topic đố vui sinh học

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 921
  • Views 118,780

Status
Không mở trả lời sau này.
C

congchuatuyet204

câu 1: em k bit
cau 2: lạc đà có thể nhịn uóng nc rat lau vì chúng du trũ nc ơ trong co thể. thế nên chung có đủ kiên nhan để tìm nc.
cau 3: để đánh lạc huóng kẻ thù.
cau 4:nhan tb;)8-|:p
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

1 tuần ùi má sáu chả chịu post đề gì cả, dạo này chị bận thì phải giúp chị chứ:(
kì tiếp
Câu 1:vi khuẩn nhỏ nhất và vi khuẩn lớn nhất?
Câu 2:Tại sao lạc đà lại có thể tìm được nguồn nước ở trên sa mạc?
Câu 3:Tại sao hải sâm khi lẩn tránh kẻ địch lại vứt ruột lại?
Câu 4:gì đây?
viem-gan-b_9-3110.jpg
Đáp án:

Câu 1:
Vi khuẩn nhỏ nhất:mycoplasma
Vi khuẩn lớn nhất: Thiomargarista namibiensis

Câu 2:
Lỗ mũi của lạc đà chếch sang 1 bên, có thể tự do đóng mở, đề phòng cát bụi bay vào, nhưng các tế bào xúc giác thì rất tập trung, ko những có thể tìm đc thức ăn trong sam mạc khô cằn mà còn đối vs cả những nguồn nc ko có mùi, từ một nơi rất xa chúng cũng có thể cảm thấy đc mùi ẩm ướt này.

Câu 3:
Hải sâm dùng cái chân ống và bắp thịt của nó để co duỗi nhu động, tốc độ hầu như ko đáng kể.Nên khi bị kẻ địch xâm phạm, nó có thể rất bình tĩnh áp dụng "thuật phân thân", đem cái ruột vừa dai vừa dính tuồn ra khỏi hậu môn, quấn chặt lấy kẻ địch.
Hải sâm vứt ruột lại cũng sẽ ko chết.Trong người hải sâm có 1 loại tổ chức kết đế, do vô số những hình thái tế bào có kết cấu tương đồng tập hợp những đám tế bào lại 1 chỗ để chấp hành cơ năng sinh lý chung.Hải sâm có kết cấu cơ thể khá đặc biệt, vừa ở trạng thái hoạt động, vừa ở trạng thái tạo hình.Đáp ứng các cơ năng sinh lý, tạo hình thái, nó có thể tiến hành tái sinh bổ sung công tác, tu bổ những tế bào bị thương hoặc bị hoại tử.
Năng lực tái sinh của hải sâm rất mạnh, đại khái là 50 ngày là có thể hoàn toàn phục hồi nội tạng mới dài như cũ.

Câu 4:
virus viêm gan B
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:Tại sao vịt ko ấp trứng?
Câu 2:Tại sao có khi cá có thể nhảy ra khỏi mặt nước?
Câu 3:Tại sao rùa biển lại rơi lệ?
Câu 4:gì đây?
uypsh1244858343.jpg


t cũng đang cố gắng tìm những câu hỏi hay để post đề, nên hơi lâu, các bạn thông cảm:)
 
C

cuncon_baby

Câu 1: Giống vịt không biết ấp trứng mà người ta thường nuôi là giống vịt đã được chọn tạo qua rất nhiều đời. Giống vịt nuôi thường có hai dạng: nuôi lấy thịt hoặc nuôi lấy trứng. Nếu vịt phải lo ấp trứng thì số trứng của nó sẽ giảm đi. Để tăng năng suất trứng và số vịt con, người ta lấy trứng của vịt đi để mang vào lò ấp. Qua nhiều đời bị "ăn cắp" trứng, các giống vịt này mất khả năng ấp trứng.
Câu 4:Nấm C. Orellanoides.Nấm C. Orellanoides là một loài nấm độc hại rất nguy hiểm và thường được tìm thấy ở miền Bắc Italya. Loài nấm độc này thường mọc dưới những tán lá mục, ẩm ướt và màu sắc của chúng là màu vàng gạch, tuy nhiên, để phân biệt loại nấm độc này cũng không hề dễ dàng.
 
M

mummumkeo

1/ Giống vịt không biết ấp trứng mà người ta thường nuôi là giống vịt đã được chọn tạo qua rất nhiều đời. Giống vịt nuôi thường có hai dạng: nuôi lấy thịt hoặc nuôi lấy trứng. Nếu vịt phải lo ấp trứng thì số trứng của nó sẽ giảm đi. Để tăng năng suất trứng và số vịt con, người ta lấy trứng của vịt đi để mang vào lò ấp. Qua nhiều đời bị "ăn cắp" trứng, các giống vịt này mất khả năng ấp trứng.

thim tí nha( bởi vì nó k thông minh)

2/ có 4 nguyen nhân. do sự thay đổi môi trường dưới nước gây nên. Khi cá vẫn thường sống dưới nước, bỗng nhiên bị kẻ thù tấn công bất ngờ, nó muốn kịp thời trốn chạy thì phải dùng cách nhảy lên mặt nước để làm mê hoặc kẻ thù. Nguyên nhân thứ hai là trên con đường tiến lên phía trước. Nguyên nhân thứ 3 là sự thay đổi về mặt sinh lý. Ví dụ như một con cá cái khi sắp tới thời kỳ đẻ trứng, bên trong cơ thể nó có thể sinh ra những hooc môn kích thích thần kinh, làm cho cá ở vào trạng thái hưng phấn, vì vậy mà nó nhảy lên khỏi mặt nước; nguyên nhân thứ 4 là sự thay đổi về khí hậu trên mặt nước.

3/ Rùa biển ăn rong và uống nước biển, mà nồng độ muối trong nước biển cao hơn rất nhiều so với nồng độ muối trong thể dịch và máu của bất kỳ loài động vật nào. Vì thế chúng ắt phải có cách để bài tiết số muối quá lớn đó ra khỏi cơ thể chứ và đó 9 là cách mà nó bài tiết số muối đó
4/ hình như là nấm đầu mũ.
 
H

hongnhung.97

Câu 1:Tại sao vịt ko ấp trứng?
vịt không ấp trứng được chỉ là vịt thuộc loại đã thuần dưỡng như vịt ta, vịt bầu có lông màu nâu xám, đen xám, trắng...
trong quá trình tiến hoá theo thời gian trong môi trừơng nuôi dưỡng từ từ chúng đã thật sự quên cách ấp như thế nào
như ở ngoài thiên nhiên cũng có một giống loài chim không biết ấp như vịt, chúng dẻ trứng vào ổ chim khác loài để giúp chúng làm công việc ấp và nuôi dưỡng chim con
Câu 2:Tại sao có khi cá có thể nhảy ra khỏi mặt nước?
- chúng nghĩ bên trên đang có thức ăn
- phẩm chất của nước trong hồ đã trở nên quá xấu
- cá bị stress trầm trọng (bị các loài khác rượt ^^ , nhiều sự qua lại đông đúc)
- kích thích từ môi trường
- đặc tính của một vài loài cá (1 vài trường hợp)
Câu 3:Tại sao rùa biển lại rơi lệ?
Rùa biển ăn rong và uống nước biển, mà nồng độ muối trong nước biển cao hơn rất nhiều so với nồng độ muối trong thể dịch và máu của bất kỳ loài động vật nào. Vì thế chúng ắt phải có cách để bài tiết số muối quá lớn đó ra khỏi cơ thể: Tuyến thể nằm sau hốc mắt của rùa biển là cơ quan bài tiết ra ngoài lượng muối thừa trong cơ thể. Các nhà động vật học gọi cơ quan này là “tuyến muối”. Rùa biển có tuyến muối nên nó mới có thể nuốt những động vật và thực vật ở biển có hàm lượng muối tương đối cao, cũng như uống nước biển để chống khát.
nấm C. ORELLANOIDES (C.speciosissimus)

P/s em ko chắc ý câu hỏi có phải chị hỏi vậy không nữa ^^
 
L

lananh_vy_vp

Câu 1,3 tất cả trả lời đúng rồi
Câu 4 hongnhung.97 và cuncon_baby rả lời đúng rồi
Còn câu 2:
Chủ yếu là do nguyên nhân không khí trong ao hồ ko đủ.Hiện tượng này gọi là "đầu nổi" của cá...
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:tại sao khi thái hành ta lại bị cay mắt?
Câu 2:Tại sao trong đầu con cá hoa vàng lại có 2 viên sỏi?
Câu 3:Tại sao khi kiến kiếm đc mồi, các bạn nó đều biết mà bò đến?
Câu 4:gì đây?
1284626072.img.jpg
 
C

cuncon_baby

Câu 1:Khi bạn thái hành, nó có thể giải phóng ra một loại dung môi chứa thể khí propanelthial sulfoxide. Sau khi mắt tiếp xúc với thể khí này, nó nhanh chóng phát sinh phản ứng với nước mắt, sinh ra một axit lưu huỳnh có nồng độ vừa phải. Loại axit này gây kích thích cho mắt, khiến não phát sinh tín hiệu cho tuyến lệ, "ra lệnh" cho tuyến lệ sản sinh nhiều dịch thể hơn để loại bỏ axit lưu huỳnh ra ngoài. Càng thái hành lâu thì lượng axit lưu huỳnh tạo ra càng nhiều, nước mắt vì thế mà chảy càng nhiều hơn.
Câu 3:Những con kiến hay mối thợ gặp nhau sẽ chạm đôi ăngten vào nhau để trao đổi những thông tin hoá học về mệnh lệnh của kiến chúa, vị trí thức ăn và con mồi trên phạm vi hoạt động của chúng. Trên đường đi tới chỗ kiếm mồi, con kiến trinh sát nhanh chân nhất sẽ để lại mùi trên đường đi, và khi được thông báo, những con khác trong bầy sẽ theo dấu vết này để tìm đến bữa tối đã nằm trong tầm tay.
câu 4: : Thú mỏ vịt
 
M

mummumkeo

1/ zj`trong H` có SO2 nó là 1 chất dễ bay hơi I, nên khi M` cắt H` thì nó bay ra ngoài & bay luông vào mắt làm cay mắt j` a`nên trước khi cắt H`bõ h` vào tủ lạnh trước đã -> khi cắt m` cắt thỳ nhúng dao vào nước, thỳ khí SO2 sẽ tan trong nước thỳ ta sẽ hok bị ̣ cay mắt n~.:D

2/ vì cấu trúc cơ thể của nó chúng ăn tạp n` wa có 1 số k thể bài tiết ra được nên lâu dần hình thành sỏi ở trong đầu.

3/ vì trên ng` của các loài động vật có cả kiếnn ~ đều có 1 mùi đặc trưng tiết ra từ cơ thể k ai giống ai cả n với đồng lại thỳ dễ dàng nhận ra nhau hơn bỷ zj` chúng biết rõ mùi của đồng loại m` mè

4/ chim cánh cụt
 
H

hongnhung.97

Câu 1:tại sao khi thái hành ta lại bị cay mắt?
Khi bạn đưa dao cắt qua lát hành, nó sẽ xé ngang các tế bào, làm giải phóng các chất bên trong. Những hoá chất này sẽ phản ứng với nhau để tạo ra một khí gây khó chịu cho mắt. Khí này tiếp xúc với lớp nước bao phủ con mắt, sẽ tạo nên axit sulfuric (SO2), một chất gây khó chịu. Và để loại bỏ những kẻ xâm nhập đó, tuyến lệ của bạn đi vào hoạt động.
Câu 2:Tại sao trong đầu con cá hoa vàng lại có 2 viên sỏi?
hjx em search không ra :((
theo em thì chắc là để giảm chấn, áp lực lên não <đoán mò>
Câu 3:Tại sao khi kiến kiếm đc mồi, các bạn nó đều biết mà bò đến?
Trong tổ kiến, các cô thợ chỉ chuẩn bị lên đường nếu những con khác đã quay về an toàn sau một chuyến "thám hiểm" bên ngoài. Các "tuần tra viên" vừa trở về này mang theo một hợp chất hydrocarbon - tín hiệu cho thấy đã đến lúc những con khác có thể ra ngoài tìm thức ăn.
em botay.com
nhưng chắc là ngỗng, ngan hay vịt gì đó ^^
 
L

lananh_vy_vp

Đáp án:
Câu 4:vịt nhung đeo kính Somateria fischeri

Câu 2:Hai viên sỏi này nằm ở trong đâù con cá hoa vàng, nói đugns ra là ở trong nội xoang của tai con cá, gọi là nhĩ thạch.
Thực ra có rất nhiều cá có nhĩ thạch, nhưng chỉ có cá hoa vàng là đặc biệt to, cho nên ng ta cũng gọi cá hoa vàng là cá đầu đá.

Các câu còn lại các bạn trả lời tương đối đầy đủ rồi.:)
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:

Câu 1:Tại sao hươu cao cổ có thể đưa máu lên tận đầu?
Câu 2:Từ khi nào và vì sao cây mọc lá?
Câu 3:Có phải loài bò bị kích thích khi nhìn thấy màu đỏ?
Câu 4:gì đây?
Virion3.gif
 
M

mummumkeo

1/ Để HCC đưa máu lên -> đầu là do tim của HCC dài -> 7,5 dm hoạt động rất mạnh mạnh -> nỗi khi HCC cúi đầu xuốn mặt đất, áp lực máu có thể làm cho nó nổ tung cả mạch máu não

2/ lá cây đc h` thành vì sự thay đổi > của khí CO2 trong bầu khí Q
CO2 là khí mà cây cối sử dụng để quang hợp. TĐ có Wá n` khí CO2, n` -> mức cây chẳng cần or chỉ cần rất ít lỗ khí Vì vậy, hầu hết c đều k có lá. N 1 số TV mọc ~ bộ Fận giống như gai ZJ

vì K có lỗ khí nên níu C có lá, I là lá >, chúng sẽ chịu n độ rất cao của MT thời đó.

N sau này, CO2 trong KQ giảm dần, còn lại khoảng 10% so với trước vì vậy, C buộc Fải tiến hóa sao cho có N` lỗ khí để hút đủ CO2 giữ mát thân mình.

_ Sự h` thành lá ở TV là cách thức để thích nghi với MT khắc nghiệt n Nhờ có lá có n` lỗ khí, C Q hợp n` hơn & k bị n độ cao tổn thương nó.

3/ bò thì loại tế bào hình que có nhiều hơn tế bào hình kim nên nó bị mù màu con bò k bị kích thick bởi tấm vải màu đỏ mà bất kì tám vải màu j` vẫy trước mặt nó nó cũng xem là mình đang uy hiếp nó;;)
mừ đây là cò tót nhá còn bò thường thỳ tùy con.

4/cấu tạo của vrus virions là lớp vỏ của protein.
 
H

hongnhung.97

câu 1:
- trong lượng của quả tim lớn, nặng tới 12 kg
- chúng sử dụng một cái bơm rất khoẻ và huyết áp rất cao (gấp đôi của chúng ta) để đưa máu từ tim lên não
- lớp da dày và một bó cơ kỳ lạ ở trong tĩnh mạch cổ (tĩnh mạch thường không có cơ) sẽ bổ sung áp suất cho tĩnh mạch này để đưa máu từ đầu trở lại trái tim
--> hưu cao cổ có thể đưa máu lên tận não

câu 2: lá cây được hình thành khi có sự biến đổi mạnh mẽ về lượng cacbonic và oxi (đó chỉ mới là một giả thuyết của các nhà khoa học)
ban đầu, cacbonic có rất nhiều vào đầu kỷ Devon--> cây chỉ cần rất ít lỗ khí (nơi chúng hút cacbonic và thải oxi)--> không có lá
nhưng sau đó, nồng độ cacbonic trong không khí bắt đầu giảm--> chỉ còn 10 %--> hình thành nhiều lỗ khí hơn--> lá hình thành để thích nghi

câu 3: bò tót mù màu--> nó không nhìn thấy màu đỏ
còn nếu bò thì chưa chắc ^^

câu 4: Các đơn phần (proteinsubunits) trong capsid bao bọc lõi RNA của virus hình que
 
L

lananh_vy_vp

Câu 1,2,3 mummumkeo và hongnhung.97 làm đúng ùi:)
câu 4 t muốn nói tới virus khảm thuốc lá.^^

Kì tiếp:
Câu 1:Loại tảo nào không có thành tế bào?
Câu 2:Tại sao sữa bò có hàm lượng axit amin, protein nhiều gấp nhiều lần sữa mẹ nhưng sữa mẹ vẫn đc ưu tiên cho trẻ nhỏ hơn?
Câu 3:Loại virus nào lớn nhất?
Câu 4:gì đây?
piranha.jpg
 
G

girlbuon10594

Câu 4: Cá piranha;))

Câu 3: Virus lớn nhất TG là mimivirus;)), nó lớn gấp 5 đến 10 lần virus thông thường,mới được phát hiện vào cuối thế kỉ 20;)

Câu 2: Đạm trong sữa mẹ có hàm lượng phù hợp với chức năng thận của trẻ, đồng thời chất lượng gồm những acid amin thiết yếu, các loại đạm dễ tiêu hóa và hấp thu. Đạm sữa mẹ có 70% whey (đạm hòa tan chứa nhiều kháng thể chống bệnh, mau tiêu hóa, dễ hấp thu) và 30% là đạm casein (đạm không hòa tan, thường có vai trò phát triển khối cơ, hấp thu bị hạn chế ở trẻ càng nhỏ) trong khi đạm của sữa bò có 18% whey và 82% casein.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom