topic đố vui sinh học

  • Thread starter hoahuongduong93
  • Ngày gửi
  • Replies 921
  • Views 118,786

Status
Không mở trả lời sau này.
S

sasukecoldly


1, Đây là loài cây thân leo, leo bằng thân quấn. Thân lá màu xanh, mềm, nhớt. ngắt ngọn khi thu hoạch.
Mùng tơi
2, Cá có mấy giác quan, kể tên ?
Khứu giác
Vị giác
Thị giác
Thính giác
4, Lá cây có vai trò gì đối với cây, và các sinh vật khác ?
Đối với cây:
Hô hấp và quang hợp
Còn sinh vật thì em chịu
 
C

camnhungle19

;))


1, Đây là loài cây thân leo, leo bằng thân quấn. Thân lá màu xanh, mềm, nhớt. ngắt ngọn khi thu hoạch.
Mùng tơi
2, Cá có mấy giác quan, kể tên ?
Khứu giác
Vị giác
Thị giác
Thính giác
4, Lá cây có vai trò gì đối với cây, và các sinh vật khác ?
Đối với cây:
Hô hấp và quang hợp
Còn sinh vật thì em chịu
có ở trên rùi em :)
câu 5: Thằn lằn Uroplatus phantasticus
---
phần típ theo:

1, Kiến có biết “chăn nuôi” ko? Nếu có thử cho một ví dụ.
2, Do đâu mà máu trong cơ thể ko đông mà khi ra môi trường ngoài lại bị đông lại. ( trừ những người máu khó đông)
3, Châu chấu hô hấp bằng gì?
4, Cá voi có quan hệ họ hàng với hươu sao hơn hay với cá chép hơn? Vì sao?
5, đoán xem con gì đây :D
Tayassu1.jpg
 
L

lananh_vy_vp

1.Có.VD:chăn nuôi nha trùng,rệp.
3.Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí.
4.Cá voi có quan hệ họ hàng với hươu sao hơn với cá chép do cá voi thuộc lớp thú
5.Lợn cỏ T.tajacu
 
Last edited by a moderator:
C

camnhungle19

4 con cá chép quan hệ hơn vì hươu sao ăn cá chép
5. hình đâu ạ .
Hươu ăn cá hả em ;)) =))=)) giờ chị mới nghe =))=))
5, có hình đấy chứ :)

1.Có.VD:chăn nuôi nha trùng,rệp.
3.Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí.
4.Cá voi có quan hệ họ hàng với hươu sao hơn với cá chép do cá voi thuộc lớp thú
5.Lợn cỏ T.tajacu
uhm, đúng ><.
1, bổ sung: Một số loài kiến biết chăn nuôi các con rệp sáp để hút mật ngọt do chúng tiết ra làm nguồn thức ăn.

còn câu 2 nữa nè :)

2, Do đâu mà máu trong cơ thể ko đông mà khi ra môi trường ngoài lại bị đông lại. ( trừ những người máu khó đông)
ai làm tiếp nhé.
 
C

camnhungle19

Ko ai trả lời câu này sao. ;;)
2, Do đâu mà máu trong cơ thể ko đông mà khi ra môi trường ngoài lại bị đông lại. ( trừ những người máu khó đông)
Nhờ máu có tiểu cầu, khi ra bên ngoài cơ thể tiểu cầu bị phá vỡ giải phóng enzim, enzim này sẽ biến chất sinh tơ máu thành tở mấu --> tạo thành khối máu đông.

câu đố khác:
1, ếch hô hấp bằng gì?
2, Để “tìm bạn tình” đom đóm đực phải tạo ra một ánh sáng nhấp nháy mà ta thường thấy, Nó tạo ra ánh sáng đó bằng cách nào thế? ;;)
3, Địa y là gì thế? :)
4, Đoán xem đây là gì?
o.jpg
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho_1811

câu 1: theo em nhớ không nhầm thì ếch hô hấp bằng da và hình như còn hô hấp bằng ....
 
D

diarygalaxy_pisces

3.Địa y là một dạng sinh vật đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một loại tảo và nấm.
4. Giống cây xương rồng quá :p
 
F

fly..fly..

1.Ếch hô hấp bằng phổi là chính, ngoài ra có da.
2.chúng dùng chất hóa học để phát ra ánh sáng
câu 3 là địa y phải không nhỉ:-/ :địa y là sự cộng sinh giữa nấm và tảo.trong đó các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo,tảo hút nước,muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ,nấm và tảo đều sứ dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp
 
C

camnhungle19

câu 1: theo em nhớ không nhầm thì ếch hô hấp bằng da và hình như còn hô hấp bằng ....
... là gì ;;)

3.Địa y là một dạng sinh vật đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một loại tảo và nấm.
4. Giống cây xương rồng quá :p
3, đúng
4, xương rồng :)
1.Ếch hô hấp bằng phổi là chính, ngoài ra có da.
2.chúng dùng chất hóa học để phát ra ánh sáng
câu 3 là địa y phải không nhỉ:-/ :địa y là sự cộng sinh giữa nấm và tảo.trong đó các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo,tảo hút nước,muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ,nấm và tảo đều sứ dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp
1, đúng rùi ^^
2, hóa chất nào ở đây =))=)) :))
3, uhm. ><
4.Cây xương rồng Opuntia.....................................................
đúng òi

còn câu 2 đấy :)
2, Để “tìm bạn tình” đom đóm đực phải tạo ra một ánh sáng nhấp nháy mà ta thường thấy, Nó tạo ra ánh sáng đó bằng cách nào thế?
 
D

duynhan1

Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.

:-\" tranh thủ kiếm thanks trước khi off ;))
 
T

thanhkimnguyen264

2/
Quá trình đom đóm tạo ra ánh sáng được gọi là quá trình phát quang sinh học. Quá trình này xuất hiện trong nhiều sinh vật chứ không chỉ riêng đom đóm (ví dụ đối với các loài cá có khả năng phát sáng ở dưới biển sâu). Phản ứng hóa học để phát ra ánh sáng là do một chất có tên gọi Adenosine Triphosphate (ATP), một chất hóa học có trong các tế bào sống dùng để lưu và chuyển hóa năng lượng.
Đom đóm có các tế bào đặc biệt ở phần đuôi chứa một hợp chất hóa học gọi là luciferin và một enzyme là luciferase (dùng để làm chất xúc tác, đẩy nhanh thời gian phản ứng). Phản ứng hóa học của Luciferin và ATP cùng với oxy sẽ tạo ra hợp chất oxyluciferin và chính hợp chất này sẽ tạo ra ánh sáng của đom đóm. Tùy thuộc vào mức độ oxy nhiều hay ít mà đom đóm sẽ phát ra các ánh sáng màu xanh hoặc vàng.

 
C

camnhungle19

Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.

:-\" tranh thủ kiếm thanks trước khi off ;))


2/
Quá trình đom đóm tạo ra ánh sáng được gọi là quá trình phát quang sinh học. Quá trình này xuất hiện trong nhiều sinh vật chứ không chỉ riêng đom đóm (ví dụ đối với các loài cá có khả năng phát sáng ở dưới biển sâu). Phản ứng hóa học để phát ra ánh sáng là do một chất có tên gọi Adenosine Triphosphate (ATP), một chất hóa học có trong các tế bào sống dùng để lưu và chuyển hóa năng lượng.
Đom đóm có các tế bào đặc biệt ở phần đuôi chứa một hợp chất hóa học gọi là luciferin và một enzyme là luciferase (dùng để làm chất xúc tác, đẩy nhanh thời gian phản ứng). Phản ứng hóa học của Luciferin và ATP cùng với oxy sẽ tạo ra hợp chất oxyluciferin và chính hợp chất này sẽ tạo ra ánh sáng của đom đóm. Tùy thuộc vào mức độ oxy nhiều hay ít mà đom đóm sẽ phát ra các ánh sáng màu xanh hoặc vàng.


2 người này /:) :)) :)) ( lật SGK lớp 10 mới vừa học ra coi nhé ;)), dài dòng quá đi :)) )

Chúng đốt ngọn lửa tình yêu bằng cách sử dụng ATP giúp enzim luciferaza phân giải một loại prôtein là luciferin tạo ra ánh sáng lạnh ko tỏa nhiệt, nhấp nháy mới chào đom đóm cái.

Típ ;)

1, Tại sao người say rượu trong khi đi thường có hiện tượng chân nam đá chân chiêu?
2, Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ?
3, Có một số động vật sau (cá voi , kì đà , cá cóc Tam Đảo, vịt cỏ, diều hâu, ba ba,ễnh ương và đười ươi). Hãy xếp chúng vào các lớp thuộc ngành Động vật có xương sống đã học ?
4, Thêm cái hình cho nó sinh động :D
Đoán xem con ngì nhé:
12.jpg
 
H

hachiko_theblues

1, Tại sao người say rượu trong khi đi thường có hiện tượng chân nam đá chân chiêu?
\Rightarrow Vì rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não
-> Vì vậy mà tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.
2, Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ?
\Rightarrow + Làm giảm mọi hoạt động giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng
+ Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi sau khi lao động mệt mỏi; giúp hồi phục sức khỏe :D
+ Giấc ngủ giúp tinh thần thoải mái và thư thái :D
3, Có một số động vật sau (cá voi , kì đà , cá cóc Tam Đảo, vịt cỏ, diều hâu, ba ba,ễnh ương và đười ươi). Hãy xếp chúng vào các lớp thuộc ngành Động vật có xương sống đã học ?
+ Lớp lưỡng cư: cá cóc tam đảo; ễnh ương
+ Lớp chim: diều hâu; vịt cỏ
+ Lớp thú: cá voi; đười ươi
+ Lớp bò sát: ba ba; kì đà
 
C

camnhungle19

1, Tại sao người say rượu trong khi đi thường có hiện tượng chân nam đá chân chiêu?
\Rightarrow Vì rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não
-> Vì vậy mà tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.
2, Nêu ý nghĩa sinh học của giấc ngủ?
\Rightarrow + Làm giảm mọi hoạt động giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng
+ Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi sau khi lao động mệt mỏi; giúp hồi phục sức khỏe :D
+ Giấc ngủ giúp tinh thần thoải mái và thư thái :D
3, Có một số động vật sau (cá voi , kì đà , cá cóc Tam Đảo, vịt cỏ, diều hâu, ba ba,ễnh ương và đười ươi). Hãy xếp chúng vào các lớp thuộc ngành Động vật có xương sống đã học ?
+ Lớp lưỡng cư: cá cóc tam đảo; ễnh ương
+ Lớp chim: diều hâu; vịt cỏ
+ Lớp thú: cá voi; đười ươi
+ Lớp bò sát: ba ba; kì đà

uhm ><

còn câu 4 sao ko đoán nhỉ

con gì thế ;;)
 
S

sasukecoldly

Tiếp ná !
Câu 1: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa prôtêin và axit nuclêic
Câu 2: Trong phân tử ADN, liên kết nào bền vững, liên kết nào kém bền vững hơn? Vì sao?
Câu 3: Chứng minh trong ADN, cấu trúc phù hợp với chức năng.
 
L

lananh_vy_vp

Câu 3:
Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử DNA đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.
- Trên mạch kép các cặp Nu lên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitrit bổ xung. Tuy lên kết hidro không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của DNA được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao.
- Nhờ các cặp Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ xung đã tạo cho chiều rộng DNA ổn định, các vòng xoắn của DNA dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu truc DNA ổn định, thông tin di truyền được điều hòa.
- Từ 4 loại Nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử DNA ở các loài sinh vật.

Những đặc điểm của DNA đảm bảo chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
- DNA có khả năng tự nhân đôi vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào theo nguyên tắc bổ xung nhờ đó mà NST hình thành, thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ.
- DNA chứa các gen cấu trúc, các gen này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế tổng hợp protein, đảm bảo cho gen hình thành tính trạng.
- DNA có thể bị biến đổi về cấu trúc do đột biến, hình thành những thông tin DT mới, có thể được di truyền cho cơ chế tái sinh của DNA.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom