Tổng hợp các chuyên đề hóa lớp 11

L

lequochoanglt

Như các bạn đã biết

Vì thế mình lập pic này để mọi người cùng thảo luận về vấn đề dùng định luật bảo toàn khối lượng để áp dụng giải các bài tập tưởng chừng như là phức tạp.:D:D:)>-:)>-
____________________
Bài 1: Cho 24,4g hh Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dd BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc kết tủa, cô cạn dd thu được a gam muối clorua, tính a
A. 20g B. 25,6g C. 26,6g D. 30g
Bài 2: Cho từ từ 1 luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hh gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 đun nóng thu được 64g sắt, khí đi ra sau phản ứng cho đi qua dd Ca(OH)2 dư được 40g kết tủa. Tìm m:
A. 70,4g B. 60,4g C. 70g D. 60g
Bài 3: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho 1 luồng khí CO đi qua ống đựng m gam X đun nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, thu đc 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B ở đktc, có tỉ khối so với H2 là 20,4. Giá trị của m là:
A. 56,8g B. 60,4g C. 70,4g D.65,7g

1/: nBaCO3 = 0,2 =>mBaCl2 = 41,6 =>m muối Cl = 41,6 + 24,4 - 39,4 = 26,6 (C)
2/nO (trong hh) = nCO2 = 0,4 =>mO = 6,4 => m = 70,4 (A)
3/dùng sơ đồ đường chéo tìm được nCOdư = 0,1, CO2 = 0,4 =>nO = 0,4 =>mO =6,4
=> m =70,4 (C)
 
C

chontengi

Đốt cháy hoàn toàn 1,12g chất hữu cơ A rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trog ddBa(OH)2 dư,thấy khối lượng bjh chứa tăng 3,6g.Bek rằng số mol CO2 gấp 1,5 lần sô mol H2O.Tìm CTPT của A ,bek tỉ khối hơi của A so vơi H2 nhỏ hơn 30.


m bình tăng = mCO2 + mH2O = 3,6

--> 44.nCO2 + 18.nH2O = 3,6

nCO2 = 1,5.nH2O

--> sao số mol H2O , CO2 lẻ vậy nhỉ :-SS
 
D

dung_1995

giúp mjh làm bài này với :
Đốt cháy hoàn toàn 1,12g chất hữu cơ A rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trog ddBa(OH)2 dư,thấy khối lượng bjh chứa tăng 3,6g.Bek rằng số mol CO2 gấp 1,5 lần sô mol H2O.Tìm CTPT của A ,bek tỉ khối hơi của A so vơi H2 nhỏ hơn 30.

mjh bek bài này cũng k khó lắm tại mjh *** hoá quá giúp mjh nhaz :D

bạn thử thế này xem đúng k nhá
[TEX] \frac{n_{CO_2}}{n_{H_2 O}} = 1,5 [/TEX] => A là có công thức là [TEX] C_n H_{2n-2} [/TEX] => [TEX] \frac{n}{n-1} = \frac{3}{2}[/TEX]
=> n=3 => công thức là [TEX] (C_3H_4)_n [/TEX] mà tỉ khối với [TEX] H_2 [/TEX] là bé hơn 30 => 40n< 60 => n=1 => công thức là [TEX] C_3H_4[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
V

vuongmung

số mol ra lẻ quá..nhưng mC+mH<mA===>có O trong A..nCO2=nC=1.5nH2O=3nH===>CT..CnH3nOx
mà MA<60...n=1==>CH3Ox(loại)..n=2==>C2H6O(thỏa mãn)...CTPT: C2H6O
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Tiếp

29) Cho hỗn hợp A gồm Al; Al2O3 có tỉ lệ kl = 0,18:0,02. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư thu được dd B và 0,03 mol khí. Cho B tan tan trong dung dịch 500 ml HCl được kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao thu 3,57 gam chất rắn. Tính CM HCl?
bài này hình như sai đề hay sao ấy !!
cái tỉ lệ khối lượng bé quá :-ss


Bài 30

Hòa tan 16,2 g bột kin loại hóa trị 3 vào 5 l dung dịch HNO3 0,5M (d=1,25g/ml) .Sau khi phản ứng kết thúc thu đc 5,6 l khí NO và H2 .Trộn hỗn hợp khí đó vs O2 , sau phản ứng thấy thể tích chỉ bằng 5/6 tổng thể tích hỗn hợp khí ban đầu và O2 thêm vào

a, Xđ tên kim loại
b,tính Cm của HNO3 sau phản ứng
 
B

binhthuongthoi1002

Cho mình tham gia với, hihi, có bài này nè
Một dung dịch có chứa x mol K[Al(OH)4] tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. x > y. B. y > x . C. x = y. D. x <2y.

đáp án là x=y, vì khi đó tỉ lệ 1: 1, lượng tủa sẽ ko tan----->:p
 
I

inujasa

Đúng toàn tập :D:D, làm tiếp nhé:
Bài 4: Hoà tan hh rắn gồm CaC2, Al4C3, Ca vào nước dư thu được 2,24 lít (đktc) hh khí X có tỉ khối đối với hidro bằng 10. Dẫn X qua bình chứa Ni nung nóng thu đc hh khí Y, tiếp tục cho Y qua bình đựng nước Brom dư thì thu đc 0,56 lít khí Z(đktc) có tỉ khối đối với hdro là 13. Khối lượng bình đựng nước brom tăng là:
A.1,35g B.1,55g C.0,8g D.0,89g
Bài 5: Cho 7.8g hỗn hợp X gồm Mg và Al (tỉ lệ mol: 1:2) tác dụng vừa đủ với V(l) khí B (đktc) gồm Clo và oxi sau phản ứng thu được 29.9g hỗn hợp oxit và muối. Tính V và %thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp khí B
 
Last edited by a moderator:
L

lequochoanglt


Bài 5: Cho 7.8g hỗn hợp X gồm Mg và Al (tỉ lệ mol: 1:2) tác dụng vừa đủ với V(l) khí B (đktc) gồm Clo và oxi sau phản ứng thu được 29.9g hỗn hợp oxit và muối. Tính V và %thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp khí B
[/COLOR]

a =nMg
b = nAl
24a + 27b = 7,8
2a - b = 0
a = 0,1 ---- b=0,2
Mg(0) - 2e -->Mg(+2)
0,1-------0,2
Al(0) - 3e -->Al(+3)
0,2-----0,6
=>ne cho = 0,8
Cl2(0) + 2e -->2Cl-
x----------2x-----2x
O2(0) + 4e -->20(-2)
y---------4y------2y
m khí = 29,9 - 7,8 = 22,1 (g)
2x + 4y = 0,8
71x + 32y = 22,1
x = 0,29
y = 0,06
=>V = (0,29 + 0,06).22,4 = 7,84 (l)
%O2 = 0,06.22,4.100/7,84 = 17,14(%)
=> %Cl2 = 82,86%
Số hơi lẻ --- Hy vọng không sai :D
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhan251102

Là ankin thì có nhận xét là n CO2> nH2O.nhưng nếu ngược lại thì chưa chắc đã đúng
VD như ankadien hoặc những hợp chất có nhiều hơn 2 nối đôi
 
Q

quynhan251102

Ta có m bình tăng chứ ko phải m dung dịch,người ta cũng không có noi là lọc bỏ kểt tủa khỏi bình,bạn thử tính theo hướng này xem
 
L

linh110

Thử phát xem nhỉ!!!! Mình thấy chưa ai giải bài này nên thử. Mọi ng xem rùi cho ý kiến nhá. Tại mình k chắc lắm :D:D:D:D:D:D:D:D
số mol [TEX] OH^-[/TEX] là 0,4 mol
số mol [TEX] Ba ^2+ [/TEX] là 0.15 mol
số mol [TEX] BaSO_3 [/TEX] là 0.1 mol
khi cho dung dịch Y vào dung dịch NaOH thì có kết tủa thì chắc chắn trong Y có Ba(SO3)3 => số mol Ba(SO3)3 là 0.05 mol
ptpu nè : [TEX] OH^- + SO_2 -> HSO_3^- [/TEX]

[TEX] 2 OH^- + SO_2 -> SO_3^- + H_2 0[/TEX]

=> số mol khí là 0.3 mol => khối lượng [TEX] FeS_2 [/TEX] là 18g
mọi ng cho ý kiến nhá
co' chat Ba(SO3)3 nữa hả? có thể viết ptpu cho e ko, e ko hiểu câu này lắm... viết pt pu khi đốt cháy FeS2 đc ko , bạn làm tắt quá , nên mình ko hiểu
 
Last edited by a moderator:
L

linh110

thêm câu nữa nè , giúp e nha mn ....
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dd HCl 1M vào 100ml dd chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M sau pứ thu đc số mol CO2 là ?
 
G

giotbuonkhongten

1/. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 26 gam
B. 22 gam
C. 32,6 gam
D. 36,2 gam

2/.Hòa tan 15 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dd HCl thu được dung dịch A và 1120 ml khí (đktc). Khối lượng (gam) muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A là
A. 18,55 gam
B. 15,58 gam
C. 15,55 gam
D. 16,75 gam


3/. Lấy 67,2 g hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 hoà tan trong dung dịch H2SO4 dư thu được dung dịch Y và 13,44 lit CO2 (đktc). Khối lượng muối khan sau khi cô cạn dung dịch Y là
A. 88,8 gam
B. 82,4 gam
C. 44,4 gam
D. 78 gam
 
J

jelly_nguy3n96tn

1, nHCl = 2nH2 = 0,8(mol) => m = 36,2 (D)
2, nCO2 = n H2O = 0,05(mol) ; nHCl = 2nH2O = 0,1(mol) => m muối = 15,55(C)
3, nCO2 = n H2O = nH2SO4 = 0,6(mol) => m muối = 88,8 (A)

Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít H2(đktc) và dung dịch chứa m muối gam. Giá trị của m là:
A. 8,89 gam
B, 9,52 gam
C, 10,27 gam
D, 7,25 gam
 
Last edited by a moderator:
A

anhtraj_no1

các bạn còn bài nào nữa không posst lên đi cho mọi người cùng giải ................................
công nhận hay @-)@-)@-)@-)@-)
 
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít H2(đktc) và dung dịch chứa m muối gam. Giá trị của m là:
A. 8,89 gam
B, 9,52 gam
C, 10,27 gam
D, 7,25 gam

m=3.22+ 0.06x96 =8.98


1/. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 26 gam
B. 22 gam
C. 32,6 gam
D. 36,2 gam


m=7.8 + 0.4x2x35.5=36.2

sao lắm đấu trường thế nhỉ? Tham gia muộn quá!


 
Top Bottom