topic đố vui sinh học

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 921
  • Views 118,780

Status
Không mở trả lời sau này.
C

cuncon_baby

Tiêp' ;)
1. Vì sao giun đất có màu đỏ ?
2, Giun đất có hại hay có lợi . Nêu rõ
3,Tại sao ở các ao thả cá lại có con trai (người ta ko thả ) :D
4,Nêu cách di chuyển của trai ;))
Mem 98 ;))

Câu 1:Cơ thể giun đất có màu hồng nhạt vì có nhiều mao mạch dày đặc trên da giun có tác dụng như lá phổi (vì giun hô hấp bằng da.)(giun bắt đầu có hệ tuần hoàn kín và trong máu có chứa Fe)
Câu 2:: chỉ nhớ lợi là làm đất tơi xốp đất, cũng được sử dụng để làm xúc tác quá trình làm phân, phân của đất có mùn, mang dinh dưỡng
Câu 4:Chân trai thò ra thụt vào kết hợp với động tác đóng mở vỏ tạo lực đẩy do nước phụt ra phía sau làm trai tiến về phía trước
Câu 3: chỉ nhớ ấu trùng trai bám vào cá :|:|:|:|:|
 
S

sasukecoldly

:D
Đã đúng + đầy đủ !!
tiếp nhé
1,Kể tên các tác nhân gây hại gây hại cho hệ hô hấp,biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
2,nêu các chu kì co giãn của tim?vì sao tim hoạt động ko biết mệt
3,Phân tích đặc điểm cấu tạo của thỏ và chim thích nghi với đời sống của chúng .
;))
ca-heo.JPG

Con gì ? Câu hỏi miễn phí
 
C

cuncon_baby

:D
Đã đúng + đầy đủ !!
tiếp nhé
1,Kể tên các tác nhân gây hại gây hại cho hệ hô hấp,biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
2,nêu các chu kì co giãn của tim?vì sao tim hoạt động ko biết mệt
3,Phân tích đặc điểm cấu tạo của thỏ và chim thích nghi với đời sống của chúng .
;))
ca-heo.JPG

Con gì ? Câu hỏi miễn phí

Câu 4;)):-j:-j ối cái link hình ảnh sờ sờ hai chữ: "cá heo"
Câu 1:*Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là:Tác nhân:Bụi,Nitơ oxit,Lưu huỳnh oxit,Các chất độc hại ( nicôtin,nitrozalin),Các vi sinh vật gây bệnh,Cacbon oxit.
Nguồn gốc tác nhân:
Núi lửa phun, cơn lốc, cháy rừng, khai thác khoáng sản, …
Khí thải ô tô, xe máy
Khí thải sinh hoạt và công nghiệp …
Khí thải SH & CN ,khói thuốc lá …
Khói thuốc lá
Không khí ở bệnh viện, môi trường ô nhiễm…
*Biện pháp:- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân gây hại:
+ Xây dựng môi trường trong sạch.
+ Không hút thuốc là.
+ Đeo khẩu trang trong khi lao động ở nơi có nhiều bụi.
+Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra khói khí độc hại
+ dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà và ko bỏ rác bừa bãi
Ngoài ra:Luyện tập thể dục thể thao phối hợp hít thở sâu và nhịp thở từ bé sẽ có hệ thống hô hấp khoẻ mạnh
Câu 2:Tim co,dãn có tính chu kỳ
Chu kì tim là (0,8s):
Bắt đầu là pha co tâm nhĩ: 0,1s( nghĩ 0,7s)
Tâm thất co:0,3s( nghĩ 0,5s)
Pha dãn chung:0,4s( nghĩ 0,4s)
=) Tim hoạt động không mệt mỏi.
Nhịp tim = 75 chu kì trong 1'.
Câu 3::
dài quá thế thì nêu hết cả cấu tạo của nó ròi ;));))
 
H

hongnhung.97

1,Kể tên các tác nhân gây hại gây hại cho hệ hô hấp,biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
tác nhân: bụi, Nitơ Oxit, lưu huỳnh ôxit, cacbon ôxit, các chất độc hại (nicôtin, nitrôzamin...), các vi sinh vật gây bệnh
biện pháp bảo vệ:
- giữ môi trường sống luôn sạch, ít ô nhiễm(như trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá...)
- đeo khẩu trang chống bụi khi làm vẹ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi
- sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng quy cách
2,nêu các chu kì co giãn của tim?vì sao tim hoạt động ko biết mệt
chu kì co dãn tim gồm 3 pha:
- pha co tâm nhĩ (0.1 giây)--> máu từ tâm nhĩ vào tâm thất
- pha co tâm thất (0.3 giây), máu từ tâm thất vào động mạch chủ
- pha co dãn chung (0.4 giây), máu được hút từ tâm nhĩ vào tâm thất
3,Phân tích đặc điểm cấu tạo của thỏ và chim thích nghi với đời sống của chúng
THỎ
- bộ lông dày, xốp
---> giữ nhiệu và bảo vệ cơ thể
- chi trước ngắn
---> đào hang
- chi sau dài, khỏe
---> bật nhảy xa, chốn kẻ thù
- mũi thính, có lông xúc giác
---> thăm dò thức ăn hoặc môi trường
- tai có vành tai lớn, cử động được
---> định hướng âm thanh
CHIM (đại diện: bồ câu)
- thân hình thoi
---> giảm sức cản của không khí
- chi trước: cánh chim
---> tạo quạt gió-> đẩy không khí
- chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt
---> bám chặt vào cành cây khi đậu và duỗi thẳng khi bay
- lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng
---> tạo cánh và đuôi-> bánh lái
- lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp
---> giữ ấm và làm nhẹ cơ thể
- mỏ sừng bao lấy hàm ko có răng
---> đầu chim nhẹ
- cổ dài, khớp vời đầu và thân
---> phát huy các giác quan trên đầu thuận lợi cho bắt mồi, rỉa lông, rỉa cánh
Con gì ? Câu hỏi miễn phí
con cá heo <miễn phí có khác>
P/s câu 3 nếu nêu cấu tạo trong nữa dài quá nên nêu ngoài thui ^^
còn mới cho bạn mượn vở nên câu 1 nhớ bao nhiêu viết bấy nhiêu ^^
 
S

sasukecoldly

Tiếp nhé ;)
1,Khi lao động nặng mạch máu dãn ra và mồ hôi tiết ra nhiều có
tác dụng gì?
2,Vì sao khi con người nín thở thì tim lại đập nhanh hơn bình thường?
3,Căn cứ vào đâu người ta chia giới khởi sinh thành 4 hình thức dinh dưỡng : hóa tự dưỡng,quang tự dưỡng,hóa dị dưỡng,quang dị dưỡng.
4,
081202100450-335-757.jpg

Con gì?
 
H

hongnhung.97

1,Khi lao động nặng mạch máu dãn ra và mồ hôi tiết ra nhiều có
tác dụng gì?
- mạch máu dãn ra để cho máu lưu thông nhiều hơn, kịp thời cung cấp oxi, chất dinh dưỡng để cơ quan hoạt động và đưa lượng cacbon, một vài chất khác tại tb đến cơ quan.. để thải ra ngoài <cơ quan phù hợp với chức năng thai chất hay khí đó^^>
- mồ hôi tiết ra: làm mát cơ thể, thải chất ra ngoài <phần trên đóa ^^>
2,Vì sao khi con người nín thở thì tim lại đập nhanh hơn bình thường?
lượng oxi sẽ thấp dần vì vậy lượng oxi trogn máu cũng giảm==> theo nhu cầu của cơ thể và là một biện pháp cơ thể thì tim cần đạp nhanh hơn để điều hòa hoạt động ở trạng thái tốt nhât
3,Căn cứ vào đâu người ta chia giới khởi sinh thành 4 hình thức dinh dưỡng : hóa tự dưỡng,quang tự dưỡng,hóa dị dưỡng,quang dị dưỡng.
căn cứ vào đặc điểm, khả năng và cấu tạo của chúng
vd : Vi khuẩn có chứa nhiều sắc tố quang hợp trong đó có diệp lục như vi khuẩn lam có khả năng tự dưỡng quang hợp như thực vật.==> quang tự dưỡng
con Báo
P/s hjx ko chắc câu 2 lém còn câu 3 là đoán ah ^^
sai sửa dùm với %%
 
L

lananh_vy_vp

Câu 1:Tại sao khi vết thương sắp lành thì cảm thấy ngứa?
Câu 2:Sau khi bị lạnh tại sao môi người ta thâm lại?
Câu 3:Tại sao xà phòng có thể tẩy sạch được vết dầu mỡ?
Câu 4:Con gì?
DA75.jpg
 
D

duynhan1

Câu 1:Tại sao khi vết thương sắp lành thì cảm thấy ngứa?
Câu 2:Sau khi bị lạnh tại sao môi người ta thâm lại?
Câu 3:Tại sao xà phòng có thể tẩy sạch được vết dầu mỡ?
Câu 4:Con gì?
DA75.jpg

Câu 1: Do tiết ezim để phá hủy lớp máu đông bên ngoài :))

Câu 2: Do mất nước ;))

Câu 3:xảy ra phản ứng xà phòng hóa
este +kiềm -> muối + ancol
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH -> 3RCOONa + C3H3(OH)3

Câu 4:
Con sam :))
 
L

lananh_vy_vp

Đáp án:
Câu 1:
Rất nhiều người có cảm giác này, đó là 1 hiện tượng rất bình thường, nhưng những vết thương nhỏ khi sắp khỏi thì ko có cảm giác này mà chỉ những vết thương lớn và sâu khi lành mới có cảm giác này.Vì vết thương của biểu bì dựa vào sinh phát tầng của da mới khỏi được, nó ko chạm đến thần kinh, ko thể có bất kì cảm giác ngứa ngáy nào hết và cũng ko có sẹo.Nhưng vết thương sâu vào trong da thì làm tổn thương đến bắp thịt và thần kinh.Muốn chữa khỏi vết thương này thì cần phải mọc lên lớp kết đế mới, vết sẹo sau đó cũng như vậy.Huyết quản của tổ chức kết đế mới mọc rất sát nhau, thần kinh mới cũng nằm ở trong đó, rất dễ bị kích thích nên sẽ phát sinh ra cảm giác ngứa.

Câu 2:
Môi người ta thâm lại chủ yếu là do ảnh hưởng của khí hậu lạnh đến huyết dichfj ở trong da.Da trên môi so với da các nơi khác thường non hơn.
Sau khi da bị lạnh, trung khu thần kinh lập tức ra lệnh cho huyết quản da co lại, để giảm bớt sự tán phát nhiệt lượng trong cơ thể, nhưng nếu bị lạnh thời gian dài, cảm giác thần kinh cơ bản vô hiệu, ngược lại dẫn đến huyết quản căng ra, làm tốc độ máu chảy ở chỗ này chậm lại, ko ít chất của máu đỏ liền tích tụ ở đây, theo đó huyết dịch biến thành màu tím xanh.Đó chính là nguyên nhân cơ bản sau khi người ta bị lạnh thì nhìn thấy môi tím bầm.

Câu 3:
Xà phòng là muối kali hoặc natri của các axit béo bậc cao, trong phân tử xà phòng có chứa đồng thời các nhóm ưa nước và các nhóm kị nước, khi cho xà phòng vào sẽ tạo thành nhũ tương mỡ ko bền, các phân tử xà phòng phân cực được hấp thụ trên bề mặt các giọt mỡ, tạo thành một lớp mỏng trên giọt mỡ, nhóm ưa nước của xà phòng quay ra ngoài tiếp xúc với nước, do đó các giọt mỡ ko kết tụ đc với nhau và bị tẩy sạch.

Câu 4:con sam
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:Tại sao ko nên ăn lạc, ngô bị mốc?
Câu 2:Tại sao chim khi bay lại co hai chân vào sát dưới bụng?
Câu 3:Có phải sâu róm làm da người bị viêm?
Câu 4:Gì đây?
huou.jpg
 
H

hongnhung.97

Câu 1:Tại sao ko nên ăn lạc, ngô bị mốc?
lạc, ngô bị mốc đều có chứa chất aflattoxin. Đây là một mycotoxin được tiết ra từ nấm Aspergillus và A.parasiyicus, các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm như ngô, lạc, đậu... trong các điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Tác hại của độc tố vi nấm này đối với động vật đã được biết đến từ lâu và đã được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm
Câu 2:Tại sao chim khi bay lại co hai chân vào sát dưới bụng?
tránh tạo thành vật cản gió--> gây khó khăn khi bay
Câu 3:Có phải sâu róm làm da người bị viêm?
Những gai và lông của sâu róm có xu hướng gây ra những triệu chứng đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc tại chỗ do bị đâm vào da thịt, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da. Các triệu chứng xuất huyết trên da có thể xuất hiện và có thể tồn tại trong nhiều ngày. Nặng hơn, nếu cơ địa dị ứng và với trẻ nhỏ, chất độc có thể gây sưng hạch lân cận hoặc sưng cả tay chân.
sâu róm là loại sâu có lông rậm. Sâu này có gai tiết chất làm ngứa rát da khi chạm phải. Trong giai đoạn chờ thành bướm, chúng dùng gai hoặc lông để tự vệ.
==> ko phải sâu róm làm da người vị viêm
con hươu ^^
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

hongnhung.97 trả lời gần như là đúng hết rùi.
Bổ sung câu 1:Ngoài aflatoxin ra thì fumonisin cũng đc phát hiện trong ngô bị mốc và là độc tố gây ung thư vòm họng.
Câu 4:
Hươu đùi vằn

Sasu post đề tiếp cho chị naz, tuần này chị hơi bận.^^
 
L

lananh_vy_vp

1 tuần ùi má sáu chả chịu post đề gì cả, dạo này chị bận thì phải giúp chị chứ:(
kì tiếp
Câu 1:vi khuẩn nhỏ nhất và vi khuẩn lớn nhất?
Câu 2:Tại sao lạc đà lại có thể tìm được nguồn nước ở trên sa mạc?
Câu 3:Tại sao hải sâm khi lẩn tránh kẻ địch lại vứt ruột lại?
Câu 4:gì đây?
viem-gan-b_9-3110.jpg
 
P

phiphikhanh

Câu 1:vi khuẩn nhỏ nhất và vi khuẩn lớn nhất?
Câu này em chịu:(
Câu 2:Tại sao lạc đà lại có thể tìm được nguồn nước ở trên sa mạc?
Cái này chắc do bản năng < đoán bậy>
Câu 3:Tại sao hải sâm khi lẩn tránh kẻ địch lại vứt ruột lại?
Để khiến cho kẻ thù bị phân tán , rồi nhân cơ hội đó bỏ chạy
NHân tế bào
 
H

hongnhung.97

Câu 1:vi khuẩn nhỏ nhất và vi khuẩn lớn nhất?
sau khi tìm rất vất vả em đã có câu trả lời ^^
vi khuẩn lớn nhất: Cafeteria roenbergensis
hjx nhầm cái này là viut--> bí rùi
vi khuẩn nhỏ nhất: Urzwerg
Câu 2:Tại sao lạc đà lại có thể tìm được nguồn nước ở trên sa mạc?
chắc là do cấu tạo của chúng (còn cấu tạo của cái gì thì em ko biết ^^):p
Câu 3:Tại sao hải sâm khi lẩn tránh kẻ địch lại vứt ruột lại?
chắc để kẻ thù trong lúc ăn ruột thì mình chạy ^^
đoán thui ah
em ko giỏi lém mà ^^
nhìn thành phần có DNA nên em đoán là nhân tb (có nhân nhiễm sắc thể)
nhưng đoán mò ko ah
đề này em tìm câu trả lời trên mạng ko ra
^^
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom