Tổng hợp các chuyên đề hóa lớp 11

M

maygiolinh

Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 gam bột nhôm, 0,24 gam bột magie và bột lưu huỳnh dư. Cho sản phẩm tác dụng với H2SO4 loãng dư. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch Pb(NO3)2 0,1M. Thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với chất khí được dẫn vào là:
A. 400cm3 B. 300cm3 C. 200cm3 D. 100cm3
 
A

ahcanh95

Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 gam bột nhôm, 0,24 gam bột magie và bột lưu huỳnh dư. Cho sản phẩm tác dụng với H2SO4 loãng dư. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch Pb(NO3)2 0,1M. Thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với chất khí được dẫn vào là:
A. 400cm3 B. 300cm3 C. 200cm3 D. 100cm3

khí đó chính là H2S

mol Al = 0,02 => Al2S3 => mol S = 0,03. mol Mg = 0,01 => MgS => mol S = 0,01

=> tổng mol H2S = mol S = 0,04

H2S + Pb(NO3)2 => PbS + 2HNO3

=> mol Pb(NO3)2 = 0,04 => V = 0,4 lít
 
I

inujasa

Hoà tan m gam Na vào nước được dung dịch X. Thêm một ít tinh thể KMnO4 vào dung dịch X thì pH của X là?
[TEX]n_{NaOH} = m/23 mol[/TEX]
[TEX]KMnO_4 + NaOH ---> NaMnO_4 + KOH[/TEX]
[TEX]\Rightarrow n_{OH^-} = m/23[/TEX]
Thể tích dd là V: [TEX]\Rightarrow pOH = -lg[m/(23V)][/TEX]
[TEX]\Rightarrow pH = 14 + lg[m/(23V)][/TEX]
Số liệu nghèo nàn quá, chẳng biết đúng hay sai nữa:-SS:-SS
Tiếp nhé, để lâu quá rồi:D:D

Bài 1: Hoà tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc). 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là:
A. 31,45 gam. B. 33,99 gam.
C. 19,025 gam. D. 56,3 gam.
Bài 2: Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2M thì thu được 18,504 gam muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 0,8 lít B. 0,08 lít.
C. 0,4 lít. D. 0,04 lít.
Bài 3: Trộn 8,1 gam bột Al với 48 gam bột Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng chất rắn thu được là:
A. 61,5 gam. B. 56,1 gam.
C. 65,1 gam. D. 51,6 gam.
Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại (đứng trước H trong dãy điện hoá) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là:
A. 1,71 gam. B. 17,1 gam
C. 13,55 gam. D. 34,2 gam.
Bài 5: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là:
A. 6,25%. B. 8,62%.
C. 50,2%. D. 62,5%.
Bài 6: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối tan. Tên hai kim loại và khối lượng m là:
A. 11 gam; Li và Na.
B. 18,6 gam; Li và Na.
C. 18,6 gam; Na và K.
D. 12,7 gam; Na và K.
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam FeS2 và cho toàn bộ lượng SO2 vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,125M. Khối lượng muối tạo thành là:
A. 57,4 gam. B. 56,35 gam.
C. 59,17 gam. D. 58,35 gam.
Bài 8:Hoà tan 33,75 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng , dư thu được 16,8 lít khí X (đktc) gồm hai khí không màu hoá nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 17.8.
a. Kim loại đó là:
A.Cu. B. Zn.
C. Fe. D. Al.
b. Nếu dùng dung dịch HNO3 2M và lấy dư 25% thì thể tích dung dịch cần lấy là
A. 3,15 lít B. 3,00 lit
C. 3,35 lít D. 3.45 lít
Bài 9: Hoà tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khi NO và dung dịch X. Đbạn cô cạn dung dịch X thu được số gam muối khan là
A.77,1 gam B.71,7 gam
C. 17,7 gam D. 53,1 gam
Bài 10: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A.6,81 gam B.4,81 gam
C. 3,81 gam D. 4.81 gam
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu




Bài 1: Hoà tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc). 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là:
A. 31,45 gam. B. 33,99 gam.
C. 19,025 gam. D. 56,3 gam.

Bài 3: Trộn 8,1 gam bột Al với 48 gam bột Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng chất rắn thu được là:
A. 61,5 gam. B. 56,1 gam.
C. 65,1 gam. D. 51,6 gam.


Bài 1:

[TEX]m_{Mg , Al }= 9,14-2,54=6,6 g[/TEX]

[TEX]nH2=0,35mol[/TEX]

theo bào toàn e

[TEX]\left{\begin{24a+27b=6,6}\\{2a+3b=0,7} [/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \left{\begin{a=0,05}\\{b=0,2} [/TEX]

m muối = 31,45

~~>A


bài 2:

khối lượng kim loại vẫn bảo toàn
=> m kim lạoi = 8,1+48=56,1 g

~~> B
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu



Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại (đứng trước H trong dãy điện hoá) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là:
A. 1,71 gam. B. 17,1 gam
C. 13,55 gam. D. 34,2 gam.

m muối khan là

[TEX]m= 10+0,1.2.5,5 = 17,1 g[/TEX]

~~>B



Bài 5: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là:
A. 6,25%. B. 8,62%.
C. 50,2%. D. 62,5%.

[TEX]n _{CO2}=n_{CaCO3}=0,1[/TEX]

[TEX]=> % CaCO3 =\frac{0,1.100}{11,6+0,1.44}=62,5 %[/TEX]


Bài 6: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối tan. Tên hai kim loại và khối lượng m là:
A. 11 gam; Li và Na.
B. 18,6 gam; Li và Na.
C. 18,6 gam; Na và K.
D. 12,7 gam; Na và K.

[TEX]2M +2HCL--->2MCl+H2[/TEX]

[TEX]=> M= \frac{4,4}{0,2.2}=11[/TEX]

m muối = 4,4 +_0,4.35,5=18,6g

[TEX]\Rightarrow B[/TEX]
 
A

ahcanh95

post bài thì post ít tí, nhiều quá à.

Bài 1: 7,84 lít khí là H2 => mol Cl- trong muối = 0,7 mol

=> m muối = 0,7 . 35,5 + 9,14 - 2,54 = 31,45 gam

Bài 3: B: 56,1 gam

Bài 4: Tương tự bài 1:

=> m = 17,1 gam

Bài 5: Na2CO3 ko bị nhiệt phân

=> mol CO2 = mol CaCO3 = 0,1 mol

=> % = 0,1 . 100 / ( 11,6 + 0,1 . 44) = 0,625

Bài 6: Gọi CT chung là M

=> M = 4,4 / 0,4 = 11 => 2KL là Li và Na

m muối thì tương tự bài 1: m = 18,6 gam

Bài 7:mol FeS2 = 0,15 => mol SO2 = 0,3 mol

có 1 < mol OH- / mol SO2 < 2 => 2 muối => mol HSO3- = 0,1 mol, mol SO3 2- = 0,2

=> m muối = 58,35 gam

Bài 8: 2 khí đó là N2O và NO

=> mol NO = 0,45 . mol N2O = 0,3 mol

=> KL là Al

b) Mol HNO3 đủ = 4,8 => lấy dư 25% => mol = 6

=> V = 3 lít

Bài 9: m muối = 15,9 + 0,3 . 3 . 62 = 71,7 gam

Bài 10: mol H2SO4 = 0,05 mol => mol O = 0,05 mol

=> m muối = m KL + m SO4 2- = 6,81 gam
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam FeS2 và cho toàn bộ lượng SO2 vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,125M. Khối lượng muối tạo thành là:
A. 57,4 gam. B. 56,35 gam.
C. 59,17 gam. D. 58,35 gam.

[TEX]=> n_{SO2}=2.\frac{18}{120}=0,3[/TEX]

=> tạo muối trung hòa

m muối = 54,25g


Bài 8:Hoà tan 33,75 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng , dư thu được 16,8 lít khí X (đktc) gồm hai khí không màu hoá nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 17.8.
a. Kim loại đó là:
A.Cu. B. Zn.
C. Fe. D. Al.
b. Nếu dùng dung dịch HNO3 2M và lấy dư 25% thì thể tích dung dịch cần lấy là
A. 3,15 lít B. 3,00 lit
C. 3,35 lít D. 3.45 lít

-> Khí NO và N2O

[TEX]=> n_{NO}=0,45; n_{N2O}=0,3[/TEX]

hóa trị của m từ 1-> 3

thử chọn => n=3 => M là Al

[TEX]\Rightarrow n_{HNO3}=4,8mol[/TEX]

[TEX]=> V=3l [/TEX]



Bài 9: Hoà tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khi NO và dung dịch X. Đbạn cô cạn dung dịch X thu được số gam muối khan là
A.77,1 gam B.71,7 gam
C. 17,7 gam D. 53,1 gam

m muối = 0,3.3.62+ 15,9= 71,7 g


[TEX]Bài 10: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A.6,81 gam B.4,81 gam C. 3,81 gam D. 4.81 gam [/TEX]


m muối = 2,81+ 0,05.98- 0,05.18=6,81 g
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

cho 24g Cu vào 400ml dung dịch NaNO3 0,5M , sau đó thêm tiếp 500ml dd Hcl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V1 khí không màu ở đktc .mặt khác thêm NaOH vào X cho đến khi kết tủa hết Cu2+ thấy dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu đã dùng là V2 lít . Tìm V1 và V2
 
A

ahcanh95

cho 24g Cu vào 400ml dung dịch NaNO3 0,5M , sau đó thêm tiếp 500ml dd Hcl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V1 khí không màu ở đktc .mặt khác thêm NaOH vào X cho đến khi kết tủa hết Cu2+ thấy dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu đã dùng là V2 lít . Tìm V1 và V2

mol Cu = 0,375 mol, mol NO3- = 0,2 mol. mol H+ = 1 mol

Khí ko màu chính là NO

3Cu + 8H+ + 2NO3- => 3Cu2+ + 2 NO + 4 H2O

=> NO3-hết => NO3- = mol NO = 0,2 mol => V1 = 4,48 lít

Cu p/ứ = 0,3 mol = mol Cu2+ => mol OH- = mol NaOH = 0,4 mol => V2 = 0,8 lít
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

mol Cu = 0,375 mol, mol NO3- = 0,2 mol. mol H+ = 1 mol

Khí ko màu chính là NO

3Cu + 8H+ + 2NO3- => 3Cu2+ + 2 NO + 4 H2O

=> NO3-hết => NO3- = mol NO = 0,2 mol => V1 = 4,48 lít

Cu p/ứ = 0,3 mol = mol Cu2+ => mol OH- = mol NaOH = 0,4 mol => V2 = 0,8 lít
:p:p:p
sai rùi bạn iu ah

số mol NaOH là 0,6 chứ k phải là 0,4 nha

Cu p/ứ = 0,3 mol = mol Cu2+ => mol OH- = mol NaOH = 0,6 mol => V2 = 1,2l

cậu giỏi hoá vậy chắc cũng nhiều bài tập hay nhỉ !!post lên đi:D:D
 
A

ahcanh95

:p:p:p
sai rùi bạn iu ah

số mol NaOH là 0,6 chứ k phải là 0,4 nha

Cu p/ứ = 0,3 mol = mol Cu2+ => mol OH- = mol NaOH = 0,6 mol => V2 = 1,2l

cậu giỏi hoá vậy chắc cũng nhiều bài tập hay nhỉ !!post lên đi:D:D

vui quá, vui quá. Cậu cũng sai rùi

H+ dư = 0,2 mol => tổng mol OH- = 0,8 mol => V = 1,6 M

:khi (194)::khi (194)::khi (194)::khi (194)::khi (194)::khi (194):

Bỏ ngay từ bạn iu đi, ng yêu của tôi ít phải hoa hậu. Cô xinh đẹp dc như vậy thì bảo.

ờ==" chả để ý nữa =="
là bạn iu chứ có ns là ng` iu đâu mà cậu sợ =.= :)) tớ cũng có định nhận đâu b-)
 
Last edited by a moderator:
A

ahcanh95

Bài tập thì cũng ko khó đâu. Post lên bài zậy.

cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 Al vào 200ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi p/ứ kết thúc dc dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 KL. Cho E td với dung dịch HCl dư dc 0,03 mol H2. Tính nồng độ AgNO3 và Cu(NO3)2.

Bài tập đi học thêm của tớ đó.
 
Q

quocoanh12345

Bài tập thì cũng ko khó đâu. Post lên bài zậy.

cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 Al vào 200ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi p/ứ kết thúc dc dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 KL. Cho E td với dung dịch HCl dư dc 0,03 mol H2. Tính nồng độ AgNO3 và Cu(NO3)2.

Bài tập đi học thêm của tớ đó.

ta dễ dang nhận thấy là [TEX]E [/TEX]gồm [TEX]Fe dư, Ag, Cu[/TEX]
Ta có ngay hệ (miknhf làm hơi tắc tí chút)
[TEX]\left{64x+108y=8,12-0,03.56=6,44\\2x+y=0,03.3+(0,05-0,03).2=0,13[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow x=0,05;y=0,03 DONE[/TEX]
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

dung dịch X chứa 0,4 mol HCL và 0,05 mol Cu(NO3)2 .Cho mg Fe vào X . khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc chất rắn y gồm 2 kim loại có khối lượng là 0,8m g và V lít khí NO . TÌm m và V
 
A

ahcanh95

dung dịch X chứa 0,4 mol HCL và 0,05 mol Cu(NO3)2 .Cho mg Fe vào X . khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc chất rắn y gồm 2 kim loại có khối lượng là 0,8m g và V lít khí NO . TÌm m và V

mol H+ = 0,4 . mol NO3- = 0,1
3Fe + 8H+ + 2NO3- => 3Fe2+ + 2NO + 4H2O => mol Fe p/ứ = 0,15 mol

còn có: Fe + Cu2+ => Fe2+ + Cu => mol Fe p/ứ = 0,05 mol. mol Cu tạo thành = 0,05

=> m giảm = 8 gam => m Fe = 40 gam

=> V NO = 2,24 lít
 
Last edited by a moderator:
M

miko_tinhnghich_dangyeu

mol H+ = 0,4 . mol NO3- = 0,1
3Fe + 4H+ + 2NO3- => 3Fe2+ + 2NO + H2O => mol Fe p/ứ = 0,15 mol

còn có: Fe + Cu2+ => Fe2+ + Cu => mol Fe p/ứ = 0,05 mol. mol Cu tạo thành = 0,05

Vì H+ dư = 0,2 mol => mol HCl = 0,2 mol

Fe + 2HCl => FeCl2 + H2 => mol Fe p/ứ = 0,1 mol

=> m giảm = 13,6 gam => m Fe = 68 gam

=> V NO = 2,24 lít


sai rùi :|:|

mol H+ = 0,4 . mol NO3- = 0,1
3Fe + 4H+ + 2NO3- => 3Fe2+ + 2NO + H2O => mol Fe p/ứ = 0,15 mol

còn có: Fe + Cu2+ => Fe2+ + Cu => mol Fe p/ứ = 0,05 mol. mol Cu tạo thành = 0,05

=> m-(0,15+0,05).56+ 0,05.64=0,8m

=>m=40g

=> V NO = 2,24 lít
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

Câu 2. Lấy 12 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào cốc đựng dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Để tác dụng hết với các chất có trong cốc sau phản ứng cần ít nhất khối lượng [TEX]NaNO_3[/TEX] là (sản phẩm khử duy nhất là NO).
 
A

ahcanh95

Câu 2. Lấy 12 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào cốc đựng dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Để tác dụng hết với các chất có trong cốc sau phản ứng cần ít nhất khối lượng [TEX]NaNO_3[/TEX] là (sản phẩm khử duy nhất là NO).

4,48 lít là do Fe => mol Fe = mol H2 = 0,2 mol. mol Cu = 0,0125 mol

3Fe2+ + 4H+ + NO3- => 3Fe3+ + NO + 2H2O

3Cu + 8H+ + 2NO3- => 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

=> theo pt thì mol NO3- = 0,075 mol => m NaNO3 = 6,375 gam

Hôm nào lên mạng kiếm mấy bài post mới dc, cứ làm hoài à.

ờ kiếm đi , ngay bây h ý ,tớ cũng chán cảnh cứ phải post thế này lắm rùi =="
 
Last edited by a moderator:
A

ahcanh95

khử hoàn toàn m gam CuO và FexOy = CO đốt nóng dc 2,04 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho y td nc vôi trong dc 3,5 gam kết tủa. Mặt khác cho X td HCl dc 0,56 lít khí. Tìm CT của FexOy.

Mình tìm ra là : FeO

( bài thi lớp 12 chuyên hóa của khoa học tự nhiên đó)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom