Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

Bài 3: Từ muối ăn và các hóa chất cần thiết, hãy điều chế nước Javen, clorua vôi.

- Điều chế clo:
2NaCl + 2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH + Cl2 + H2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
///////////////////////(nước Javen/////////////////)///
- ĐIều chế clorua vôi:
Cl2 + Ca(OH)2 (bột) → CaOCl2 + H2O
///////////////////////////////////Clorua vôi////////
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
H2 + A → B
B + MnO2 → C + A↑ + H2O
A + NaOH → D + E + H2O

Bài 5: Dẫn khí clo vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, lúc đầu giấy quỳ tìm biến thành màu đỏ, sau đó tời thấy mất màu. Giải thích hiện tượng.

Bài 6: Hoàn thành các PTHH sau:
a) MnO2 + ? → MnCl2 + ? + ?
b) C + ? → (nhiệt độ) H2 + ?
c) Ca(OH)2 + CO2 → ? + ? + ?
d) NaOH + ? + ? → ? + H2↑
e) Cl2 + ? → NaCl + Br2


Bài 4:
A: Cl2; B: HCl; C: MnCl2; D. NaCl; E: NaClO
H2 + Cl2 → (ánh sáng) 2HCl
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Bài 5:
Quỳ tím đổi màu đỏ do xảy ra phản ứng:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
Khi sục khí clo vào nước xảy ra phản ứng tạo thành axit nên quỳ đổi màu đỏ. Trong đó có sự tạo nên axit HClO, axit này có tính oxi hóa rất mạnh, nên nó dễ dàng oxi hóa các hợp chất có màu, nên nó làm mất màu dần giấy quỳ tím.

Bài 6:
a) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
b) C + H2O → (nhiệt độ) CO + H2
c) 2Ca(OH)2 + 3CO2 → CaCO3 + Ca(HCO3)2 + 2H2O
d) 2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
e) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 3: NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CÁC CHẤT PHI KIM

Bài 1: Có ba chất khí đựng riêng biệt trong ba lọ là: H2, HCl và khí Cl2. Dùng phương pháp hóa học để nhận biết các khí.

Bài 2: Có các chất khí đựng ở các lọ riêng biệt là H2S, CO2, NH3 và NO2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí trên.

Bài 3: Có một hỗn hợp khí gồm: H2, H2S và CO2. Làm thế nào tách riêng biệt các khí trên.

Bài 4: Trong hỗn hợp gồm khí CO và CO2 hãy làm các thí nghiệm chứng tỏ rằng trong hỗn hợp có hai chất khí trên.

Bài 5: Có một hỗn hợp khí gồm Cl2, O2 và NH3. Hãy tách riêng biệt từng chất khí.
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Có ba chất khí đựng riêng biệt trong ba lọ là: H2, HCl và khí Cl2. Dùng phương pháp hóa học để nhận biết các khí.

Giải bài 1:
Dùng quỳ tím ẩm, quỳ hóa đỏ => HCl
Cl2 + H2O → HCl + HClO
HClO → HCl + [O]
oxy nguyên tử sẽ oxy hóa chất có màu => quỳ tím bị mất màu => Cl2
Không có hiện tượng => H2

Bài 2: Có cách chất khí đựng ở các lọ riêng biệt là H2S, CO2, NH3 và NO2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí trên.

Giải bài 2:
- Dùng quỳ tím ẩm lần lượt cho vào các lọ chứa khí, lọ làm quỳ tím ẩm hóa xanh => NH3
- Lọ làm quỳ tím ẩm hóa đỏ => NO2
- Hai khí còn lại lần lượt cho lội qua dung dịch Pb(NO3)2, xuật hiện kết tủa đen => H2S. Còn lại là SO2
H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3

Bài 3: Có một hỗn hợp khí gồm: H2, H2S và CO2. Làm thế nào tách riêng biệt các khí trên.

Giải bài 3:
- Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong => CO2 và H2S bị giữ lại, khí bay lên làm khô => thu được H2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
H2S + Ca(OH)2 → CaS + H2O
Kết tủa cho phản ứng với HCl dư => CO2
- Lấy nước lọc cho phản ứng với HCl => H2S

Bài 4: Trong hỗn hợp gồm khí CO và CO2 hãy làm các thí nghiệm chứng tỏ rằng trong hỗn hợp có hai chất khí trên.
- Dẫn hợp khí lội qua nước vôi trong => kết tủa => chứng tỏ có CO2
- Dẫn hỗn hợp khí qua CuO nung nóng, xuất hiện chất rắn màu đỏ => chứng tỏ có CO
Bài 5: Có một hỗn hợp khí gồm Cl2, O2 và NH3. Hãy tách riêng biệt từng chất khí.
- Dùng H2SO4, NH3 phản ứng tạo thành (NH4)2SO2 .
- 2 khí không phản ứng dung dịch NaOH, O2 không phản ứng bay lên thu được
- Cl2 phản ứng tạo thành NaCl và NaClO. Đem phản ứng với HCl => Cl2 bay lên
- (NH4)2SO4 dung dịch NaOH => NH3
 
U

ulrichstern2000

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN THI HÓA HỌC
Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
1. Hoàn thành các PTHH sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
a) FeS2 + O2 ----->
b) Fe3O4 + HCl ----->
c) Al2O3 + NaHSO4 ------>
d) Fe2O3 + CO -------> FexOy + CO2

2. Hãy nêu một muối vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH thỏa mãn điều kieenjh:
a) Cả hai phản ứng đều có khí thoát ra
b) Phản ứng với dung dịch HCl có khí thoát ra và phản ứng với dung dịch NaOH cho kết tủa.

Câu 2: (3,0 điểm)
1. Viết các PTHH xảy ra khi cho:
a) Na và dung dịch KOH
b) Ca vào dung dịch Na2O3
c) Ba vào dung dịch NaHSO4
d) Na vào dung dịch AlCl3
e) K vào dung dịch NH4NO3
f) Hỗn hợp Na và Al vào nước

Câu 3: (4,0 điểm)
1. Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa b mol CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Hỏi trong X, Y có những chất gì? Bao nhiêu mol?
2. Có 5 chất bột màu trắng đựng trong 5 bình riêng biệt bị mất nhãn là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3 và BaSO4. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2 hãy nêu cách phân biệt từng chất

Câu 4: (4,0 điểm)
Hòa tan 2,4 gam Mg và 11,2 gam Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 2M thì thu được chất rắn A và dung dịch B. Thêm NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được a gam chất rắn D. Tính khối lượng chất rắn A và chất rắn D.

Câu 5: (5,0 điểm)
- Có 2 kim loại R và M, mỗi kim loại chỉ có 1 hóa trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại trên đến khi phản ứng hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 đi ra khỏi ống.
- Dẫn khí A2 vào cốc đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,955 gam kết tủa
- Cho A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì không có khí thoát ra, còn lại 0,96 gam chất rắn không tan và tạo ra dung dịch A3 có nồng độ 11,243%
a) Xác định các kim loại R, M và công thức các oxit đã dùng.
b) Xác định thành phần phần tram theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A nếu biết rằng khi hòa tan hết A vào dung dịch HCl thì nồng độ phần tram của hai muối trong dung dịch là bằng nhau.
 
H

hamham1

giai ho cai cac ban oi !!!!!!!!!!!!!!!!!!

hay+nhan+biet+cac+dung+dich+NaOH+Na2SO4+HCL+NaNO3++bi+mat+nhan+dung+trong+moi+lo+bang+phuong+phap+hoa+hoc
 
L

luffy06041997

trích mẫu thử và đánh số thứ tự, cho quy tím vào các mẫu thử
quỳ hóa xanh là NaOH
quỳ hóa đỏ là HCl
ko đổi màu là Na2SO4 và NaNO3
cho BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại xuất hiện kết tủa là Na2SO4 ko hiện tượng là NaNO3
 
U

ulrichstern2000

Do hiện tại trong năm học tình hình học tập càng ngày càng căng thẳng nên mình buộc phải đóng cửa topic. Chúc các bạn học tốt :)
 
J

justliveandsmile

Cho mình hỏi bài này:
1.Khi cho 13,44 lít khí CO(đktc) đi qua x(gam) Fe2O3 nung nóng,sau khi phản ứng kết thúc thu được y(gam) sắt và z(lít) khí X có dX/H2=18.Xác định giá trị x,y,z.
 
U

ulrichstern2000

Cho mình hỏi bài này:
1.Khi cho 13,44 lít khí CO(đktc) đi qua x(gam) Fe2O3 nung nóng,sau khi phản ứng kết thúc thu được y(gam) sắt và z(lít) khí X có dX/H2=18.Xác định giá trị x,y,z.

Giải:
nCO = 0,6 (mol)
PTHH:
Fe2O3 + 3CO → (nhiệt độ) 2Fe + 3CO2

M(X) = 36 (g/mol) => khí X gồm CO2 và CO dư
Gọi số mol CO phản ứng là a (mol) => nCO2 = a (mol)
=> số mol CO còn lại: 0,6 - a (mol)
Ta có PT theo khối lượng mol khí X:
[28(0,6-a) + 44a]/2 = 36
\Leftrightarrow 8,4 - 14a + 22a = 36
\Leftrightarrow 8a = 27,6 => a = 3,45 > 0,6 => vô lý.
 
K

khoigrai

trên cân thăng bằng có để hai cóc axit . 1 bên là HCL và 1 bên là H2SO4 , kim giữ ở vị trí thăng bằng ( hai bên bằng nhau ) . bên cốc HCL ta cho vào Kẽm ,
bên cốc H2SO4 ta cho vao x gam nhôm . thì kim vẫn giữ thăng bằng
Xác định giá trị của x
 
U

ulrichstern2000

Giúp mình

Phân biệt HNO3, Ca(OH)2, ZnCl2, H2O

Thanks nhiều
Dùng quỳ tím:, quỳ đỏ => HNO3
sục khí CO2, nếu có kết tủa trắng xuất hiện => Ca(OH)2
hai chất còn, cho vào dung dịch NaOH, ZnCl2 ban đầu sẽ tạo kết tủa, về sau kết tủa tan dần.
H2O không có hiện tượng gì.
 

delname

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng tư 2016
173
133
86
Việt Nam
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012

MÔN THI HÓA HỌC

Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
1. Hoàn thành các PTHH sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
a) FeS2 + O2 ----->
b) Fe3O4 + HCl ----->
c) Al2O3 + NaHSO4 ------>
d) Fe2O3 + CO -------> FexOy + CO2

2. Hãy nêu một muối vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH thỏa mãn điều kieenjh:
a) Cả hai phản ứng đều có khí thoát ra
b) Phản ứng với dung dịch HCl có khí thoát ra và phản ứng với dung dịch NaOH cho kết tủa.

Câu 2: (3,0 điểm)
1. Viết các PTHH xảy ra khi cho:
a) Na và dung dịch KOH
b) Ca vào dung dịch Na2O3
c) Ba vào dung dịch NaHSO4
d) Na vào dung dịch AlCl3
e) K vào dung dịch NH4NO3
f) Hỗn hợp Na và Al vào nước

Câu 3: (4,0 điểm)
1. Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa b mol CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Hỏi trong X, Y có những chất gì? Bao nhiêu mol?
2. Có 5 chất bột màu trắng đựng trong 5 bình riêng biệt bị mất nhãn là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3 và BaSO4. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2 hãy nêu cách phân biệt từng chất

Câu 4: (4,0 điểm)
Hòa tan 2,4 gam Mg và 11,2 gam Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 2M thì thu được chất rắn A và dung dịch B. Thêm NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được a gam chất rắn D. Tính khối lượng chất rắn A và chất rắn D.

Câu 5: (5,0 điểm)
- Có 2 kim loại R và M, mỗi kim loại chỉ có 1 hóa trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại trên đến khi phản ứng hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 đi ra khỏi ống.
- Dẫn khí A2 vào cốc đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,955 gam kết tủa
- Cho A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì không có khí thoát ra, còn lại 0,96 gam chất rắn không tan và tạo ra dung dịch A3 có nồng độ 11,243%
a) Xác định các kim loại R, M và công thức các oxit đã dùng.
b) Xác định thành phần phần tram theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A nếu biết rằng khi hòa tan hết A vào dung dịch HCl thì nồng độ phần tram của hai muối trong dung dịch là bằng nhau.
Câu 3:
2. NaCl,Na2CO3,Na2SO4,BaCO3,BaSO4
-Dùng H2O nhận ra BaCO3,BaSO4 không tan
->Cho 2 chất trên đi qua nước đã hòa tan CO2 =>BaCO3 tan
-Cho Ba(HCO3)2 vừa thu được qua 3 dd còn lại => NaCl ko tan.Na2CO3 và Na2SO4 có kết tủa(BaCO3 và BaSO4)
-Phân biệt 2 kết tủa này như trên.
 

TNgoc2007

Học sinh
Thành viên
30 Tháng bảy 2021
24
29
21
16
Hậu Giang
THCS Lê Quí Đôn
Bài 14: Từ quặng pirit sắt, nước biển, không khí, hãy viết các phương trình điều chế cách chất: FeSO4, FeCl3, FeCl2, Fe(OH)3, Na2SO3, NaHSO4.
Trong nước biển có NaCl
* H2SO4:
4FeS2+11O2→ (đk nhiệt độ) 2Fe2O3+8SO2
2SO2+O2→ (nhiệt độ + xúc tác) 2SO3
SO3+H2O → H2SO4
*FeSO4:
4FeS2+11O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3+8SO2
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH+H2+Cl2
Fe2O3+3H2→ (nhiệt độ) 2Fe+3H2O
Fe+H2SO4→ FeSO4+H2
*Fe2(SO4)3:
4FeS2+11O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3+8SO2
Fe2O3+3H2SO4 → Fe2(SO4)3+3H2O
*Fe(OH)3:
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH+H2+Cl2
H2+Cl2 → (nhiệt độ) 2HCl
4FeS2+11O2 → (nhiệt độ ) 2Fe2O3+8SO2
Fe2O3+6HCl → 2FeCl3+3H2O
FeCl3+3NaOH → Fe(OH)3+3NaCl
*Na2SO4:
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH+H2+Cl2
2NaOH+H2SO4 → Na2SO4+2H2O
*NaHSO4:
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn) 2NaOH+H2+Cl2
NaOH+H2SO4 → NaHSO4+H2O
*Na2SO3:
4FeS2+11O2 → (nhiệt độ ) 2Fe2O3+8SO2
2NaCl+2H2O → (điện phân dung dịch có màng ngăn )2NaOH+H2+Cl2
SO2+2NaOH → Na2SO3+H2O
Bạn ơi cho mik hỏi H2O ở đâu ra vậy bạn?
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bạn ơi cho mik hỏi H2O ở đâu ra vậy bạn?
Chắc là đề bài thiếu =))
Nếu không thì cho nước biển vào nồi (có vung), đun nóng lên, trên vung có hơi nước í =)) Đó là nước cất, ta được nước :v
Theo ý kiến mình hoi nha :p
 
  • Like
Reactions: hoàng việt nam
Top Bottom