Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

S

snapninhpro

Câu này cực xoáy nè:
Cho 2 bố mẹ hoa trắng thụ phấn tạo con có tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ.
Vậy có bao nhiêu phép lai phù hợp (khi giải nhớ viết sơ đồ lai):
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4


Ai chọn đúng và giải thick đúng thì quả là cao thủ đấy. ;)
 
C

cukhoaithui

Câu này cực xoáy nè:
Cho 2 bố mẹ hoa trắng thụ phấn tạo con có tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ.
Vậy có bao nhiêu phép lai phù hợp (khi giải nhớ viết sơ đồ lai):
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4


Ai chọn đúng và giải thick đúng thì quả là cao thủ đấy. ;)
---> Thấy câu này lâu rồi nhưng thật sự...ngại đụng zô nó :D vì sau khi thi xong là muốn quên hết sạch cho nhẹ đầu thôi b-( Nhưng lâu lâu zô lại cứ thấy nó "cản trở" sự phát triển của topic quá nên đành bon chen "đào bới" lại kiến thức DT,hi vọng nó không đến nổi bị mốc meo :-SS

---> Xét các TH có thể có :
1.Một gen qui định 1 tt ; trong đó A_trắng,a_đỏ và A là trội hoàn toàn so với a
Vì P hoa trắng cho F1 3 tr : 1 đ = 4 kiểu TH = 2 loại gt x 2 loại gt
==> P hoa trắng có KG Aa
SĐL : P : Aa (trắng) x Aa(trắng)
........F1: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
............. 3 trắng : 1 đỏ (thỏa đk đề bài)
2.Hai gen qui định 1 tt : tới đây lại xét 2 TH nhỏ
i) Vì P hoa trắng cho F1 tỷ lệ 3 tr : 1 đ = 4 kiểu TH = 2 loại gt x 2 loại gt
==> P có KG : Aabb (trắng) x aaBb(trắng)
SĐL kiểm chứng :
P : Aabb (trắng) x aaBb(trắng)
Gp : Ab,ab ................. aB,ab
F1 : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
........ 1 đỏ : 3 trắng (thỏa đk đề bài)
----> TH này là 2 cặp gen tương tác bổ trợ kiểu 9:7 (bạn nào quên kiểu bổ trợ 9:7 là thế nào thì xem lại phần tương tác bổ trợ he)

ii) Vì P hoa trắng cho F1 tỷ lệ 3 tr : 1 đ = 4 kiểu TH = 4 loại gt x 1 loại gt
==> P có KG AaBb (trắng) x aabb ( trắng)
SĐL kiểm chứng :
P : AaBb (trắng) x aabb(trắng)
F1: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aabb : 1 aaBb
................ 3 trắng : 1 đỏ (thỏa đk đề bài)
----> TH này là kiểu tương tác át chế do gen trội (13:3),trong đó gen B qui định màu hoa đỏ,gen b ko có khả năng này,gen A át chế gen B cho hoa trắng,gen a ko có chức năng này,gen a và b tương tác bổ trợ cho KH hoa trắng (bạn nào chưa rõ kiểu tương tác này thì nên xem lại hoặc hỏi giáo viên bộ môn he )
----> Ở TH ii) này 4 kiểu TH = 4 loại gt x 1 loại gt ngoài kiểu tương tác át chế trên thì còn có 2 dạng KG khác của P,đó là AaBb x AAbb và AaBb x aaBB ,nhưng 2 TH này không thỏa đb nên ta loại (các bạn có thể viết SĐl cho từng cái để biết chắc điều này)

-----> Vậy tổng cộng có thể có 3 TH ứng với 3 SĐL thỏa yêu cầu đb --> đáp án tui chọn là C (3 phép lai)

P/S : do đã muốn quên nhưng giờ phải nhớ lại nên có thể có chỗ chưa chính xác,ý kiến chủ quan,mong các bạn xem và góp ý thêm he ^^.Thanks bạn snapninhpro đã "góp vốn" :D
 
Last edited by a moderator:
C

caothuyt2

Còn thiếu trường hợp : Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X ko có alen tương ứng trên Y .
SĐL :[tex] P: X^MX^m[/tex](ruồi mắt trắng) *[tex]X^MY[/tex](ruồi mắt trắng)
[tex]GP: X^M ; X^m .......................................X^M ; Y[/tex]
[tex]F:1X^MX^M:1X^MX^m:1X^MY:1X^mY[/tex]
KH: 3 ruồi mắt trắng: 1 ruồi mắt đỏ
.Chọn D
 
C

cukhoaithui

Còn thiếu trường hợp : Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X ko có alen tương ứng trên Y .
SĐL :[tex] P: X^MX^m[/tex](ruồi mắt trắng) *[tex]X^MY[/tex](ruồi mắt trắng)
[tex]GP: X^M ; X^m .......................................X^M ; Y[/tex]
[tex]F:1X^MX^M:1X^MX^m:1X^MY:1X^mY[/tex]
KH: 3 ruồi mắt trắng: 1 ruồi mắt đỏ
.Chọn D
----> Cám ơn bạn caothuy2 đã góp ý thêm :) nhưng TH bạn đưa ra có vẻ ko phù hợp với yêu cầu đề,vì đề cho "2 bố mẹ hoa trắng" là TV chứ ko phải là ruồi giấm (ĐV).Bạn chú ý tới trường hợp 1 gen qui định 1 tt và gen đó nằm trên NST X ko alen tương ứng trên Y theo tui là rất hay :) (tui chưa nghĩ đến TH này).Nhưng trong câu này đề cho là dạng TV có hoa,rất chung chung,nếu xét thêm TH gen trên NST GT thì làm sao biết cây đó có dạng NST GT như thế nào?XX_cây mẹ và XY_cây bố hay ngược lại???Nếu vậy thì phải xét 2 TH nhỏ về NST GT của cây đó nữa ---> có tất cả 5 SĐL thỏa yêu cầu đề ---> không có đáp án nào đúng b-(
---> Theo tui thì tui vẫn chọn đáp án C :D nhưng TH gen trên NST GT của bạn caothuy2 đưa ra cũng rất đáng tham khảo.Nếu có thể lí giải thỏa đáng về 2 TH nhỏ tui đã 4 nói trên thành 1 TH thì đáp án có thể là D đc.Mong các bạn nào có ý kiến khác thì post lên he ^^.

ội trời anh cukhoaithui tâm huyết ghê wa trời luôn nhỉ , học bài GP chưa đấy :))
---> Chưa học :-SS Vì làm biếng học quá nên mới có tg nhảy zô đây bon chen nà bạn b-( Cứ cái đà "làm biếng có hệ thống" này thì tình hình thi lại là...rất khả quan b-(
 
C

caothuyt2

----> Cám ơn bạn caothuy2 đã góp ý thêm :) nhưng TH bạn đưa ra có vẻ ko phù hợp với yêu cầu đề,vì đề cho "2 bố mẹ hoa trắng" là TV chứ ko phải là ruồi giấm (ĐV).Bạn chú ý tới trường hợp 1 gen qui định 1 tt và gen đó nằm trên NST X ko alen tương ứng trên Y theo tui là rất hay :) (tui chưa nghĩ đến TH này).Nhưng trong câu này đề cho là dạng TV có hoa,rất chung chung,nếu xét thêm TH gen trên NST GT thì làm sao biết cây đó có dạng NST GT như thế nào?XX_cây mẹ và XY_cây bố hay ngược lại???Nếu vậy thì phải xét 2 TH nhỏ về NST GT của cây đó nữa ---> có tất cả 5 SĐL thỏa yêu cầu đề ---> không có đáp án nào đúng b-(
---> Theo tui thì tui vẫn chọn đáp án C :D nhưng TH gen trên NST GT của bạn caothuy2 đưa ra cũng rất đáng tham khảo.Nếu có thể lí giải thỏa đáng về 2 TH nhỏ tui đã 4 nói trên thành 1 TH thì đáp án có thể là D đc.Mong các bạn nào có ý kiến khác thì post lên he ^^.


---> Chưa học :-SS Vì làm biếng học quá nên mới có tg nhảy zô đây bon chen nà bạn b-( Cứ cái đà "làm biếng có hệ thống" này thì tình hình thi lại là...rất khả quan b-(

hi, chắc chết mất lẩm cẩm quá. Em quên mất người ta nói cây hoa trắng chỉ cố tìm ra trường hợp có tỉ lệ thu được 3:1 ---> nản
 
C

cukhoaithui

----> Tình hình là sắp thi (1 tháng nữa) nhưng bệnh...làm biếng bộc phát quá mạnh b-( tui chưa cách gì khắc chế nó đc,nên đành lên đây làm 1 bài vừa để "góp vui" cho các bạn yếu thích Sinh và có chí hướng thi khối B năm nay có thêm chỗ để...cãi nhau:D,vừa để giúp chính tui có thêm động lực cổ vũ bản thân vượt qua căn bệnh nan y kia :Db-(.Hi vọng không làm chuyện thừa thải :D

1.Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn luôn diễn ra theo chiều
A.5' đến 3'.
B.ngược với chiều di chuyển của ribôxôm.
C.Ngẫu nhiên
D.3' đến 5'.

2.Trong phương pháp lai tế bào, tế bào trần là:
A.loại tế bào sinh dục được được biệt hoá
B.loại tế bào sinh dưỡng đã bị làm tan thành bởi dung dịch hoá chất
C.loại tế bào sinh dưỡng được tách ra từ các mô đặc biệt của cơ thể
D.loại tế bào được dùng vi phẫu, loại bỏ màng

3.Câu 44: Cho biết kết quả thí nghiệm của Mendel: P = hoa tím x hoa trắng --> F1: tím --> F2: 3/4 tím và 1/4 trắng. Xác suất để một cây hoa tím chọn ngẫu nhiên từ F2 là dị hợp bằng bao nhiêu?
A. 33,3% B. 66,7% C. 50% D. 75%


4.Ở đậu Hà-Lan, bộ NST 2n = 14, có bao nhiêu thể tam nhiễm kép khác nhau có thể hình thành?

A. 7
B. 14
C. 21
D. 28

5.theo quan điểm tiến hoá , cá thểnào dưới đây có giá trị thích ứng cao nhất
a. một đứa trẻ không bị nhiễm bất kỳ bệnh nào thường gặp ở trẻ con
b. một phụ nữ 40 tuổi có 7 người con trg thành
c. một phụ nữ 89 tuổi có 1 người con trưởng thành
d. một người đàn ông 100 tuổi không có con nào
e. một người đàn ông không có con có thể chạy 1 dặm ko đến 5 phút

---> Chúc...cãi nhau vui vẻ :D

P/S: câu 5 là câu của 1 bằng hữu năm rồi đã post và tui đã trả lời,thấy hay nên giờ mạn phép...cướp wa đây để mọi người tham khảo,heheh :D
 
B

bapcai_77

1. A
3.D
xác suất =3/4
5.A vì có 2 chiều hướng tiến hóa chính là tiến bộ sinh học và thoái hóa sinh học
một đứa trẻ không bị nhiễm bất kì bện nào thườn gặp ở trẻ con ---> tiến bộ sinh học (tỉ lệ sống sót ngày càng cao)
 
G

greenofwin

hihi cukhoaithui that là , thui làm để xả stress , mai mốt có gì đi dạy thêm luôn :D ,mình nghĩ câu 5 B mình nghĩ khả năng đúng sẽ cao đây ,để các khác giải thích đi hihi
 
C

cukhoaithui

1. A
3.D
xác suất =3/4
5.A vì có 2 chiều hướng tiến hóa chính là tiến bộ sinh học và thoái hóa sinh học
một đứa trẻ không bị nhiễm bất kì bện nào thườn gặp ở trẻ con ---> tiến bộ sinh học (tỉ lệ sống sót ngày càng cao)
---> Cám ơn bạn đã nhiệt tình tham gia thảo luận ^^ nhưng có lẽ bạn chưa biết qui định của topic,xin nói để bạn biết he ^^ một khi đã post đáp án thì nên kèm theo lời giải thích,càng chi tiết càng tốt.Vì đây là những câu trắc nghiệm,nếu chỉ post đáp án thì ai cũng có thể làm đc,hơn nữa làm zậy sẽ giống như một số topic khác tui đã từng thấy,chỉ toàn post đáp án mà ko có lời giải thích ---> mỗi người 1 ý,người xem và người muốn tham gia thảo luận cũng không còn hứng thú vì...loạn cào cào @@
---> Tuy chỉ là trắc nghiệm,cần đáp án ko cần phải giải thích,nhưng nếu chỉ học theo kiểu làm thật nhiều câu trắc nghiệm và nhớ đáp án thì chúng ta sẽ khó thi tốt đc (tui muốn nói tới thi ĐH).Vì đó giống như bạn chỉ học thuộc lòng mà không hiểu tại sao lại chọn những đáp án đó --> dễ quên và dễ nhầm lẫn nếu cùng câu đó mà lại có đáp án khác.
---> Dù sao cũng cám ơn bạn và hi vọng bạn tiếp tục tham gia thảo luận :)

hihi cukhoaithui that là , thui làm để xả stress , mai mốt có gì đi dạy thêm luôn :D ,mình nghĩ câu 5 B mình nghĩ khả năng đúng sẽ cao đây ,để các khác giải thích đi hihi
--> Đồng chí này cũng bon chen nữa sao :cool: giải thích đi :D

cò câu 4 là C
chắc chắn lun đó chị ^^...................................
---> Tại sao lại chọn C hả bạn :D
P/S: Không có ai là chị đâu bạn :D toàn là...anh không đó :cool::p
 
G

greenofwin

cukhoaithui ma la chị hả trời chời chời ơi chời , ủa mà mới học lớp 10 sao biết , tui nhớ lớp 10 chỉ học sơ sơ về NST thui ma
AH ĐỌC KĨ SÁCH thì ta thấy giá trị thích nghi có thể nói là khả năng sinh sản tốt tại vì nếu sống khỏe mà không sinh sản dc thì nếu xét tổng quát loài đó sớm về tuyệt chủng => giá trị thích nghi kém ,chúng ta có thể thấy sự quan trọng của sự sinh sản đối vói các loài như cá hồi, 1 số loài sâu bọ , sau khi sinh sản thì vòng đời rất ngắn ,
P/S: 90% là chế đó đừng tin nha ,
 
Last edited by a moderator:
E

echcon_lonton_dihoc

anh à!!!!!!!!
tụi em học đi thi học sinh zỏi hồi lớp 9 đó đã pải đọc hết sách 10,11,12 rùi.
câu 4 em chắc chắn c mà hok tin anh vô mấy trang học trực tuyến coi đi,em chắc chắn lun đó.
mà sao chẳng thấy bóng dáng girl nào zậy nhỉ ****************************?
 
G

greenofwin

ủa vậy hả , chời lâu quá rồi quên , ah mà giải thích đi em ,
còn muốn tìm girl mai mốt thi đại học nhớ thi : mĩ thuật công nghiệp , ngoại thượng , dược , sư phạm ,KHNT đi
chớ thi Y thì hehehehe khó tìm lắm
 
K

kutraudh

bài này thuộc loại thi học sinh giỏi. bới móc làm sao cho ra càng nhiều trường hợp càng tốt .
1. Di truyền phân ly độc lập giống menden: Giả sử:
A quy định gen trội quy định hoa trắng.
a quy định gen lặn quy định hoa đỏ.
P: Aa X Aa
F1: 1AA:2Aa:1aa => kiểu hình là 3 trắng :1 đỏ . gen trội hoàn toàn không biểu hiện tính trạng trung gian.
2. Tương tác gen.(có thể có nhiều nên mình sẽ tánh mục nhỏ khi nào nghĩ ra sửa lại).
a, Tương tác gen không cân bằng (nghĩa là gen tác động lên kiểu hình ở mức độ khác nhau nếu có gen kia thì sẽ không biểu hiện kiểu hình ):
giả sử:
A,B là gen trội
a,b là gen lặn.
trong đó Gen A,a sẽ quy định màu trắng; B,b quy định màu đỏ và các át chế là A>B>a>b.
A_B_: gen quy định màu hoa trắng
A_bb: quy định màu hoa trắng
aaB_: quy định màu hoa đỏ
aabb: quy định màu hoa đỏ.

P: AaBb X AaBb
F1: 9(A_B_)+3(A_bb):3(aaB_)+1(aabb)=> tỉ lệ ở đây là 12 : 4 = tỉ lệ 3:1.
cái này chắc nghĩ ra hơi bị khó nhưng rất có thể xảy ra :Khi (88):
b, tương tác gen tiếp như trên nhưng ở đây là các gen có mức độ át chế nhau khác nhau
A>a>B>b:
AaBb:Quy định hoa trắng
Aabb: Quy định hoa trắng
aabb: quy định hoa trắng
aaBb: Quy định hoa đỏ.
P: AaBb X aabb
F1: 1(AaBb)+1(Aabb)+1A(aabb):1(aaBb)=> tỉ lệ kiểu hình 3:1
(hôm nay nghĩ đến đây đã )

phần trên là cách nguyên văn của mình tại: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=69555
như thế là hiện tại dã có đên 6 cách giải thích cho kiểu hình 3 trắng:1đỏ.
Cho nên đề nghị mọi người mở rộng suy nghĩ tìm thến các cách khác :khi (21):
(công nhận cukhoaithui nghĩ được nhiều cái hay nha :khi (141):)

6 Cách đó gồm:
3 cách của cukhoaithui
1 cách của caothuyt2 có thể chấp nhận nếu bài toán cho đưa vào trường hợp cây phân tính đực cái.
2 cách của mình ở phần tương tác gen :))
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

AH ĐỌC KĨ SÁCH thì ta thấy giá trị thích nghi có thể nói là khả năng sinh sản tốt tại vì nếu sống khỏe mà không sinh sản dc thì nếu xét tổng quát loài đó sớm về tuyệt chủng => giá trị thích nghi kém ,chúng ta có thể thấy sự quan trọng của sự sinh sản đối vói các loài như cá hồi, 1 số loài sâu bọ , sau khi sinh sản thì vòng đời rất ngắn ,
P/S: 90% là chế đó đừng tin nha ,
---> Câu in đậm đó là đã đủ cho 1 lời giải thích ở câu 5 rồi bạn hiền :D
---> Tui đưa mấy câu này ra là ưu tiên dành cho các bạn học sinh cấp 3,không dành cho dân sv --> đã là "tiền bối" rồi mà vẫn thích bon chen là sao hả đồng chí b-( Câu này do camdorac_likom năm rồi có post đó,tui thấy hay nên đem qua đây :D ---> nghe nói đây là 1 câu trong đề thi olympic sinh của Úc :eek:

5.theo quan điểm tiến hoá , cá thểnào dưới đây có giá trị thích ứng cao nhất
a. một đứa trẻ không bị nhiễm bất kỳ bệnh nào thường gặp ở trẻ con
b. một phụ nữ 40 tuổi có 7 người con trg thành
c. một phụ nữ 89 tuổi có 1 người con trưởng thành
d. một người đàn ông 100 tuổi không có con nào
e. một người đàn ông không có con có thể chạy 1 dặm ko đến 5 phút
---> Mới xem qua thì thấy câu hỏi này thật lạ nhưng khá thú vị ^^ Tui xin đưa ra ý kiến của tui he:D
---> Theo quan điểm tiến hóa,cá thể thích nghi trước hết là phải có KH giúp bảo đảm sự tồn tại của cá thể đó,tuy nhiên nếu chỉ có tồn tại mà không có khả năng sinh sản thì cũng vô nghĩa về mặt tiến hóa (ý này có trong SGK sinh 12,phần chọn lọc tự nhiên).Tức là nếu 1 cá thể nào đó mang những tính trạng rất tốt giúp nó tồn tại dễ dàng trong suốt cuộc đời của nó,nhưng nếu nó không thể sinh sản thì những tính trạng tốt đó sẽ không thể truyền lại cho các thế hệ sau --> không có ý nghĩa trong sự tiến hóa của loài đó.Theo ý đó ta có thể loại đc 2 câu d và e vì 2 người đàn ông đó dù có sống rất thọ và có thể lực rất tốt nhưng lại không có con.
---> Ta cũng có thể loại câu a vì 1 đứa trẻ không bị nhiễm bất kỳ bệnh nào thường gặp ở trẻ con không có nghĩa là nó sẽ không mắc 1 bệnh nào trong suốt quãng đời rất dài phía trước của nó (nếu nó sống đc đến lúc già đi ).Ý tui là ta chưa thể kết luận đc gì về khả năng tồn tại và sinh sản của đứa trẻ này trong tương lai --> loại
---> Đáp án chỉ có thể là 1 trong 2 câu b và c.Ở 2 câu này ta thấy 2 người phụ nữ đều có con(tất cả đều đã trưởng thành),nhưng người ở câu b sinh đc nhiều con hơn ---> Ta biết là mặt chủ yếu của CLTN là phân hóa khả năng sinh sản của những KG khác nhau trong quần thể.CLTN sẽ bảo đảm sự tồn tại và sinh sản ưu thế cho những cá thể thích nghi nhất ---> người phụ nữ ở câu b có giá trị thích ứng cao nhất @-)
câu 4 em chắc chắn c mà hok tin anh vô mấy trang học trực tuyến coi đi,em chắc chắn lun đó.
--> Em chắc chắn thì phải giải thích để mọi người đồng ý với ý kiến của em chứ ^^ nếu nói như em thì không cần phải học để hiểu làm gì vì...trong sách có hết rồi đó,cứ giở ra xem là có thôi :D post đáp án thì nên có lời giải để mọi người hiểu tại sao mình chọn đáp án đó,việc này cũng giúp mình củng cố thêm kiến thức đã học :)
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

2. Tương tác gen.(có thể có nhiều nên mình sẽ tánh mục nhỏ khi nào nghĩ ra sửa lại).
a, Tương tác gen không cân bằng (nghĩa là gen tác động lên kiểu hình ở mức độ khác nhau nếu có gen kia thì sẽ không biểu hiện kiểu hình ):
giả sử:
A,B là gen trội
a,b là gen lặn.
trong đó Gen A,a sẽ quy định màu trắng; B,b quy định màu đỏ và các át chế là A>B>a>b.
A_B_: gen quy định màu hoa trắng
A_bb: quy định màu hoa trắng
aaB_: quy định màu hoa đỏ
aabb: quy định màu hoa đỏ.

P: AaBb X AaBb
F1: 9(A_B_)+3(A_bb):3(aaB_)+1(aabb)=> tỉ lệ ở đây là 12 : 4 = tỉ lệ 3:1.
cái này chắc nghĩ ra hơi bị khó nhưng rất có thể xảy ra :Khi (88):
---> Trường hợp này của bạn khá lạ :) tui đã xem kỹ và xin có ý kiến thế này.Theo chương trình sinh phổ thông phần DT học thì tương tác át chế có 2 loại là át chế do gen trội(tỷ lệ phân ly KH là 13:3 và 12:3:1) và át chế do gen lặn (tỷ lệ phân ly KH F2 9:3:4).Trong mỗi trường hợp đều có 1 ví dụ cụ thể gắn liền với 1 phép lai (hay 1 thí nghiệm) trong thực tế và đã đc giải thích chi tiết --> Tui không thấy có trường hợp át chế nào lại có tỷ lệ phân ly KH F2 (khi lai F1 dị hợp 2 cặp gen) là 12:4=3:1 .
---> Nếu TH này là do bạn suy nghĩ ra trong khi giải câu này thì có lẽ không hợp lý lắm :).Không hợp lý vì trước hết nó không tương ứng với 1 ví dụ cụ thể nào trong thực tế (hoặc do tui không biết),ngoài ra không thể giải thích đc vai trò cụ thể của từng gen trội lặn trong mỗi cặp gen và giữa 2 cặp với nhau.Nếu TH này là do bạn dựa trên 1 ví dụ thực tế cụ thể nào đó thì tui xin lỗi vì đã không biết,và mong bạn post lên để tui và các bạn khác đc tham khảo thêm :)
---> Có 1 điều tui xin chia sẽ với các bạn yêu thích sinh và có chí hướng thi khối B năm nay.Đó là sinh học không phải là 1 môn học với lý thuyết suông hay xa rời thực tế,ngược lại sinh học gắn bó chặt chẽ với thực tế.Những hiện tượng,khái niệm,công thức...v.v... hầu hết đều hoặc xuất phát từ thực tế hoặc đã đc kiểm chứng bằng thực nghiệm.Do đó các bạn khi học nên nắm chắc các đặc điểm,hiện tượng,phép lai đặc trưng đã đc nêu chi tiết trong mỗi phần học.Trong quá trình ra đề,người ta có thể đưa ra những trường hợp giả định,nhưng khi bài đó có liên quan đến những đối tượng cụ thể đã đc xem như thực tế hiển nhiên thì chắc chắn sẽ không có chuyện giả định điều ngược lại với thực tế.Ví dụ chúng ta đều biết bệnh mù màu và máu khó đông là do 1 ĐB gen lặn nằm trên NST GT X không có alen tương ứng trên Y chi phối --> như vậy đây rõ ràng là thực tế hiển nhiên,sẽ ko có ai có thể ra đề là cho bệnh đó do 1 gen nào đó trên NST thường qui định đc --> vì điều đó trái với thực tế,kiến thức đó là 1 kiến thức chuẩn đã đc CM và học sinh cần phải nhớ,do đó việc giả định cho nó trái với thực tế sẽ không phải là 1 cách dạy phù hợp cho học sinh phổ thông (vốn chủ yếu là phải chấp nhận những gì đã đc...người ta CM :mad: )
---> Nói dài và dai như trên cũng chỉ muốn chia sẽ cùng các bạn 1 "sự định hướng" trong việc học môn sinh --> hi vọng giúp đc các bạn b-:))

b, tương tác gen tiếp như trên nhưng ở đây là các gen có mức độ át chế nhau khác nhau
A>a>B>b:
AaBb:Quy định hoa trắng
Aabb: Quy định hoa trắng
aabb: quy định hoa trắng
aaBb: Quy định hoa đỏ.
P: AaBb X aabb
F1: 1(AaBb)+1(Aabb)+1A(aabb):1(aaBb)=> tỉ lệ kiểu hình 3:1
(hôm nay nghĩ đến đây đã )

phần trên là cách nguyên văn của mình tại: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=69555
như thế là hiện tại dã có đên 6 cách giải thích cho kiểu hình 3 trắng:1đỏ.
Cho nên đề nghị mọi người mở rộng suy nghĩ tìm thến các cách khác :khi (21):
(công nhận cukhoaithui nghĩ được nhiều cái hay nha :khi (141):)

6 Cách đó gồm:
3 cách của cukhoaithui
1 cách của caothuyt2 có thể chấp nhận nếu bài toán cho đưa vào trường hợp cây phân tính đực cái.
2 cách của mình ở phần tương tác gen :))
---> Trường hợp còn lại này của bạn thì tui hoàn toàn đồng ý,đây là dạng át chế do gen trội 13:3 mà tui cũng có đưa ra.Vậy thì bài này tui nghĩ cũng chỉ có 3 TH thỏa đề bài thôi (TH gen tren NST GT ko phù hợp) --> tiếc là tác giả post đề không đưa ra đáp án,nhưng dù sao đây cũng là 1 bài khá hay vì chúng ta đã mất tg vì nó ^^.Rất vui vì bạn đã tham gia thảo luận,hi vọng bạn sẽ tham gia "cãi nhau" cùng các đồng chí ở đây :D Trong topic này thì chuyện "cãi nhau" là rất thường xuyên:cool: nhưng các bạn "cãi nhau" vì muốn cùng nhau tiến bộ chứ không phải theo nghĩa đen :)>- và thật sự mọi người đã cùng tiến bộ :)
 
Top Bottom