topic đố vui sinh học

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 921
  • Views 118,784

Status
Không mở trả lời sau này.
T

traitimbang_3991

câu 3: có tai..................con gì mà chả có tai ;))
-------------------------------------------------------------
 
H

hongnhung.97

câu 3: có tai..................con gì mà chả có tai
ủa mà đâu phải con gì cũng có tai??? nhiều loài đâu có đâu hoặc tai bị tiêu biến rùi màk................. chứ mình chưa nghe loài nào cũng có tai ^^ <nếu không đúng thì bạn giải thích cho mình nha ^^>
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:Tại sao bươm bướm khi bay ko phát ra tiếng động?
Câu 2:Tại sao muỗi lại thích đốt những người mặc áo đen?
Câu 3:Côn trùng có tai ko?
Câu 4:gì đây?
Cagai.jpg
Đáp án:
Câu 1:
Âm thanh mà chúng ta nghe được đều là chấn động không khí mà tai ta cảm nhận được. Nhưng tai chúng ta đối với mỗi giây đồng hồ có tần xuất từ 20 lần đến 2 vạn lần chấn động mới có thể nghe thấy. Cao hơn hoặc thấp hơn tần xuất này đều ko thể nào nghe đc.
Bươm bướm khi bay, mỗi giây chỉ có 6 lần vỗ cánh, tần xuất quá thấp khiến ta ko thể nghe thấy tiếng động.

Câu 2:
Đa số muỗi thích ánh sáng nhẹ, tối quá hoặc sáng gắt quá chúng đều ko thích.Khi người mặc áo màu đen, ánh sáng tương đối nhạt, thích nghi với sinh hoạt của loài muỗi.Ngược lại, quần áo màu trắng phản xạ ánh sáng quá mạnh, đối với muỗi có tác dụng xua đuổi.Nên mặc áo đen dễ bị muỗi đốt.

Câu 3:
Côn trùng cũng có tai, có điều cấu tạo tai của côn trùng không giống như tai người. Căn cứ vào phát hiện của khoa học, mấy loại tai của côn trùng như ve, dế, kim chung... đều do mô trống cấu thành: tai của muỗi đực và sâu róm là do nhung mao cấu thành. Còn rất nhiều loại côn trùng như cho đến ngày nay vẫn chưa phát hiện đc nó có tai hay ko?
(nên câu hỏi của bạn hongnhung.97 rất khó trả lời và câu trả lời cuả traitimbang_3991 cũng ko hoàn toàn chính xác ):)

Câu 4:Cá đuối
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:Tại sao 1 số thực vật có thể phát sáng?
Câu 2:Tại sao nơi con ốc sên bò qua lại để lại 1 vệt nước dãi?
Câu 3:Tại sao trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ?
Câu 4:gì đây?
FreeBee3-1.jpg
 
L

lananh_vy_vp

Tên khoa học của thiên thần trắng này là Amanita bisporigera hay được dành cho cái tên rất chính xác là thiên thần chết. Với vẻ trắng nõn, xinh xắn và ngon mắt của loài nấm này khiến nhiều người tưởng nhầm nó là loại nấm nút và nấm trên đồng cỏ, có thể ăn được. Nhưng thiên thần chết này chứa độc tố amatoxin, một loại độc tố cực mạnh có thể làm tê liệt các cơ quan trao đổi chất, thông thường nó sẽ phá hủy gan, thận đầu tiên và nó có thể gây nên cái chết chỉ trong vòng 1 ngày. Loại nấm này được tìm thấy nhiều ở Bắc Mỹ trong khi các họ nhà nấm A. virosa, thường được tìm thấy ở châu Âu nhiều hơn.
 
T

thuyhoa17

câu 3: Vì rễ cây làm nhiệm vụ vẫn chuyển nước và chất khoáng cho cây, vì vậy cũng cần phải có ko khí để có thể sống được, và cây sen vì sống trong bùn là môi trường yếm khí nên gây nhiều khó khăn , nên trong ngó sen đã hình thành nhiều lỗ thông với lỗ ở trên cuống lá, đồng thời những lỗ này thông với khí khổng của lá, giúp rễ cây vẫn có đủ ko khí để thực hiện quá trình vận chuyển nước và khoáng 1 cách bình thường, cây vẫn phát triển.

Câu 4: Ong vò vẽ hút mật hoa ;;)
 
H

hongnhung.97

Câu 1:Tại sao 1 số thực vật có thể phát sáng?
đó là bởi vì trong thân của những thực vật này có một loại vật chất phát sáng đặc biệt là chất huỳnh quang
Câu 2:Tại sao nơi con ốc sên bò qua lại để lại 1 vệt nước dãi?
trên chân của ốc sên có một loại thể tuyến. tuyến này gọi là túc tuyến. túc tuyến có thể tiết ra một loại thể dịch rất dính để giúp ốc sên bò
Câu 3:Tại sao trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ?
để thích nghi với môi trừong sống sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn
hình như là ong vò vẽ
 
L

lananh_vy_vp

Bạn hongnhung.97 trả lời tương đối đầy đủ òi.
Bổ sung chút ít câu 1 thui:
Muốn phát sáng thì ngoài chất huỳnh quang phải có cả chất xúc tác huỳnh quang nữa.
Câu 4:Ong bò vẽ
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:Tại sao củ cà rốt có màu đỏ?
Câu 2:Tại sao ong chúa, kiến chúa tuổi thọ lại đặc biệt dài?
Câu 3:Tại sao những thứ con gián đã ăn thường để lại mùi hôi?
Câu 4: gì đây?
Rainbow_Iris_ccvn.jpg
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Câu 1: Màu đỏ này là do có 1 sắc tố có tên là antoxyal (sắc tố phụ) và sắc tố này có hàm lượng rất là lớn,lớn hơn cả diệp lục nên nó lấn át cả diệp lục và biểu hiện ra bên ngoài

Không biết đúng không,nhưng dựa vào kiến thức lớp 11 tớ giải thích thế;)
 
H

hongnhung.97

Câu 1:Tại sao củ cà rốt có màu đỏ?
trong có rốt có chứa lucopen <mình ko chắc viết đúng vì chỉ nghe nó thui hjhj> mà cũng có thể là do sắc tố
Câu 2:Tại sao ong chúa, kiến chúa tuổi thọ lại đặc biệt dài?
vì ong chúa dc nâng niu và bảo vệ cẩn thận hơn .... so với đàn ong ^^ <đoán đại>
Câu 3:Tại sao những thứ con gián đã ăn thường để lại mùi hôi?
vì khi ăn, các bộ phận của cơ thể gián tiếp xúc vào thức ăn. mà gián tiết ra mùi hôi ở nhiều bộ phận cơ thể <chắc là để bảo vệ cơ thể và tìm kiếm bạn tình ^^>==> những thức ăn đó thường có mùi hôi
cây.............. lan
sai là chắc nhưng thui kệ có còn hơn ko
^^
 
C

cuncon_baby

Câu 3:Gián tiết ra chất mùi hôi từ nhiều bộ phận trên cơ thể chúng mà có thể gây ảnh hưởng đến mùi vị của nhiều loại thực phẩm. Khi số lượng gián nhiều thì mùi hôi này có thể tạo ra một mùi đặc trưng trên toàn bộ khu vực nhiễm gián.
câu 2:Chỉ có kiến chúa được hưởng đặc quyền ngủ say, còn lũ kiến thợ buộc phải tranh thủ ngủ gật hàng trăm lần trong ngày. Sự khác biệt trong cách ngủ giải thích tại sao kiến chúa sống tới vài năm, còn tuổi thọ của kiến thợ chỉ tính bằng tháng.
Cũng có thể: Trong đàn chỉ có ong chúa là có quyền đẻ trứng. Vì thế, nó được nâng niu và bảo vệ rất cẩn thận. Trong khi các con khác phải bươn trải bên ngoài để kiếm thức ăn, thì ong chúa chỉ nằm trong tổ, "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu". Nó được cung phụng loại mật hoa ngon nhất. Cho dù cả đàn ong phải nhịn đói thì ong chúa vẫn no đủ. Cả cuộc đời, ong chúa hầu như không phải chạm trán với kẻ thù. Có lẽ vì vậy mà ong chúa có thể sống hết tuổi thọ của nó (5-6 năm
Câu 1:do caroten có trong nó
chẳng biết đúng ko?:-/:-/:-/
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:Tại sao củ cà rốt có màu đỏ?
Câu 2:Tại sao ong chúa, kiến chúa tuổi thọ lại đặc biệt dài?
Câu 3:Tại sao những thứ con gián đã ăn thường để lại mùi hôi?
Câu 4: gì đây?
Rainbow_Iris_ccvn.jpg

Đáp án:
Câu 1: Có màu đỏ do nó bao hàm chất caroten.

Câu 2:
Thân thể con ong chúa hoặc kiến chúa thường to hơn gấp nhiều lần những con thường.Chức năng của nó là sinh sản ra thế hệ sau và duy trì cuộc sống quần thể.Chúng được ăn nhiều chất dinh dưỡng nhất, rất ít khi đi ra ngoài, cho nên cơ hội gặp kẻ địch cũng tương đối ít, tình cờ mà có kẻ địch bên ngoài xâm hại, ong thợ hoặc kiến thợ phải ra sức chống lại, khiến con chúa ko bị thương.-->tuổi thọ tương đối dài.

Câu 3:
Nguyên nhân chủ yếu là trên mình con gián có 1 tuyến thể, có thể tiết ra 1 dịch thể có mùi hôi.Những thứ nó bò qua hoặc ăn qua, bị dịch thể dạng dầu đó dính vào-->tỏa ra mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, khi gián ăn thường vừa ăn vừa nhè ra 1 phần thức ăn, đồng thời vừa ăn vừa bài tiết-->để lại mùi hôi khó ngửi.

Câu 4:Hoa diên vĩ
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:Tại sao hai mặt của chiếc lá có màu đậm nhạt khác nhau?
Câu 2:Tại sao cái cằm dưới của con ếch lúc phồng lúc xẹp?
Câu 3:Tại sao muỗi đực ko hút máu?
Câu 4:gì đây?
gymnobot2.jpg
 
T

thuyhoa17

Câu 1: 2 mặt của lá có 2 màu đậm nhạt khác nhau, cụ thể là mặt trên đậm còn mặt dưới nhạt hơn, vì tế bào mô giậu của lá chứa nhiều DIỆP LỤC nằm ở phía mặt trên của lá nen ở mặt trên của lá có màu đậm hơn.
Ở mặt dưói thì chứa nhiều tế bào mô xốp, có ít diệp lục hơn nên màu nhạt hơn.

Câu 3: vì muỗi cái có 1 cái vói thích hợp để xuyên thủng da con người và động vật để hút máu, còn muỗi đực thì ko có cái vòi thích hợp đó để xuyên thủng da người và động vật nên chúng ko hút máu, ăn trái cây thôi ;))
 
H

hongnhung.97

Câu 1:Tại sao hai mặt của chiếc lá có màu đậm nhạt khác nhau?
vì do sự tiếp xúc ko đều với ánh sáng mặt trời--> sự phân bố ko đều của diệp lục--> ....
một bên thì nhận được nhiều ánh sáng--> lượng diệp lục nhiều--> có màu xanh đậm hơn
một bên nhận ít ánh sáng--> lượng diệp lục ít--> có màu xanh nhạt hơn
Câu 2:Tại sao cái cằm dưới của con ếch lúc phồng lúc xẹp?
nó là một hiện tượng hô hấp đặc biệt ở ếch
động tác hô hấp của ếch dc thực hiện nhờ sự nâng hạ của thêm miệng
Câu 3:Tại sao muỗi đực ko hút máu?
muỗi đực ko có cơ quan hút máu như muỗi cái và nó chỉ tiêu hóa dc các loại dịch ngọt của hoa quả
ăn theo anh Khanh thì đây là cá lông vũ <mình cũng tìm thử rùi và đúng là cá lông vũ--> ko hoàn toàn ăn theo ^^>
 
L

lananh_vy_vp

Kì tiếp:
Câu 1:Tại sao hai mặt của chiếc lá có màu đậm nhạt khác nhau?
Câu 2:Tại sao cái cằm dưới của con ếch lúc phồng lúc xẹp?
Câu 3:Tại sao muỗi đực ko hút máu?
Câu 4:gì đây?
gymnobot2.jpg
Mọi người trả lời rất tốt.:)
Đáp án:
Câu 1:
Vì mặt trên của lá TV được ánh sáng mặt trời chiều xạ đầy đủ, tế bào biểu bì tầng sinh trưởng nhanh hơn, sắp xếp tổ hợp chặt chẽ, chất diệp lục tố có nhiều, có lợi cho tác dụng tiến hành quang hợp-->mặt trên của lá màu sẫm hơn.
Còn mặt dưới của lá nhận được ánh nắng chiếu xạ ít hơn, tế bào biểu tầng ít và phát triển chậm, sắp xếp tổ hợp tương đối loãng, chất diệp lục tố cũng ít, cho nên màu sắc mặt dưới của lá tương đối nhạt hơn.

Câu 2:
Do động tác hô hấp của ếch.
Khi thở chúng mím chặt miệng lại, đáy miệng tụt xuống dưới, mở lỗ mũi ra, hít không khí bên ngoài vào trong mồm.Sau đó đóng chặt lỗ mũi lại, đáy miệng nâng lên, trong mồm đầy không khí, đẩy không khí vào trong phổi khi nó tiếp tục thở.Dựa vào lực đàn hồi của phổi và sự co bóp của cơ bụng, ép không khí ở trong phổi ra ngoài.Như vậy miệng dưới của con ếch ko ngừng hoạt động, cằm dưới của nó cũng lúc phômg2 lúc xẹp.

Câu 3:
Do cấu tạo vòi hút của muỗi đực.
Vòi muỗi là do 6 cái kim hợp thành.Sáu cái kim này mọc trong rãnh của môi dưới.
Cái kim ở mồm con muỗi đực bị thoái hóa, hàm dưới vừa ngắn vừa bé lại rất yếu, ko thể châm đc vào thịt ở trong da-->ko thể hút máu.

Câu 4:
Cá lông vũ

Kì tiếp theo sẽ do saukecoldly post đề.^^
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom