Hóa [Hóa 10] Nhóm hóa 1998

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thupham22011998

Mod Lí cho bài khó vậy bạn...

a) Kết tủa keo trắng thu được khi phân tích định tính dung dịch B cho thấy sự có mặt của ion Al3+ . Kết tủa trắng với AgNO3 cho thấy sự có mặt của ion Cl- .
Từ các dữ kiện trên, chất A phải là dạng nhị phân (đime) của nhôm clorua .

b) Các phản ứng như sau :
Al2Cl6 + 6H2O -> 2[Al.6H2O]3+ + 6Cl-
Cl- + AgNO3 -> AgCl + NO3-
AgCl + NH3 -> Ag(NH3)+ + Cl-
AgCl + 2NH3 -> Ag(NH3)2+ + Cl-
Al3+ + 3NH3 + 3H2O -> Al(OH)3 + 3NH4+
Al(OH)3 + NaOH -> Al(OH)4- + Na+
Al(OH)4- + CO2 -> Al(OH)3 + HCO3-
Al2Cl6 + LiH -> (AlH3)n
(AlH3)n + LiH dư -> Li[AlH4]
 
T

thupham22011998

Vì cho từ từ dung dịch $HCl$ vào dd A thì phải mất 50ml dd HCL 1M mới bắt đầu thấy có khí thoát ra

-->d/d A gồm $Na_2CO_3$

Xảy ra PTHH; $Na_2CO_3+HCl-->NaHCO_3+NaCl$

$NaHCO_3+HCl-->NaCl+CO_2+H_2O$

Ta có: $n HCl=0,05 mol -->n Na_2CO_3<0,25 mol$

Lại có: $n BaCO_3=0,4 mol $

Giả sử chỉ có muối $Na_2CO_3$

$-->n Na_2CO_3=0,4 mol > 0,25$ (Vô lí)

Vậy d/d A gồm $Na_2CO_3$ và $NaHCO_3$
 
C

congratulation11

bạn viết PT phân tử được không?

Nhìn cái PT ion này rắc rối quá
 
M

mua_sao_bang_98

Bài này nhé!

Hấp thu hết $CO_2$ vào dd NaOH thu được dd A. Biết rằng cho từ từ dung dịch HCL vào dd A thì phải mất 50ml dd HCL 1M mới bắt đầu thấy có khí thoát ra. Mặt khác cho dd $Ba{(OH)}_2$ dư vào dd A thu được 7,88 gam kết tủa. Dung dịch A chứa chất nào? /:)

Nếu làm theo viết ptpu thì mk nghĩ như thế này:

Giải sử trong dung dịch A có chứa dd NaOH dư và $Na_2CO_3$

+ Tác dụng với $Ba(OH)_2$:

ptpu: $Ba(OH)_2 + Na_2CO_3 \rightarrow 2NaOH + BaCO_3$

$m_{BaCO_3}=7,88 gam$ \Rightarrow $n_{BaCO_3}=0,04 mol$ \Rightarrow $n_{Na_2CO_3}=0,04 mol$

+ Tác dụng với HCl:

ptpu: $HCl + NaOH \rightarrow NaCl + H_2O $

$2HCl + Na_2CO_3 \rightarrow 2NaCl + CO_2 + H_2O$

Có $n_{HCl} = 0,05 mol$

Mà $n_{Na_2CO_3}=0,04 mol$ \Rightarrow $n_{HCl}=0,08 mol$

Ồ! thế này thì có phải thiếu HCL rồi không? đến đây thì mk cũng không biết đúng hay sai nữa? Giúp mk tiếp nhé! ^^
 
T

thupham22011998

Mọi người chuyển sang bài dễ nhé. Bài tập về oleum

ĐỀ BÀI:

a,Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 g oleum A vào nước người ta phải dùng 800ml d/d $KOH$ 0,1M để trung hòa d/d A

b,Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200g nước để được d/d $H_2SO_4$ 10%
 
T

thupham22011998

a,

Đặt công thức của oleum là $H_2SO_4.n SO_3$

Ta có: $n KOH=0,08 mol -->n H_2SO_4=0,04 mol$

Theo pthh, ta có: $n A=1/(n+1) . n H_2SO_4$

$-->n=3$

Vậy A là $H_2SO_4.3SO_3$

b, Đặt $n A=x mol --> n H_2SO_4=4x mol$

[TEX]\Rightarrow C% H_2SO_4=\frac{4x.98}{338x+200} .100%=10%[/TEX]

$-->x=0,056 $

$-->m A=18,928g$
 
N

nhoctinhnghich15

làm hộ mình với
1, Gây nổ hh 3 khí trong bình kín. Khí 1 đc điều chế bằng cách cho ax HCl đặc đủ td với 615.36g MG. Khí 2 thu đc khi phân huỷ 1029g KClO3 có xúc tác. Khí 3 thu đc khi cho ax HCl dư tác dụng với 38.28g MnO2. Tính C% của chất có trong dung dịch thu đc sau phản ứng gây nổ
 
R

rong_an_minh

làm hộ mình với
1, Gây nổ hh 3 khí trong bình kín. Khí 1 đc điều chế bằng cách cho ax HCl đặc đủ td với 615.36g Mg. Khí 2 thu đc khi phân huỷ 1029g KClO3 có xúc tác. Khí 3 thu đc khi cho ax HCl dư tác dụng với 38.28g MnO2. Tính C% của chất có trong dung dịch thu đc sau phản ứng gây nổ

Khí 1 là H2, khí 2 là O2, khí 3 là Cl2
$n_{H_2}=25,64mol$
$n_{O_2}=12,6mol$
$n_{Cl_2}=0,44mol$

$2H_2 + O_2 \rightarrow 2H_2O$

$H_2 + Cl_2 \rightarrow 2HCl$

Bạn xem dư thiếu ra sao rồi tính toán tiếp
 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

Ta có: $n Mg=25,64 mol; n KClO_3=8,4 mol ; n MnO_2=0,44 mol$

Theo các pthh, ta có: $n H_2=n MgCl_2=25,64 mol ; n HCl=51,28 mol$

$n KCl=8,4 mol ; n O_2=12,6 mol$

$n MnCl_2=n Cl_2=0,44 mol; n HCl=1,76 mol$

$m $ d/d sau pư=$m KClO_3+m Mg+m MnO_2+m HCl-m H_2-m O_2-m Cl_2=3132,88g$

-->C%
 
N

nhoctinhnghich15

làm hộ mình bài này nữa
1, Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hh khí X gồm CO2, CO, H2. Toàn bộ lượng khí thu X vừa đủ khử hết 72g CuO thành Cu và thu được 10.8g H2O. Tính % V CO2 trong hh khí X
3,Hòa tan 9.28g hh X gồm Mg, Al, Zn với số mol bằng nhau trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 0,07 mol Z( một sản phẩm khử duy nhất chứa lưu huỳnh). Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp gồm ZnCl2, FeCl2, CuSO4 thu được m gam kết tủa
a, Xác định sản phẩm khử Z
b, Xác định giá trị của m
 
L

leduydon

1, Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hh khí X gồm CO2, CO, H2. Toàn bộ lượng khí thu X vừa đủ khử hết 72g CuO thành Cu và thu được 10.8g H2O. Tính % V CO2 trong hh khí X

Khi cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thì xảy ra 2 phản ứng:
C+H20 ===> CO + H2

C+2H2O ===> CO2 + 2H2

Có 2 hỗn hợp X tác dụng với CuO đó là H2 và CO do có tính oxi hóa
CuO + H2--->Cu +H2O
CuO + CO--->Cu + CO2
Từ dữ kiện bạn sẽ ra được kết quả
nH2=0,6mol
nCO=0,3 mol

nCO2=0,15 mol
%V=% số mol=14,285%
 
L

leduydon

Hòa tan 9.28g hh X gồm Mg, Al, Zn với số mol bằng nhau trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 0,07 mol Z( một sản phẩm khử duy nhất chứa lưu huỳnh). Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp gồm ZnCl2, FeCl2, CuSO4 thu được m gam kết tủa

Mình nghĩ Z chỉ có thể là H2S
và chỉ có thể là CuSO4+ H2S-->CuS + H2SO4
các chất kia không phản ứng
nếu là FeCl3 thì sẽ là 2FeCl3 + H2S --------> 2FeCl2 + S↓ + 2HCl
 
T

thupham22011998

Chất khí là $H_2S$

Chỉ xảy ra PTHH:

$CuCl_2+H_2S-->CuS+2HCl$

Theo pthh, ta có: $n CuS=n H_2S=0,07 mol$

$-->m CuS=6,72g$
 
C

congratulation11

Tớ có bài mới này cũng khá hay!

Để $6,72g$ phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được $7,68g$ hỗn hợp $A$ gồm $Fe, FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4$. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp $A$ trong dung dich $H_2SO_4$ đặc nóng dư thu được $V(l)$ khí $SO_2(\text{đktc})$. Tính $V$ và lượng $H_2SO_4$ tham gia phản ứng???
 
T

thupham22011998

Ta có: $n Fe= 0,12 mpl$

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

$mO_2=m oxit-m Fe=0,96 g -->n O_2=0,03 mol$

Đặt $n H_2SO_4$=x mol

Viết các quá trình nhường- thu e ta có pt:

$0,12.3=4.0,03+2x-->x=0.24 mol$

$--> V SO_2=5,376 l$

$-->m H_2SO_4=23,52g$
 
C

congratulation11

Ta có: $n Fe= 0,12 mpl$

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

$mO_2=m oxit-m Fe=0,96 g -->n O_2=0,03 mol$

Đặt $n H_2SO_4$=x mol

Viết các quá trình nhường- thu e ta có pt:

$0,12.3=4.0,03+2x-->x=0.24 mol$

$--> V SO_2=5,376 l$

$-->m H_2SO_4=23,52g$
Theo như bài làm của bạn, tớ có vài thắc mắc nho nhỏ thế này:
PT nhường, thu e trong th này áp dụng với chất nào vậy bạn.
Theo tớ thấy thì không chỉ có $Fe$ (0) ---> $Fe$ (+3) mà còn các loại khác mà.
Vả lại trong th này sao lại cho $O_2$ (0) ---> $O_2$ (-2) ??? Oxi đang nằm trong oxit mà, nó có ở dạng đơn chất đâu???
 
T

thupham22011998

Theo như bài làm của bạn, tớ có vài thắc mắc nho nhỏ thế này:
PT nhường, thu e trong th này áp dụng với chất nào vậy bạn.
Theo tớ thấy thì không chỉ có $Fe$ (0) ---> $Fe$ (+3) mà còn các loại khác mà.
Vả lại trong th này sao lại cho $O_2$ (0) ---> $O_2$ (-2) ??? Oxi đang nằm trong oxit mà, nó có ở dạng đơn chất đâu???

Mình quy các oxit Fe về hỗn hợp gồm $Fe$ và $O_2$

Khi tác dụng với $H_2SO4$ đặc, nóng , $Fe$ đạt hóa trị cao nhất là III

-->Viết các quá trình nhường thu e
 
N

nhoctinhnghich15

Mình có bài mới nè:
1 bình kín chứa đầy ôxi ở nhiệt độ 250 độ C có áp suất là 1,25 atm, sau khi phóng tia lửa điện để chuyển ôxi thành ôzon, bình được đưa về nhiệt đọ ban đầu thì áp suất của bình là p2. Tiếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI dư, thu được dung dịch A và 2,2848 lít khí B ở đktc. Tính
a, Tính p2. Biết rằng trung hòa dung dịch A cần dùng 100ml dung dịch H2SO4 0,12M
b, Tính hiệu suất phản ứng của quá trình ozon hóa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom