Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

Y

yui_2000

Bài 3: Cho một lượng dư bột kẽm vào 250ml dung dịch axit clohiđric. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí H2 (đkct)
a) Tính khối lượng Zn đã tham gia phản ứng
b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit clohiđric đã dùng
$\begin{matrix}
Zn &+ &2HCl &\to &ZnCl_2 &+ &H_2 \\
0,15 & &0,3 & & &\leftarrow &0,15
\end{matrix}\\
a) \ m_{Zn \ pứ}= 9,75 \ (g)\\
b) \ C_{M \ HCl}=1,2 \ (M)$
 
Last edited by a moderator:
Y

yui_2000

Bài 4: Hòa tan 16 (g) lưu huỳnh đioxit với nước ta thu được 250 ml dung dịch axit H2SO4.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 7,5% có khối lượng riêng 1,04g/ml cần để trung hòa dung dịch H2SO4 nói trên.
Mình nghĩ là lưu huỳnh trioxit.
$\begin{matrix}
SO_3 &+ &H_2O &\to &H_2SO_4 \\
0,2 &\to & & &0,2
\end{matrix}\\
n_{SO_3}=0,2 \ (mol)\\
a) \ C_{M \ H_2SO_4}=0,8 \ (M)\\
b) \ \begin{matrix}
H_2SO_4 &+ &2NaOH &\to &Na_2SO_4 &+ &H_2O \\
0,2 &\to &0,4 & & & &
\end{matrix}\\
m_{NaOH}=16 \ (g)\\
\to m_{dd \ NaOH}\approx 213,33 \ (g)\\
\to V_{dd \ NaOH}\approx 205,125 \ (ml)$
 
Y

yui_2000

Bài 5: Hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3. Hòa tan hoàn toàn một lượng A bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B và 10,08 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch B thu được 66,6 gam muối khan
a) Xác định % khối lượng hỗn hợp A
b) Tính nồng độ mol của 200ml dung dịch HCl (D = 1,05g/ml) đã dùng
$\begin{matrix}
CaO &+ &2HCl &\to &CaCl_2 &+ &H_2O & & &(1)\\
0,15 & &0,3 &\leftarrow &0,15 & & & & \\
CaCO_3 &+ &2HCl &\to &CaCl_2 &+ &CO_2 &+ &H_2O &(2)\\
0,45 & &0,9 & &0,45 &\leftarrow &0,45 & &
\end{matrix}\\
a) \ m_{CaCl_2 \ (1)}=66,6-0,45.111=16,65 \ (g)\\
\to n_{CaCl_2 \ (1)}=0,15 \ (mol)\\
m_A=m_{CaO}+m_{CaCO_3}=8,4+45=53,4 \ (g)\\
\to \left\{\begin{matrix}
\%m_{CaO}\approx15,73\%\\
\%m_{CaCO_3}\approx84,27\%
\end{matrix}\right.\\
b) \ \sum n_{HCl}=1,2 \ (mol)\\
\to C_{M \ HCl}=6 \ (M)$
 
Y

yui_2000

Bài 6: Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 70ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng chất sau phản ứng.
$n_{SO_2}=0,05 \ (mol)\\
n_{Ca(OH)_2}=0,07 \ (mol)$
$\frac{n_{SO_2}}{n_{Ca(OH)_2)}}\approx 0,714 \to$ tạo muối trung hoà, SO₂ hết.
$\begin{matrix}
SO_2 &+ &Ca(OH)_2 &\to &CaSO_3 &+ &H_2O \\
0,05 &\to &0,05 & &0,05 & &
\end{matrix}\\
m_{CaSO_3}=6 \ (g)\\
m_{Ca(OH)_2 \ dư}=1,48 \ (g)$
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 11,52 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và CaO cần 200ml dung dịch H2SO4 1,5M.
a) Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
b) Hãy tính khối lượng dung dịch HCl 15% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên dùng để thay dung dịch H2SO4.
Giải bài 2:
a) Gọi x, y lần lượt là số mol của Al2O3 và CaO (x, y > 0)
PTHH:
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O (1)
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O (2)
nH2SO4 = 0,3 (mol)
PT theo khối lượng:
102x + 56y = 11,52
PT theo số mol H2SO4:
3x + y = 0,3
Giải hệ phương trình nhận được:
x = 0,08 (mol); y = 0,06 (mol)
=> mAl2O3 = 8,16 (g)
mCaO = 3,36 (g)
b) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (3)
CaO + 2HCl → CaCl2 + 3H2O (4)
nHCl = 0,6 (mol)
=> mHCl = 21,9 (g)
=> mddHCl = 146 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 27,4 gam hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 (M: kim loại kiềm) bằng 500ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 6,72 lít khí CO2 (đo ở đktc). Để trung hòa lượng axit dư phải dùng 50ml dung dịch NaOH 2M
a) Xác định hai muối ban đầu
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng các muối trên.

Giải bài 7:
a) Gọi x, y lần lượt là số mol của M2CO3 và MHCO3 (x, y > 0)
Ta có: nHCl = 0,5 (mol)
nCO2 = 0,3 (mol)
nNaOH = 0,1 (mol)
Các PTHH:
M2CO3 + 2HCl → 2MCl2 + CO2 + H2O (1)
MHCO3 + HCl → MCl + CO2 + H2O (2)
HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)
nHCl dư = 0,1 (mol)
=> nHCl phản ứng = 0,4 (mol)
=> PT theo số mol HCl: 2x + y = 0,4
PT theo số mol CO2: x + y = 0,3
Giải hệ được:
x= 0,1 (mol); y = 0,2 (mol)
Mặt khác:
(2M + 60)x + y(M + 61) = 27,4
=> M = 23 => Na
Vậy hai muối ban đầu là: Na2CO3 và NaHCO3
b) mNa2CO3 = 10,6 (g)
=> %mNa2CO3 ≈ 38,69%
%mNaHCO3 = 61,31%
 
U

ulrichstern2000

Bài 8: Hòa tan 3,06 (g) hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị I và II bằng dung dịch axit HCl thấy thoát ra 672ml khí CO2 (đktc). Nếu đem cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Giải bài 8:
Gọi muối kim loại hóa trị I là A2CO3, muối kim loại hóa trị II là BCO3
Ta có: nCO2 = 0,03 (mol)
mCO2 = 1,32 (g)
PTHH:
A2CO3 + 3HCl → 2ACl + CO2 + H2O (1)
BCO3 + 2HCl → BCl2 + CO2 + H2O (2)
nCO2 = nH2O = 0,03 (mol)
=> mH2O = 0,54 (g)
nHCl = 2nCO2 => mHCl = 2,19 (g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m (muối khan) = 3,39 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 9: Để hấp thu hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) cần 100ml dung dịch NaOH 1,5M
a) Tính nồng độ C(M) của các chất có trong dung dịch. (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
b) Để trung hòa lượng xút nói trên cần bao nhiều gam dung dịch axit HCl 25% (cho D = 1,05g/ml)
Giải bài 9:
nCO2 = 0,1 (mol)
nNaOH = 0,15 (mol)
Xét tỉ lệ => tạo hai muối
3NaOH + 2CO2 → NaHCO3 + Na2CO3 + H2O
nNaHCO3 = nNa2CO3 => x = y = 0,05 (mol)
Vdd = 0,1 (lít)
C(M)(NaHCO3) = C(M)(Na2CO3) = 0,05 (M)
b) PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,15/////////////////////////0,15
=>mHCl = 5,475 (g)
=> mddHCl = 21,9 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 10: Hòa tan 49,6 gam hỗn hợp một muối sunfat và một muối cacbonat của cùng một kim loại hóa trị I vào nước thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch axit sunfuric thu được 2,24 lít khí (đktc)
- Phần II: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa trắng
a) Xác định công thức hóa học 2 muối ban đầu
b) Tính khối lượng của mỗi muối trên có trong hỗn hợp ban đầu.
Giải bài 10:
a) Gọi CTHH của hai muối là A2SO4 và A2CO3
Gọi x, y lần lượt là số mol của A2SO4 và A2CO3 (x, y > 0)
- Phần I: PTHH:
A2CO3 + H2SO4 → A2SO4 + CO2 + H2O (1)
- Phần II: PTHH:
A2CO3 + BaCl2 → 2ACl + BaCO3 (2)
A2SO4 + BaCl2 → 2ACl + BaSO4 (3)
=> x = 0,1 (mol)
A = 23 (Na)
KL:__________________
b) nNa2Co3 trong hỗn hợp: 0,2 (mol)
=> mNa2Co3 = 21,2 (g)
mNa2SO4 = 28,4 (g)
 
U

ulrichstern2000

PHẦN BÀI TẬP ĐƯỢC NÂNG CẤP​

(Sau đó sẽ có một số đề kiểm tra) :D
Bài 1: Hòa tan 19,5 gam FeCl3 và 27,36 gam Al2(SO4)3 vào 200ml dung dịch H2SO4 1M (D = 1,14g/ml) được dung dịch A. Sau đó, hòa tan tiếp 77,6 gam NaOH tinh khiết vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa B và dung dịch C.
a) Lọc kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được.
b) Thêm nước vào dung dịch C để có 400g dung dịch D. Tính khối lượng nước cần thêm và nồng độ % các chất tan trong D.

Bài 2: Hòa tan 4,04 (g) hỗn hợp 2 muối sunfat kim loại A và B có hóa trị tương ứng I và II vào nước, sau đó thêm lượng BaCl2 vừa đủ thấy xuất hiện kết tủa tủa trắng có khối lượng là 6,99 gam.
a) Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khan và cần dùng bao nhiêu gam BaCl2.
b) Xác định tên của 2 muối và thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp biết rắng tỉ lệ số mol mỗi muối là nA2SO4 : nBSO4 = 2 : 1

Bài 3: Có một dung dịch chứa đồng thời hai muối là CuCl2 và MgCl2. Chia 50 gam dung dịch làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 14,35 gam kết tủa
- Phần 2: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao thu được 3,2 gam hỗn hợp chất rắn,
Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp.

Bài 4: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 bằng 400ml dung dịch HCl 1,5M thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và một lượng dung dịch A. Trung hòa axit còn thừa trong dung dịch A bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ ta thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 39,9 gam hỗn hợp muối khan. Tính thành phần % về khối lượng các muối cacbonat trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 5: Hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3. Hòa tan hoàn toàn một lượng A bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch B và 10,08 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch B thu được 66,6 gam muối khan.
a) Xác định khối lượng của hỗn hợp A
b) Tính thể tích dung dịch HCl 10% (D = 1,3g/ml) đã dùng
 
U

ulrichstern2000

Bài 6: Dẫn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thì thu được một kết tủa trắng và dung dịch X
a) Tính khối lượng chất kết tủa
b) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng (giả sử thể tích dung dịch không thay đổi

Bài 7: Thêm dung dịch chứa 16,8 gam NaOH vào dung dịch chứa 26,84 gam hỗn hợp dung dịch Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 thì được kết tủa X và dung dịch Y.
a) Nung nóng kết tủa X thu được bao nhiêu gam hỗn hợp chất rắn?
b) Phần nước lọc được pha loãng thành 500ml dung dịch. Xác định nồng độ mol các muối trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 8: Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm N2, CO2 lội qua 2 lít dung dịch Ca(OH) 0,2M thu được 10 gam kết tủa. Tính % thể tích của mỗi khí.

Bài 9: Khi cho 2 gam kim loại A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,8 lít H2 (đktc)
a) Xác định A.
b) Cho 14 gam A tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% (loãng), đun nhẹ được dung dịch B. Làm lạnh dung dịch B xuống 3 độ C thấy có 55,53 gam tinh thể ngậm nước của muối sunfat kim loại A kết tinh, nồng độ muối sunfat khan trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó là 13,44%. Xác định tinh thể ngậm nước.

Bài 10: Tính khối lượng quặng pirit sắt có chứa 75% FeS2 (phần còn lại là chất trơ) cần để điều chế 1kg dung dịch axit H2SO4. Biết rằng có 1,5% khối lượng khí SO2 bị hao hụt trong khi nung quặng. Hiệu suất quá trình oxi hóa SO2 thành SO3 là 50%. Các quá trình khác là 100%

Bài 11: Thêm 200 gam H2O vào dung dịch chứa 40 gam NaOH thì thu được dung dịch X có nồng độ M giảm đi 50%. Cho 200 gam dung dịch X phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch CuSO4 thu được kết tủa và dung dịch Y.
a) Tính khối lượng chất kết tủa
b) Tính C% của muối có trong dung dịch Y

Bài 12: Hòa tan 115 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500ml H2SO4 loãng ta thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 12 gam muối khan. Mặt khác, khi đem nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thì thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và chất rắn C
a) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng
b) Tính khối lượng B và C
c) Xác định kim loại R biết trong hỗn hợp X có số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3

Bài 13: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung hòa của hai kim loại A, B đều có hóa trị II. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 32,5 gam muối khan.
a) Tính giá trị của m
b) Xác định tên của 2 muối cacbonat biết rằng số mol ACO3 gấp 2,5 lần số mol BCO3.
 
U

ulrichstern2000

Bài 1: Hòa tan 19,5 gam FeCl3 và 27,36 gam Al2(SO4)3 vào 200ml dung dịch H2SO4 1M (D = 1,14g/ml) được dung dịch A. Sau đó, hòa tan tiếp 77,6 gam NaOH tinh khiết vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa B và dung dịch C.
a) Lọc kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được.
b) Thêm nước vào dung dịch C để có 400g dung dịch D. Tính khối lượng nước cần thêm và nồng độ % các chất tan trong D.
Giải bài 1:
nFeCl3 = 0,12 (mol)
nAl2(SO4)3 = 0,08 (mol)
nH2SO4 = 0,2 (mol)
nNaOH = 1,94 (mol)
Các PTHH:
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (1)
0,2//////////0,4///////////////0,2/////////0,2
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl (2)
0,12////////0,36//////////0,12//////////0,36
Al2(SO4)3 + 6NaOH → Al(OH)3 + 3Na2SO4 (3)
0,08/////////////0,48///////////////0,16//////////0,24
nNaOH = 1,24 (mol) < 1,94 (mol)
=> NaOH còn dư
=> Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O (4)
0,16////////////////0,16//////////////0,16////////0,16
Al(OH)3 hết, NaOH dư
nNaOH dư = 0,54 (mol)
Kết tủa B chỉ có Fe(OH)3
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (5)
0,12/////////////0,06
=> mFe2O3 = 9,6 (g)
b) Khối lượng dung dịch D:
mddC = mFeCl3 + mAl2(SO4)3 + mH2SO4 + mNaOH – mFe(OH)3 = 339,62 (g)
=> mH2O cần thêm = 60,38 (g)
Nồng độ % các chất tan trong dung dịch D:
C%Na2SO4 = 15,62%
C%NaCl = 5,265%
C%NaAlO2 = 3,28%
C%NaOH = 5,4%
 
U

ulrichstern2000

Bài 2: Hòa tan 4,04 (g) hỗn hợp 2 muối sunfat kim loại A và B có hóa trị tương ứng I và II vào nước, sau đó thêm lượng BaCl2 vừa đủ thấy xuất hiện kết tủa tủa trắng có khối lượng là 6,99 gam.
a) Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khan và cần dùng bao nhiêu gam BaCl2.
b) Xác định tên của 2 muối và thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp biết rắng tỉ lệ số mol mỗi muối là nA2SO4 : nBSO4 = 2 : 1
Giải bài 2:
a) CTHH của muối kim loại hóa trị I: A2SO4, có số mol x (x > 0)
CTHH của muối kim loại hóa trị II: BSO4, có số mol y (y > 0)
nBaSO4 = 0,03 (mol)
Các PTHH:
A2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2ACl (1)
x/////////////////x////////////x//////////2x
BSO4 + BaCl2 → BaSO4 + BCl2 (2)
y//////////////y//////////////y/////////////y
Theo bài ta có:
x(2A + 96) + y(B + 96) = 4,04
= 2Ax + By + 96(x + y) = 4,04 (*)
PT theo số mol BaCl2:
x + y = 0,3 (*) (*)
Thay (*) (*) vào (*) ta có:
2Ax + By = 1,16 (I)
=> m (muối khan) = 3,29 (g)
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m (hỗn hợp) + mBaCl2 = mBaSO4 + m (muối khan)
=> mBaCl2 = 6,24 (g)
b) Theo đề bài ta có: nA2SO4 : nBaSO4 = 2 : 1
=> x = 2y
Và x + y = 0,03 (mol)
=> x = 0,01 (mol); y = 0,02 (mol)
Thay x, y vào (*) ta có:
B = 116 – 4A
Thử lần lượt chọn A = 23 (Na) = B = 24 (Mg) (thỏa mãn)
Vậy tên hai muối là: Na2SO4 và MgSO4
mNa2SO4 = 2,84 (g)
=> %mNa2SO4 ≈ 70,3%
=>%mMgSO4 ≈ 29,7
%
 
U

ulrichstern2000

Bài 3: Có một dung dịch chứa đồng thời hai muối là CuCl2 và MgCl2. Chia 50 gam dung dịch làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 14,35 gam kết tủa
- Phần 2: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao thu được 3,2 gam hỗn hợp chất rắn,
Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp.
Giải bài 3:
Gọi x, y lần lượt là số mol MgCl2 và CuCl2 có ở mỗi phần dung dịch:
- Phần 1: PTHH:
MgCl2 + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2AgCl (1)
x////////////2x////////////////////////x////////////////2x
CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl (2)
y//////////2y///////////////y/////////////////2y
- Phần 2: PTHH:
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl (3)
x///////////////////////////////////x
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl (4)
y///////////////////////////////////y
Mg(OH)2 → (nhiệt độ) MgO + H2O (5)
x//////////////////////////////////x
Cu(OH)2 → (nhiệt độ) CuO + H2O (6)
y///////////////////////////////////y
Theo PTHH (1) và (2) ta có:
2x + 2y = 0,1 (mol) (I)
Theo PTHH (3), (4), (5), (6) ta có:
40x + 80y = 3,2 (II)
Giải hệ phương trình được:
x = 0,02 (mol); y = 0,03 (mol)
=> mMgCl2 = 3,8 (g)
mCuCl2 = 8,1 (g)
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 bằng 400ml dung dịch HCl 1,5M thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và một lượng dung dịch A. Trung hòa axit còn thừa trong dung dịch A bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ ta thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 39,9 gam hỗn hợp muối khan. Tính thành phần % về khối lượng các muối cacbonat trong hỗn hợp ban đầu.
Giải bài 4:
Gọi x, y lần lượt là số mol của Na2CO3 và K2CO3 (x, y >0)
nHCl = 0,6 (mol)
nCO2 = 0,25 (mol)
Các PTHH:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O (1)
x//////////////2x//////////////2x////////x////////////x
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O (2)
y//////////////2y//////////2y//////////y//////y
HCl + NaOH → NaCl + H2O (3)
z//////////////z///////////z////////////z
x + y = 0,25 (mol)
nHCl = 2x + 2y + z = 0,6
=> z = 0,1 (mol)
Lại có: (2x + z).58,5 + 74,5.2y = 39,9
=> 117x + 149y = 34,05
Giải hệ phương trình => x = 0,1 (mol); y = 0,15 (mol)
mNa2CO3 = 10,6 (g)
mK2CO3 = 20,7 (g)
m(hỗn hợp) = 31,3 (g)
=> %mNa2CO3 ≈ 33,87%
%mK2CO3 ≈ 66,13%
 
U

ulrichstern2000

Bài 5: Hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3. Hòa tan hoàn toàn một lượng A bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch B và 10,08 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch B thu được 66,6 gam muối khan.
a) Xác định khối lượng của hỗn hợp A
b) Tính thể tích dung dịch HCl 10% (D = 1,3g/ml) đã dùng
Giải bài 5:
nCO2 = 0,45 (mol)
Các PTHH:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O (1)
x////////////2x//////////x
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (2)
y////////////2y////////////y///////////////////y
=> y = 0,45 (mol)
=> x = 0,15 (mol)
=> mCaO = 8,4 (g); mCaCO3 = 45 (g)
b) nHCl = 1,2 (mol)
mHCl = 43,8 (g)
=> mddHCl = 438 (g)
=> VddHCl ≈ 336,92 (ml)
 
U

ulrichstern2000

Bài 6: Dẫn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thì thu được một kết tủa trắng và dung dịch X
a) Tính khối lượng chất kết tủa
b) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng (giả sử thể tích dung dịch không thay đổi
Giải bài 6:
PTHH:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
0,1//////////////0,15
Lập tỉ số => CO2 dư
=> PTHH:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
0,05////////0,05////////////////////0,05
=> mCaCO3 = 10 (g)
C(M) (Ca(HCO3)2) = 0,1 (M)
 
U

ulrichstern2000

Bài 7: Thêm dung dịch chứa 16,8 gam NaOH vào dung dịch chứa 26,84 gam hỗn hợp dung dịch Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 thì được kết tủa X và dung dịch Y.
a) Nung nóng kết tủa X thu được bao nhiêu gam hỗn hợp chất rắn?
b) Phần nước lọc được pha loãng thành 500ml dung dịch. Xác định nồng độ mol các muối trong dung dịch sau phản ứng.
Giải bài 7:
Gọi x, y lần lượt là số mol Fe2(SO4)2 và Al2(SO4)3
nNaOH = 0,42 (mol)
PTHH:
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 (1)
x//////////////////////6x//////////////2x/////////////////3x
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (2)
y////////////////////6y///////////////2y//////////////3y
2Fe(OH)3 → (nhiệt độ) Fe2O3 + 3H2O (3)
2x/////////////////////////////////////x
2Al(OH)3 → (nhiệt độ) Al2O3 + 3H2O (4)
2y/////////////////////////////y
=> PT theo khối lượng: 400x + 342y = 26,84
PT theo số mol NaOH: 6x + 6y = 0,42
=> x = 0,05 (mol); y = 0,02 (mol)
m (rắn) = 10,04 (g)
b) nNa2SO4 = 0,21 (mol)
C(M)(Na2SO4) = 0,42 (M)
 
U

ulrichstern2000

Bài 8: Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm N2, CO2 lội qua 2 lít dung dịch Ca(OH) 0,2M thu được 10 gam kết tủa. Tính % thể tích của mỗi khí.
Giải bài 8:
nCa(OH)2 = 0,4 (mol); nCaCO3 = 0,1 (mol)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
////////////0,4//////////////0,1
=> VCO2 = 2,24 (lít)
%VCO2 22,4%
%VN2 = 77,6%
 
U

ulrichstern2000

Bài 9: Khi cho 2 gam kim loại A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,8 lít H2 (đktc)
a) Xác định A.
b) Cho 14 gam A tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% (loãng), đun nhẹ được dung dịch B. Làm lạnh dung dịch B xuống 3 độ C thấy có 55,53 gam tinh thể ngậm nước của muối sunfat kim loại A kết tinh, nồng độ muối sunfat khan trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó là 13,44%. Xác định tinh thể ngậm nước.
Giải bài 9:
a) Gọi A là khối lượng mol kim loại A
PTHH:
A + H2SO4 → ASO4 + H2
=> A = 56 (Fe)
b) nFe = 0,25 (mol)
mddH2SO4 (25%) = 100 (g)
mddB = 113,5 (g)
mddB ở 3°C = 57,97 (g)
Gọi x là số mol FeSO4 trong dung dịch bão hòa ở 3°C:
=> x = 0,05 (mol)
Vậy số mol FeSO4 tách ra trong tinh thể ngậm nước là 0,2 (mol)
Gọi M là khối lượng của FeSO4.nH2O
M(FeSO4.nH2O) = 278 (g)
=> nH2O = 7 (mol)
=> CTPT: FeSO4.7H2O
 
Top Bottom