Toán $\color{Blue}{\fbox{TOÁN 9} \text{Ôn thi học kì II+ Ôn thi vào lớp 10.}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
R

riverflowsinyou1

Thi thử vào THPT Trưng Vương Hà Nội
1) Cho biểu thức
$A=(\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}) : (\frac{2}{x}-\frac{2-x}{x.\sqrt{x}+x})$
a) Rút gọn $A$
b) Tính $A$ khi $2=\frac{2}{\sqrt{2}-3}$
c) Tìm $x \in Z$ để $A$ là số nguyên
2) Một đội thuỷ lợi sửa chửa đoạn đê trong 1 thời gian nhất định. Biết rằng nếu bớt đi 3 người thì đội đó phải làm thêm 6 ngày . Còn nếu thêm 2 người thì đội đó hoàn thành trước 2 ngày. Hỏi đội có bao nhiều người và kế hoạch dự định là bao nhiêu ngày ? ( Năng suất như nhau)
3) Trên mặt phẳng toạ độ $Oxy$ cho parabol $(P):y=-x^2$ và đường thẳng d đi qua điểm $I(0;-1)$ có hệ số góc là k
a) Viết pt của đường thẳng $(d)$. C/m với mọi giá trị k thì $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại 2 điểm phân biệt $A,B$
b) Gọi hoành độ $A$ và $B$ laf $x_1$ và $x_2$. Chứng minh $|x_1-x_2|$ \geq 2
c) C/m $\triangle{OAB}$ vuông
4) Cho $\triangle{ABC}$ có 3 góc nhọn nội tiếp $(O;R)$, E là hình chiếu của B trên AC, đường thẳng qua E song song với tiếp tuyến Ax của $(O)$ cắt $AB$ tại $F$
a) C/m tứ giác $BFEC$ nội tiếp.
b) Lấy D trên BC sao cho $\widehat{DFE}$ nhận FC là tia phân giác trong . BE cắt CF tại H. Chứng minh H là trực tâm của $\triangle{ABC}$ và $A,H,D$ thẳng hàng.
c) C/m H cách đều 3 cạnh của $\triangle{DEF}$
d) Tia DE cắt tiếp tuyến Ax tại K giả sử $\triangle{ABC}$ có BC cố định , A di chuyển trên cung BC lớn , định vị điểm A sao cho $S_{KEF}$ đạt giá trị lớn nhất.
5) Tìm $m$ để pt sau có 2 nghiệm phân biệt lớn hơn -1
$x^2-(m-5)x+m=1$
 
L

letsmile519


5) Tìm $m$ để pt sau có 2 nghiệm phân biệt lớn hơn -1
$x^2-(m-5)x+m=1$

Ta có:

Delta=$(m-5)^2-4(m-1)$=$m^2-10m+25-4m+4$=$m^2-14m+29$

Để có 2 $n_o$ phân biệt -> Delta >0 \Leftrightarrow $$m^2-14m+29>0$$

\Leftrightarrow $m^2-14m+29$=$(m-7)^2>20$

\Leftrightarrow $m-7>\sqrt{20}$ và $m-7<-\sqrt{20}$@};-

Gọi $x_1$\leq$x_2$

\Leftrightarrow $x_2=\frac{m-5+\sqrt{m^2-14m+29}}{2}$

$x_1=\frac{m-5-\sqrt{m^2-14m+29}}{2}$

\Leftrightarrow $\frac{m-5+\sqrt{m^2-14m+29}}{2}$>-1 @};-@};-

Kết hợp ĐK từ @};- và @};-@};- -> đ.c.t
 
E

eye_smile

5) Tìm $m$ để pt sau có 2 nghiệm phân biệt lớn hơn -1
$x^2-(m-5)x+m=1$
-Tìm đk PT có 2 nghiệm pb
-$x_1>-1;x_2>-1$ \Rightarrow $x_1+x_2>-2$ và $(x_1+1)(x_2+1)>0$
Nhân ra và thay Vi-et vào giải tìm m
Có lẽ sẽ ngắn gọn hơn cách trên của let
 
L

letsmile519

D

demon311

Nó có liên quan đến đồ thị của hàm số bậc hai. Chắc trên lớp 10 có thể các thầy cô sẽ không dạy nhưng kiểm tra 1 tiết các em có thể làm theo cách này, vừa gọn vừa dễ. Kiểm tra 1 tiết toàn mấy câu như thế này với kẻ bảng biến thiên nữa. Dễ thôi
 
L

letsmile519

Nó có liên quan đến đồ thị của hàm số bậc hai. Chắc trên lớp 10 có thể các thầy cô sẽ không dạy nhưng kiểm tra 1 tiết các em có thể làm theo cách này, vừa gọn vừa dễ. Kiểm tra 1 tiết toàn mấy câu như thế này với kẻ bảng biến thiên nữa. Dễ thôi
Sao lại k dạy ạ? v mình học ở đâu, v là lớp 9 cũng được áp dụng sao ạ?

Làm câu cuối bài hình đề "riverflowsinyou1" (mí câu trên dễ r`)


Gọi Q là trung điểm của AC , AI vuông góc với EF-> OQ vuông góc với AC

-> tứ giác IEOQ nội tiếp -> $AI.AO=AE.AQ=1/2AE.AC=1/2AH.AD$

mà $S_{KEF}= 1/2AI.EF$, EF cố định -> AI lớn nhất

$AI=\frac{\frac{1}{2}AH.AD}{AO}$

Lại cm được AH= 1/2 OT (T là trung điểm của BC)

-> AH cố định

-> để AI lớn nhất -> AD lớn nhất => A là điểm chính giữa
 
S

san1201

Tìm các số nguyên dương $a,b,c$ thỏa mãn 2 đk,
$\dfrac{a-b\sqrt{5}}{b-c\sqrt{5}}$ là số hữu tỉ và $a^2+b^2+c^2$ là số nguyên tố.

Giúp mình cái nào, thanks all
 
L

letsmile519

Tìm các số nguyên dương $a,b,c$ thỏa mãn 2 đk,
$\dfrac{a-b\sqrt{5}}{b-c\sqrt{5}}$ là số hữu tỉ và $a^2+b^2+c^2$ là số nguyên tố.

Giúp mình cái nào, thanks all


Đặt $\dfrac{a-b\sqrt{5}}{b-c\sqrt{5}}=\frac{m}{n}$

\Rightarrow$an-bm=\sqrt{5}(bn-cm)$


\Rightarrow$an=bm;bn=cm$


\Rightarrow$b^2=ac$

\Rightarrow$a^2+c^2+b^2=a^2+2ac+c^2-b^2=(a+c-b)(a+b+c)$

\Rightarrow$a+c=b+1$

\Leftrightarrow $a+c=\sqrt{ac}+1$\geq $2\sqrt{ac}$

\Leftrightarrow $a=c=1$

\Leftrightarrow $b=1$
 
S

san1201

Bài này mình câu b mình không chắc lắm mong các bạn chỉ dùm.
p/s có hình đính kèm nha các bạn. Thanks all for helps

:khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197):
 

Attachments

  • a.png
    a.png
    5.5 KB · Đọc: 0
L

letsmile519

Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng. Giả sử $xy+\frac{1}{xy}$\leq $m$ với [FONT=MathJax_Math]m[/FONT] là một hằng số xác định.

Ta có $m>\frac{1}{xy}$

Cho[FONT=MathJax_Main] $x=\frac{1}{10^k}$ [/FONT]với [FONT=MathJax_Math]k[/FONT][FONT=MathJax_Main]∈[/FONT][FONT=MathJax_AMS]N[/FONT] [FONT=MathJax_Main]⇒ $y=1-\frac{1}{10^k}=\frac{10^k-1}{10^k}$[/FONT]

Lúc đó[FONT=MathJax_Math] $m>\frac{1}{xy}=\frac{1}{\frac{1}{10^k}.\frac{10^k-1}{10^k}}=\frac{10^{2k}}{10^k-1}>\frac{10^{2k}-1}{10^k-1}=10^k+1$[/FONT]

Tuy nhiên điều này sẽ không xảy ra do [FONT=MathJax_Math]m[/FONT] là hằng số xác định và khi ta cho [FONT=MathJax_Math]k[/FONT] đủ lớn thì[FONT=MathJax_Main] $10^k+1>m$[/FONT]

Vậy biểu thức $xy+\frac{1}{xy}$ không có GTLN
 
S

san1201

Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng. Giả sử $xy+\frac{1}{xy}$\leq $m$ với [FONT=MathJax_Math]m[/FONT] là một hằng số xác định.

Ta có $m>\frac{1}{xy}$

Cho[FONT=MathJax_Main] $x=\frac{1}{10^k}$ [/FONT]với [FONT=MathJax_Math]k[/FONT][FONT=MathJax_Main]∈[/FONT][FONT=MathJax_AMS]N[/FONT] [FONT=MathJax_Main]⇒ $y=1-\frac{1}{10^k}=\frac{10^k-1}{10^k}$[/FONT]

Lúc đó[FONT=MathJax_Math] $m>\frac{1}{xy}=\frac{1}{\frac{1}{10^k}.\frac{10^k-1}{10^k}}=\frac{10^{2k}}{10^k-1}>\frac{10^{2k}-1}{10^k-1}=10^k+1$[/FONT]

Tuy nhiên điều này sẽ không xảy ra do [FONT=MathJax_Math]m[/FONT] là hằng số xác định và khi ta cho [FONT=MathJax_Math]k[/FONT] đủ lớn thì[FONT=MathJax_Main] $10^k+1>m$[/FONT]

Vậy biểu thức $xy+\frac{1}{xy}$ không có GTLN


Bạn ơi không chắc lúc nào $x$ cũng bằng $\dfrac{1}{10^k}$.
Mình thắc mắc đoạn ấy. Và ai giúp mình câu này nha

1.Cho tam giác $ABC$ có $BC=a$, CA=b, $AB=c$ và Góc A \geq Góc B \geq Góc C. Chứng minh rằng $9ab$ \geq $(a+b+c)^2$
 
Last edited by a moderator:
L

letsmile519

Bạn ơi không chắc lúc nào $x$ cũng bằng $\dfrac{1}{10^k}$.
Mình thắc mắc đoạn ấy. Và ai giúp mình câu này nha

1.Cho tam giác $ABC$ có $BC=a$, CA=b, $AB=c$ và Góc A \geq Góc B \geq Góc C. Chứng minh rằng $9ab$ \geq $(a+b+c)^2$


Đấy là đặt mà bạn ơi vì x<1 nên ta hoàn toàn có thể dặt thế

Bài Hình:

Ta có vì
Góc A \geq Góc B \geq Góc C. -> a\geqb\geqc

\Leftrightarrow $(a+b+c)^2$\leq $(2a+b)^2$

H ta cần c.m $(2a+b)^2$\leq 9ab

\Leftrightarrow $4a^2+b^2-5ab$\leq0

\Leftrightarrow $(4a-b)(a-b)$\leq0 (Luôn đúng!)

-> đpcm

 
C

congchuaanhsang

Đề thi thử vào 10 trường THCS Thị trấn Vạn Hà Thiệu Hóa Thanh Hóa

Bài 1: 1. Tính: a, $\sqrt{3}.\sqrt{12}$

b, $3\sqrt{20}+\sqrt{45}-2\sqrt{80}$

2. Cho $A=(\dfrac{1}{a-\sqrt{a}}+\dfrac{1}{\sqrt{a}-1}) : \dfrac{\sqrt{a}+1}{a-2\sqrt{a}+1}$

a, Rút gọn A

b, So sánh A với 1

Bài 2: Cho (P)$y=-2x^2$ và (d)$y=x-1$

a, Vẽ (P) và (d)

b, Tìm toạn độ giao điểm của (P) và (d)

Bài 3: Cho $x^2-2mx+m^2-m-1=0$ (1)

1. Giải phương trình khi $m=1$

2. Tìm m để $x_1(x_1+2)+x_2(x_2+2)=10$

Bài 4: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính AB và AC<BC. Đường cao CH. Lấy M trên cung nhỏ BC. CH cắt AM ở E

a. Cm EHBM nội tiếp

b. Cm $AC^2=AH.AB$ và $AC.EC=AE.CM$

c. Tìm M để khoảng cách từ H đến tâm (CEM) min

Bài 5: Cho x,y>0 thỏa $(x+y-1)^2=xy$

Tìm min $P=\dfrac{1}{xy}+\dfrac{1}{x^2+y^2}+\dfrac{\sqrt{xy}}{x+y}$
 
E

eye_smile

Bài 5: Cho x,y>0 thỏa $(x+y-1)^2=xy$

Tìm min $P=\dfrac{1}{xy}+\dfrac{1}{x^2+y^2}+\dfrac{\sqrt{xy}}{x+y}$
Đề trên hình như là đề thi vào 10 của TB năm ngoái thì phải:)

$P=\dfrac{1}{xy}+\dfrac{1}{{x^2}+{y^2}}+ \dfrac{\sqrt{xy}}{x+y}$ \geq $\dfrac{4}{{(x+y)^2}}+2.\dfrac{1}{\sqrt{2\sqrt{xy}.(x+y)}}$ \geq $\dfrac{4}{{(x+y)^2}}+\dfrac{2}{x+y}$

Có ${(x+y-1)^2}=xy$ \Rightarrow $xy$ \leq 1
\Rightarrow $0 \le x+y \le 2$
\Rightarrow $P \ge 2$

Dấu "=" xảy ra \Leftrightarrow $x=y=1$
 
E

eye_smile

c. Tìm M để khoảng cách từ H đến tâm (CEM) min
Chứng minh ${AC^2}=AM.AE$

\Rightarrow AC là tiếp tuyến của đg tròn ngoại tiếp tam giác CEM

\Rightarrow tâm I của đg tròn ngoại tiếp tam giác CEM

Kẻ HK vuông góc với BC

Min của k/c cần tìm khi I trùng K

\Rightarrow M là gđ của đg tròn tâm K,bán kính KC và đg tròn tâm O
 
S

san1201

Câu 1: Cho đa thức $f(x)=x^5+x-10$ có đúng 1 nghiệm dương.

Chứng minh rằng nghiệm đó là số vô tỉ

Câu 2: Cho đa thức $p(x)=x^4+ax^3+bx^2+cx+d$ ( $a,b,c,d$ là hằng số)

Biết $p(1)=10, p(2)=20, p(3)=30$

Tính $A=\dfrac{p(12)+p(-8)}{10}+25$

Giúp mình cái, thanks
 
Last edited by a moderator:
H

huynhbachkhoa23

Câu 1: Cho đa thức $f(x)=x^5+x-10$ có đúng 1 nghiệm dương.

Chứng minh rằng nghiệm đó là số vô tỉ

Câu 2: Cho đa thức $p(x)=x^4+ax^3+bx^2+cx+d$ ( $a,b,c,d$ là hằng số)

Biết $p(1)=10, p(2)=20, p(3)=30$

Tính $A=\dfrac{p(12)+p(-8)}{10}+25$

Giúp mình cái, thanks

Câu 2:

Câu này trong casio làm quen luôn rồi =))

Đặt đa thức $R(x)=10x$ (Từ $P(1)=10; P(2)=20; P(3)=30$)

$P(x)=(x-1)(x-2)(x-3)(x-\alpha) + R(x)$ với $\alpha$ tuỳ ý, thích cho bao nhiêu thì cho

Cầm máy tính được $P(12)+P(-8)=19840$

$\rightarrow A=2009$

Không biết tên chính thức của phương pháp này =))

P/s: Đối với các bài xác định đa thức đã cho bậc và các giá trị:

Cho $f(x)$ bậc $n$ với $f(x_1)=a_1; f(x_2)=a_2;...;f(x_n)=a_n$

Với $a_1; a_2;...; a_n$ là giá trị của một đa thức bậc thấp hơn $f(x)$ thường là bậc 1, bậc 2, bậc 3, gọi là $r(x)$.

Phương pháp giải:
1. Tìm quy luật của $r(x)$

2. $f(x)=\prod\limits_{i=1}^{n}(x-x_i) + r(x)$
 
Last edited by a moderator:
H

huynhbachkhoa23


Câu 1:
$x^5+x=10$

Giả sử nghiệm $x$ là hữu tỉ

Đặt $x=\dfrac{a}{b}$ với $(a;b)=1$ và $a; b \in N^{*}$

$\dfrac{a^5}{b^5}+\dfrac{a}{b}=10$

$\leftrightarrow a^5+ab^4=10b^5$

$\rightarrow a \vdots b$ trái với giả thiết đặt ra.

Vậy nghiệm $x$ vô tỉ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom