Câu 14: Hỗn hợp A gồm 0,56 gam Fe và 16 gam Fe2O3 và x (mol) Al rồi nung ở nhiệt độ cao khôngcó không khí(giả sử phản ứng nhiệt nhôm chỉ tạo ra Fe) sau khi kết thúc phản ứng được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong H2SO4 loãng được V (lít) khí nhưng nếu cho D tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí. Giá trị của x là:
A. 0,1233 B. 0,2466 C. 0,0022 ≤ x ≤ 0,2466 D. 0,3699
Câu 16: Trộn 10,8 gam Al với 34,8 gam Fe3O4 rồi phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp A ( chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe). Hòa tan hết A bằng HCl được 10,752 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng là:
A. 80% và 1,08 lít B. 75% và 8,96 lít
C. 66,67% và 2,16 lít D. Đáp án khác
Câu 17: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 36,7.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009)
Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa nhiệt độ và phản ứng xảy ra trong lò cao?
A. 1800oC: C + O2 CO2
B. 400oC: CO + 3Fe2O3 2Fe3O4 + CO2
C. 500oC - 600oC: CO + Fe3O4 3FeO + CO2
D. 900oC - 1000oC: CO + FeO Fe + CO2
Câu 13: Cho CO dư đi qua ống sứ đựng SnO2, Sn(OH)2, PbCO3, NiO nung nóng, đến khi phản ứng kết thúc thì được chất rắn gồm:
A. Sn, Pb, Ni. B. Sn, Sn(OH)2, Ni, Pb.
C. PbCO3, Ni, Sn, Sn(OH)2. D. Ni, Sn, PbO.
Câu 14: Có 5 dung dịch riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3, NiCl2. Nếu thêm dung dịch KOH dư vào mỗi dung dịch trên, sau đó thêm tiếp NH3 dư vào thì số dung dịch cho kết tủa thu được sau thí nghiệm là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 21: Để nhận biết các dung dịch: CuCl2, AgNO3, FeCl3, NiCl2, ZnCl2, FeCl2, AlCl3, ta dùng thêm thuốc thử là:
A. AgNO3. B. quì tím. C. NaOH. D. NH3.
Câu 37: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phảnứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:
A. 5,12. B. 3,84. C. 5,76. D. 6,40.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011)
Câu 43: Hoà tan hoàn toàn 4,14 gam hỗn hợp X gồm Ni và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 1,344 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 4,14 gam hỗn hợp X là( Ni = 59 , Sn =119):
A. 0,784 lít. B. 0,672 lít. C. 1,344 lít. D. 2,24 lít.
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn 19,03 gam hỗn hợp X gồm Ni, Sn ta thu được 24,15 gam hỗn hợp chất rắn. Nếu cho 19,03 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư thì sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là (Cho Sn = 119 , Ni = 59 ):
A. 7,168. B. 7,392. C. 3,808. D. 4,032.
Câu 51: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là:
A. 2,016 lít. B. 1,008 lít. C. 0,672 lít. D. 1,344 lít.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2010)
Câu 54: Hoà tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 18,90 gam. B. 37,80 gam. C. 28,35 gam. D. 39,80 gam.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2011)
Câu 56: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là:
A. 70%. B. 25%. C. 60%. D. 75%.
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011)
Câu 57: Lượng NaCN cần dùng để hòa tan hết 1,97 gam Au là:
A. 0,01 mol B. 0,02 mol C. 0,03 mol D. 0,04 mol
Câu 58: Khi hoà tan hoàn toàn 0,02 mol Au bằng nước cường toan thì số mol HCl phản ứng và số mol NO (sản phẩm khử duy nhất) tạo thành lần lượt là:
A. 0,06 và 0,02 B. 0,06 và 0,01 C. 0,03 và 0,01 D. 0,03 và 0,02 (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009)
Câu 15: Giả sử trong điều kiện thích hợp, người ta thực hiện được phản ứng este hóa vừa đủ giữa 12,4 gam etylenglicol với m gam hỗn hợp hai axit hữu cơ đơn chức no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, thu được 32 gam hỗn hợp ba este đa chức. Công thức hai axit hữu cơ đã dùng là:
A. HCOOH, CH3COOH B. CH3COOH, CH3CH2COOH
C. C2H5COOH, C3H7COOH D. C3H7COOH, C4H9COOH
Câu 17: Cho 0,1 mol este tạo bởi axit hai lần axit và một rượu một lần rượu tác dụng hoàn toàn với NaOH thu được 6,4 gam rượu và một lượng muối có khối lượng nhiều hơn lượng este là 13,56% (so với lượng este). Công thức cấu tạo của este là:
A. C2H5OCOCOOC2H5 B. CH3OCOCOOCH3
C. CH3COOCOOCH3 D. CH3OCOCH2COOCH3
Câu 33:Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là:
A. C4H8O B. C3H8O C. CH4O D. C2H6O
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008)
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức cấu tạo của X là
A. HOOC-CH=CH-COOH B. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO
C. HO-CH2-CH2-CH2-CHO D. HO-CH2-CH=CH-CHO
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009)
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO B. HOOC-CH=CH-COOH
C. HO-CH2-CH=CH-CHO D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009)
Câu 4: Chất X có công thức phân tử là C4H6O2, biết X tác dụng được với NaHCO3 giải phóng CO2. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7: Chất X (chứa C, H, O) có phân tử khối là 60. Cho 6 gam chất hữu cơ X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Số chất thoả mãn điều kiện của X là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 15: Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là
A. etylen glicol B. axit ađipic
C. ancol o-hiđroxibenzylic D. axit 3-hiđroxipropanoic
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009)
Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH3CH2Cl X Y
Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. CH3CH2CN, CH3CH2CHO B. CH3CH2NH2, CH3CH2COOH
C. CH3CH2CN, CH3CH2COONH4 D. CH3CH2CN, CH3CH2COOH
(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)
Câu 28: Dãy các chất có thể điều chế trực tiếp được CH3COOH (bằng 1 phản ứng duy nhất) là
A. CH3OH, CH3CHO, C2H2, C2H5OH B. C4H10, CH3CHO, C2H5OH, CH3OH
C. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3OH D. CH3CHO, C2H2, C4H10, C2H5CHO
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X là muối natri của một axit hữu cơ đơn chức no, mạch hở thu được 0,15 mol khí CO2, hơi nước và Na2CO3. Công thức phân tử của X là
A. C2H5COONa B. HCOONa
C. C3H7COONa D. CH3COONa