thường:
+ Rắn: C, Si, P, S, I2…
+ Lỏng: Br2…
+ Khí: N2, H2, O2, Cl2,…
- Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp, một số phi kim độc như Cl2, Br2…
2/Tính chất hóa học
a) Tác dụng với kim loại:
- O2 tác dụng với kim loại tạo thành oxit:
2Na + O2 → (nhiệt độ) Na2O
3Fe + 2O2 → (nhiệt độ) fe3O4
- Các phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối:
2Na + Cl2 → (nhiệt độ) 2NaCl
Zn + S → (nhiệt độ) ZnS
b) Tác dụng với hidro: nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit (trừ fe, Cl2, Br2, I2)
C + O2 → (nhiệt độ) CO2
II. MỘT SỐ PHI KIM TIÊU BIỂU
1. Tính chất hóa học của clo và cacbon
a) Clo
* Tính chất vật lý: Là chất khí màu vàng lục, mùi hắc, tan được trong nước, rất độc
* Tính chất hóa học:
- Với H2: Cl2 + H2 → (nhiệt độ) 2HCl (khí)
- Với kim loại: 2Fe + 3Cl2 → (nhiệt độ) 2FeCl3
- Với O2: Không phản ứng trực tiếp
- Với H2O: Cl2 + H2O <▬> HCl + HClO
- Với dung dịch kiềm:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O (nước Jave)
Cl2 + Ca(OH)2 (bột) → CaOCl2 + H2O (clorua vôi)
- Với dung dịch muối:
Cl2 + FeCl2 → 2FeCl3
Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl
- Phản ứng oxi hóa khử: Clo thường là chất oxi hóa
- Phản ứng với hidrocacbon:
CH4 + Cl2 → (ánh sáng) CH3Cl + HCl
b) Cacbon
* Tính chất vật lý: Cacbon ở trạng thái rắn, màu đen. Than có tính chấp phụ màu và chyaats tan trong dung dịch.
- Các dạng thù hình của cacbon: Dạng thù hình nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hóa học tạo nên. Dạng thù hình của cacbon:
+ Kim cương
+ Than chì
+ Cacbon vô định hình (học phần này chủ yếu)
* Tính chất hóa học:
- Với H2: C + 2H2 → (500 độ C) CH4
- Với kim loại: 2C + Ca → (2000 độ C) CaC2
- Với O2: C + O2 → (nhiệt độ) CO2
- Với H2O: C+ H2O → (1000 độ C) CO + H2
- Với dung dịch kiềm: không phản ứng
- Với dung dịch muối: không phản ứng
- Phản ứng oxi hóa khử: cacbon thường là chất khử:
Fe2O3 + 2C → (nhiệt độ) 2Fe + 3CO
- Phản ứng với hidrocacbon: không phản ứng
2. Một số hợp chất của cacbon
a) Cacbon oxit (CO)
* Tính chất vật lý: Cacbon oxit là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, rất độc
* Tính chất hóa học:
- Ở điều kiện thường, CO là oxit trung tính, không tác dụng với nước, kiềm, axit
- CO là chấ khử: ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại:: Fe2O3, CuO, PbO,…
CuO + CO → (nhiệt độ) Cu + CO2
- Ngoài ra, còn tác dụng được với nhiều chất khác như:
2CO + O2 → (nhiệt độ) 2CO2
CO + 3H2 → (nhiệt độ + xúc tác Ni) CH4 + H2O
b) Cacbon ddioxit (cacbonic) (CO2)
* Tính chất vật lý: CO2 là chất khí không màu, nặng hơn không khí 1,5 lần, không duy trì sự cháy và sự sống
* Tính chất hóa học:
- CO2 là một oxit axit có thể phản ứng với oxit bazo và dung dịch bazo
CO2 + CaO → (nhiệt độ) CaCO3
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Khi tan trong nước, CO2 tạo thành dung dịch axit cacbonic
CO2 + H2O <▬> H2CO3
(Tuy nhiên axit này không bền, nên bị phân hủy thành CO2 và H2O, đây là phản ứng hai chiều)
- Ngoài ra, CO2 còn tác dụng được với: C, Mg, Al,…
CO2 + 2Mg → (nhiệt độ) 2MgO + C
=> Ta không dung CO2 để dập tắt đám cháy Mg, Al,…
c) Muối cacbonat
* Tính chất vật lý: các muối cacbonat của kim loại kiềm (trừ li2CO3), amoni đều tan tốt trong nước. Các muối hidrocacbonat tan tốt trong unwocs (trừ NaHCO3 ít tan)
* Tính chất hóa học: Muối cacbonat có tính chất hóa học chung của muối:
- Tác dụng với axit:
2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O
- Tác dụng với dung dịch kiềm:
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
- Phản ứng nhiều phân:
2NaHCO3 → (nhiệt độ) Na2CO3 + CO2 + h2O
CaCO3 → (nhiệt độ) CaO + CO2
3. Silic (Si)
* Silic:
- Là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Silic là chất bán dẫn.
- Si phản ứng với nhiều phi kim và kim loại:
Si + O2 → (nhiệt độ) SiO2
Si + 2S → (nhiệt độ) SiS2
Si + 2Mg → (nhiệt độ) Mg2Si
- Si không phản ứng với hidro
* Hợp chất của silic – công nghiệp silicat: trong thiên nhiên, Si chỉ tồn tạo ở dạng hợp chất như thạch anh (SiO2 nguyên chất), cát trắng (SiO2 có lẫn tạp chất), đất sét (Al2O3.2SiO2.2H2O)
• Silic dioxit (SiO2)
- Tinh thể trắng, khó nóng chảy, khó sôi, khi làm nguội chậm, khối nóng chảy tạo nên dạng vô định hình là thủy tinh thạch anh
- Silic dioxit là oxit axit tác dụng với kiềm, oxit bazo, tạo thành muối silicat ở nhiệt độ cao
SiO2 + 2NaOH → (nhiệt độ) Na2SiO3 + H2O
SiO2 + CaO → (nhiệt độ) CáiO3
- Silic dioxit phản ứng với kim loại Mg, C
SiO2 + 2Mg → (nhiệt độ) 2MgO + Si
• Công nghiệp silicat: sản xuất đồ gốm, xi măng, thủy tinh.


 
U

ulrichstern2000

•SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC•

I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN
1/ Ô nguyên tố
- Cho biết: số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Số hiệu có trị số bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó.
2/ Chu kỳ
- Chu kỳ gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Số thự tự chu kỳ = Số lớp electron
3/ Nhóm
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số elecotron lớp ngoài cùng bằng nhau và được sắp xếp hành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Số thự tự của nhóm = Số electron ở lớp ngoài cùng
III. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1/ Trong một chu kỳ (từ trái sang phải)
- Số lớp electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8 electron
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm đồng thời tính phi kim của nguyên tố tăng dần.
- Đầu chu kỳ là kim loại mạnh, cuối là phi kim mạnh, kết thúc chu kỳ là khí hiếm (trừ chu kỳ 1 và chu kỳ 7)
2/ Trong một nhóm (từ trên xuống)
- Số electron của các nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

a) Biết được vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
Ví dụ: Biết nguyên tố A có số hiệu 11, ta biết:
- A ở ô số 11 có điện tích hạt nhân bằng 17+ và có số electron là 11.
- A ở chu kỳ 3, có ba lớp electron
- A ở nhóm I, ở lớp ngoài có 1 electron.
b) Biết được cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy đoán được gvij trí và tính chất của nguyên tố.
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 1: Xác định nguyên tố dựa trên bảng tuần hoàn hóa học (bỏ qua)
Chủ đề 2: Hoàn thành sơ đồ phản ứng – Giải thích hiện tượng – Điều chế cách chất.

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau:
FeS2 → (1) SO2 → (2) SO3 → (3) H2SO4) → (4) BaSO4
///////////////→ (5) H2SO4 → (6) Na2SO4 → (7) SO2

Bài 2: Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong xuất hiện kết tủa, tiếp tục sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi thì ta thấy kết tủa tan. Sau đó thêm một ít dung dịch Ca(OH)2 thì thấy xuất hiện kết tủa trở lại. Giải thích hiện tượng trên.

Bài 3: Từ muối ăn và các hóa chất cần thiết, hãy điều chế nước Javen, clorua vôi.

Bài 4: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
H2 + A → B
B + MnO2 → C + A↑ + H2O
A + NaOH → D + E + H2O

Bài 5: Dẫn khí clo vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, lúc đầu giấy quỳ tìm biến thành màu đỏ, sau đó tời thấy mất màu. Giải thích hiện tượng.

Bài 6: Hoàn thành các PTHH sau:
a) MnO2 + ? → MnCl2 + ? + ?
b) C + ? → (nhiệt độ) H2 + ?
c) Ca(OH)2 + CO2 → ? + ? + ?
d) NaOH + ? + ? → ? + H2↑
e) Cl2 + ? → NaCl + Br2
 
U

ulrichstern2000

Màu của một số chất

MÀU CỦA CÁC CHẤT


Kim loại kiềm và kiềm thổ
1. KMnO4: tinh thể màu đỏ tím.
2. K2MnO4: lục thẫm
3. NaCl: không màu, nhưng muối ăn có màu trắng là do có lẫn MgCl2 và CaCl2
4. Ca(OH)2: ít tan kết tủa trắng
5. CaC2O4 hay Ca(COO)2: trắng
-----------o0o-------------
Nhôm
6. Al2O3: màu trắng
7. AlCl3: dung dịch ko màu, tinh thể màu trắng, thường ngả màu vàng nhạt vì lẫn FeCl3
8. Al(OH)3: kết tủa keo trắng
9. Al2(SO4)3: màu trắng.
-----------o0o-------------
Sắt
10. Fe: màu trắng xám
11. FeS: màu đen
12. Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh
13. Fe(OH)3: nâu đỏ, kết tủa nâu đỏ
14. FeCl2: dung dịch lục nhạt
15. Fe3O4(rắn): màu nâu đen
16. FeCl3: dung dịch vàng nâu
17. Fe2O3: đỏ
18. FeO : đen.
19. FeSO4.7H2O: xanh lục.
20. Fe(SCN)3: đỏ máu
Quặng hemantit : Fe2O3
Quặng hemantit nâu : Fe2O3. nH2O
-----------o0o-------------
Đồng
21. Cu: màu đỏ
22. Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam
23. CuCl2: tinh thể khan có màu nâu, dung dịch xanh lá cây
24. CuSO4: tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch xanh lam
25. Cu2O: đỏ gạch.
26. Cu(OH)2: kết tủa xanh lam
27. CuO: màu đen
28. Phức của Cu2+: luôn màu xanh.
-----------o0o-------------
Mangan
29. MnCl2 : dung dịch: xanh lục; tinh thể: đỏ nhạt.
30. MnO2 : chất rắn màu đen.
31. Mn(OH)4: nâu
-----------o0o-------------
Kẽm
32. ZnCl2 : bột trắng
33. Zn3P2: tinh thể nâu xám (thuốc chuột)
34. ZnSO4: dung dịch không màu
Crom
35. CrO3 : đỏ sẫm.
36. Cr2O3: màu lục
36. CrCl2 : lục sẫm.
37. K2Cr2O7: da cam.
38. K2CrO4: vàng cam
Cr(OH)2 :vàng
Cr(OH)3 : lục xám
-----------o0o-------------
Bạc
39. Ag3PO4: kết tủa vàng
40. AgCl: trắng.
41. Ag2CrO4: đỏ gạch
Các hợp chất khác
42. As2S3, As2S5 : vàng
43. Mg(OH)2 : kết tủa màu trắng
44. B12C3 (bo cacbua): màu đen.
45. Ga(OH)3, GaOOH: kết tủa nhày, màu trắng
46 .GaI3 : màu vàng
47. InI3: màu vàng
48. In(OH)3: kết tủa nhày, màu trắng.
49. Tl(OH)3, TlOOH: kết tủa nhày, màu hung đỏ
50. TlI3: màu đen
51. Tl2O: bột màu đen
52. TlOH: dạng tinh thể màu vàng
53. PbI2 : vàng tươi, tan nhiều trong nước nóng
54. Au2O3: nâu đen.
55. Hg2I2 ; vàng lục
56. Hg2CrO4 : đỏ
57. P2O5(rắn): màu trắng
58. NO(k): hóa nâu trong ko khí
59. NH3: làm quỳ tím ẩm hóa xanh
60. Kết tủa trinitrat toluen màu vàng.
61. Kết tủa trinitrat phenol màu trắng.
-----------o0o-------------
Màu của ngọn lửa
62. Muối của Li cháy với ngọn lửa màu đỏ son
63. Muối Na ngọn lửa màu vàng
64. Muối K ngọn lửa màu tím
65. Muối Ba khi cháy có màu xanh lục
66. Muối Ca khi cháy có ngọn lửa màu đỏ cam
Rb: cháy cho ngọn lửa vàng
Cs: cháy cho ngọn lửa xanh lam
Sr : cháy cho ngọn lửa đỏ
Các màu sắc của các muối kim loại khi cháy được ứng dụng làm pháo hoa
-----------o0o-------------
Màu của các nguyên tố
67. Li-màu trắng bạc
68. Na-màu trắng bạc
69. Mg-màu trắng bạc
70. K-có màu trắng bạc khi bề mặt sạch
71. Ca-màu xám bạc
72. B-Có hai dạng thù hình của bo; bo vô định hình là chất bột màu nâu, nhưng bo kim loại thì có màu đen
73. N2-là một chất khí ở dạng phân tử không màu
74. O-có hai dạng thù hình : O2-khí không màu; O3 : chất khí màu xanh nhạt ở điều kiện tiêu chuẩn
75. F2-khí màu vàng lục nhạt
76. Al-màu trắng bạc
77. Si-màu xám sẫm ánh xanh
78. P-tồn tại dưới ba dạng thù hình cơ bản có màu: trắng, đỏ và đen
79. S-vàng chanh
80. Cl2-khí màu vàng lục nhạt
81. Iot (rắn): màu tím than
82. Cr-màu trắng bạc
83. Mn-kim loại màu trắng bạc
84. Fe-kim loại màu xám nhẹ ánh kim
85. Cu-kim loại có màu vàng ánh đỏ
86. Zn-kim loại màu xám nhạt ánh lam
87. Ba-kim loại trắng bạc
88. Hg-kim loại trắng bạc
89. Pb-kim loại trắng xám
-----------o0o-------------
Màu của ion trong dung dịch
90. Mn2+: vàng nhạt
91. Zn2+: trắng
92. Al3+: trắng
93. Cu2+ :có màu xanh lam
94. Cu+ :có màu đỏ gạch
95. Fe3+ :màu đỏ nâu
96. Fe2+: màu trắng xanh
97. Ni2+: lục nhạt
98. Cr3+: màu lục
99. Co2+: màu hồng
100. MnO4-: màu tím
101. CrO4 2-: màu vàng
-----------o0o-------------
Nhận dạng theo màu sắc
102. Đen: CuS ,FeS ,Fe2S3 ,Ag2S ,PbS ,HgS
103. Hồng: MnS
104. Nâu: SnS
105. Trắng: ZnS, BaSO4, SrSO4, CaSO4, PbSO4, ZnS[NH2Hg]Cl
106. Vàng: CdS, BaCrO4, PbCrO4, (NH4)3[PMo12O40], (NH4)3[P(Mo2O7)4]
107. Vàng nhạt: AgI (ko tan trong NH3 đặc chỉ tan trong dung dịch KCN và Na2S2O3 vì tạo phức tan Ag(CN)2- và Ag(S2O3)3)
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau:
FeS2 → (1) SO2 → (2) SO3 → (3) H2SO4) → (4) BaSO4
///////////////→ (5) H2SO4 → (6) Na2SO4 → (7) SO2

(1) 2FeS2 + (7/2)O2 → (nhiệt độ) Fe2O3 + 4SO2
(2) 2SO2 + O2 → (450 độ C + V2O5) 2SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
(5) SO2 + H2O → H2SO3
(6) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O
(7) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong xuất hiện kết tủa, tiếp tục sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi thì ta thấy kết tủa tan. Sau đó thêm một ít dung dịch Ca(OH)2 thì thấy xuất hiện kết tủa trở lại. Giải thích hiện tượng trên.

Khi sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong xuất hiện kết tủa do CO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo thành CaCO3:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + h2O
Tiếp sục khí CO2 cho đến khi dư khí, kết tủa tan:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Nếu thêm dung dịch Ca(OH)2 thì kết tủa xuất hiện trở lại do xảy ra PTHH sau:
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
 
Top Bottom