Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

Bài 3: Đốt cháy hết 2,4 gam một kim loại R thì thu được 4 gam oxit. Hãy xác định tên kim loại đó.
Giải bài 3: Gọi hóa trị kim loại R là n (n nguyên dương, n < 4)
PTHH:
2R + (n/2)O2 → (nhiệt độ) R2On
Theo đề bài ta có:
8R = 4,8R + 38,4n
=> R = 12n
=> n =2 và R = 24 (Mg)
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 3: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN % VỀ KHỐI LƯỢNG CỦA KIM LOẠI TRONG HỖN HỢP

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 5,95 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Zn vào dung dịch axit HCl 0,5M thu được 4,48 lít khí H2 (đktc)
a) Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Tính thể tích dung dịch axit HCl 0,5M cần dùng

Bài 2: Khi cho một miếng hợp kim gồm Na và K tác dụng hết với nước thì thu được 2,24 lít H2 ở đktc và một dung dịch A. Đem trung hòa dung dịch A bằng dung dịch axit HCl 25%. Sau đó cô cạn thì thu được 13,3 gam muối khan
a) Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim
b) Tính khối lượng dung dịch axit HCl đã dùng

Bài 3: Để định phần trăm khối lượng hỗn hợp X gồm Al, Cu và Mg, người ta đã làm hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 2,912 lít khí (đktc) và thấy còn lại 3,2 gam chất rắn.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc)
Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp

Bài 4: Hòa tan 3,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400ml dung dịch HCl 1,5M
a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp X tan hết
b) Nếu phản ứng trên thu được 4,256 lít H2 (đktc) thì khối lượng mỗi kim loại trong X là bao nhiêu gam?
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 5,95 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Zn vào dung dịch axit HCl 0,5M thu được 4,48 lít khí H2 (đktc)
a) Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Tính thể tích dung dịch axit HCl 0,5M cần dùng
Gợi ý giải bài 1:
- Gọi x, y là số mol Al và Zn
- Viết PT hóa học, lập 1 phương trình theo khối lượng, một phương trình theo số mol H2.
- Giải nghiệm x, y, => mAl và mZn
Đáp số:
a) %mAl ≈ 45,38%; %mZn ≈ 54,62%
b) V(HCl) = 0,8 (lít)
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Khi cho một miếng hợp kim gồm Na và K tác dụng hết với nước thì thu được 2,24 lít H2 ở đktc và một dung dịch A. Đem trung hòa dung dịch A bằng dung dịch axit HCl 25%. Sau đó cô cạn thì thu được 13,3 gam muối khan
a) Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim
b) Tính khối lượng dung dịch axit HCl đã dùng
Gợi ý giải bài 2:
- Gọi x,y là số mol Na và K trong hợp kim
- Viết PTHH, đặt số mol
- Lập hệ gồm 2 phương trình theo khối lượng muối và khí H2
- Rút nghiệm x, y => phần trăm khối lượng
Đáp số:
a) %mNa ≈ 37,1%; %mK ≈ 62,9%
b) mddHCl = 29,2 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 3: Để định phần trăm khối lượng hỗn hợp X gồm Al, Cu và Mg, người ta đã làm hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 2,912 lít khí (đktc) và thấy còn lại 3,2 gam chất rắn.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc)
Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
Giải bài 3:
nH2 (1) = 0,13 (mol)
nH2(2) = 0,03 (mol)
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Al, Cu, Mg
Các PTHH:
TN1: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
PT theo số mol H2
3x/2 + z = 0,13
=> Khối lượng chất rắn sau phản ứng là Cu => mCu = 3,2 (g)
TN2: PTHH:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
=> x = 0,02 (mol)
mAl = 0,54 (g)
=> mMg = 2,4 (g)
=> mX = 6,14 (g)
=> %mAl ≈ 0,79%
%mMg ≈ 39,08%
%mCu ≈ 52,13%
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: Hòa tan 3,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400ml dung dịch HCl 1,5M
a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp X tan hết
b) Nếu phản ứng trên thu được 4,256 lít H2 (đktc) thì khối lượng mỗi kim loại trong X là bao nhiêu gam?
Giải bài 4:
a) Ta có: nHCl ban đầu = 0,6 (mol)
- Giả sử trong hỗn hợp X chỉ có Mg: nMg = 0,16 (mol)
- Giả sử trong hỗn hợp X chỉ có Al: nAl = 0,142 (mol)
Vậy 0,142 < n (hỗn hợp kim loại) < 0,16
Viết 2PTHH:
nHCl phản ứng = 2n (hỗn hợp kim loại)
=> HCl dư
b) – Gọi x,y là số mol Mg, Al
- Viết PTHH
- Giải hệ phương trình
=> mMg = 1,68 (g)
mAl = 2,16 (g)
 
U

ulrichstern2000

Chủ đề 4: BÀI TOÁN TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG​

I. Lý thuyết
Phương pháp:
* Khi nhúng một thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B, nếu kim loại B bị đẩy ra hết vào thanh kim loại A thì sau khi lấy thanh kim loại A, khối lượng có thể tăng hoặc giảm
• Nếu mB↓ (bám vào) > mA (tan ra) => khối lượng thanh kim loại tăng (∆m↑)
Do đó: ∆m↑ = mB↓(bám vào) – mA (tan ra)
Và m(kim loại sau phản ứng) = m(kim loại ban đầu) + ∆m↑
• Nếu mB↓(bám vào) < mA (tan ra) => khối lượng thanh kim loại giảm (∆m↓)
Do đó: ∆m↓ = mA (tan ra) – mB↓ (bám vào)
Và: m (kim loại sau phản ứng) = m (kim loại ban đầu) - ∆m↓
Các xử lý bài toán:
- Gọi x là số mol kim loại mạnh phản ứng (kim loại tan ra) => số mol kim loại yếu (kim loại bám vào) theo x.
- Dựa vào dữ kiện đề bài, lập phương trình và giải, ta được kết quả.
* Lưu ý: Nếu cho hỗn hợp nhiều kim loại vào dung dịch muối, thì kim loại nào mạnh hơn sẽ tác dụng với dung dịch muối trước.

Bài 1: Nhúng một lá nhôm vào 200ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng kết thúc, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch, làm khô thì khối lượng lá nhôm tăng 1,38 gam.
a) Tính khối lượng của Cu tạo thành sau phản ứng
b) Tính nồng độ mol CuSO4 đã phản ứng.

Bài 2: Cho một thanh sắt có khối lượng là 50 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch thấy thanh sắt có khối lượng là 51 gam. Tính khối lượng của đồng được giải phóng. Biết rằng tất cả đồng sinh ra đều bám vào bề mặt thanh sắt.

Bài 3: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 5 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 8%. Sau một thời gian, lấy vật ra và kiểm tra thấy lượng bạc nitrat trong dung dịch đầu giảm 85%.
a) Tính khối lượng vật sau phản ứng. Biết Ag sinh ra bám vào vật.
b) Tính nồng độ % giảm đi (chính là AgNO3 tham gia phản ứng).

Bài 4: Cho 11 gam hỗn hợp kim loại Fe và Al theo tỉ lệ số mol 1:2 vào 1 lít dung dịch AgNO3 0,8M. Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính khối lượng của chất rắn sinh ra.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng không thay đổi.
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Nhúng một lá nhôm vào 200ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng kết thúc, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch, làm khô thì khối lượng lá nhôm tăng 1,38 gam.
a) Tính khối lượng của Cu tạo thành sau phản ứng
b) Tính nồng độ mol CuSO4 đã phản ứng.
Hướng dẫn giải bài 1:
Gọi x là số mol Al đã phản ứng.
Viết PTHH, đặt số mol
ta có: 96x – 27x = 1,38 => x= 0,02 ( ol)
=> mCu = 1,92 (g)
=> C(M)(CuSO4) = 0,15 (mol)
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Cho một thanh sắt có khối lượng là 50 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch thấy thanh sắt có khối lượng là 51 gam. Tính khối lượng của đồng được giải phóng. Biết rằng tất cả đồng sinh ra đều bám vào bề mặt thanh sắt.
Đáp án bài số 2: mCu = 8 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 3: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 5 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 8%. Sau một thời gian, lấy vật ra và kiểm tra thấy lượng bạc nitrat trong dung dịch đầu giảm 85%.
a) Tính khối lượng vật sau phản ứng. Biết Ag sinh ra bám vào vật.
b) Tính nồng độ % giảm đi (chính là AgNO3 tham gia phản ứng).
Gợi ý giải bài 3:
a) Khối lương AgNo3 có trong 250 gam dung dịch = 20g
- nAgNO3 phản ứng = 0,1 (mol)
- Viết PTHH: tính khối lượng đồng phản ứng: nCu = 3,2 (g)
Khối lượng Ag sinh ra: 10,8 (g)
Khối lượng tăng: 7,6 (g)
Khối lượng vật lấy ra khỏi dung dịch: 12,6 (g)
b) Khối lượng AgNO3 còn dư: 12,6 (g)
Khối lượng Cu(NO3)2 sinh ra: 3 (g)
=> Tổng khối lượng và phần trăm
C%AgNO3 = 1,18%
C%Cu(NO3)2 = 3,71%
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: Cho 11 gam hỗn hợp kim loại Fe và Al theo tỉ lệ số mol 1:2 vào 1 lít dung dịch AgNO3 0,8M. Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính khối lượng của chất rắn sinh ra.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng không thay đổi.
Gợi ý giải bài số 4:
a) Đặt số mol x (Al) và y (Fe)
Hệ: x = 2y và 27x + 56y = 11 => x = 0,2 (mol; y = 0,1 (mol)
- Xét xem kim loại nào phản ứng trước, xét tỉ lệ số mol xem AgNO3 còn dư hay không?
Viết các PTHH
=> mAg = 86,4 (g)
b) C(M)(Ag(NO3)2) = 0,2 (M)
C(M)(Fe(NO3)2) = 0,1 (M)
 
U

ulrichstern2000

Bài tập áp dụng tổng hợp (chỉ yêu cầu đáp án):
Bài 1: Cho 4,24 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200ml dung dịch HCl 1,1M
a) Tính khối lượng mỗi kim loại
b) Tính thể tích H2 thu được (đktc)

Bài 2: Cho 6,45 gam hỗn hợp kim loại gồm Zn và Cu phản ứng với dung dịch HCl thì thu được 1,12 lít khí H2. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 3: Cho 2,58 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al phản ứng hết với 250ml dung dịch HCl thì thu được 11,81 gam muối khan.
a) Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng
 
T

tieutuliti

Bài 1: Cho 4,24 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200ml dung dịch HCl 1,1M
a) Tính khối lượng mỗi kim loại
b) Tính thể tích H2 thu được (đktc)

Bài 2: Cho 6,45 gam hỗn hợp kim loại gồm Zn và Cu phản ứng với dung dịch HCl thì thu được 1,12 lít khí H2. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 3: Cho 2,58 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al phản ứng hết với 250ml dung dịch HCl thì thu được 11,81 gam muối khan.
a) Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng
ĐA:
bài 1:
a/ [TEX]m_{Mg}=1,44[/TEX], [TEX]m_{Fe}=2,8[/TEX]
b/ V = 2.464
bài 2:
[TEX]m_{Zn}= 3,25[/TEX], [TEX]m_{Cu}=3.2[/TEX]

bài 3:
a/ [TEX]% m_{Mg}= 37,2%[/TEX], [TEX]%m_{Al}=62,8%[/TEX]
b/ 1,04 M
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: Khối lượng mol của ba kim loại hóa trị II tỉ lệ với nhau theo tỉ số 3:5:7. Tỉ lệ số mol tương ứng là 4:2:1. Nếu hòa tan 2,32 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thu được 1,56 lít hidro (ở đktc). Hãy xác định tên ba kim loại.

Bài 5: Để hòa tan hoàn toàn 1,65 gam hỗn hợp kim loại gồm một kim loại vừa hóa trị II và III, một kim loại hóa trị III cần 200ml dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ mol 0,6M
a) Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam muối khan.
b) Tính thể tích khí hidro (ở đktc)
c) Nếu biết kim loại hóa trị III ở trên là Al và nó có số mol gấp hai lần số mol kim loại thể hiện hóa trị II và III. Hãy xác định tên kim loại hóa trị đó.

Bài 6: Cho một hợp kim gồm Na và K tác dụng hết với nước, thì thu được 2,8 lít H2 (ở đktc) và dung dịch A. Đem trung hòa dung dịch A bằng 300ml dung dịch H2SO4. Sau đó cô cạn dung dịch thì thu được 19,35 gam muối khan.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Tính nồng độ mol axit H2SO4 đã dùng
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: 3 kim loại: Mg, Ca, Fe
Bài 5: a) 5,91 (g) b) V = 13,44 (lít) c) A = Fe
Bài 6: a) mK = 3,9 (g); mNa = 3,45 (g)
b) C(M) = 0,625 (mol)
 
U

ulrichstern2000

Bài 7: Cho một miếng nhôm có khối lượng là a gam vào 300 gam dung dịch CuCl2 9% khi nồng độ dung dịch CuCl2 giảm 30% thì lấy miếng nhôm khỏi dung dịch, sấy khô cân lại thấy khối lượng là 50g. Tính a. Biết đồng sinh ra bám hết vào miếng nhôm.

Bài 8: Cho một thanh sắt có khối lượng 5 gam vào 60ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng 1,12g/ml. Sau một thời gian phản ứng người ta lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô cân nặng 5,16 gam.
a) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng
b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại sau phản ứng

Bài 9:
a) Nhúng một thanh kim loại M (hóa trị II) vào 100ml dung dịch FeSO4. Sau phản ứng kiểm tra lại thanh kim loại thấy khối lượng tăng lên 1,6g
b) Nhúng thanh kim loại M trên vào 100ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng kiểm tra lại thanh kim loại thấy khối lượng tăng lên 2g
1. Xác định tên kim loại
2. Xác định nồng độ mol của dung dịch FeSO4 và CuSO4 (biết hai dung dịch trên có cùng nồng độ mol và kim loại sinh ra đều bám vào thanh kẽm.

Bài 10: Hai miếng kẽm có cùng khối lượng là 100g. Miếng thứ nhất nhúng vào 100ml dung dịch CuSO4 dư, miếng thứ hai nhúng vào 500ml dung dịch AgNO3 dư. Sau một thời gian lấy hai miếng kẽm ra khỏi dung dịch, lau sạch, làm khô, kiểm tra thấy khối lượng miếng thứ nhất giảm 0,1%, nồng độ mol của các muối kẽm trong hai dung dịch bằng nhau. Hỏi khối lượng miếng kẽm thứ hai thay đổi như thế nào? Giả sử các kim loại thoát ra đều bám vào miếng kẽm.
 
U

ulrichstern2000

Bài 7: mAl = 52,76 gam
Bài 8: a) mFe phản ứng = 1,12 (g)
b) C%CuSO4 = 10,24%; C%FeSO4 = 4,52%
Bài 9: a) M = 24 (Mg)
b) C(M)(FeSO4) = 0,5M
Bài 10: mZn sau phản ứng: 121,5 (g)
 
U

ulrichstern2000

PHẦN BÀI TẬP NÂNG CAO

Bài 1: A, B, C là các hợp chất cô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với B được chất C. Nung nóng B ở nhiệt độ cao thu được chất rắn C, hơi nước và chất khí D. Biết D là một hợp chất của cacbon. D tác dụng với A theo tỉ lệ 1:2 tạo C, còn theo tỉ lệ 1:1 tạo ra B
a) Xác định A, B, C, D và giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình phản ứng.
b) Cho C tác dụng với dung dịch BaCl2, cho dung dịch A tác dụng với Al. Viết các PTHH xảy ra.

Bài 2: Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian thu được chất rắn A. Hòa tan chất rắn A trong axit H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch B và chất khí C. Khí C tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch D. D vừa tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa tác dụng được với dung dịch KOH. Cho B tác dụng với NaOH. Viết các PTHH xảy ra.

Bài 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các kim loại sau:
a) Na, Ba, Mg và Al
b) Al, Ag, Fe, K
 
Top Bottom