Toán 10

S

snowangel1103

[toán 10] bài tập hình học 10

1/ cho hình bình hành ABCD, điểm M thoả: [TEX]\vec{MA}+2\vec{MD}=0[/TEX]
cho AB=2, AD=3 và [TEX](\vec{AB},\vec{AD})=60^0[/TEX].tính [TEX]\vec{BM}.\vec{AC}[/TEX]


2/ cho tam giác ABC có AB=5,BC=7,AC=8
a) tính [TEX]\vec{AB}.\vec{AC}[/TEX] và suy ra giá trị của góc A
b) tính [TEX]\vec{CA}.\vec{CB}[/TEX]
c) gọi D là điểm trên cạnh AC sao cho CD=3. tính [TEX]\vec{CD}.\vec{CB}[/TEX]


3/ cho I là trung điểm AB, M là điểm tuỳ ý.cmr:
a) [TEX]\vec{MA}.\vec{MB}=MI^2-\frac{AB^2}{4}[/TEX]
b) [TEX]MA^2+MB^2=2MI^2+\frac{AB^2}{2}[/SIZE][/TEX]
 
H

hthtb22

ĐK: $x >1$

$x+2-\dfrac{x}{\sqrt{x-1}}=2$

$\Leftrightarrow x(1-\dfrac{1}{\sqrt{x-1}})=0$

$\Leftrightarrow \sqrt{x-1}=1 \Leftrightarrow x=2$
 
N

noinhobinhyen

Bài 1 . Bài 2 toàn là tính toán áp dụng công thức

Bài 3.

a, $\vec{MA}.\vec{MB}=(\vec{IA}-\vec{IM})(\vec{IB}-\vec{IM})$

$=(-\vec{IB}-\vec{IM})(\vec{IB}-\vec{IM}) = IM^2-IB^2=IM^2-\dfrac{AB^2}{4}$

b,

+$MA^2 = \vec{MA}^2 = (\vec{MI}+\vec{IA})^2=MI^2+IA^2+2\vec{MI}.\vec{IA}$

+$MB^2=\vec{MB}^2=(\vec{MI}+\vec{IB})^2=MI^2+IB^2+2\vec{MI}.\vec{IB}$

$\Rightarrow MA^2+MB^2=2MI^2+IA^2+IB^2+2\vec{MI}(\vec{IA}+\vec{IB})=2MI^2+\dfrac{AB^2}{2}$
 
H

hanh_nguyen_123

Chứng minh bất đẳng thức

1. chứng minh rằng nếu a>b và ab>0 thì $\dfrac{1}{a} < \dfrac{1}{b}$ ?

2.chứng minh rằng nếu $a;b \geq 0$

thì $\dfrac{a+b}{2}.\dfrac{a^2+b^2}{2} \leq \dfrac{a^3+b^3}{2}$
 
Last edited by a moderator:
N

noinhobinhyen

1. $a > b ; ab > 0 \Leftrightarrow \dfrac{a-b}{ab} > 0 \Leftrightarrow \dfrac{1}{b}-
\dfrac{1}{a} > 0 \Leftrightarrow \dfrac{1}{a} < \dfrac{1}{b}$

2. $\Leftrightarrow (a+b)(a^2+b^2) \leq 2a^3+2b^3$

$\Leftrightarrow a^2b+ab^2 \leq a^3+b^3$

$\Leftrightarrow (a-b)^2(a+b) \geq 0$ Đúng
 
F

forever1716

Đề thi HKI ( Cơ bản + Nâng cao )

Đề 1 :

Câu 1 :
a. Tìm A $\cap$ B và biểu diễn chúng trên trục số , biết A = [-1;6) và B=[2;8]
b. Viết các tập con của tập X = {0;1;2}

Câu 2 : Tìm tập xác định các hàm số sau :
a. $y = \frac{2x + 5}{x^3 + 3x - 4}$
b. $y = \sqrt{2x+1} + \sqrt{4-3x} $

Câu 3 : Xét tính chẵn,lẽ của hàm số $ y = \frac{ |x+1| + |x-1| }{ |x+1| - |x-1|} $

Câu 4 : cho hàm số $y = x^2 + (2m +1)x + m^2 - 1$ Có Đồ Thị (P)
a. khảo sát và vẽ đồ thị hàm số khi $m = \frac{1}{2}$
b. Chứng minh rằng với mọi m , (P) luôn cắt đường phân giác của góc phần tư thứ nhất tại hai điểm phân biệt và khoảng cách hai điểm này bằng một hằng số.

Câu 5 : Giải các phương trình sau :
a. $\sqrt{x^2 + 2x - 1}=x - 1$
b. $|x^2 -3x +1| = x+1$

Câu 6 : Cho lục giác đều ABCDEF tâm O , chứng minh rằng : $\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB} + \overrightarrow{MC} + \overrightarrow{MD} + \overrightarrow{ME} + \overrightarrow{MF} = 6\overrightarrow{MO}$ với mọi điểm M bất kỳ .

Câu 7 : cho A(1;-2) , B(2;-2) tìm điểm M thuộc trục hoành sao cho MA = MB





Đề 2 :

Câu 1 : *Tìm tập xác định của hàm số $y =\frac{2x}{ \sqrt{x+1} } +\frac{3x}{x^2 +1} $
*Lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau :
a. \forallx $\in$ $\mathbb{R}$ : $x > x^2$
b. mọi học sinh của lớp đều thích môn toán.

Câu 2 : xét tính chẵn,lẽ của hàm số sau : $y = \frac{x^4 - 2x^2 +3}{|x|(x^3 +x)}$

Câu 3 : cho phương trình : $(m+1)x^2 - 2(m-1)x + m - 2 = 0$ (m là tham số)
a. Giải Phương trình với m = -2
b. tìm m để phương trình có nghiệm kép . Tính Nghiệm kép

Câu 4 : giải các phương trình :
a. $|2x-1| = x+1$
b. $\sqrt{x+1} = 5-x$

Câu 5 : Giải và biện luận phương trình theo tham số m : $m(m-3) =4 - m^2 -x$

Câu 6 : Cho 2 đường thẳng : $(\Delta_{1})$ : $y = (-2m+1)x -3m +2$ và $(\Delta_{2})$ $y = (m^2 -2)x +m-2$ . Xác định M để hai đường thẳng trên song song với nhau

Câu 7 : cho tam giác ABC đều cạnh bằng 8 . Gọi I là trung điểm BC.
a. Tính $|\overrightarrow{BA} - \overrightarrow{BI}|$
b. tìm điểm M thỏa $\overrightarrow{MA} -\overrightarrow{MB} + 2\overrightarrow{MC} = \overrightarrow{0}$

Câu 8 : trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho ba điểm A, B , C với A(2;1) , B(-2;3) , $\vec{OC} = \overrightarrow{i} - 2\overrightarrow{j}$
a. Chứng minh rằng A , B , C là ba đỉnh của một tam giác
b. Tìm tọa độ trọng tâm G , Trực tâm H và tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
c. Chứng minh ba điểm G , H , I thẳng hàng
d. Tìm tọa độ véc tơ $\overrightarrow{u} = 2\overrightarrow{OB} -3\overrightarrow{AC}$

Câu 9 : Cho tam giác ABC có AB = 5 , BC= 7 , CA = 6
a. Tính $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}$
b. Gọi M là điểm thỏa $\overrightarrow{AM}= \frac{2}{3}\overrightarrow{AC} $ . Tính $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AM}$ , suy ra độ dài BM
 
Last edited by a moderator:
N

noinhobinhyen

đề i

Câu 5.

a, Nhận xét rồi bình phương hai vế

b, $|x^2 -3x +1| = x+1$

TH1 : $x^2-3x+1=x+1$

TH2 : $-x^2+3x-1 = x+1$

Câu 6.

Có $\vec{OA}+\vec{OB}+\vec{OC}+\vec{OD}+\vec{OE}+\vec{OF} = \vec{0}$

$\Rightarrow \vec{MA}+\vec{MB}+\vec{MC}+\vec{MD}+\vec{ME}+\vec{MF}=(1+1+1+1+1+1)\vec{MO}=6\vec{MO}$

Câu 7.

cho A(1;-2) , B(2;-2) tìm điểm M thuộc trục hoành sao cho MA = MB

pt đường thẳng AB : $y=-2 (d_1)$

Gọi I là trung điểm AB , $I = (\dfrac{3}{2} ; - 2)$

Phương trình đường thẳng $(d_2)$ qua I và vuông góc với $(d_1)$ là $x=\dfrac{3}{2}$

Vậy $M=(\dfrac{3}{2} ; 0)$
 
A

across_top

nhờ chỉ giúp vài câu trong đề thi HKI

Bai1:Tam giác ABC có I là trung điểm của AB, J nằm trên cạnh AC sao cho vacto
JA + 2vectoJC = vecto 0. a) Ptich vecto IJ theo vecto AB va vecto AC

b)Tìm điểm M thuộc BC sao cho
vecto
MA.vecto[FONT=MathJax_Main][/FONT]MB = 2. vectoMA.veco MC

Bai‚2: Tìm tất cả giá trị k để đường thẳng y = k cắt (P): y=(x-1)^2 tại hai điểm A, B sao cho AB = 2

Baiƒ 3: Giải phương trình: 2x^2 + 2x +3 = (4x +3)([FONT=&quot][/FONT][FONT=MathJax_Main][FONT=MathJax_Main][/FONT][FONT=MathJax_Math][/FONT][FONT=MathJax_Main][/FONT][FONT=MathJax_Main][/FONT][FONT=MathJax_Main][/FONT][FONT=MathJax_Math][/FONT][FONT=MathJax_Main][/FONT][FONT=MathJax_Main][/FONT][/FONT]căn bậc hai của x^2 +1)
Đề thi HKI tỉnh BRVT 2010-2011

Đây là những câu mình thấy khó nhất trong đề thi, giúp mình với:)
 
N

nguyenbahiep1

Baiƒ 3: Giải phương trình: 2x^2 + 2x +3 = (4x +3)(căn bậc hai của x^2 +1)

cũng không quá khó

câu 3

[laTEX]2(x^2+1) -(4x+3).\sqrt{x^2+1} + 2x +1 \\ \\ \sqrt{x^2+1} = u \\ \\ 2u^2 -(4x+3).u + 2x+1 = 0 \\ \\ \Delta = 16x^2 +24x +9 - 16x - 8 = 16x^2 +8x +1 = (4x+1)^2 \\ \\ TH_1: u = \frac{4x+3+4x+1}{4} = 2x +1 \Rightarrow \sqrt{x^2+1} = 2x+1 \\ \\ x = 0 \\ \\ x = -\frac{4}{3} \\ \\ TH_2: u = \frac{4x+3 -4x-1}{4} = \frac{1}{2} \Rightarrow \sqrt{x^2+1} = \frac{1}{2}(L)[/laTEX]


Bai‚2: Tìm tất cả giá trị k để đường thẳng y = k cắt (P): y=(x-1)^2 tại hai điểm A, B sao cho AB = 2

[laTEX](x-1)^2 = k \Rightarrow k > 0 \\ \\ x_1 = \sqrt{k}+1 \\ \\ x_2 = 1 - \sqrt{k} \\ \\ A(\sqrt{k}+1 , k) \\ \\ B( -\sqrt{k}+1 ,k) \\ \\ \vec{AB} = ( -2\sqrt{k} , 0 ) \Rightarrow AB = 2.\sqrt{k} = 2 \\ \\ \Rightarrow k = 1 [/laTEX]

Bai1:Tam giác ABC có I là trung điểm của AB, J nằm trên cạnh AC sao cho vacto
JA + 2vectoJC = vecto 0. a) Ptich vecto IJ theo vecto AB va vecto AC

[laTEX]\vec{JA} = -2\vec{JC} = -2\vec{JA} -2\vec{AC} \\ \\ \vec{JA} = - \frac{2}{3}\vec{AC}\\ \\ ta-co : \vec{IJ} = \vec{IA} + \vec{AJ} = - \frac{1}{2}\vec{AB} + \frac{2}{3}\vec{AC}[/laTEX]
 
Last edited by a moderator:
S

snowangel1103

[toán 10] giải phương trình

1/ giải phương trình
[TEX]\sqrt{x+1}+\sqrt{2x-1}=\sqrt{x-3}+\sqrt{2x+3}[/TEX]

2/ tìm m để phương trình sau có nghiệm nguyên dương
[TEX]\frac{x+m}{x+1}+\frac{x-2}{x}=2[/TEX]
 
S

snowangel1103

[toán 10] bài tập hình học

hai vecto [TEX]\vec{a}[/TEX], [TEX]\vec{b}[/TEX][TEX]\neq 0[/TEX]tạo với nhau một góc 60. tìm x để [TEX]|\vec{a}|=|\vec{b}|[/TEX] và [TEX](\vec{a}+x.\vec{b})\perp (\vec{a}-\vec{b})[/TEX]
 
H

hthtb22

Bài 1:
$\sqrt{x+1}+\sqrt{2x-1}=\sqrt{x-3}+\sqrt{2x+3}$ (ĐK: $x \ge 3$)

$\Leftrightarrow x+1+2x-1+2\sqrt{(x+1)(2x-1)}=x-3+2x+3+\sqrt{(x-3)(2x+3)}$

$\Leftrightarrow (x+1)(2x-1)=(x-3)(2x+3)$

$\Leftrightarrow 2x^2+x-1=2x^2-3x-9$

$\Leftrightarrow x=-2$ (loại)
Vậy pt vô nghiệm

Bài 2: Chú ý ĐK: $x \ne 0; x \ne -1$
Đưa phương trình ban đầu về pt bậc 2 nhờ phép biến đổi tương đương.
Dùng bảng biến thiên để chọn nghiệm
 
S

snowangel1103

[toán 10] bài tập hình học

cho tam giác ABC có A',B', C' lần lượt là trung điểm của các cạnh BC,CA,AB
a) cm: [TEX]\vec{AA'}+\vec{BB'}+\vec{CC'}=0[/TEX] từ đó tính [TEX]\vec{CC'}[/TEX] theo [TEX]\vec{AA'}, \vec{BB'}[/TEX]
b) cho P,Q,R là 3 điểm được xác định bởi
[TEX]\vec{BP}=2\vec{BC}, \vec{CA}=2\vec{CQ}, \vec{AB}=3\vec{AR}[/TEX]. cm: P,Q,R thẳng hàng
c) giả sử AB=2,BC=[TEX]\sqrt{7}[/TEX], CA=3. AH là đường cao, D thuộc cạnh BC sao cho CB=3CD. tính [TEX]\vec{AB}.\vec{CD}[/TEX] và độ dài AH
 
R

r0se_evil_nd98

.

1/ gọi G và G' LẦN LƯỢT là trọng tâm tam giác ABC và A'B'C'
TA CÓ :
[TEX]\vec{AA'}[/TEX] + [TEX]\vec{BB'}[/TEX] +[TEX]\vec{CC'}[/TEX]= (
[TEX]\vec{AG}[/TEX] + [TEX]\vec{GG'}[/TEX] +[TEX]\vec{G'A'}[/TEX])+ ([TEX]\vec{BG}[/TEX] +[TEX]\vec{GG'}[/TEX] +[TEX]\vec{G'B'}[/TEX])+ ([TEX]\vec{CG'}[/TEX] +[TEX]\vec{GG'}[/TEX] +[TEX]\vec{G'C'}[/TEX])
= 3[TEX]\vec{GG'}[/TEX] +([TEX]\vec{AG}[/TEX] +[TEX]\vec{BG}[/TEX] +[TEX]\vec{CG}[/TEX] ) + ([TEX]\vec{G'A'}[/TEX] + [TEX]\vec{G'B'}[/TEX] + [TEX]\vec{G'C'}[/TEX]) = 3[TEX]\vec{GG'}[/TEX] = [TEX]\vec{0}[/TEX]


noinho : cách này đúng nhưng dài dòng và cần chứng minh G trùng G' nữa cơ , dài . Nhưng em 99 mà làm được là tốt rồi
 
Last edited by a moderator:
K

khanhlinh_hm

[Toán 10]Bđt

CMR:
$\dfrac{1}{n+1} + \dfrac{1}{n+2} +...+ \dfrac{1}{2n} \geq \dfrac{1}{2} \forall n \in N*$
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtrongminhduc

bại noinhobinhyen giải thế thì ai mà hiểu đc đã học đâu mà giải theo cách đó mấy bài pt vô tỉ này thường làm theo cách nhân với lượng liên hợp
gif.latex

gif.latex

gif.latex

gif.latex

gif.latex
 
H

happy.swan

Phương trình vô tỉ

Cả nhà giúp em mấy phương trình vô tỉ:
1/$\sqrt[2]{x+3} +\sqrt[2]{2x-1}+3 \sqrt[2]{x-1} =3+ \sqrt[2]{x^2 +2x-3}+\sqrt[2]{2x^2 -3x +1}$
2/$ X+\sqrt[2]{x^2 +6}+4= 3 \sqrt[2]{x+4} +3\sqrt[2]{x-4}$
 
N

noinhobinhyen

$(\vec{a}+x.\vec{b}) \bot (\vec{a}-\vec{b})$

$\Leftrightarrow (\vec{a}+x.\vec{b}).(\vec{a}-\vec{b}) = 0$

$\Leftrightarrow a^2-\vec{a}.\vec{b}+x.\vec{a}.\vec{b}-b^2 = 0$

$\Leftrightarrow (x-1)(\vec{a}.\vec{b}) = 0$

$\Rightarrow x=1$
 
K

kugaubmt1

toán 10 , phần bài tập về tích vô hướng

Bài 1:
A) khảo sát và vẽ đồ thị hàm số:y=-3x^2+2x+1
B)dựa vào đồ thị tìm x để -3x^2+2x+1>=0
Bài 2
1) trong Oxy cho tam giác ABC có A(3;-1) B(2;4) C(1;0)
a) tìm toạ độ điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành
b)tìm toạ độ trực tâm tam giác ABC
Bài 3
a)giải hệ phương trình x^2y+y=-2
xy^2+x=-2
b)cho tam giác ABC có AB=c;BC=a;CA=b;S là diện tích tam giác ABC
Biết:S=1/4(a+b-c)(a+c-b)
Chứng minh tam giác ABC vuông
Giải giúp nhé trình bày cụ thể dùm em luôn nha
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom