Tổng hợp các chuyên đề hóa lớp 11

D

dung_1995

bác nào làm cho e với
cho hỗn hợp X có V=4.48 lít gồm [TEX]CO_2[/TEX] và một oxit nito B có tỉ khối so với [TEX]H_2[/TEX] là 18.5.xác định công thức ôxit và thành phần %khí
 
H

hienzu

bác nào làm cho e với
cho hỗn hợp X có V=4.48 lít gồm [TEX]CO_2[/TEX] và một oxit nito B có tỉ khối so với [TEX]H_2[/TEX] là 18.5.xác định công thức ôxit và thành phần %khí

c này làm theo kiểu trắc nghiệm cho nhanh
M trung bình =18,5.2=37
CO2: M=44 > 37
\RightarrowOxit nito phải có M<37 \Rightarrow NO

AD sơ đồ đg chéo\Rightarrow n NO=nCO2
\Rightarrow n NO=nCO2=0,1
\Rightarrow % NO=% CO2=50%
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

.Đại học an ninh 2001 .Tiến hành các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1:Cho 4 gam Cu tác dụng hết với 100ml HNO3 0,2 M sau khi phản ứng kết thúc thu được V1 lít NO (đktc) duy nhất. Thí nghiệm 2 : Cho 4 gam Cu tác dụng hết với100ml hỗn hợp gồm HNO3 0,2 M và H2SO4 0,2 M .Khi phản ứng kết thúc thu được V2 lít NO duy nhất (đktc). So sánh thể tích NO thu được ở 2 thí nghiệ trên
A. V2=V1 B. V2= 1,5V1 C. V2= 3V1 D.V2=2V1
 
N

nguyenvanut_73

.Đại học an ninh 2001 .Tiến hành các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1:Cho 4 gam Cu tác dụng hết với 100ml HNO3 0,2 M sau khi phản ứng kết thúc thu được V1 lít NO (đktc) duy nhất. Thí nghiệm 2 : Cho 4 gam Cu tác dụng hết với100ml hỗn hợp gồm HNO3 0,2 M và H2SO4 0,2 M .Khi phản ứng kết thúc thu được V2 lít NO duy nhất (đktc). So sánh thể tích NO thu được ở 2 thí nghiệ trên
A. V2=V1 B. V2= 1,5V1 C. V2= 3V1 D.V2=2V1

[TEX]n_{Cu} = 0,0625mol[/TEX]

[TEX]3Cu + 8H^+ + 2NO_3^- \to\ 3Cu^{2+} + 2NO + 4H2O[/TEX]

TN1

[TEX]n_{Cu}[/TEX] pư [TEX]= 0,0075mol => n_{NO} = 0,005mol[/TEX]

TN2

[TEX]n_{Cu}[/TEX] pư [TEX]= 0,0225mol => n_{NO} = 0,015mol [/TEX]

[TEX]=> V1 : V2 = 0,005 : 0,015 = 1 : 3 => V2 = 3V1[/TEX]
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

A-2008: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứngtrước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag
 
T

tvht_2607

Hoà tan hỗn hợp gồm Fe2O3 và Al2O3 bằng dung dịch H2SO4. Hãy chứng minh trong dung dịch thu được có ion Fe2+, Fe3+ và Al3+.
 
A

ahcanh95

Hoà tan hỗn hợp gồm Fe2O3 và Al2O3 bằng dung dịch H2SO4. Hãy chứng minh trong dung dịch thu được có ion Fe2+, Fe3+ và Al3+.

để chứng minh trong dung dịch có Fe2+ , Fe3+ và Al3+

td NaOH.

Fe(OH)2 màu trắng xanh, hóa nâu đỏ trong không khí sau 1 thời gian

Fe(OH)3 nâu đỏ.

Al(OH)3 tạo kết tủa keo trắng, sao đó tan ra.
 
L

lucmachthankiem

Trong X có Al,Fe,Al2O3. nH2 --> n Al dư, n kết tủa --> nNaAlO2, NaAlO2 đc tạo ra từ Al2O3 và Al nên trừ cái lượng Al pư là ra Al2O3. Có Al2O3 và Al thì tìm nốt Fe3O4.
 
D

desert_eagle_tl

nung nóng m g hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong đk không có ko khí .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu đc hỗn hợp chất rắn X .cho X t/d vs NaOH thu đc dung dịch Y , chất rắn Z và 3,36l H2.Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thu đc 39g kết tủa .giá trị của m là ??

8Al + 3Fe3O4 ----------->4Al2O3 + 9Fe (1)

mol Al dư = [TEX]\frac{2}{3}n H2 = \frac{2}{3}. 0,15 =0,1 mol[/TEX]

mol kết tủa = 0,5 mol = nAl + 2nAl2O3

==> n Al2O3 = 0,2 mol ==> n Fe = 0,45 mol

==> m = 0,2.102 + 0,45 . 56 + 0,1.27 = 48,3 gam.
 
I

inujasa

cho bình kín 11,2 lít N2, NO2 và NO ở O đọ C và 2 atm. cho vô bình 600 ml H2O lắc cho p/ứ xảy ra hoàn toàn thi dc hỗn hợp khí X có áp suất 1,344 atm ở nhiệt độ ban đầu. hỗn hợp khí sau p/ứ có d X / h2 = 1 . tính thành phần % mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.

mình ko hiểu chỗ này h2 ở đây là hidro hay là hỗn hợp .
 
I

inujasa

đốt 12,8 gam Cu trong không khí thu được chất rắn B, rồi hoà tan B trong dd HNO3 0,5M vừa đủ thoát ra 4,48ml khí NO(đkc) Khối lượng của B và thể tích axit đã dùng là bao nhiêu?
 
A

ahcanh95

đốt 12,8 gam Cu trong không khí thu được chất rắn B, rồi hoà tan B trong dd HNO3 0,5M vừa đủ thoát ra 4,48ml khí NO(đkc) Khối lượng của B và thể tích axit đã dùng là bao nhiêu?

kiểu này thì chất rắn B có Cu, CuO.

3Cu + 8HNO3 => 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

=> mol Cu = 3/2 mol NO = 3 . 10^-4 mol => m Cu = 0,0192 gam => mol CuO = 0,1997 mol

=> m B = 12,8 + 0,1997 . 16 = 15,9952 gam

=> mol HNO3 dùng = 0,4 mol => V = 0,8 lít
 
T

thuy_linh_95

kiểu này thì chất rắn B có Cu, CuO.

3Cu + 8HNO3 => 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

=> mol Cu = 3/2 mol NO = 3 . 10^-4 mol => m Cu = 0,0192 gam => mol CuO = 0,1997 mol

=> m B = 12,8 + 0,1997 . 16 = 15,9952 gam

=> mol HNO3 dùng = 0,4 mol => V = 0,8 lít

Bạn tính mol Cu có nhầm ko. Mol Cu mình ra đẹp 0,03 mol
Thế tích mình ra V = 0,04 l
 
Last edited by a moderator:
Q

quocoanh12345

đốt 12,8 gam Cu trong không khí thu được chất rắn B, rồi hoà tan B trong dd HNO3 0,5M vừa đủ thoát ra 4,48ml khí NO(đkc) Khối lượng của B và thể tích axit đã dùng là bao nhiêu?


Chỗ này mà @ inujasa cho 4,48l thì có vẻ hợp lí hơn nhở
POST bài khác:
Cho 2,7 g hh gồm Fe, Zn tác dụng với dd CuSO4. Sau 1 thời gian thu được dd Y và 2,84g chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào H2SO4 loãng dư, sau khi các pư xãy ra hoàn toàn thì KL chất rắn giảm 0,28g và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. Phần trăm KL của Fe trong X là?
(51,85%)
 
D

desert_eagle_tl


Chỗ này mà @ inujasa cho 4,48l thì có vẻ hợp lí hơn nhở
POST bài khác:
Cho 2,7 g hh gồm Fe, Zn tác dụng với dd CuSO4. Sau 1 thời gian thu được dd Y và 2,84g chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào H2SO4 loãng dư, sau khi các pư xãy ra hoàn toàn thì KL chất rắn giảm 0,28g và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. Phần trăm KL của Fe trong X là?
(51,85%)

mol Fe dư = 0,005 mol
==> m Fe pu + m Zn = 2,7 - 0,28 = 2,42
mol Fe pu =a
mol Zn =b
*** Ta có 56a + 65b = 2,42 (1)
a + b = [TEX]\frac{2,84 - 0,28}{64} = 0,04[/TEX] (2)
Giải (1) (2) ==> a = b = 0,02

==> % m Fe = [TEX]\frac{0,02.56 + 0,28}{2,7} . 100% = 51,85%[/TEX]
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu


Cho 2,7 g hh gồm Fe, Zn tác dụng với dd CuSO4. Sau 1 thời gian thu được dd Y và 2,84g chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào H2SO4 loãng dư, sau khi các pư xãy ra hoàn toàn thì KL chất rắn giảm 0,28g và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. Phần trăm KL của Fe trong X là?
(51,85%)

0,28g đó là khối lượng của Fe , Cu phản ứng hết

[TEX]=> n_{Cu}=0,04[/TEX]

[TEX]n_{Fe-du}=0,005[/TEX]

[TEX]\left{\begin{a+b=0,04}\\{56a+65b=2,7-0,28} [/TEX]

[TEX]\Rightarrow a=b=0,02[/TEX]

[TEX]=> \sum n_{Fe}=0,025[/TEX]

[TEX]=>%Fe=51,85[/TEX]
 
C

chemistry1713

Có ai giải ra bài này không ạ
cho 2,016 gam kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng hết với oxi thu 2,784 gam chất rắn. Tìm tên kim loại
 
D

desert_eagle_tl

Có ai giải ra bài này không ạ
cho 2,016 gam kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng hết với oxi thu 2,784 gam chất rắn. Tìm tên kim loại

m O2 = 2,784 - 2,016 = 0,768 g ==> n O2 = 0,024 mol

2nM + mO2--------> 2MnOm

[TEX]\frac{0,048n}{m}-----0,024[/TEX]

==> M = [TEX]\frac{2,016}{\frac{0,048n}{m}}[/TEX]

==> [TEX]M = 42\frac{m}{n} [/TEX]
==> n = 3 , m = 4 ==> M = 56 là Fe
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom