[ Vật Lí 12 ] Dòng điện xoay chiều^^

P

pqnga

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (188): Mem 12 chú ý naz!! Vì tui thấy chưa có cái topic nào chuyên dụng dành cho lớp 12 học nhóm hay cùng ôn thi nên tui quyết định biên topic này thành nơi giao lưu học tập ! Moi người thấy thế nào??
>>Ôn thi ngay từ bi jo` chứ mọi người nhỉ đừng để nước đến chân rùi mới nhảy nha!!
Mở đầu là mấy bài nì` mọi người cùng làm naz!! Sau rùi tiếp tục làm những bài sau! Mem nào có muốn đóng góp bài tập thì càng tốt ^^

Lời cuối: chúc mọi người học tập zui zẻ và đỗ ĐH ^^!! :khi (35):

Cùng trả lời 1 số bài tập trắc nghiệm naz:
Bài 1:
Cho dòng điện xoay chiều có cường độ dòng điện tức thời là
[TEX]i = 8\cos(100\pi t + \frac{\pi}{3}) (A). [/TEX]Hỏi kết luận nào sau đây là sai?
A. T dòng điện = 0.02s
B I hiệu dụng = 8
C f = 50Hz
D. Biên độ dòng điện = 8 A

Bài 2
Một đèn ống được mắc vào mạng điện xoay chiều 220V - 50Hz, điện áp của mỗi đèn là 110 V. Biết trong 1 chu kì đèn sáng 2 lần và tắt 2 lần. khoangr thời gian 1 lần đèn tắt là bao nhiêu:
A[TEX] \frac{1}{150} [/TEX]
B[TEX]\frac{1}{50}[/TEX]
C[TEX]\frac{1}{300} [/TEX]
D[TEX]\frac{2}{150}[/TEX]

Bài3
Một đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếop. Biết rằng
[TEX]U_{L_o} = \frac{1}{2}U_{C_o}[/TEX]
So với dòng điện, điện áp 2 đầu đoạn mạch sẽ:
A cùng pha
B sớm pha
C trễ pha
D vuông pha

Bài 4 Dòng điện xoay chiều có [TEX] i = I_o\cos(\omega t + \varphi_i) [/TEX] trong mỗi giây đổi chiều mấy lần?
 
Last edited by a moderator:
P

pqnga

B3/1 cuộn dây có đọ tự cảm L(điện trở thuần không đáng kể) Mắc L vào mạch điện xoay chiều có f = 60 Hz thì I = 12A. Khi mắc L vào mạch xoay chiều có f = 1000Hz thì I =?
A 0.72
B 0.005
C 1.4
D 200
B4/
1 dây dẫn (R = 0) nối vào mạch xoay chiều127V - 50 Hz .[TEX]I_{max} = 10A[/TEX]. tính độ tự cảm L
A 0.114H
B 0.08H
C 0.057H
D 0.04 H
Các bạn nhớ giải thích rõ tại sao ná. Vì bài này mình không hiểu cách giải lắm nên mang mọi người giúp đỡ!!@
 
G

gjrl_0nljn3_1991

Cùng trả lời 1 số bài tập trắc nghiệm naz:
Bài 1:
Cho dòng điện xoay chiều có cường độ dòng điện tức thời là
[TEX]i = 8\cos(100\pi t + \frac{\pi}{3}) (A). [/TEX]Hỏi kết luận nào sau đây là sai?
A. T dòng điện = 0.02s
B I hiệu dụng = 8
C f = 50Hz
D. Biên độ dòng điện = 8 A

Bài 2
Một đèn ống được mắc vào mạng điện xoay chiều 220V - 50Hz, điện áp của mỗi đèn là 110 V. Biết trong 1 chu kì đèn sáng 2 lần và tắt 2 lần. khoangr thời gian 1 lần đèn tắt là bao nhiêu:
A[TEX] \frac{1}{150} [/TEX]
B[TEX]\frac{1}{50}[/TEX]
C[TEX]\frac{1}{300} [/TEX]
D[TEX]\frac{2}{150}[/TEX]

Bài3
Một đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếop. Biết rằng
[TEX]U_{L_o} = \frac{1}{2}U_{C_o}[/TEX]
So với dòng điện, điện áp 2 đầu đoạn mạch sẽ:
A cùng pha
B sớm pha
C trễ pha
D vuông pha

Bài 4 Dòng điện xoay chiều có [TEX] i = I_o\cos(\omega t + \varphi_i) [/TEX] trong mỗi giây đổi chiều mấy lần?
Bài 2 tớ hok biết cách giải T_T Bạn nào giúp tớ với =.=!!
Bài 4 có phải số lần đổi chiều tuỳ thuộc vào w hok ?
 
P

pqnga

Bài 4 dòng điện đổi chiều 2f lần trong mỗi giây
Nếu pha ban đầu [TEX]\varphi_i = 0[/TEX] hoặc [TEX]\varphi_1 = \pi [/TEX]thì chỉ giây đầu tiên đổi chiều 2f - 1 lần
Bài 2 cT tính nhanh khoảng thời gain đèn huỳnh quang sáng trong 1 T:
[TEX]\Delta t = \frac{4\Delta \varphi}{\omega}[/TEX] với [TEX]\cos\Delta\varphi = \frac{U_1}{U_o}[/TEX]
-> đèn sáng trong khoảng thời gian [TEX]t = \frac{2}{150} [/TEX]
-> t đèn tắt[TEX] t' = \frac{1}{50} - \frac{2}{150} = \frac{1}{150}[/TEX]
t mỗi đèn tắt 1 lần [TEX]= t'/2 = \frac{1}{300}[/TEX]
-> chọn C
 
G

gjrl_0nljn3_1991

Bài 4 dòng điện đổi chiều 2f lần trong mỗi giây
Nếu pha ban đầu [TEX]\varphi_i = 0[/TEX] hoặc [TEX]\varphi_1 = \pi [/TEX]thì chỉ giây đầu tiên đổi chiều 2f - 1 lần
Bài 2 cT tính nhanh khoảng thời gain đèn huỳnh quang sáng trong 1 T:
[TEX]\Delta t = \frac{4\Delta \varphi}{\omega}[/TEX] với [TEX]\cos\Delta\varphi = \frac{U_1}{U_o}[/TEX]
-> đèn sáng trong khoảng thời gian [TEX]t = \frac{2}{150} [/TEX]
-> t đèn tắt[TEX] t' = \frac{1}{50} - \frac{2}{150} = \frac{1}{150}[/TEX]
t mỗi đèn tắt 1 lần [TEX]= t'/2 = \frac{1}{300}[/TEX]
-> chọn C

Công thức tính nhanh của bạn lập bằng cách nào vậy ???
 
P

pqnga

cái này ad luôn thôi. Trong sách tham khảo có nói mà
Bi giờ trắc nghiệm roài cách nào nhanh thì mình làm thôi ^^
--------------------------------
Mọi ngườ đâu cả rồi ? Dạo này mình thấy box Lý trầm quá trời luôn!
Nhìn box Toán Sinh Hoá Anh rầm rộ mà mình thấy buồn ak!
Mọi người vào cùng làm bài đi chứ!!
Mình lập topic này là để có nơi trao đổi học tập môn Lý vậy mà không có ai vào ủng hộ là sao??
Bạn nào có bài hay hoặc công thức tính nhanh thì cứ posst lên cho mọi người học nhá
Cám ơn các bạn nhiều
 
Last edited by a moderator:
M

master007

tính nhanh nhưng mà dễ quên quá bạn àh ...phải chứng minh thì mới có thể nhớ lâu được .....nếu bây giờ bạn nhớ mà ko chứng minh thì mình chắc chắn đến kì thi tốt nghiệp và đại học bạn sẽ ko bao giờ nhớ nổi
 
M

master007

[TEX][/TEX]l
B3/1 cuộn dây có đọ tự cảm L(điện trở thuần không đáng kể) Mắc L vào mạch điện xoay chiều có f = 60 Hz thì I = 12A. Khi mắc L vào mạch xoay chiều có f = 1000Hz thì I =?
A 0.72
B 0.005
C 1.4
D 200
B4/
1 dây dẫn (R = 0) nối vào mạch xoay chiều127V - 50 Hz .[TEX]I_{max} = 10A[/TEX]. tính độ tự cảm L
A 0.114H
B 0.08H
C 0.057H
D 0.04 H
Các bạn nhớ giải thích rõ tại sao ná. Vì bài này mình không hiểu cách giải lắm nên mang mọi người giúp đỡ!!@

B 4 /[TEX]{Z}_{L}=\omega.L \Rightarrow L=\frac{127}{10}:2\pi f[/TEX] thay số tìm được L=0,0404.....vậy ko có đáp án nào đúng cả ;))
B3 / [TEX]\frac{U}{\omega .L}=I[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \omega .L.I=U[/TEX] do U giữ nguyên nên ta có:
[TEX]{\omega }_{1}.L.{I}_{1}={\omega }_{2}.L.{I}_{2}[/TEX]
[TEX]\omega =2\pi f[/TEX] và[TEX]{I}_{1}=12[/TEX] tìm ra [TEX]{I}_{2}=0,72[/TEX]A Vậy lại ko có đáp án đúng :D
 
Last edited by a moderator:
P

pqnga

[TEX][/TEX]l

B 4 /[TEX]{Z}_{L}=\omega.L \Rightarrow L=\frac{127}{10}:2\pi f[/TEX] thay số tìm được L=0,0404.....vậy ko có đáp án nào đúng cả ;))
B3 / [TEX]\frac{U}{\omega .L}=I[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \omega .L.I=U[/TEX] do U giữ nguyên nên ta có:
[TEX]{\omega }_{1}.L.{I}_{1}={\omega }_{2}.L.{I}_{2}[/TEX]
[TEX]\omega =2\pi f[/TEX] và[TEX]{I}_{1}=12[/TEX] tìm ra [TEX]{I}_{2}=0,72[/TEX]A Vậy lại ko có đáp án đúng :D

đấy là bài kt 15' trong hocmai mà đáp số đúng cho
B3/ là A0.72
B4 là C 0.057
B4 ban đầu tớ cũng tính ra là 0.04 nhưng rút cục thì lại sai
 
P

pqnga

bài 4 nhá: [TEX]U_{max} [/TEX]của nó là [TEX]127\sqrt2 [/TEX]cơ như vậy
[TEX]L = \frac{U_{max}}{I_{max}\omega} = 0.057 H[/TEX]
 
P

pqnga

Làm tiếp nhé! Không dễ đâu

Bài 5) mạch điện có biến trở R, [TEX]L = \frac{3}{10\pi}[/TEX] , [TEX]C = \frac{2.10^{-4}}{\pi}[/TEX]. Đặt vào 2 đầu dòng điện xoay chiều có [TEX]u = 120\sqrt2\cos{100\pi t}[/TEX] . Điều chỉnh R đến [TEX]R_1[/TEX] để mạch có công suất là cực đại. Tính [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]P_{max}[/TEX]
[TEX]A R_1 = 80 \Om , P = 90W[/TEX]
[TEX]B R_1 = 80\Om , P = 180W[/TEX]
[TEX]C R_1 = 20\Om , P = 360 W[/TEX]
[TEX]D R_1 = 20 \Om , P = 720 W[/SIZE][/COLOR][/TEX]
 
G

gjrl_0nljn3_1991

Bài 5) mạch điện có biến trở R, [TEX]L = \frac{3}{10\pi}[/TEX] , [TEX]C = \frac{2.10^{-4}}{\pi}[/TEX]. Đặt vào 2 đầu dòng điện xoay chiều có [TEX]u = 120\sqrt2\cos{100\pi t}[/TEX] . Điều chỉnh R đến [TEX]R_1[/TEX] để mạch có công suất là cực đại. Tính [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]P_{max}[/TEX]
[TEX]A R_1 = 80 \Om , P = 90W[/TEX]
[TEX]B R_1 = 80\Om , P = 180W[/TEX]
[TEX]C R_1 = 20\Om , P = 360 W[/TEX]
[TEX]D R_1 = 20 \Om , P = 720 W[/SIZE][/COLOR][/TEX]


Đáp án là D.
Đúng hok Nga ?
P.s: Viết bài toàn bị ghi là viết bài ngắn T___T
 
G

giangln.thanglong11a6

[TEX]P = \frac{U^2R}{R^2+({Z}_{L}-{Z}_{C})^2}\leq \frac{U^2R}{2R\left|{Z}_{L}-{Z}_{C} \right|}[/TEX] (theo BĐT Cauchy)

Ta có [TEX]{P}_{max}=\frac{U^2}{2\left|{Z}_{L}-{Z}_{C} \right|} [/TEX]đạt được khi [TEX]R=\left|{Z}_{L}-{Z}_{C} \right|[/TEX]

Từ điều kiện đề bài tính được [TEX]{P}_{max}=360W[/TEX]

Đáp án C.
 
P

pqnga

Bài 6 CACS BẠN NHỚ GIẢI CHI TIẾT NHÁ!!!@

Đáp án là D.
Đúng hok Nga ?
P.s: Viết bài toàn bị ghi là viết bài ngắn T___T

Hạnh làm lại đi đáp án là C mới đúng
giangln.thanglong11a6 làm đúng rồi đó
Làm tiếp bài nữa nhé
Bài 6) mạch RLC mắc nối tiếp, hiệu điện thế hiệu dịng không đổi U = 200V, f = 50Hz , [TEX]R = 50\sqrt3, L = \frac{1}{\pi}, C = \frac{10^{-4}}{0.5\pi}. [/TEX]công suất của mạch là bao nhiêu:
A 100W
B [TEX]200\sqrt3 W[/TEX]
C [TEX]100\sqrt3 W[/TEX]
D 200 W
 
G

gjrl_0nljn3_1991

Uả ?
Tớ vẫn sử dụng công thức như cậu kia mà ?
Sao tớ vấn ra đáp số là D nhỉ ?
 
G

gjrl_0nljn3_1991

Hạnh làm lại đi đáp án là C mới đúng
giangln.thanglong11a6 làm đúng rồi đó
Làm tiếp bài nữa nhé
Bài 6) mạch RLC mắc nối tiếp, hiệu điện thế hiệu dịng không đổi U = 200V, f = 50Hz , [TEX]R = 50\sqrt3, L = \frac{1}{\pi}, C = \frac{10^{-4}}{0.5\pi}. [/TEX]công suất của mạch là bao nhiêu:
A 100W
B [TEX]200\sqrt3 W[/TEX]
C [TEX]100\sqrt3 W[/TEX]
D 200 W

Bài này thì đáp án B đúng phải hok ?
P.s: Lại mắc lỗi bài viết quá ngắn >"<
 
P

pqnga

Tớ tính ra kết quả cũng giống như giangln.thanglong11a6 R = 20 -> P =360 mà
Chắc là Hạnh tính nhầm ở đâu đó !! Trong đáp án cũng chọn C mà
Bài trên chọn B là đúng rùi
Hạnh posst lời giải bài nầy lên đj. Mình làm mãi không được
 
Top Bottom