topic đố vui sinh học

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 921
  • Views 119,482

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lananh_vy_vp

Mạg nhà sasu gặp trục trặc, nên kì này t vẫn post đề.
Câu 1:Tại sao chuồn chuồn bay nhanh và xa hơn các làoi côn trùng khác?
Câu 2:Có những cây già tại sao lại rỗng ruột?
Câu 3:Tại sao con nhặng sau khi đỗ xuống rồi cứ xoa xoa chân?
Câu 4:Con j?
odd%20fish%2018.7.jpg
 
C

cuncon_baby

Câu 1:Khi quan sát, các nhà nghiên cứu đã phát hiện trên lưng và ngực chuồn chuồn, cơ bắp để vỗ cánh rất phát triển. Hai đôi cánh dài, khi bay thì hai cánh trước lúc vỗ cánh hơi hướng về phía trước, hai cánh sau vỗ hướng về phía sau, cho nên chúng có thể tự do ngừng lại ở bất cứ chỗ nào, có thể tiến lên phía trước, cũng có thể lùi lại phía sau, khi bay thẳng thì tốc độ cao, đường bay xa. Đặc biệt là với cơ thể nhẹ, cánh to, nó có thể hình rất phù hợp với việc bay nhanh, cho nên tốc độ vượt xa các loài côn trùng khác.

Câu 2:Thân cây mỗi năm một to ra, chất gỗ ở giữa thân do ngày càng khó được cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng, có thể bị chết dần. Phần lõi cây già trở nên vô tác dụng. Mô chết này nếu bị vi khuẩn xâm nhập hoặc nước mưa thấm vào lâu ngày sẽ mục nát, tạo nên lỗ rỗng. Có những loài cây đặc biệt dễ bị rỗng ruột như cây liễu cổ thụ. Khi đó, cây chỉ mất đi một loại "ruột thừa" mà thôi.

Trong thân cây có hai đường lưu thông vật chất nhộn nhịp. Phần xylem ở lõi gỗ là tuyến vận chuyển nước và chất vô cơ từ rễ lên. Phần ploem trong lớp vỏ là tuyến vận chuyển chất hữu cơ tổng hợp được từ trên xuống rễ. Hai tuyến đó gồm nhiều đường ống. Trên một cây, số ống dẫn này nhiều vô kể, nên nếu chỉ một số tuyến bị mất đi, việc vận chuyển nước không bị gián đoạn hoàn toàn, do đó cây già thân rỗng vẫn sinh trưởng như thường.
Câu 4: Cá bẹt
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Câu 3: Trên chân con nhặng có khí quan vị giác , khi chân nó tiếp xúc với thức ăn, nó có thế phân biệt được mùi vị.
Nhặng là làoi côn trùng rất tham ăn, cũng rất năng động, mọi thực vật khô, ướt nó đều bò lên để ăn, chân nó ko tránh khỏi nhiễm sang thức ăn, nếu không thanh lý thức ăn trên chân của nó thì càng tích tụ nhiều, khí quan trên chân nó sẽ mất đi sự nhạy cảm. Những vật dính trên chân của nó quá nhiều còn ảnh hưởng đến việc bay lượn của nó nữa, do vậy, hễ nó dừng chân lại là nó phải xoa chân để làm cho khí quan trên chân nhạy cảm hơn và dễ dàng hơn cho việc bay lượn của nó.
 
L

lananh_vy_vp

èo, chuẩn ko cần chỉnh, tra google hay seo mà đúng thía ko pít;;)
;)), còn câu 4, vk kún trả lời sai òi;)), ai trả lời câu 4 đi^^
 
L

lananh_vy_vp

đáp án Câu 4 là cá bơn.^^
Ảnh đó là chụp loài trung gian giữa cá bẹt nguyên thủy và cá bẹt hiện đại.^^, cá bơn đó
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp
Câu 1:Tại sao ong mật có thể phân biệt các loài hoa khác nhau?
Câu 2:Tại sao con ếch khi trời mưa tiếng kêu lại đặc biệt to?
Câu 3:Tại sao khi gọt táo, chỗ gọt lại bị thâm?
Câu 4:gì đây?

20856879_images1821148_7thuylong.jpg
 
A

anhvodoi94

Kì tiếp
Câu 1:Tại sao ong mật có thể phân biệt các loài hoa khác nhau?
Câu 2:Tại sao con ếch khi trời mưa tiếng kêu lại đặc biệt to?
Câu 3:Tại sao khi gọt táo, chỗ gọt lại bị thâm?
Câu 4:gì đây?

20856879_images1821148_7thuylong.jpg

câu 2:Khi trời sắp mưa, ếch thông qua làn da của mình mà biết được không khí có độ ẩm cao, có thể hít thở được nhiều dưỡng khí trong không khí nên cảm thấy rất khoan khoái, dễ chịu. Trong hoàn cảnh dễ chịu đó, ếch sẽ đặc biệt hưng phấn, thế là kêu lên không dứt. Vì thế mà ếch kêu vào trời mưa.
-Tập tính của con ếch là sinh sản, đẻ trứng trong nước. nên mỗi khi trời mưa ếch thường kêu để gọi bạn tình, mà nó chỉ kêu vào mùa sinh sản thôi nha( mùa đông đó bạn tìm thấy tiếng ếch kêu). chính vì thế mà sau mỗi trận mưa ta thường tìm thấy ếch kêu ở những chỗ có nước. mục đích là gọi bạn tình để duy trì nòi giống.
 
C

cuncon_baby

câu 1:Khả năng dịch chuyển ký ức từ râu này sang râu kia cho phép sử dụng râu bên phải để nhận biết mùi mới mà không bị những ký ức về mùi hương ở bộ nhớ dài hạn làm nhiễu. Loài ong di chuyển đến nhiều bông hoa khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày khi có mật hoa. Điều này dẫn đến sự hình thành mối liên kết giữa các mùi khác nhau trong hành trình một ngày. Quy trình này có thể trở nên dễ dàng hơn nếu sự gợi nhớ về một mùi nào đấy không tồn tại ở vùng học hỏi của não.
Câu 2:Khi trời sắp mưa, ếch thông qua làn da của mình mà biết được không khí có độ ẩm cao, có thể hít thở được nhiều dưỡng khí trong không khí nên cảm thấy rất khoan khoái, dễ chịu. Trong hoàn cảnh dễ chịu đó, ếch sẽ đặc biệt hưng phấn, thế là kêu lên không dứt. Vì thế mà ếch kêu vào trời mưa
Hoăc cũng có thể: tập tính của con ếch là sinh sản, đẻ trứng trong nước. nên mỗi khi trời mưa ếch thường kêu để gọi bạn tình, mà nó chỉ kêu vào mùa sinh sản thôi nha( mùa đông đó bạn tìm thấy tiếng ếch kêu). chính vì thế mà sau mỗi trận mưa ta thường tìm thấy ếch kêu ở những chỗ có nước. mục đích là gọi bạn tình để duy trì nòi giống.
Câu 4:Thủy long
 
L

lananh_vy_vp

Chuẩn ko cần chỉnh;))
Còn câu 3 mọi người ơiiiiiiiiiiiiiiiii
Câu 3:Tại sao khi gọt táo, chỗ gọt lại bị thâm?
 
H

hongnhung.97

Câu 1:Tại sao ong mật có thể phân biệt các loài hoa khác nhau?
ta biết hầu hết các loài hoa đều có mùi khác nhau. mà cấu tạo cho phép ong mật có thể lưu giữ trí nhớ về mùi trong một khoảng thời gian dài và dc nhận biết bằng đôi râu trên đầu chúng
Câu 2:Tại sao con ếch khi trời mưa tiếng kêu lại đặc biệt to?
do khi trời mưa, độ ẩm cao, ếch lại thở bằng da nên sẽ nhận dc nhiều ko khí hơn. mà ta biết dây thanh quản của ếch cũng giống người, nó nằm ở khoang hầu. không khí phổi lùa nhanh qua làm rung dây thanh quản
==> ếch sẽ kêu to hơn do nhận dc nhiều khí hơn <tìm ko ra nên em đoán vậy ^^>
Câu 3:Tại sao khi gọt táo, chỗ gọt lại bị thâm?
táo tiết ra mủ <đại loại thế> gặp không khí <oxi>==> bị oxi hóa ^^ <chắc vậy> ^^
cái này thì em bó tay.com thiệt rùi ^^
 
L

lananh_vy_vp

Đáp án câu 3:
Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, nó tác dụng với sắt tạo thành sắt(III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát là do có nhiều tanin. Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước. Có khi không dùng dao bằng sắt cắt lê, táo nhưng sau 1 lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen là do kết quả của nhiều biến đổi hóa học

Sasu nhá.kêu làm hộ chị mà chả chịu post đề gì cả;;)
 
S

sasukecoldly

1.Cơ chế hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân, giảm phân ?
2.Quá trình nảy chồi ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra như thế nào?
3.Tại sao vi sinh vật nhân thực (tế bào nhân thực có đủ điiêù kiện để phân chia theo nguyên phân) mà nó lại vẫn phân chia chủ yếu bằng phân đôi, nảy chồi...
;))
1192399377-hr-296.jpg

Con gì
Đang làm gì ?
 
C

cuncon_baby


*Con trong hình là chuồn chuồn ớt làm chi thì :|:|:|:|
3.Phân chia theo cách phân đôi hay nảy chồi sẽ rất nhanh.theo mình biết thì khi sự nguyên phân chỉ xảy ra ở đới với các tb sinh dưỡng và các tế bào sinh dục khi còn non. Nguyên phân chỉ có tác dụng giúp cho cơ thể nói chung sinh trưởng (tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể).
 
H

hongnhung.97

1.Cơ chế hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân, giảm phân ?
trong kỳ trước I
của giảm phân, các NST tương đồng bắt cặp rồi sau đó đẩy nhau ra đi về các cực. Nhờ đó mỗi tế bào con trong giảm phân chỉ nhân 1 NST của cặp tương đồng. Sự kiên này tương đương với việc tâm động giữa 2 chromatid chị em cùng đi với nhau trong nguyên phân và khi tâm động chia thì mỗi tế bào con chỉ nhận 1 chromatid. Cơ chế thực hiện tuy có khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ chia đều một cách đồng bộ các NST về các tế bào con.
2.Quá trình nảy chồi ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra như thế nào?
Tế bào phân nhánh và nảy chồi thành cơ thể mới
Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một VK mới.
3.Tại sao vi sinh vật nhân thực (tế bào nhân thực có đủ điiêù kiện để phân chia theo nguyên phân) mà nó lại vẫn phân chia chủ yếu bằng phân đôi, nảy chồi...
em đoán là do phân đôi và nảy chồi giúp tạo ra nhiều ca thể mới hơn ^^ <em chưa học nên ko biết nguyên phân là phân chia thế nào cả nên em đoán đại ^^>
con chuồn chuồn ớt ^^
đang hút nhựa cây <em đoán thoai ^^>
 
S

sasukecoldly

Tiêp' ;)
1. Vì sao giun đất có màu đỏ ?
2, Giun đất có hại hay có lợi . Nêu rõ
3, Tại sao ở các ao thả cá lại có con trai (người ta ko thả ) :D
4,Nêu cách di chuyển của trai ;))
Mem 98 ;))
 
H

hongnhung.97

1. Vì sao giun đất có màu đỏ ?
ta biết máu giun có màu đỏ (do có huyết sắc tố)
khi qua da, huyết sắc tố kết hợp với oxi để vận chuyển oxi đến khắp cơ thể
==> nhìn ngoài giun có mày đỏ <nhớ có dzậy thui ^^>
2, Giun đất có hại hay có lợi . Nêu rõ
S.Đacuyn nhận xét "trước khi còn người phát minh ra lưỡi cày, giun đất đã cày đất và mãi mãi cày đất" <câu nói nhớ nhất ^^>
- phân của giun đất có cấu trúc ... thúc đẩy cho sự phát triển của cây trồng và phân của chúng ngoài ra còn có ích cho nhiều quá trình khác của môi trường sống của thực vật(vd: tăng lượng mùn, đẩy mạnh sự hoạt động của vi sinh vật....)<hjc ko nhớ lém ^^>
- góp phần tăng năng suất thu hoạch
- xáo đất, giúp 'đẩy' lớp đất cũ xuống thay bằng một lớp mới
==> giun đất có ích, đặc biệt đối với nông nghiệp
3, Tại sao ở các ao thả cá lại có con trai (người ta ko thả )
ta biết trai dc phát triển qua các giai đoạn ấu trùng
trừng--> ấu trùng (bám vào mạng mẹ)--> ấu trùng(bám vào mang da cá)--> trai con
thấy một giai đoạn ấu trùng trai bám vào da cá==> cá dc nuôi tại ao giống sau khi dc bắt vào ao nuôi có thể sẽ có trai trong ao nuôi này <^^ nhớ có vậy ah>
4,Nêu cách di chuyển của trai
nhờ... chân lưỡi rìu + động tác đóng mở <ko nhớ có phải chân lưỡi rìu ko nữa^^ >
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom