[Chuyên Đề] - Luyện Thi Đại Học - Cao Đẳng.

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94

1

Bài 2: Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp đun nóng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hoá có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. Tên gọi của 2 ancol trong X là
A. propan-1-ol và butan-1-ol. B. etanol và propan-1-ol.
C. pentan-1-ol và butan-1-ol. D. metanol và etanol

Tiếp bài này,các bạn xem sao nhá

Gọi x, y là số mol 2 ancol trong hh ban đầu. Ta có:
x + y = 0.4
n ancol pứ tạo ete = 0.5x + 0.4y
=> 0.16 < 0.5x + 0.4y < 0.2
n ete = 1/2 nancol pứ = 0.25x + 0.2y
=> 0.08 < 0.25x + 0.2y < 0.1
=> 77.04 < M(ete) < 96.3
CTTQ của ete: CnH(2n+1)OCmH(2m+1)
=> 77.04 < 14(n + m) + 18 < 96.3
=> 4.22 < n + m < 5.59
=> n + m = 5
=> n = 2, m = 3
=> Chọn B.
Bạn xem bài giùm mình,có gì sai mong bạn chỉ giùm.THANKS !!!
 
K

kienthuc.

Hướng dẫn #33

Chào bạn!
Hướng dẫn:
Câu 1.
Ở đây chất rắn tăng sau pứ có thể có Mg, Fe, Ag.
Khi nung kết tủa thu được 14g, ta giả sử chỉ có MgO thì chất rắn tạo ra sẽ lớn hơn 80,08g.
Vậy ta chắc chắn rằng trong kết tủa sẽ có 2 Hiđrôxit đó là [TEX]Mg(OH)_2[/TEX] và [TEX]Fe(OH)_2[/TEX] và Mg pứ hết, Fe còn dư nằm trong chất rắn.
Gọi x-->nFe(Pứ); y-->nMg(Pứ).
Theo phương pháp tăng giảm khối lượng, ta có:
(216-56)x + (216-24)y = 48,72 – 12,88 = 35,84 (I)
Theo đề bài, ta lại có:
80x + 40y = 14 (II)
Từ (I) và (II) =>x = 0,14 và y = 0,07.
=>nMg(Ban đầu) = 0,07mol và nFe(Ban đầu) = 0,2mol.
Từ các dữ kiện bạn có thể giải quyết các yêu cầu trên.
Hướng dẫn:
Câu 2.
[TEX]H_2O[/TEX] bị điện phân cả 2 điện cực thì dừng lại. Thông báo cho ta biết khi điện phân hoàn toàn [TEX]CuSO_4[/TEX] xong thì dừng lại.
Khí thoát ra ở Anôt chính là [TEX]O_2[/TEX] với số mol là 0,02mol.
+ Ở Catôt:
[TEX]Cu^{2+}+2e------>Cu[/TEX]
0,04<--0,08------>0,04
+ Ở Anôt:
[TEX]2H_2O------>O_2+4H^++4e[/TEX]
0,04<-----------------0,02-------->0,08.
+ Ở cả quá trình:
[TEX]CuSO_4+H_2O------>Cu+H_2SO_4+\frac{1}{2}O_2[/TEX]
Vậy, sau khi điện phân tạo ra 0,04mol [TEX]H_2SO_4[/TEX] trung hòa lượng NaOH trong dung dịch.
Ở đây AgO mình thấy nó lạ quá, với lại số mol xấu quá bạn ơi.
Dù bạn đánh nhầm [TEX]Ag_2O[/TEX] thành AgO thì số mol vẫn không khả quan lắm.
Bạn xem lại giúp mình nhé!
 
N

namnguyen_94

Xin phép em làm các bài còn lại của anh Kienthuc !!!
Câu 1. Điện phân nóng chảy [TEX]Al_2O_3[/TEX] với anot than chì (H=100%) thu được m kg Al ở catot và 33.6 [TEX]m^{3}[/TEX]( đktc) hỗn hợp X có tỉ khối so với Hidro = 16. lấy 1,12lit (đktc) hh khí X sục vào nước vôi (dư) thu được 1g kết tủa giá trị của m là
A. 45 kg
B. 38 kg
C. 37,8 kg
D. 32,5 kg

+Ta có: m(tb) = 32 ---> hỗn hợp có [TEX]CO , CO_2 , O_2 dư[/TEX] lần lượt là a,b,c mol
+ nX = 1,5 mol
+Sục khí X ---> n[TEX]CO_2[/TEX] = 0,01 mol
--> b = 0,3 mol
--> [tex]\left{a + c = 1,5-0,3 \\ 28a + 32c =32.1,5 - 0,3.44[/tex]

--> a = 0,9 mol ; c = 0,3 mol
[TEX]C + O_2 ----> CO_2[/TEX]
[TEX]C + CO_2 ---> 2 CO[/TEX]
[TEX]Al_2O_3 ----> 2 Al + 1,5 O_2[/TEX]
--> nAl = 1,4 mol ---> m = 37,8 kg
Câu 2. cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS tác dụng hết với dưng dịch HCl dư thu được V lít khí (đktc). Mặc khác, nếu cho m gam hỗn hợp X vào dd HNO3 dư thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 muối Nitrat và 2V lít hỗn hợp khí gồm NO và SO2 . Thành phần về khối lượng của Fe trong X là
A. 45,9%
B. 54,1%
C. 54,9%
D. 45,1%

Gọi nFe = x mol ; nFeS = y nol
+ TN1: x + y = [tex]\frac{V}{22,4}[/tex] ( 1 )
+TN2: Bảo toàn S --> nSO2 = y mol
--> 3x + 7y = [tex]\frac{6.V}{22,4}[/tex] - 3y ( 2 )
[TEX]Fe ----> Fe^{3+} + 3e[/TEX]
[TEX]FeS ------> Fe^{3+} + S^{4+} + 7e[/TEX]
Từ ( 1,2) ---> 3x = 4y
--> %Fe = [tex]\frac{56x.100%}{56x + 66x}[/tex] = 45,9%
Câu 3. Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol etylen, 0,2 mol metyl Axetylen, 0,1 mol vinyl Axetylen và 0,8 mol H2.Nung X một thời gian với xúc tác Ni,thu dc hỗn hợp khí Y,có tỷ khối so với He là 7,25.Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dd Brom dư thì có m gam Brom phản ứng,Giá trị của m là
A.132 gam
B.126 gam
C.128 gam
D.164 gam

Ta thấy các HCHC dều có 4 H ---> gọi CTC là : CxH4
Ta có: n(hh) = 1,4 mol ---> 0,6.(12x+4) + 0,8.2 = 23,2
---> x = [tex]\frac{8}{3}[/tex]
Ta có Ct: nH2(p/ứ) = nX - nY = 1,4 - [tex]\frac{23,2}{7,25.4}[/tex] = 0,6 mol
--> trong hh Y có 0,2 mol H2 và 0,6 mol C(8/3)H6
--> số liên kết pi trong HCHC là: n = [tex]\frac{4}{3}[/tex]
--> nBr2 = [tex]\frac{4.0,6}{3}[/tex] = 0,8 mol
--> m = 128 gam
Câu 5. Cho hỗn hợp Fe FeO Fe2O3 Fe3O4 mỗi chất có 0,1 mol tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp axit (HCl,H2SO4) được dung dịch Y . sau đó cho dd Y vào V ml Cu(NO3)2 (1M) pứ hoàn toàn thu được khí NO. Vậy giá trị V của Cu(NO3)2 là
A. 56ml
B. 25ml
C. 50ml
D. 28ml

+Do sau phản ứng tác dụng với [TEX]Cu(NO3)_2[/TEX] sinh ra khí [TEX]NO[/TEX] ---> axit dư
--> tổng n[TEX]Fe^{2+}[/TEX] = 0,3 mol
[TEX]3 Fe^{2+} + 4 H^{+} + NO_3^{-} ----> Fe^{3+} + NO + 2 H_2O[/TEX]
0,3--------0,1
---> n[TEX]Cu(NO3)_2[/TEX] = 0,05 mol ---> V = 50 ml
Câu 6. X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptitdc tạo thành từ 1 aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2.Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng Oxi vừa đủ thu dc sản phảm gồm CO2 ,H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam.Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH lấy dư 20% so với lượng cần thiết,sau phản ứng cô cạn dc bao nhiêu gam chất rắn.
A. 94,5 gam
B. 96,4 gam
C. 127 gam
D. 87,6 gam

+Ta có CT của tripeptit là [TEX]C_(3n)H_(6n-1)O_4N_3[/TEX]
---> 0,3n.44 + 0,3n.18 + 0,15.28 - 0,05.18 = 40,5
--> n = 2 ---> aminoaxit tạo lên tripeptit là Glyxin
-->nNaOH cần = 6.0,15 = 0,9 mol
--> m = 0,15.(75.6 - 18.5) + 0,9.40 + 0,9.20%.40 - 0,15.18 = 94,5 gam
Anh Kienthuc xem bài hộ em,có gì sai mong anh chỉ giùm.THANKS !!!!!
 
0

01636516376

Bài 2: Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp đun nóng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hoá có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. Tên gọi của 2 ancol trong X là
A. propan-1-ol và butan-1-ol. B. etanol và propan-1-ol.
C. pentan-1-ol và butan-1-ol. D. metanol và etanol
bạn nào làm giải thích hộ t phần có 0.16 <..<0.2 k?
 
D

domtomboy

theo m thì ý của bn đó là:

0,4(x+y) < 0,5x + 0,4y < 0,5(x+y)

hihi thế thôi , k biết có đoán chúng ý đồng đội k :D
 
L

loi_con_hua

Câu 3. Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol etylen, 0,2 mol metyl Axetylen, 0,1 mol vinyl Axetylen và 0,8 mol H2.Nung X một thời gian với xúc tác Ni,thu dc hỗn hợp khí Y,có tỷ khối so với He là 7,25.Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dd Brom dư thì có m gam Brom phản ứng,Giá trị của m là
A.132 gam
B.126 gam
C.128 gam
D.164 gam

Ta thấy các HCHC dều có 4 H ---> gọi CTC là : CxH4
Ta có: n(hh) = 1,4 mol ---> 0,6.(12x+4) + 0,8.2 = 23,2
---> x = [tex]\frac{8}{3}[/tex]
Ta có Ct: nH2(p/ứ) = nX - nY = 1,4 - [tex]\frac{23,2}{7,25.4}[/tex] = 0,6 mol
--> trong hh Y có 0,2 mol H2 và 0,6 mol C(8/3)H6
--> số liên kết pi trong HCHC là: n = [tex]\frac{4}{3}[/tex]
--> nBr2 = [tex]\frac{4.0,6}{3}[/tex] = 0,8 mol
--> m = 128 gam

bạn tính số pi sai rồi:phải là [tex]\frac{2}{3}[/tex] nên m=64 gam...........>ko có đáp án đúng!
 
K

kienthuc.

Bài tập.

Em làm tốt quá, cảm ơn em nhiều nhé!
Sau đây là dạng bài tập về "Thủy Phân Peptit" mình thấy nó xuất hiện rằng đây trong các kì thi vừa qua các bạn tham khảo nhé.

Câu 1. X là một Tetrapeptit được cấu tạo từ Aminoaxit A (1 nhóm Amino và 1 nhóm Cacboxyl), no, mạch hở. Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường Axit thu được 28,35g Tripeptit; 79,2g Đipeptit và 101,25g A. Giá trị của m là?
A. 258,3 gam
B. 405,9 gam
C. 184,5 gam
D. 194,5 gam

Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai Tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các Aminoaxit (1 nhóm Amino và 1 nhóm Cacboxyl). Cho toàn bộ X phản ứng với HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị m là?
A. 203,78 gam
B. 232,5 gam
C. 236,25 gam
D. 205,7 gam

Bài 3. Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một Aminoaxit X mạch hở (1 nhóm Amino và 1 nhóm Cacboxyl). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m(g) hỗn
hợp M,Q(có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945(g) M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g)X. Giá trị của m?
A. 4,1945 gam
B. 8,389 gam
C. 12,58 gam
D. 25,167 gam

Các bạn cùng làm nhé!
 
D

donguyenthanhtrung

Câu 2. cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS tác dụng hết với dưng dịch HCl dư thu được V lít khí (đktc). Mặc khác, nếu cho m gam hỗn hợp X vào dd HNO3 dư thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 muối Nitrat và 2V lít hỗn hợp khí gồm NO và SO2 . Thành phần về khối lượng của Fe trong X là
A. 45,9%
B. 54,1%
C. 54,9%
D. 45,1%

Gọi nFe = x mol ; nFeS = y nol
+ TN1: x + y = [tex]\frac{V}{22,4}[/tex] ( 1 )
+TN2: Bảo toàn S --> nSO2 = y mol
--> 3x + 7y = [tex]\frac{6.V}{22,4}[/tex] - 3y ( 2 )
[TEX]Fe ----> Fe^{3+} + 3e[/TEX]
[TEX]FeS ------> Fe^{3+} + S^{4+} + 7e[/TEX]
Từ ( 1,2) ---> 3x = 4y
--> %Fe = [tex]\frac{56x.100%}{56x + 66x}[/tex] = 45,9%
Làm sao ra được dòng (2) vậy anh kienthuc oi
 
H

hocmai.bio

Hêhê nhìn mấy bài tập quen quá.

Cậu lấy mấy bài tập tớ hỏi ra thảo luân hả :D
Tớ trả lời thay cậu ấy nhá.
Ta xem V=1mol.
latex.php
.

latex.php

Vậy n(Khí)=nX=1mol.
Trong đó có xmol khí
latex.php
do Fe sinh ra và (1-x)mol
latex.php
do FeS sinh ra.

Khi pứ với
latex.php
thì
latex.php
tạo (1-x)mol
latex.php
=> nNO = (1+x)mol.

Theo ĐLBT Electron:
latex.php
latex.php
.

latex.php
.

=>%mFe = 45,9%.
Mến chào bạn!
Nguyên văn của bác ấy đó :))
 
D

domtomboy

câu1:
A là gly
n tripeptit =0,15 mol
n dipeptit = 0,6 mol
n A= 1,35 mol
-----> n tetrapeptit = (0,15.3 + 0,6.2 + 1,35): 4 =3
----> 184,5 (C)
câu3: x là gly
nM= 0,005
nđi= 0,035
n X= 0,05
---> nM = nQ= (0,05.3 + 0,035.2 + 0,05): 7
---> m= 8,389
 
N

nhatbach

cho 6,12 g ( Mg, Zn,Al, Cu) tác dụng với H2SO4 loãng dư được 0.9 mol H2 và dd A. Cho NaOH vừa đủ vào dd A để đc lượng kết tủa lớn nhất, lọc chất rắn nung -> m(g) chất rắn. m? mong các bạn giải chi tiết , tks nhiều:)
 
V

vnbot99

cho 6,12 g ( Mg, Zn,Al, Cu) tác dụng với H2SO4 loãng dư được 0.9 mol H2 và dd A. Cho NaOH vừa đủ vào dd A để đc lượng kết tủa lớn nhất, lọc chất rắn nung -> m(g) chất rắn. m? mong các bạn giải chi tiết , tks nhiều:)

Kết tủa là hidroxít cả tất cả các kim loại trên
nên ta có thể tính được số mol OH- trong các hidroxit bằng 2 lần số mol H2=1.8mol
và khi nung thì cứ 2OH- --> O+H2O=>n(O)=0.9=>m=0.9*16=14.4g
O này nằm trong các oxit(MgO, ZnO, Al2O3, Cu)
vậy khối lượng chất rắn m thu đc là 6.12+14.4=20.52g
 
N

namnguyen_94

Chào các bạn !

Để pic tiếp tục hoạt động,mình xin gửi 1 số bài để mọi người cùng làm
Bài 1: Cho [tex]\frac{0,25a}{17}[/tex] mol [TEX]P_2O_5[/TEX] vào 125 gam dung dịch NaOH 16% được dung dịch B chứa 2 muối [TEX]NaH_2PO_4 ; Na_2HPO_4[/TEX].Giá trị của a ở trong khoảng:
A.4,25<a<8,5 B.8,5<a<17 C.17<a<34 D.Một đáp án khác
Bài 2: Thể tích dd [TEX]HNO_3[/TEX] 67,5% ( d = 1,5 g/ml ) cần dùng để tác dụng với xenlulozo tạo thành 89,1 kg xenlulozo trinitrat ( biết lượng HNO3 hoa hụt là 20% ):
A.70 lít B.49 lít C.81 lít D.55 lít
Bài 3: Trong một bình kín chứa hh A ( gồm hidrocacbon X và H2 có bột Ni làm xúc tác ).Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1 hidrocacbon duy nhất Y.Đốt Y cho ra 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.Cho biết thể tích hh A gấp 3 lần thể tích Y(đo cùng điều kiện).Công thức phân tử X là :
A.C2H2 b.C3H6 C.C2H4 D.C3H4
Bài 4: Cho phương trình hoá học :
[TEX]Fe_3O_4 + HNO_3 ----> Fe(NO3)_3 + N_xO_y + H_2O[/TEX]
Sau khi cân bằng phản ứng trên thì hệ số của các chất trên là những số nguyên,tối giản thì hệ số của [TEX]HNO_3[/TEX] là:
A.13x-9y B.23x-9y C.46x-18y D.45x-18y
Bài 5: Hoà tan 3,24 gam [TEX]Ag[/TEX] bằng V ml dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] 0,7M thu được khí [TEX]NO[/TEX] duy nhất và V ml dd X trong đó nồng độ mol của [TEX]HNO_3[/TEX]dư bằng nồng độ mol của [TEX]AgNO_3[/TEX].Tính V:
A.50 ml B.100 ml C.80 ml D.75 ml
Chúc các bạn học tốt !!!!!
 
N

nhatbach

giúp mình câu này: m (g) Na2o nguyên chất vào 40g dd NaOH 12% -> dd 51%, hỏi m, bài này dung đường chéo, kết quả là 20g, các bạn giải giúp mình, tks
 
N

namnguyen_94

11

giúp mình câu này: m (g) Na2o nguyên chất vào 40g dd NaOH 12% -> dd 51%, hỏi m, bài này dung đường chéo, kết quả là 20g, các bạn giải giúp mình, tks

Ta có: Na2O + H2O -----> 2 NaOH
------62------------------2.40
------100 ----------------129
ta dùng pp sơ đồ đường chéo:
mgam ------129 -----------------39
-------------------------51-----------
40 gam -------12 -------------------78
---> m = 20 gam
 
N

namnguyen_94

111

Để pic tiếp tục hoạt động,mình xin gửi 1 số bài để mọi người cùng làm
Bài 1: Cho [tex]\frac{0,25a}{17}[/tex] mol [TEX]P_2O_5[/TEX] vào 125 gam dung dịch NaOH 16% được dung dịch B chứa 2 muối [TEX]NaH_2PO_4 ; Na_2HPO_4[/TEX].Giá trị của a ở trong khoảng:
A.4,25<a<8,5 B.8,5<a<17 C.17<a<34 D.Một đáp án khác
Bài 2: Thể tích dd [TEX]HNO_3[/TEX] 67,5% ( d = 1,5 g/ml ) cần dùng để tác dụng với xenlulozo tạo thành 89,1 kg xenlulozo trinitrat ( biết lượng HNO3 hoa hụt là 20% ):
A.70 lít B.49 lít C.81 lít D.55 lít
Bài 3: Trong một bình kín chứa hh A ( gồm hidrocacbon X và H2 có bột Ni làm xúc tác ).Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1 hidrocacbon duy nhất Y.Đốt Y cho ra 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.Cho biết thể tích hh A gấp 3 lần thể tích Y(đo cùng điều kiện).Công thức phân tử X là :
A.C2H2 b.C3H6 C.C2H4 D.C3H4
Bài 4: Cho phương trình hoá học :
[TEX]Fe_3O_4 + HNO_3 ----> Fe(NO3)_3 + N_xO_y + H_2O[/TEX]
Sau khi cân bằng phản ứng trên thì hệ số của các chất trên là những số nguyên,tối giản thì hệ số của [TEX]HNO_3[/TEX] là:
A.13x-9y B.23x-9y C.46x-18y D.45x-18y
Bài 5: Hoà tan 3,24 gam [TEX]Ag[/TEX] bằng V ml dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] 0,7M thu được khí [TEX]NO[/TEX] duy nhất và V ml dd X trong đó nồng độ mol của [TEX]HNO_3[/TEX]dư bằng nồng độ mol của [TEX]AgNO_3[/TEX].Tính V:
A.50 ml B.100 ml C.80 ml D.75 ml
Chúc các bạn học tốt !!!!!

Nào mọi người,đừng ngần ngại sợ làm sai.mọi người cứ gửi bài làm của mình,sai đâu thì mọi người cùng góp ý kiến về pp làm.rất mong mọi người tham gia nhiệt tình để pix phát triển ( không giới hạn,ai cũng có thể tham gia ):D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
L

loi_con_hua

Bài 5: Hoà tan 3,24 gam bằng V ml dung dịch 0,7M thu được khí duy nhất và V ml dd X trong đó nồng độ mol của dư bằng nồng độ mol của .Tính V:
A.50 ml B.100 ml C.80 ml D.75 ml
Bài làm
nAg=0,03 Phương trình phản ứng:
3Ag + 4H(+) + NO3(-)............> 3Ag(+) + NO +H2O

0,03 0,04 0,03 (mol)
vì sau phản ứng HNO3 dư nên tính số mol theo Ag.
Ta có thể tích dd sau phản ứng ko thay đổi,mà CM(AgNO3)=CM(HNO3 dư)===>nAgNO3=nHNO3 dư=0,03 mol

Vậy tổng mol HNO3 tham gia phản ứng là 0,07 mol===> VHNO3 =100 ml===>Chọn B

Bài 3: Trong một bình kín chứa hh A ( gồm hidrocacbon X và H2 có bột Ni làm xúc tác ).Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1 hidrocacbon duy nhất Y.Đốt Y cho ra 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.Cho biết thể tích hh A gấp 3 lần thể tích Y(đo cùng điều kiện).Công thức phân tử X là :
A.C2H2 b.C3H6 C.C2H4 D.C3H4

Bài làm
Ta có nCO2=0,2 (mol )và nH2O=0,3( mol)(Khi đôt cháy hidrocacbon Y)===>Y là ankan dễ dàng tim ra Y là C2H6 và có số
mol là 0,3-0,2=0,1 (mol )do thể tích hh A=3 thể tích Y==> tổng sô mol các chất trong A là 0,3 mol

Ta coi khi đốt cháy Y là đốt cháy A( gồm hidrocacbon X và H2 có bột Ni làm xúc tác ).==>X cũng có 2 Cacbon

ta có nX=0,1 (mol)==>nH2(trong A)=0,3-0,1=0,2 (mol) ==>khi đốt cháy tạo ra 0,2 (mol) H2O

===>nH2O tạo ra khi đôt cháy X là 0,3-0,2=0,1 mol==> sô Ntu H trong X =2==>X là C2H2

Mình làm 2 bài vậy.Sai đúng thế nào các bạn cho ý kiến nhé!Tớ cảm ơn.Chúc các bạn sức khoẻ và học giỏi!
 
Last edited by a moderator:
N

nhatbach

chào các bạn, giúp mình bài tập nay :
cho HCL vào dd chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol natri aluminat . khi thu đc 0,08 mol kết tủa thì số mol Hcl dùng min là:
các bạn cho mình hỏi nếu min thì HCL td vs aluminat truợc phải không. vì đáp án của bài này là 0,08 mol. (bài 11- bài tóan vs Al(oh)3 và Zn(oh)2 cuả thầy sơn):)


to namnguyen1994---- chào bạn , btập hòa tan Na20 vào naoh mà bạn vừa giải phía trên đấy, có nhiều chỗ mình không hiểu
1.20g đấy theo mình hiểu là khôi luợng của naoh chứ, nếu vậy ta phải tính thêm vài bước nữa mới ra m của Na2O,
2. mình làm ntn bạn góp í thử xem: na20 --->2naoh số g naoh tạo thành là 80m/62 từ đó ta dùng đuong chéo
80m/62 g naoh 100% -----------------------------------------------39%
51%
40g naoh 12%---------------------------------------------------49%
từ đó tính ra m=24,..
các bạn nghĩ ntn
 
Last edited by a moderator:
L

loi_con_hua

chào các bạn, giúp mình bài tập nay :
cho HCL vào dd chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol natri aluminat . khi thu đc 0,08 mol kết tủa thì số mol Hcl dùng min là:
các bạn cho mình hỏi nếu min thì HCL td vs aluminat truợc phải không. vì đáp án của bài này là 0,08 mol. (bài 11- bài tóan vs Al(oh)3 và Zn(oh)2 cuả thầy sơn):)

Bạn thử kiểm tra lại xem!Sao bào này lại đáp án là 0,08 được nhỉ?

Bao giờ thì HCl cũng phải tác dụng với NaOH trước bạn à!
-Để HCl dùng min thì HCl ko làm tan kết tủa: H(+) + AlO2(-) + H2O.......> Al(OH)3
nH(+)=n(ktua)==> tổng nHCl=0,18 (mol)

- De HCl max thì HCl làm tan kết tủa(tức có thêm phản ứng hoà tan): nH(+)=4nAl(3+)-3nAl(OH)3


Theo mình là vậy có gì sai mong mọi người góp ý nhé!Cam ơn.
 
N

nhatbach

à đáp án học mãi là thế, mình cũng làm như bạn, để mình hỏi lại thầy thử , à bạn xem bài đường chếo thử giúp mình
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom