Toán 10 [Toán 10] Tổng hợp

Status
Không mở trả lời sau này.
P

p_trk

bạn gọi y=ax+b
+ kết hợp với (C) sau đó đưa về phương trình bậc 2 => tìm delta=0
+ kết hợp với (C') đưa ...............................................................
giải hệ a,b từ gồm hai phương trình delta trên.
 
K

kem_chocolate13

[toán 10]Lập phương trình đường tròn

Cho M(2;1) và d: x-y+1=0. Lập phương trình đường tròn qua M cắt d tại A và B sao cho
a, AB=3
b. tam giác AMB vuông tại M có S=2

chú ý tiêu đề : [ toán 10] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
H

hn3

Hướng giải bài hình thang cân theo tớ :
Kẻ đường trung trực của 2 đoạn AB & CD . Gọi nó là (d) . Dễ dàng viết được phương trình của (d) .
Ta cũng dễ dàng viết được phương trình cạnh CD .
Tìm giao điểm của (d) và CD .
Từ tọa độ giao điểm sẽ tìm ra tọa độ của đỉnh C ( theo công thức SGK )
:)
 
H

hocmai.toanhoc

Bài này mình tính ra lẻ lắm. hic. ai tính giùm mình với!
Cho tam giác ABC, C(3,2). đường cao AH có pt: x+2y+1=0. đường phân giác trong BM:
2x-3y+7=0. xác định tọa độ các đỉnh.
Mình ra là A(-329/33; 148/33), B(19/4; 11;2).

Nếu bạn nào rảnh, có thể chỉ giúp mình bài này đc k?
Cho A(10;5),B(15;-5); D(-20;0). Xác định tọa độ của C để ABCD là hình thang cân có đáy AB và CD.


chú ý tiêu đề : [toán 10] + tiêu đề

Chào em!
Hocmai.toanhoc giúp em bài này nhé!
Bài 1:
- Lập phương trình đường thẳng BC: đi qua C và vuông góc với AH.
- Tọa độ điểm B là giao của đường thẳng BC và BM.
- Tìm điểm C' đối xứng với C qua đường phân giác BM (khi đó C' thuộc AB)
+ Lập phương trình đường thẳng CC' qua C và vuông góc với BM.
+ Tọa độ trung điểm I của CC' là giao điểm của CC' và BM.
+ Tọa độ C' đối xứng với C qua I.
- Lập phương trình cạnh AB qua BC'.
- Tọa độ điểm A là nghiệm của đường thẳng: AB và AH.
Bài 2:
- Lập phương trình đường thẳng DC qua D và song song với AB (lập theo dạng tham số)
- Điểm C thuộc CD nên C theo ẩn t.
- Cho AD = BC tìm ra t.
Có t thay vào tìm ra tọa độ điểm C.
Chú ý thử lại sao cho AD và BC không song song.
 
H

hocmai.toanhoc

Chào em!
Hocmai.toanhoc giúp em bài này nhé!
Bài 1: theo đề bài cho sinx + cosx = m (1)
a. Tính sinx.cosx
Bình phương 2 vế của phương trình (1) ta có: [TEX]sin^2x+2sinxcosx+cos^2x = m^2[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 1+2sinxcosx = m^2 \Rightarrow sinxcosx = \frac{m^2-1}{2}[/TEX]
b. [TEX]sin^4x + cos^4x[/TEX]
Ta có: [TEX](sin^2x)^2+(cos^2x)^2 =(sin^2x)^2+2sin^2x.cos^2x+(cos^2x)^2-2sin^2x.cos^2x [/TEX]
[TEX] sin^4x + cos^4x = (sin^2x+cos^2x)^2 - 2sin^2x.cos^2x[/TEX]
c. [TEX]sin^3x + cos^3x[/TEX]
[TEX]sin^3x + cos^3x = (sinx+cosx)(sin^2x +cos^2x - sinx.cosx)[/TEX]
 
H

hn3

Đề bài bài này lừa hửm :-/
Có M rồi này ; N thuộc (d) mà (d) : 2x - 11 = 0 suy ra N(11/2;0) và P thuộc đenta : 2y - 5 = 0 suy ra P(0;5/2)
Từ 3 điểm M , N , P sài công thức tính trọng tâm ở Hình học 10 là ra H
Biết H rồi , dễ dàng viết được phương trình của PH .
 
H

hocmai.toanhoc

Đề bài bài này lừa hửm :-/
Có M rồi này ; N thuộc (d) mà (d) : 2x - 11 = 0 suy ra N(11/2;0) và P thuộc đenta : 2y - 5 = 0 suy ra P(0;5/2)
Từ 3 điểm M , N , P sài công thức tính trọng tâm ở Hình học 10 là ra H
Biết H rồi , dễ dàng viết được phương trình của PH .

Chào em!
Bài này em làm thế này thì sai hết rồi!
N thuộc d nên N có dạng [TEX]N(\frac{11}{2}; b)[/TEX]
P thuộc : 2y - 5 = 0 nên P có tọa độ là [TEX]P(a; {\frac{5}{2}})[/TEX]
Theo đề bài cho: MNP là tam giác đều nên ta có: [TEX]MN=NP=MP[/TEX]
Thay vào, giải hệ phương trình 2 ẩn a, b.
Có tọa độ các điểm M, N, P là ra rồi!
Em làm tiếp nhé!
 
H

hn3

Tớ nghĩ hướng giải bài này như sau :

Từ phương trình đường tròn , ta có I(2;-3) .
Thay tọa độ tâm I vào công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng (SGK Hình học 10) , rút gọn tử số được d1 , d2 .
Gọi d = d1 + d2 . Do d1 và d2 cùng mẫu số nên bạn gộp dễ dàng . Dễ thấy d lớn nhất khi tử số lớn nhất hoặc mẫu số nhỏ nhất .
Mẫu số là [TEX]\sqrt{m^2 +1}[/TEX] nhỏ nhất khi [TEX]m^2 +1[/TEX] nhỏ nhất , mà [TEX]m^2 +1[/TEX] >=1 nên có m=0 .
Gọi tử số là A . Sử dụng BĐT (B) rồi biến đổi ra dạng [TEX](A-B)^2 +C[/TEX] >= C , thấy GTLN = [TEX]\frac{32}{5}[/TEX] khi m= [TEX]\frac{3}{10}[/TEX] .
Vậy , m=0 hoặc m= [TEX]\frac{3}{10}[/TEX] thỏa mãn bài cho .
Bạn kiểm tra nhé , sợ tớ làm sai chỗ GTLN của tử số :(
 
Last edited by a moderator:
A

abc100

[toán 10]bai tap

Gọi a, b, c là độ dài các cạnh và A, B, C là các góc của tam giác ABC. Chứng minh rằng:
b^2+c^2=5a^2 \Leftrightarrow cotA = 2(cotB + cotC)

chú ý tiêu đề : [ toán 10] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
A

asroma11235

Ta có:
[TEX]cotA= \frac{cosA}{sinA}= \frac{(b^2+c^2-a^2)}{2bc} . \frac{2R}{a}[/TEX]
[TEX]2cotB=\frac{(a^2+c^2-b^2)}{ac} . \frac{2R}{b}[/TEX]
[TEX]2cotC=\frac{(b^2+a^2-c^2)}{ab} . \frac{2R}{c}[/TEX]
[TEX]cotA=2(cotB+cotC) \Leftrightarrow \frac{cosA}{sinA}= \frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}=\frac{a^2+c^2-b^2}{ac}.\frac{2R}{b} + \frac{b^2+a^2-c^2}{ab}.\frac{2R}{c}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \frac{b^2+c^2-a^2}{abc}=\frac{4a^2}{abc}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow b^2+c^2=5a^2[/TEX]
 
S

shruikan.vn

[toán 10]

cho tam giác ABC có B(-4;1) đường cao AH: 4x-3y-2=1 , trung tuyến CM: 4x+y+3=0. tính diện tích tam giác
thanks :((
chú ý tiêu đề : [ toán 10] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
N

niemkieuloveahbu

PT AH chắc là: 4x-3y-2=0 nhỉ?

Phương trình đường thẳng BC là:

[TEX]\frac{x+4}{4}=\frac{y-1}{-3}\\ \Leftrightarrow 3x+4y+8=0[/TEX]

Toạ độ C là nghiệm của PT:

[TEX]\{3x+4y+8=0\\4x+y+3=0 \Rightarrow C(\frac{-4}{13},\frac{-23}{13})[/TEX]

[TEX]A \in AH \Rightarrow A(a,\frac{4a-2}{3})\\ M \ la\ trung\ diem\ AB \Rightarrow M(\frac{a-4}{2},\frac{4a+1}{6}) \in CM \Rightarrow 4.\frac{a-4}{2}-3\frac{4a+1}{6}+3=0[/TEX]

\Rightarrow Toạ độ A.

Biết toạ độ cả 3 đỉnh dễ dàng tính được diện tích tam giác
 
B

buimaihuong

cho tam giác ABC có B(-4;1) đường cao AH: 4x-3y-2=1 , trung tuyến CM: 4x+y+3=0. tính diện tích tam giác
thanks
bài giải như sau:

đường cao AH có pt : 4x - 3y - 2 = 0

\Rightarrow phương trình BC vuông góc AH \Rightarrow pt BC là 3x + 4y +m = 0

BC đi qua B nên 3.(-4) + 4.1 + m = 0 \Rightarrow m = 8

\Rightarrow pt BC là 3x + 4y + 8 = 0

Toạ độ C là nghiệm của PT: do C thuộc vào CM và BC

[TEX]\left{\begin{3x+4y+8=0}\\{4x+y+3=0} [/TEX]


[TEX]\left{\begin{x =-4/13}\\{y= - 23/13} [/TEX]

\Rightarrow C ([TEX]\frac{-4}{13}[/TEX], [TEX]\frac{-23}{13}[/TEX] )

bạn niemkieu làm sai toạ độ của M rồi

toạ độ của M là M ([TEX]\frac{a-4}{2}[/TEX], [TEX]\frac{4a+1}{3}[/TEX])

thay vào đượng thẳng CM

\Rightarrow a = - 3

\Rightarrow A (-3, [TEX]\frac{-14}{3}[/TEX])

vậy ta có được toạ độ 3 điểm A. B, C

AB = [tex]\sqrt{(-4 -3)^2 + (1 + \frac{14}{3})^2} [/tex] =

BC = [tex]\sqrt{(\frac{-4}{13} +4)^2 + (\frac{-23}{13} -1)^2} [/tex] =

CA = [tex]\sqrt{(-3 +4/13)^2 + (\frac{-14}{3} +\frac{23}{13})^2} [/tex] =

bạn tính ra độ dài các đoạn thẳng đó rồi áp dụng công thức hê rông

S = [tex]\sqrt{p.(p-a)(p-b)(p-c)} [/tex] với a,b,c là độ dài 3 cạnh tam giác

p là nửa chu vi với p = [TEX]\frac{a+b+c}{2}[/TEX]
 
N

niemkieuloveahbu

bài giải như sau:

đường cao AH có pt : 4x - 3y - 2 = 0

\Rightarrow phương trình BC vuông góc AH \Rightarrow pt BC là 3x + 4y +m = 0

BC đi qua B nên 3.(-4) + 4.1 + m = 0 \Rightarrow m = 8

\Rightarrow pt BC là 3x + 4y + 8 = 0

Toạ độ C là nghiệm của PT: do C thuộc vào CM và BC

[TEX]\left{\begin{3x+4y+8=0}\\{4x+y+3=0} [/TEX]


[TEX]\left{\begin{x =-4/13}\\{y= - 23/13} [/TEX]

\Rightarrow C ([TEX]\frac{-4}{13}[/TEX], [TEX]\frac{-23}{13}[/TEX] )

bạn niemkieu làm sai toạ độ của M rồi

toạ độ của M là M ([TEX]\frac{a-4}{2}[/TEX], [TEX]\frac{4a+1}{3}[/TEX])

thay vào đượng thẳng CM

\Rightarrow a = - 3

\Rightarrow A (-3, [TEX]\frac{-14}{3}[/TEX])

vậy ta có được toạ độ 3 điểm A. B, C

AB = [tex]\sqrt{(-4 -3)^2 + (1 + \frac{14}{3})^2} [/tex] =

BC = [tex]\sqrt{(\frac{-4}{13} +4)^2 + (\frac{-23}{13} -1)^2} [/tex] =

CA = [tex]\sqrt{(-3 +4/13)^2 + (\frac{-14}{3} +\frac{23}{13})^2} [/tex] =

bạn tính ra độ dài các đoạn thẳng đó rồi áp dụng công thức hê rông

S = [tex]\sqrt{p.(p-a)(p-b)(p-c)} [/tex] với a,b,c là độ dài 3 cạnh tam giác

p là nửa chu vi với p = [TEX]\frac{a+b+c}{2}[/TEX]


Bài cậu sai M, [TEX]y_M=\frac{y_A+y_B}{2}=\frac{\frac{4a-2}{3}+1}{2}=\frac{4a+1}{6}[/TEX]

Cậu không chia đôi toạ độ trung điểm thì phải

Chưa làm rõ nhưng M như vậy là đúng rồi,còn thay vào không ra thì coi đề thế nào đã
 
Last edited by a moderator:
P

phutho182002

[toán 10]vài bài hình học giải tích phẳng, cần giúp đỡ

1. Cho tam giac ABC có các cạnh góc vuông AC=a;BC=b (a,b>0).A di động trên Ox, B di động trên Oy. Tìm tập hợp đỉnh C.
2. Cho hai điểm A(3cost,0) và B(0,2sint)(t là tham số). Tìm phương trình tập hợp các điểm M(x,y) sao cho 2vecto(AM)+3vecto(MB)=vecto(o);
3.Cho 2 đường thẳng (d):x=a; (d'): y=b (a,b hằng số khác 0). Một góc vuông quay quah gốc O, hai cạnh góc vuông lần lượt (d),(d') tại A,B. Tìm phương trình tập hợp các hình chiếu của O xuống AB.
4.Cho tam giác ABC của B(3,5);c(4,-3); phân giác trong của góc A có phương trình là: x+2y-8=0. Tìm phương trình các cạnh của tam giác ABC.
5. Cho đường thẳng (d) và gọi H là hình chiếu của gốc O xuống (d). Cho OH=p,(Ox,OH)=x(0<=x<=2pi). Tìm phương trình của đường thẳng (d);
6. Cho một hình thoi có: một đường chéo có phương trình x+2y-7=0; một cạnh có phương trình x+7y-7=0; một đỉnh là (0,1). Tìm phương trình các cạnh của hình thoi.
7. Cho tam giác ABC có B(-2,7); phương trình đường cao vẽ từ A là (d): 3x+y+11=0; trung tuyến vẽ từ C là (d'): x+2y+7=0. Tìm phương trình các cạnh của tam giác.
8. Cho tam giác ABC có phương trình đường cao CH: 2x+y+3=0; đường phân giác trong AD: x-y=0; AC qua cạnh M(0,-1); AB=2AM. Tìm phương trình các cạnh của tam giác.
Thanks mọi người nhiều.

chú ý tiêu đề : [ toán 10] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
0

06041994

Cho A(1;4), B(2;1) và đường thảng d: x+y+1=0. Trong các đường thẳng qua A và cắt d, hãy viết phương trình đường thẳng sao cho khoàng từ B đường thằng đỏ la lởn nhẩt

Mình có hướng giải thế này:
gọi đt cần dựng là [TEX]\Delta: y=ax+b \Leftrightarrow ax-y+b=0[/TEX]
do [TEX]\Delta[/TEX] đi qua[TEX]A(1;4) \Rightarrow a+b=4[/TEX]
do [TEX]\Delta[/TEX] cắt [TEX]d \Rightarrow a \neq -1[/tex]

[TEX]d_{[B;\Delta]} ={\frac{\left|a.2-1+b \right|}{\sqrt{a^2+1}}={\frac{\left|a+3 \right|}{\sqrt{a^2+1}}[/TEX]
Bây giờ ta chỉ cần tìm GTLN của khoảng cách -> tìm ra a-> thay vào tìm ra b-> đường thẳng cần dựng ( Pro nào tìm hộ cái GTLN cái)

reset lại bài

gọi đt cần dựng là [TEX]\Delta: y=ax+b \Leftrightarrow ax-y+b=0[/TEX]
do [TEX]\Delta[/TEX] đi qua[TEX]A(1;4) \Rightarrow a+b=4[/TEX]
do [TEX]\Delta[/TEX] cắt [TEX]d \Rightarrow a \neq -1[/tex]

[TEX]d_{[B;\Delta]} ={\frac{\left|a.2-1+b \right|}{\sqrt{a^2+1}}={\frac{\left|a+3 \right|}{\sqrt{a^2+1}}[/TEX]
Bây giờ ta chỉ cần tìm GTLN của khoảng cách -> tìm ra a-> thay vào tìm ra b-> đường thẳng cần dựng ( Pro nào tìm hộ cái GTLN cái)
 
G

genius_hocmai

duong tron

trong mặt phẳng oxy cho 2 đường tròn (C1): x^2 + y^2 = 9 ; (C2): (x-10)^2 + (y-1)^2 = 25. gọi A,B la các giao điểm của (C1) và (C2). viết pt đường thẳng của AB. CMR: neu k thuộc AB thi KI<KJ voi I,J lần lượt là tâm của (C1) và (C2)
 
Last edited by a moderator:
T

tiendung_htk

Bạn ơi ptdt là phương trình đường tròn hay là phương trình đường thẳng và phải có điều kiện qua hay gì đó chứ
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom