BT áp dụng cho:
CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ HỌC
Phần 2: Áp suất - áp suất chất lỏng và chất khí
Bài 1: Chiều cao tính từ đáy tới miệng một cái ống nhỏ là $140cm$
a. Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng ống $25cm$, tính áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy ống và lên điểm $A$ cách miệng ống $100cm$.
b. Để tạo ra một áp suất ở đáy ống như câu a, có thể đổ nước vào ống được không ? Đổ đến mức nào?
Cho biết trọng lượng riêng của thủy ngân là $136000N/m^3$, của nước là $10000N/m^3$
Bài 2: Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và thủy ngân cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong cốc là $H = 150cm$. Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc, biết KLR của nước là $D_1= 1g/cm^3$ và của thủy ngân là $D_2=13,6g/cm^3$
Bài 3: Một thiết bị đóng vòi nước tự động bố trí như hình vẽ. Thanh cứng $AB$ có thể quay quanh một bản lề ở đầu A. Đầu B gắn với một phao là một hộp kim loại rỗng hình trụ, diện tích đáy là $2dm^2$, trọng lượng $10N$. Một nắp cao su đặt tại D, khi thanh AB nằm ngang thì nắp đậy kín miệng vòi [tex]AC=\frac{1}{2}BC[/tex] . Áp lực cự đại của dòng nước ở vòi lên nắp đậy là $20N$. Hỏi mực nước đến đâu thì vòi nước ngừng chảy. Biết khoảng cách từ B đến đáy phao là $20cm$. Khối lượng thanh AB không đáng kể.
View attachment 54815
Bài 4: Một khí cầu có thể tích $10m^3$ chứa khí hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu?Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là $12,9N/m^3$, của khí hiđrô là $0,9N/m^3$ . Muốn kéo một người nặng $60kg$ lên thì khí cầu phải có thể tích tối thiểu là bao nhiêu, nếu coi trọng lượng của vỏ khí cầu vẫn không đổi.
Bài 5: Hai quả cầu $A,B$ có trọng lượng bằng nhau nhưng làm bằng hai chất khác nhau, được treo vào 2 đầu của 1 đòn có trọng lượng không đáng kể và chiều dài $l = 84cm$. Lúc đầu, đòn cân bằng. Sau đó đem nhúng cả hai quả cầu ngập trong nước. Người ta thấy phải dịch chuyển điểm tựa đi $6cm$ về phía $B$ để đòn trở lại cân bằng. Tính trọng lượng riêng của quả cầu B nếu trọng lượng riêng của quả cầu A là $d_A = 3.10^4N/m^3$ của nước $d_n = 10^4N/m^3$
View attachment 54816
Bài 6: Hai xi lanh có tiết diện $S_1$ và $S_2$ thông với nhau và có chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pít tông mỏng có khối lượng riêng khác nhau nên mực nước ở 2 bên chênh nhau một đoạn h(H.vẽ). Đổ 1 lớp dầu lên pít tông $S_1$ sao cho mực nước nước ở 2 bên ngang nhau. Tính độ chênh lệch $x$ của mực nước ở 2 xi lanh ( Theo $S_1; S_2$ và $h$ ) Nếu lấy lượng dầu đó từ bên $S_1$ đổ lên pít tông $S_2$
View attachment 54817