[ Vật Lí 12 ] Dòng điện xoay chiều^^

G

giangln.thanglong11a6

Cho mạch điện RLC,2 đầu đoạn mạch là AB gồm R,L,C.đoạn AM gồm L và R,trong đó cuộn dây thuần cảm có cảm kháng là 200ôm,hiệu điện thế hiệu dụng giữa A và M không phụ thuộc vào R khi dung kháng có giá trị nào:
A.400ôm
B.200ôm
C.100ôm
D.50ôm
các bạn trình bày vắn tắt thôi cũng được

untitled1-1.jpg


[TEX]U_{AM}=U_{AB}.\frac{Z_{AM}}{Z_{AB}}=U_{AB}.\frac{\sqrt{R^2+Z_L^2}}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}}[/TEX]

Để [TEX]U_{AM}[/TEX] không phụ thuộc R thì [TEX]Z_L^2=(Z_L-Z_C)^2 \Leftrightarrow \left[Z_C=0\\Z_C=400[/TEX]

Ta chỉ chọn giá trị [TEX]Z_C=400 \Omega.[/TEX] Đáp án A.
 
P

pqnga

Một dạng bài tìm omega để U_L hoặc U_C max

Đây là 1 bài khá phổ biến nhưng lại rất dễ nhầm... Tớ đưa bài tổng quát lên các bạn làm nhá!!!!!!!!1
Cho đoạn mạch RLC nối tiếp. đặt vào 2 đầu doạn mạch hiệu điện thế xoay chiều

[TEX] u = U\sqrt2\cos 2\pi ft[/TEX]

Biết U, R, L,C

[TEX]\omega[/TEX] có thể thay đổi.

Tìm [TEX]\omega =? [/TEX]để [TEX]U_L max [/TEX]và giá trị [TEX]U_L max = ?? [/TEX]


Còn câu này thuộc về phần thí nghiệm:

___***: tại sao khi làm thí nghiệm về sự cộng huởng của mạch RLC nối tiếp( cuộn cảm có điện trở thuần) mắc nối tiếp với 1 tụ điện ta đã có thể coi nó là 1 mạch RLC nối tiếp có thể xảy ra cộng huởng. Nhưng trong khi làm thí nghiệm ta vẫn phải mắc thêm 1 điện trở R nữa???
 
H

harry18

Đây là 1 bài khá phổ biến nhưng lại rất dễ nhầm... Tớ đưa bài tổng quát lên các bạn làm nhá!!!!!!!!1
Cho đoạn mạch RLC nối tiếp. đặt vào 2 đầu doạn mạch hiệu điện thế xoay chiều

[TEX] u = U\sqrt2\cos 2\pi ft[/TEX]

Biết U, R, L,C

[TEX]\omega[/TEX] có thể thay đổi.

Tìm [TEX]\omega =? [/TEX]để [TEX]U_L max [/TEX]và giá trị [TEX]U_L max = ?? [/TEX]



Để [TEX]U_L[/TEX] max khi xảy ra đẳng thức sau: [TEX]U_LU_C = U^2_R + U^2_C[/TEX]

Từ đó tính ra [TEX]Z_L = Z_C + \frac{R^2}{Z_C}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow (L - CR^2)\omega ^2 = \frac{1}{C} [/TEX]

[TEX]\Rightarrow \omega = \frac{1}{C(L + CR^2)}[/TEX]
 
P

pqnga

Harry18 còn câu thí nghiệm nữa
:D:DPD:D:D:
Còn bài máy biến thế nữa
Hình như ko ai làm phần này
 
H

harry18

Còn câu này thuộc về phần thí nghiệm:

___***: tại sao khi làm thí nghiệm về sự cộng huởng của mạch RLC nối tiếp( cuộn cảm có điện trở thuần) mắc nối tiếp với 1 tụ điện ta đã có thể coi nó là 1 mạch RLC nối tiếp có thể xảy ra cộng huởng. Nhưng trong khi làm thí nghiệm ta vẫn phải mắc thêm 1 điện trở R nữa???[/B]

Cũng không biết là có đúng không nhưng là thế này: Để có cộng hưởng thì hiệu điện thế đặt vào điện trở là max, khi đó họ không thể đo hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở của cuộn dây mà chỉ đo được hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây. Nên họ phải mắc thêm 1 điện trở để đo hiệu điện thế ở hai đầu điện trở này!

Tất cả chỉ là phỏng đoán, chẳng bít có đúng không nữa.

Bài 1:
Ở a là 1 máy tăng thế, B là máy hạ thế. R_d từ A --> B là [TEX]100\Om[/TEX]. Máy biến thế ở B có hếoos biến đổi k = 0.1 , mạch thứ cấp của máy hạt hế này tiêu thụ 1 công suất = 10 kW. Và dòng điện trong thứ cấp là 100 A. Giả sử tổn hao điện năng ko đáng kể. Hệ sôs công suất trên các mạch đều =1.
Xác định hiệu điện thế ở 2 đầu dây cuộn thứ cấp của máy tăng thế.

Hiệu điện thế ở mạch thứ cấp của B là: [TEX]U'_B = \frac{10000}{100} = 100 V[/TEX]

Hiệu điện thế và cường độ ở hai đầu mạch sơ cấp của B là:

[TEX]U_B = \frac{100}{0,1} = 1000 V; I_B = 100.0,1 = 10 A[/TEX]

Hiệu điện thế và cường độ ở hai đầu cuộn thứ cấp ở A là:

[TEX]I'_A = I_B = 10 A; U'_A = U_B + I'_A.R = 1000 + 10.100 = 2000 V[/TEX]

Khi đó hiệu điện thế ở hai đầu dây thứ cấp của máy tăng thế là 2000 V
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Có bài mới.

Cho mạch điện AB gồm cuộn cảm và tụ điện: [TEX]U_{AB} = 37,5 V.[/TEX]
Hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây là [TEX]U_d[/TEX] = 50V. Hiệu điện thế 2 đầu tụ điện là [TEX]U_C[/TEX] = 17,5 V.
a. Cho I = 0,1 A. Tính tổng trở, [TEX]Z_C[/TEX], [TEX]Z_d[/TEX].
b. Khi f = 330 Hz thì I đạt cực đại.
Tính L, C và tần số dòng điện đã dùng ở câu a.
 
A

anh2612

Cho mạch điện AB gồm cuộn cảm và tụ điện: [TEX]U_{AB} = 37,5 V.[/TEX]
Hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây là [TEX]U_d[/TEX] = 50V. Hiệu điện thế 2 đầu tụ điện là [TEX]U_C[/TEX] = 17,5 V.
a. Cho I = 0,1 A. Tính tổng trở, [TEX]Z_C[/TEX], [TEX]Z_d[/TEX].
b. Khi f = 330 Hz thì I đạt cực đại.
Tính L, C và tần số dòng điện đã dùng ở câu a.

box lý buồn quá:(:(

a
=>[TEX]Z_C= 175[/TEX]
[TEX]Z_d=500[/TEX]

b
[TEX]U^2 ab = U^2 cd + U^2C - 2ULUC [/TEX]
=> [TEX]UL = 40 => UR= 30 [/TEX]
=>[TEX]Z_L= 400 . R=300[/TEX]
theo f cộng hưởng thì [TEX]LC = 1/( 4 \pi^2 f^2) (1)[/TEX]

theo câu a thì [TEX]Z^2 = R^2 + ( Z_L- Z_C) ^2 [/TEX]
Khai triển ra dc :
[TEX]L/C= 70.000 (2) [/TEX]

[TEX]tu (1 )(2) => L va C[/TEX]


hướng làm như vậy xem có sai đâu ko nha
 
H

harry18

Bài tiếp:

Cho mạch AB gồm cuộn dây và tụ điện. Điện trở thuần r của cuộn dây có thể thay đổi được.
Cho [TEX]L = \frac{1}{\pi } H, C = \frac{10^{-3}}{4\pi } F[/TEX]
[TEX]U_{AB} = 120\sqrt{2}Sin100\pi t V[/TEX]

a. Xác định r để I max. Tính I max.
b. Xác định r để P max. Tính P max.
c. Chứng minh rằng có 2 giá trị phân biệt [TEX]r_1[/TEX] và [TEX]r_1[/TEX] ứng với cùng 1 giá trị của P và thoả mãn hệ:

[tex]\left\{ \begin{array}{l} r_1.r_2 = r^2_o \\ r_1 + r_2 = r_o\frac{2P_{max}}{P} \end{array} \right.[/tex]
 
G

giangln.thanglong11a6

Cho mạch AB gồm cuộn dây và tụ điện. Điện trở thuần r của cuộn dây có thể thay đổi được.
Cho [TEX]L = \frac{1}{\pi } H, C = \frac{10^{-3}}{4\pi } F[/TEX]
[TEX]U_{AB} = 120\sqrt{2}Sin100\pi t V[/TEX]

a. Xác định r để I max. Tính I max.
b. Xác định r để P max. Tính P max.
c. Chứng minh rằng có 2 giá trị phân biệt [TEX]r_1[/TEX] và [TEX]r_1[/TEX] ứng với cùng 1 giá trị của P và thoả mãn hệ:

[tex]\left\{ \begin{array}{l} r_1.r_2 = r^2_o \\ r_1 + r_2 = r_o\frac{2P_{max}}{P} \end{array} \right.[/tex]

a. I max khi r=0. Khi đó [TEX]I=\frac{U}{ \mid Z_L - Z_C \mid}=2A [/TEX]

b. [TEX]P=\frac{U^2r}{r^2+(Z_L-Z_C)^2} \leq \frac{U^2}{2 \mid Z_L - Z_C \mid}=120W[/TEX].
Vậy [TEX]P_{max}=120W[/TEX] khi [TEX]r=\mid Z_L - Z_C \mid = 60\Omega[/TEX]

c. Theo định lí Viete ta có [TEX]r_1[/TEX] và [TEX]r_2[/TEX] là nghiệm PT [TEX]X^2-r_o\frac{2P_{max}}{P} X+r^2_o[/TEX]

PT này có [TEX]\Delta \geq 0[/TEX] nên luôn có 2 nghiệm (đpcm)
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Thêm bài nữa.

Cho mạch AB gồm: AM chứa điện trở R, MN chứa cuộn thuần cảm có thể thay đổi độ tự cảm, NB chứ tụ điện có thể thay đổi điện dung.
[TEX]U_{AB} = 120\sqrt{2}Sin2\pi ft (V)[/TEX]

a. Khi f = 50 Hz thì [TEX]U_{AN} = 160 V, U_{NB} = 56 V, P = 19,2 W[/TEX]
Tìm R, L, C.
b. Giữ L, C, thay đổi f để [TEX]U_{AM}[/TEX] đạt cực đại. Tìm f lúc đó.
c. Với f = 50 Hz, cho C = C' rồi thay đổi L thì thấy khi [TEX]L = L' = \frac{9,6}{\pi }[/TEX] H thì [TEX]U_C[/TEX] đạt cực đại. Tìm C' và [TEX]U_C[/TEX] max.
 
P

pqnga

Cho mạch AB gồm: AM chứa điện trở R, MN chứa cuộn thuần cảm có thể thay đổi độ tự cảm, NB chứ tụ điện có thể thay đổi điện dung.
[TEX]U_{AB} = 120\sqrt{2}Sin2\pi ft (V)[/TEX]

a. Khi f = 50 Hz thì [TEX]U_{AN} = 160 V, U_{NB} = 56 V, P = 19,2 W[/TEX]
Tìm R, L, C.
b. Giữ L, C, thay đổi f để [TEX]U_{AM}[/TEX] đạt cực đại. Tìm f lúc đó.
c. Với f = 50 Hz, cho C = C' rồi thay đổi L thì thấy khi [TEX]L = L' = \frac{9,6}{\pi }[/TEX] H thì [TEX]U_C[/TEX] đạt cực đại. Tìm C' và [TEX]U_C[/TEX] max.

a) [TEX]U_L^2 + U_R^2 = 160^2[/TEX]

[TEX]U^2 = U_L^2 + U_C^2 + U_R^2 - 2U_LU_C = 120^2[/TEX]

--->[TEX] U_L = 128V [/TEX] ---> U_R = 96V

[TEX]P = \frac{U_R^2}{R} = I^2R[/TEX]

---> [TEX]R = 480\Om[/TEX]

---> I = 0.2 A

[TEX]Z_L = 640 \Om [/TEX]-->[TEX] L = \frac{6,4}{\pi}[/TEX]

[TEX]Z_C = 280 \Om [/TEX]--> [TEX]C = \frac{10^{-3}}{28\pi}[/TEX]

b) [TEX]U_{AM} = \frac{U}{\sqrt{R^2 + (Z_L - Z_C)^2}}R[/TEX]

max <--> [TEX]Z_L = Z_C[/TEX]

-->[TEX]\omega^2 = \frac{1}{LC}[/TEX]

c) U_C max <--> [TEX]Z_C = \farc{Z_L}{R^2 + Z_L^2}[/TEX]

-->[TEX] C = \frac{1}{Z_C\omega}=.... [/TEX]
 
H

harry18

Bài tập tiếp:

Cho mạch AMNB gồm: AM điện trở R, MN chứa cuộn dây thuần cảm và NB chứa tụ điện C.
[TEX]U_{AB} = 200\sqrt{2}Sin100\pi t[/TEX]
[TEX]R = 100\sqrt{3} \Omega , C = \frac{10^{-4}}{\pi } F[/TEX]
a. Cho [TEX]L = \frac{2}{\pi } H[/TEX]
Tính [TEX]U_{MN}[/TEX] và [TEX]I[/TEX]
b. Tìm L để [TEX]U_{MN}[/TEX] đạt cực đại, tìm giá trị cực đại đó.

Đáp án:
a. U_MN = 200 V, I = 1 A
b. L = 4/pi, U_MN = 800/căn(12)
 
Last edited by a moderator:
P

perang_sc_12c6

Cho mạch AMNB gồm: AM điện trở R, MN chứa cuộn dây thuần cảm và NB chứa tụ điện C.
[TEX]U_{AB} = 200\sqrt{2}Sin100\pi t[/TEX]
[TEX]R = 100\sqrt{3} \Omega , C = \frac{10^{-4}}{\pi } F[/TEX]
a. Cho [TEX]L = \frac{2}{\pi } H[/TEX]
Tính [TEX]U_{MN}[/TEX] và [TEX]I[/TEX]
b. Tìm L để [TEX]U_{MN}[/TEX] đạt cực đại, tìm giá trị cực đại đó.
a) bài nay mình có thể làm được !mong mình có thể đươc tham gia cùng các bạn
ta có: Zc= 100 ôm , Zl= 200 ôm
===> Z= 200 ôm
----> I = 1 A ---->Umn = Zl * I= 200 V
b) ta có : Umn= I* Zmn= U/Z * Zmn = U*Zmn/ sqrt{R^2+ ( Zmn - Znb)^2}

sau đó ta chia cả tử lẫn mẫu cho Zmn ta được:
U / sqrt { R^2/Zmn^2 + ( 1 - Znb/Zmn)^2] ^2}
<=> U / sqrt { R^2 / Zmn^2+1 - 2*Znb / Z mn + Znb^2/ Zmn^2}
<=> U / sqrt { [ R^2 + Znb^2) * 1/ Zmn^2] -2*Znb*Zmn+1}
đặt biểu thức trong căn là y và 1/ Zmn là x
khi đó
y = ( R^2 + Znb^2) * x^2 - 2* Znb*x +1 (1)
ta có : Umn MAX khi y MIN
TA NHẬN THẤY (1) LÀ 1 PT BẬC HAI ẨN X CÓ HỆ SỐ A DƯƠNG . KHI ĐÓ CHÚNG TA CẦN NHỚ TỚI ĐỒ THỊ CỦA HÀM NÀY CÓ 1 ĐIỂM ĐẶC BIỆT LÀ : ĐIỂM THẤP NHÂT CỦA ĐỒ THỊ CHÍNH LÀ ĐIỂM:-đen ta/ 4a khi x= -b/2a
lúc đó: x= 1/ Zmn= - 2*Znb/2*(R^2 + Znb^2) ---> Zmn = (R^2 + Znb^2)/ Znb = 400ôm
mặt # : y MIN = -[4* Znb^2 - 4*(R^2 + Znb^2)] / 4*(R^2 + Znb^2) = 0.75
vậy Umn MAX = U/ sqrt {y} = 230.1 V
bài này do tớ chua bít đánh công thức nên có khi cậu chép xừ ra giấy mới dễ hiểu lần sau sẽ dễ nhìn hơn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
HI HI! BÀI NÀY GIẢI HƠI LOẰNG NGOĂNG NHƯNG TUI NGHĨ CHỈ CÓ CÁCH NÀY THUI VỚI LẠI BÀI NÀY CHỦ YẾU DÙNG BIẾN ĐỔI TOÁN Ý MÀ ! MỌI NGƯỜI CỐ ĐOC NHA !TUI VIẾT HƠI KHÓ ĐỌC NHƯNG CHĂC LÀ ĐÚNG
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

a) bài nay mình có thể làm được !mong mình có thể đươc tham gia cùng các bạn
ta có: Zc= 100 ôm , Zl= 200 ôm
===> Z= 200 ôm
----> I = 1 A ---->Umn = Zl * I= 200 V
b) ta có : Umn= I* Zmn= U/Z * Zmn = U*Zmn/ sqrt{R^2+ ( Zmn - Znb)^2}

sau đó ta chia cả tử lẫn mẫu cho Zmn ta được:
U / sqrt { R^2/Zmn^2 + ( 1 - Znb/Zmn)^2] ^2}
<=> U / sqrt { R^2 / Zmn^2+1 - 2*Znb / Z mn + Znb^2/ Zmn^2}
<=> U / sqrt { [ R^2 + Znb^2) * 1/ Zmn^2] -2*Znb*Zmn+1}
đặt biểu thức trong căn là y và 1/ Zmn là x
khi đó
y = ( R^2 + Znb^2) * x^2 - 2* Znb*x +1 (1)
ta có : Umn MAX khi y MIN
TA NHẬN THẤY (1) LÀ 1 PT BẬC HAI ẨN X CÓ HỆ SỐ A DƯƠNG . KHI ĐÓ CHÚNG TA CẦN NHỚ TỚI ĐỒ THỊ CỦA HÀM NÀY CÓ 1 ĐIỂM ĐẶC BIỆT LÀ : ĐIỂM THẤP NHÂT CỦA ĐỒ THỊ CHÍNH LÀ ĐIỂM:-đen ta/ 4a khi x= -b/2a
lúc đó: x= 1/ Zmn= - 2*Znb/2*(R^2 + Znb^2) ---> Zmn = (R^2 + Znb^2)/ Znb = 400ôm
mặt # : y MIN = -[4* Znb^2 - 4*(R^2 + Znb^2)] / 4*(R^2 + Znb^2) = 0.75
vậy Umn MAX = U/ sqrt {y} = 266.67 V
HI HI! BÀI NÀY GIẢI HƠI LOẰNG NGOĂNG NHƯNG TUI NGHĨ CHỈ CÓ CÁCH NÀY THUI VỚI LẠI BÀI NÀY CHỦ YẾU DÙNG BIẾN ĐỔI TOÁN Ý MÀ ! MỌI NGƯỜI CỐ ĐOC NHA !TUI VIẾT HƠI KHÓ ĐỌC NHƯNG CHĂC LÀ ĐÚNG
Câu a bạn làm đúng, câu b lại sai, kiểm tra lại xem.
Bạn hãy bôi đen vùng trắng ở chỗ trích dẫn đáp án trong bài viết của tớ để lấy đáp án. Thế nhé!
 
P

perang_sc_12c6

Hihi ! Bấm lộn bấm lộn

câu b tớ cũng ra L= 4/PI nhưng mình .À THÔI CHÍT MÌNH WÊN TÍNH LỘN MÌNH SỬA VÀO BÀI LÀM RÙI ĐÓ !!!!!!!! CẬU XEM XEM CÒN LỖI GÌ KO
CÁCH LÀM LÀ ĐÚNG 100% ĐÓ
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch đó một hiệu điện thế [tex] u = U\sqrt{2}Sin\omega t [/tex] và làm thay đổi điện dung của tụ điện thì thấy hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ cực đại bằng [tex] 2U [/tex]. Quan hệ giữa [tex] Z_L [/tex] và R là ???.

Đáp án: Z_L = R.Căn(3)
 
P

perang_sc_12c6

Keke!tuy ko giỏi nhưng cũng mún đóng gióp ý kiến

Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch đó một hiệu điện thế [tex] u = U\sqrt{2}Sin\omega t [/tex] và làm thay đổi điện dung của tụ điện thì thấy hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ cực đại bằng [tex] 2U [/tex]. Quan hệ giữa [tex] Z_L [/tex] và R là ???.

bài này tui xin phép pà con tui trình bày ngắn gọn . tuy nhiên phần trình bày chi tiết tui cũng đã tưng trình bày ở trang 28 ngay trang sau ý mà .mọi người thông cảm nha!!!!!

ta có U_L max =U/Y ( DÂY LÀ Y min)
====> Y min = 1/2
mặt # Y min= {R^2}/[{R^2}+{Z_L^2}]
=========> R.căn{3}= Z_L
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Bài nữa này!



Cho mạch điện như hình vẽ. L không thuần, [TEX]C = \frac{2.10^{-4}}{\pi \sqrt{3}} F[/TEX].
[TEX]U_{AB} = 25\sqrt{10}Sin100\pi t [/TEX](V)

a. Thay đổi R để [TEX]P_{MB}[/TEX] đạt cực đại. Chứng minh khi đó [TEX]U_{AN} = U_{NB}[/TEX]
b. Với 1 R xác định; I mạch = 0,5 A. [TEX]U_{AN}[/TEX] trễ pha hơn [TEX]\frac{\pi }{6}[/TEX] so với [TEX]U_{AB}[/TEX]; [TEX]U_{AM} [/TEX] lệch pha [TEX]\frac{\pi }{2}[/TEX] so với [TEX]U_{AB}[/TEX]. Tính điện trở thuần của cuộn dây.
 
H

hot_spring



Cho mạch điện như hình vẽ. L không thuần, [TEX]C = \frac{2.10^{-4}}{\pi \sqrt{3}} F[/TEX].
[TEX]U_{AB} = 25\sqrt{10}Sin100\pi t [/TEX](V)

a. Thay đổi R để [TEX]P_{MB}[/TEX] đạt cực đại. Chứng minh khi đó [TEX]U_{AN} = U_{NB}[/TEX]

Làm trước câu (a).

Ta có [TEX]P_{MB}=\frac{U^2R}{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}=\frac{U^2}{R+\frac{r^2+(Z_L-Z_C)^2}{R}+2r} [/TEX]

[TEX]\leq \frac{U^2}{2\sqrt{R.\frac{r^2+(Z_L-Z_C)^2}{R}}+2r}=\frac{U^2}{2\sqrt{r^2+(Z_L-Z_C)^2}+2r}[/TEX]

Đẳng thức xảy ra khi [TEX]R=\frac{r^2+(Z_L-Z_C)^2}{R} \Leftrightarrow r^2+(Z_L-Z_C)^2=R^2 \Leftrightarrow Z_{AN}^2=Z_{NB}^2 \Leftrightarrow U_{AN}=U_{NB}[/TEX]

Vậy [TEX]maxP_{MB}=\frac{U^2}{2(R_0+r)}[/TEX] khi [TEX]R=R_0=sqrt{r^2+(Z_L-Z_C)^2}[/TEX]
 
H

harry18

Giúp bạn cobemuadong_theone

anh oi cho em hoi
dòng điện chạy qua mọt đoạn mạch có biểu th­uc i=5coc(100pi+pi/2)A.thời điểm đầu tiên kể t­u t=0cuong dọ dßng điện tóc thoi =2.5A là ji a.

Trả lời: khi cường độ dòng điện qua mạch là 2,5 thì tức là: [TEX]2,5 = 5Cos(100\pi t + \frac{\pi }{2} ) [/TEX]

[TEX]\Rightarrow Cos(100\pi t + \frac{\pi }{2} ) = \frac{1}{2}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow t = \pm \frac{1 }{300} - \frac{1 }{200} + \frac{k }{50}[/TEX]

Tại thời điểm đầu tiên tức là t nhỏ nhất : [TEX]k = 1, t = \frac{7 }{600}[/TEX]
 
Top Bottom