Hóa [Hóa 10] Nhóm hóa 1998

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thupham22011998

Ta có: $n H_2SO_4=0,012 mol -->n KOH=0,024 mol $

$-->n O _3=0,012 mol ; n O_2$ tạo thành$=0,012 mol$

$-->n O_2$ pư=$0,018 mol$

$n _2$ dư+$n O_2$ mới sinh ra$=0,102 mol$

$->n O_2$ ban đầu=$0,018+0,102-0,012=0,108 mol$

$-->H=$16,67%

Ta có tỉ lệ: $p_1/p_2=n_1/n_2=0,108/0,102$

$-->p_2=0,944.p_1$
 
T

thupham22011998

Bài tập về $SO_2$

Cho các chất sau: $Na_2SO_3 ; CaSO_3 ; BaSO_3; CuSO_3$ và dung dịch $H_2SO_4$ .

Hãy lựa chọn hóa chất nào có thể điều chế $SO_2$ thuận lợi nhất. Giải thích và viết PTHH.
 
T

thupham22011998

Câu hỏi thực tế!!

Có 1 tấm kim loại bằng $Au$ bị bám 1 lớp $Fe$ ở bề mặt, ta có thể rửa lớp $Fe$ ở bề mặt đó bằng dung dịch nào??
 
T

thupham22011998

H2so4

Có 100ml d/d $H_2SO_4$ 98% (D=1,84g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích d/d $H_2SO_4$ nói trên thành d/d 20%.

a,Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.

b,Cách pha loãng tiến hành như thế nào??
 
T

tieuthulanh

Có 100ml d/d $H_2SO_4$ 98% (D=1,84g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích d/d $H_2SO_4$ nói trên thành d/d 20%.

a,Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.

b,Cách pha loãng tiến hành như thế nào??

m $H_2SO_4$ = 100.1,84.98% = 180,32(g)
Gọi khồi lượng nước cần pha là m (g)
=>
[FONT=&quot][/FONT] (180,32.100%)/(100.1,84+m) = 20%
=> m= 717,6
Mà khối lượng riêng của nước lạ:
Dh2O = 1g/ml
=> V H2O= 717,6 ml
b) Cho từ từ 100 ml dung dịch H2SO4 98% vào bình chứa 717,6 ml nước và khấy đều được dung dịch H2SO4 20%
 
Last edited by a moderator:
T

tieuthulanh

Cho các chất sau: $Na_2SO_3 ; CaSO_3 ; BaSO_3; CuSO_3$ và dung dịch $H_2SO_4$ .

Hãy lựa chọn hóa chất nào có thể điều chế $SO_2$ thuận lợi nhất. Giải thích và viết PTHH.

Điều chế thuận lợi: muối $Na_2SO_3 và CuSO_3$ vì những chất này tác dụng với $H_2SO_4$dễ dàng tạo ra các muối tan trong nước
PTPƯ:
$Na_2SO_3 + $H_2SO_4$-> $Na_2SO_4$ + $SO_2$ + H2O

$CuSO_3$ + $H_2SO_4$ -> $CuSO_4$ + $SO_2$ + H2O
 
T

thupham22011998

Dẫn khí $H_2S$ qua d/d $KMnO_4$ và $H_2SO_4$ nhận thấy màu tím của d/d chuyển sang không màu và xuất hiện vẩn đục vàng. Hãy giải thích và viết các phương trình phản ứng.
 
T

tinhhiep381

.

Một bài mang tính đánh lừa thị giác cao .
Tìm công thức MxOy ( Tìm M rồi tìm CT luôn )
Cho m g MxOy tác dụng với CO ( vừa đủ ) 17.92 l -> có a (g) KL đc sinh ra là khí
Cho a (g) KL + H2SO4 đặc nóng thu được -> 20.16 lit SO2 .
 
T

tieuthulanh

Dẫn khí $H_2S$ qua d/d $KMnO_4$ và $H_2SO_4$ nhận thấy màu tím của d/d chuyển sang không màu và xuất hiện vẩn đục vàng. Hãy giải thích và viết các phương trình phản ứng.

Mất màu tím của dd vì $KMnO_4$ bị khử xuống Mn(2+), $H_2S$ bị oxi hoá lên S (0) nên xuất hiện vẩn đục màu vàng
PTPƯ:
5
$H_2S$ + 2$KMnO_4$ + 3$H_2SO_4$ -->$K_2SO_4$ +2$MnSO_4$ + 5S + 8$H_2O$
 
T

thupham22011998

Bài tập về nhóm Hal

Thổi khí $Cl_2$ vào d/d $Na_2CO_3$ thấy có khí X bay ra. Thu khí X này vào bình đựng d/d $Ca(OH)_2$ lấy dư thấy d/d trở nên đục. Giải thích bằng các phương trình phản ứng..
 
T

thupham22011998

Một bài mang tính đánh lừa thị giác cao .
Tìm công thức MxOy ( Tìm M rồi tìm CT luôn )
Cho m g MxOy tác dụng với CO ( vừa đủ ) 17.92 l -> có a (g) KL đc sinh ra là khí
Cho a (g) KL + H2SO4 đặc nóng thu được -> 20.16 lit SO2 .

Ta có: $n CO=0,8 mol --> n CO_2=0,8 mol -->m CO_2=a=35,2g$

$-->n M=35,2/M ; n SO_2=0,9 mol$

Theo pthh, ta có: $n M=2/n . n SO_2$

$-->M=..n$

Nhưng sao không ra nhỉ??
 
T

tieuthulanh

Thổi khí $Cl_2$ vào d/d $Na_2CO_3$ thấy có khí X bay ra. Thu khí X này vào bình đựng d/d $Ca(OH)_2$ lấy dư thấy d/d trở nên đục. Giải thích bằng các phương trình phản ứng..

$Cl_2$+ 2$Na_2CO_3$ -> NaCl + NaClO + $CO_2$
Khí CO_2 bay lên, thu được khí này
$CO_2$ + $Ca(OH)_2$ (dư) --> $CaCO_3$
$CaCO_3$ kết tủa nên tạo vẩn đục
 
R

rong_an_minh

Tìm công thức MxOy ( Tìm M rồi tìm CT luôn )
Cho m g MxOy tác dụng với CO ( vừa đủ ) 17.92 l -> có a (g) KL đc sinh ra là khí
Cho a (g) KL + H2SO4 đặc nóng thu được -> 20.16 lit SO2 .

Số mol O: 0,8mol --> số mol e nhận: 0,16mol
$n_{SO_2}=0,9mol$ --> số mol e nhận: 1,8mol

$Fe_x^{+2y/x} + 2ye --> xFe$
---------1,6----------1,6x/2y
$Fe --> Fe^{+3} + 3e$
0,6<------------1,8mol

--> $\dfrac{1,6x}{2y}=0,6$ --> x=3, y=4
 
D

demon311

Bạn tieuthulanh trả lời chưa đúng rồi. Bạn nào có cách khác không nhỉ??
.................

$Cl_2$ tác dụng với $H_2O$ trong dung dịch $Na_2CO_3$ tạo ra $HCl$ và $HClO$
$Cl_2+H_2O \longrightarrow HCl+HClO$
Xong rồi $HCl$ tác dụng với $Na_2CO_3$ tạo ra khí $CO_2$
$2HCl+Na_2CO_3 \longrightarrow 2NaCl+H_2O+CO_2$

Khí $CO_2$ tác dụng với $Ca(OH)_2$ dư thì tỉ lệ $\dfrac{n_{CO_2}}{n_{Ca(OH)_2}}<1$ nên tạo ra muối trung hoà là $CaCO_3$
$Ca(OH)_2+CO_2 \longrightarrow CaCO_3+H_2O$
Vẩn đục đó là $CaCO_3$
 
T

thupham22011998

Mình bổ sung cho bạn domon311 một PTHH nữa nha:

$Na_2CO_3+2HClO-->2NaCl+CO_2+1/2O_2+H_2O$
 
T

thupham22011998

Tại sao phi kim dạng nguyên tử lại hoạt động mạnh hơn dạng phân tử??

.........................
 
X

xiuxiu.th

do phi kim dạng phân tử có trong mình 1 liên kết ion hoặc cộng hóa trị=> làm giảm khả năng hoạt động hóa học của phân tử
liên kết giữa 2 nguyên tử của phân tử càng bền vững -> càng giảm độ hoạt động của ptu
VD oxi có độ âm điện 3.44 (cao thứ 2 chỉ sau Flo) nhưng với liên kết đôi bền vững -> hạn chế rất nhiều tới việc hình thành liên kết và tham gia các phản ứng hh
Lưu huỳnh (s) thường ở dạng S8-> hđhh kém
có gì mọi người chỉ bảo giúp thêm ạ
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom