Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn (C): [TEX]x^2 +y^2 - 6x -2y +5 = 0[/TEX] và đường thẳng (d): [TEX]3x + y -3=0[/TEX]. Lập phương trình các tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến không đi qua gốc tọa độ và hợp với (d) 1 góc 45 độ
Mình không thấy các kí hiệu gõ công thức, nên viết hơi khó đọc, bạn chịu khó viết ra giấy rồi coi lại nha !
PT đường tròn có dạng: x^2 + y^2 - 2ax - 2by +c = 0 => tâm I(a,b) , bán kính R= căn (a^2 - b^2 +c)
X^2 + y^2 – 6x – 2y +5 = 0
<=> x^2 + y^2 – 2.3x – 2.1y + 5 = 0 =>Tâm I(3,1), R = căn (5)
Gọi M(x0,y0) là tiếp điểm của (C) với đường thẳng tiếp tuyến (d1).=> vecto (IM) (x0 – 3, y0 - 1) chính là vecto pháp tuyến của pt tiếp tuyến (d1), kí hiệu : n(d1)
Và d(I, M) = R (khoảng cách từ tâm I đến M)
=> căn [ (x0 - 3)^2 +(y0 - 1)^2 ] = R = căn (5) (*)
(d): 3x + y -3=0. => n(d) = (3,1)
Mặt khác (d) hợp với dt tiếp tuyến (d1) góc 45 độ
=> cos(45) =( |3.(x0 - 3) + 1 (y0 - 1)| )/ căn (3^2 + 1^2) . căn ( (x0 – 3 )^2 + (y0 - 1)^2) (công thức góc giữa hai đường thẳng )
<=> căn(2)/2 =( |3.(x0 - 3) + 1 (y0 - 1)| )/ căn (3^2 + 1^2) . căn ( (x0 – 3 )^2 + (y0 - 1)^2)(**)
Với: căn (3^1 + 1^2) là độ dài đại số của n(d)
căn ( (x0 – 3 )^2 + (y0 - 1)^2) là độ dài đại số của n (d1)
Từ (*) và (**) = > hệ pt 2 ẩn x0, y0 . Giải hệ => M (x0, y0) và n(d1) = ?
=> viết được phương trình đường tiếp tuyến d1 có dạng là một phương trình đường thẳng tổng quát .
Lưu ý : pháp tuyến của ( d) trong bài này giống tọa độ điểm I là đều bằng (3,1) => bạn cần phân biệt ko dễ nhầm lẫn.