Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

H

hoanghahh

giải quyết dùm câu này nha!

ở người gen IA qui định nhóm máu A, gen IB qui định nhóm máu B, kiểu gen ii qui định nhóm máu O.một quần thể người có nhóm máu B(kiểu gen IBi,IBIB) chiếm tỉ lệ 27.94%,
nhóm máu A (kiểu gen IAi, IAIA) chiếm 19.46%
nhóm máu AB(kiểu gen IAIB) chiếm tỉ lệ 4.25%.tần số tương đối các alen trong quần thể này là?
A. IA=0.13, IB=0.69, i=0.18
B. IA=0.69, IB=0.13, i=0.18
C. IA=0.13, IB=0.18, i=0.69
D. IA=0.18, IB=0.13, i=0.69
Đáp án C bạn ơi .Bạn áp dụng ( xIA + yIB + zIO ) ^ 2=1 là ra đó. Bạn làm thử đi.Nếu ko ra tớ sẽ post chi tiết cho bạn.;)
 
G

gabong_009

1.Nếu nói ĐBGen là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST có đúng ko bạn ?
2.Dạng ĐBgen nào sau đây hay gặp
A.Mất hoặc thêm 1 hay 1 số cặp Nu
B.Thay thế hay đảo vị trí 1 hay 1 số cặp Nu
C.Mất ,lặp,đảo vị trí 1 hay 1 số cặp Nu
D.Câu A và B đúng
:)| Bảo mình với
 
G

greenofwin

wa trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ có 60 okazaki ,số đoạn mồi là
A.61
B.62
cho các dữ kiện sau
1.đa số có hại và thường biểu hiện thành kiểu hình
2.đa số biểu hình kiểu hình lăn khó phát hiện
sự khác biệt giữa đột biến gen và đột biến NST là
A.1
B.2
C.1,2
trong phép lai AaBb * aabb sác xuất gặp con lai biểu hiện 1 tính trạng trội là
A.25%
B.50%
một tế bào sinh dục có kiểu gen XBXb ,cặp NST này ko phân li lần phân bào 2 , tế bào này có thể tạo giao tử
A.XB,Xb,O,XBXB,XbXb
B.XBXB,XbXb,O
sao đáp ra mình thấy kì kì ai giải giùm cái
 
C

cukhoaithui

1.Nếu nói ĐBGen là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST có đúng ko bạn ?
---> Theo tui là ko đúng,vì NST và gen rất khác nhau về kích thước --> ĐB gen đc học chỉ liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp nu(1 gen có thể từ 600 đến 1500 cặp nu),còn ĐB NST thì liên quan đến 1 hoặc nhiều gen(trên NST có hàng ngàn gen) --> do sự khác nhau quá xa về kích thước nên khẳng định trên là ko chính xác

2.Dạng ĐBgen nào sau đây hay gặp
A.Mất hoặc thêm 1 hay 1 số cặp Nu
B.Thay thế hay đảo vị trí 1 hay 1 số cặp Nu
C.Mất ,lặp,đảo vị trí 1 hay 1 số cặp Nu
D.Câu A và B đúng
:)| Bảo mình với
--> Vì nếu ngược lại,tức là dạng ĐB mất hoặc thêm là phổ biến thì có lẽ sự phát triển của SV sẽ ko đc như ngày nay vì hậu quả của 2 dạng ĐB này là rất nghiêm trọng
 
C

cukhoaithui

wa trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ có 60 okazaki ,số đoạn mồi là
A.61
B.62
--> Sinh vật nhân sơ thì đúng là quá trình tái bản ADN có nhiều điểm khác biệt với SV nhân thực , tuy nhiên về cơ bản là giống nhau --> và quá trình phát sinh những đoạn Okazaki,đoạn mồi là 1 trong những điểm giống nhau đó --> Theo đó số đoạn Ok ở bài này cũng là 62 --> Tui nói vậy vì thật ra ví dụ điển hình về quá trình nhân đôi ADN mà chúng ta học là lấy từ ví dụ về quá trình tự nhân đôi của vi khẩn E.Coli (SV nhân sơ)


cho các dữ kiện sau
1.đa số có hại và thường biểu hiện thành kiểu hình
2.đa số biểu hình kiểu hình lăn khó phát hiện
sự khác biệt giữa đột biến gen và đột biến NST là
A.1
B.2
C.1,2
--> ý 1 theo tui là điểm chung giữa 2 dạng đó --> loại --> B là đáp án

trong phép lai AaBb * aabb sác xuất gặp con lai biểu hiện 1 tính trạng trội là
A.25%
B.50%
--> Viết sơ đồ lai sẽ thấy tỷ lệ phân ly KG và KH của phép lai trên
--> Đề chưa nói rõ 1 gen qui định 1 tt hay 2 gen cùng qui định , tuy nhiên theo tui có thể hiểu là dạng 1 gen qđ 1 tt vì nếu là tương tác gen thì khái niệm tính trạng trội tính trạng lăn là ko đc nói đến(hay ko cần nói đến)
--> Theo tui đáp án là B (có lẽ đáp án lại là A hả bạn :) --> xin công bố đáp án để còn biết đường mà...cãi:D )

một tế bào sinh dục có kiểu gen XBXb ,cặp NST này ko phân li lần phân bào 2 , tế bào này có thể tạo giao tử
A.XB,Xb,O,XBXB,XbXb
B.XBXB,XbXb,O
sao đáp ra mình thấy kì kì ai giải giùm cái
--> Đáp án là A hử đồng chí :p

---> Bạn green có đáp án thì công bố dùm he --> thanks bạn ^^

P/S: Lâu ko post bài vì...lười và mệt quá b-( :)| sắp "xông trận" rồi,lại chọn chiến trường "máu lửa" nhất nên lúc nào cũng căng thẳng... --> Chúc mọi người duy trì đc sức khỏe và minh mẩn vượt qua kỳ thi he ^^
 
Last edited by a moderator:
G

gabong_009

đáp án C





Gọi n là số gen chi phối tính trạng này
P: đồng hợp trội x đồng hợp lặn
\RightarrowF1 là dị hợp n cặp
Vì tỉ lệ 2/125 quá nhỏ nên chắc chắn là của đồng hợp lặn
Xét riêng 1 cặp:F1: Aa x Aa \RightarrowF2: 1/4aa
\RightarrowXét chung: [TEX](1/4)^n=2/125 [/TEX]\Leftrightarrown=3
Làm sao (1/4)^n=2/125 mà suy ra n=3 được .Bạn nhầm đúng ko ? Đây chỉ đúng trong TH xấp xỉ ???
 
C

chiryka

P/S: Lâu ko post bài vì...lười và mệt quá sắp "xông trận" rồi,lại chọn chiến trường "máu lửa" nhất nên lúc nào cũng căng thẳng... --> Chúc mọi người duy trì đc sức khỏe và minh mẩn vượt qua kỳ thi he ^^
vậy là thi Y Hà nội hả...thật là gan lì...Chir cũng thi Y HN nếu ko bị Ba mẹ kịch lực phản đối :((...

Làm sao (1/4)^n=2/125 mà suy ra n=3 được .Bạn nhầm đúng ko ? Đây chỉ đúng trong TH xấp xỉ ???
thì đúng là xấp xỉ đó bạn. Trong giải bài tập sinh học , nhiều bài toán ra theo các dữ liệu thống kê, mà đã là thống kê thì ko chính xác hoàn hoàn về tỉ lệ, do đó khi giải mình mặc nhiên được làm tròn.
Tuy nhiên khi làm tròn phải cẩn thận, ví dụ đừng qui tỉ lệ 13:3 trong qui luật tương tác thành xấp xỉ 4:1, giải ko ra đâu.
 
N

ngocbinhhuy

1,Lai phân tích cây hoa tím thân cao (A_B_) với cây hoa trắng, thân thấp được thế hệ lai: 300 cây tím, cao; 300 cây trắng, thấp; 100 cây tím, thấp; 100 cây trắng, cao. Tần số hoán vị gen là:
Chọn câu trả lời đúng:
đúng: A. với tần số hoán vị gen: 25%
B. với tần số hoán vị gen: 37,5%
C. với tần số hoán vị gen: 25%
D. với tần số hoán vị gen: 37,5%
Mình ko biet tính tần số hoán vị. Có bạn nào có công thức để tính đc tần số hoán vị ko?
 
T

thank_kiri

một tế bào sinh dục có kiểu gen XBXb ,cặp NST này ko phân li lần phân bào 2 , tế bào này có thể tạo giao tử
A.XB,Xb,O,XBXB,XbXb
B.XBXB,XbXb,O
câu này B mới đúng chứ?

1,Lai phân tích cây hoa tím thân cao (A_B_) với cây hoa trắng, thân thấp được thế hệ lai: 300 cây tím, cao; 300 cây trắng, thấp; 100 cây tím, thấp; 100 cây trắng, cao. Tần số hoán vị gen là:
Chọn câu trả lời đúng:
đúng: A. với tần số hoán vị gen: 25%
B. với tần số hoán vị gen: 37,5%
C. với tần số hoán vị gen: 25%
D. với tần số hoán vị gen: 37,5%
Mình ko biet tính tần số hoán vị. Có bạn nào có công thức để tính đc tần số hoán vị ko?
đề nhìn vui ghê ^^! Công thức tính thì có trong SGK đó bạn (mình học sách cơ bản), theo như mình nhớ thì tần số HVG bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể mang gen hoán vị trên tổng số cá thể! Vậy đáp án là 25%.
 
Last edited by a moderator:
G

greenofwin

nó ghi đáp án nè
1.62 nhưng tui nghĩ 61 vì ở sinh vật nhân thực đơn vị nhân đôi gồm 1 vòng ( 2 chặc chữ Y) còn ở sinh vật nhân sơ tui nghĩ chỉ có 1 chặc chữ Y thui nên chỉ cần 61
2.chọn Ý 2 : nhưng tui nghĩ ý 1 cũng đúng vì đột biến NST dễ biểu hiển kiểu hình còn đột biến gen thì hơi khó mà
3.câu này nó chọn A nên tui nghĩ đáp án co vấn đề
4.câu này nó chọn A : nhưng mà đề ghi rõ là tê bào mà
vì thê B mới đung chứ =((=((=((=((=((=((=((
 
H

hien_chip

nó ghi đáp án nè
1.62 nhưng tui nghĩ 61 vì ở sinh vật nhân thực đơn vị nhân đôi gồm 1 vòng ( 2 chặc chữ Y) còn ở sinh vật nhân sơ tui nghĩ chỉ có 1 chặc chữ Y thui nên chỉ cần 61
2.chọn Ý 2 : nhưng tui nghĩ ý 1 cũng đúng vì đột biến NST dễ biểu hiển kiểu hình còn đột biến gen thì hơi khó mà
3.câu này nó chọn A nên tui nghĩ đáp án co vấn đề
4.câu này nó chọn A : nhưng mà đề ghi rõ là tê bào mà
vì thê B mới đung chứ =((=((=((=((=((=((=((
hihi lâu hok vào đây!chào cả nhà ha!:) chúc mọi người ôn tâpk tốt hen!!^_^
câu này đúng là như cukhoaithui đáp án là 62( tổng quát nếu có n đoạn okazaki thì có n+2 đoạn mồi) câu này mình nhớ là cũng có trong táng sinh các rùi thì phải ~.~ trong SGK cũng có bài nè mừ.
bạn nhầm chỗ in màu xanh rùi.Ở sinh vật nhân thực thì vật chất di truyền là ADN mạch kép thẳng.gồm rất nhìu đơn vị nhân đôi mỗi đơn vị gồm 2 chạc chữ Y.Còn sinh vật nhân sơ thì cơ sở vật chất di truyền là ADN mạch vòng nên chỉ gồm 1 đơn vị tái bản thui .
 
C

cukhoaithui

hâm nóng không khí ^^

--> Chào tất cả :D thời gian trước "cuộc chiến" ko còn nhiều,nên có vẻ topic cũng bớt sôi nổi,cá nhân tui cũng ko có nhiều tg để tham gia thảo luận cùng mọi người như trước :( nhân lúc rảnh rỗi tranh thủ post vài câu để "hâm nóng" không khí,và cũng muốn đc nghe ý kiến của mọi người về những câu này ^^

Câu 1:Định nghĩa về gen nào sau đây là bản chất nhất :
A.Một đoạn pt ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 pt ARN
B.Một đoạn pt ADN tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein như gen điều hòa,gen vận hành,gen khởi động.
C.Một đoạn pt ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein
D.Một đoạn pt ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 trong các loại ARN như tARN,mARN,rARN

câu 2.Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp gen là
A sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng dẫn đến sự hoán vị các gen alen
B sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng dẫn đến sự hoán vị các gen alen, tạo ra sự tổ hợp lại các gen ko alen
C sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng trên 2 cromatit của cùng 2 NST
D sự trao đổi chéo những đoạn ko tương ứng của cặp NST tương đồng

câu 3.Sự di truyền chéo của tính trạng di truyền lk giới tính rõ nhất là
A tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai
B tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai
C tính trạng của bố truyền cho con gái, tính trạng của mẹ truyền cho con trai
D tính trạng của bà nội truyền cho chaú trai

câu 4.Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng(kiểu gen đồng hợp lặn) đc 48 con lông xám nâu,99 con lông trắng và 51 con lông đen. Cho chuột lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau đc F1 toàn chuột lông xám nâu.Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân ly kiểu hình ở F2 ntn?
A 9 lông xám nâu : 3 lông đen : 4 lông trắng
B 9 lông xám nâu : 4 lông đen : 5 lông trắng
C 12 lông xám nâu : 3 lông đen : 1 lông trắng
D 9 lông xám nâu : 6 lông đen : 1 lông trắng

câu 5.ĐK quan trọng nhất để định luật Hắcđi -Vanbéc nghiệm đúng là?
A ko có chọn lọc tự nhiên
B quần thể có số lg cá thể lớn
C ko có đột biến
D quần thể giao phối ngẫu nhiên

câu 6.Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quàn thể là?
A đột biến, biến động di truyền
B di nhập gen, chọn lọc tự nhiên
C Sự bảo tồn các gen có lợi
D sự tích luỹ các alen có lợi

---> Nếu bạn nào thấy những câu này có vẻ..quen quen thì đúng là quen thiệt đó :D Đây là một số câu tui thấy cần thảo luận trong 1 đề thi thử ĐH do 1 bạn post lên trong box Sinh này --> Những câu này ko quá khó,nhưng cũng ko dễ,nằm trong phạm vi ra đề thi ĐH.Cái tui muốn nói là ở đáp án của những câu này (do bạn post đề post lên) --> Mọi người nếu rảnh có thể thảo luận và cho biết ý kiến he ^^ Thanks all
 
G

gabong_009

Tớ làm ko ra .Bạn nào chỉ giáo với !! Tớ đang rất cần.
1.Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung
cấp số ribônuclêôtit tự do là
A. 6000. B. 3000. C. 4500. D. 1500.
 
H

hocmai9876

Tớ làm ko ra .Bạn nào chỉ giáo với !! Tớ đang rất cần.
1.Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung
cấp số ribônuclêôtit tự do là
A. 6000. B. 3000. C. 4500. D. 1500.

số nu là 3000 nu
sao mã 3 lần môi trường cung cấp là
3. 3000: 2=4500
dế mà
chụi khó đọc sách là ra
 
T

thank_kiri

Câu 1:Định nghĩa về gen nào sau đây là bản chất nhất :
A.Một đoạn pt ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 pt ARN
B.Một đoạn pt ADN tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein như gen điều hòa,gen vận hành,gen khởi động.
C.Một đoạn pt ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein
D.Một đoạn pt ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 trong các loại ARN như tARN,mARN,rARN

câu 2.Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp gen là
A sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng dẫn đến sự hoán vị các gen alen
B sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng dẫn đến sự hoán vị các gen alen, tạo ra sự tổ hợp lại các gen ko alen
C sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng trên 2 cromatit của cùng 2 NST
D sự trao đổi chéo những đoạn ko tương ứng của cặp NST tương đồng

câu 3.Sự di truyền chéo của tính trạng di truyền lk giới tính rõ nhất là
A tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai
B tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai
C tính trạng của bố truyền cho con gái, tính trạng của mẹ truyền cho con trai
D tính trạng của bà nội truyền cho chaú trai

câu 4.Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng(kiểu gen đồng hợp lặn) đc 48 con lông xám nâu,99 con lông trắng và 51 con lông đen. Cho chuột lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau đc F1 toàn chuột lông xám nâu.Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân ly kiểu hình ở F2 ntn?
A 9 lông xám nâu : 3 lông đen : 4 lông trắng
B 9 lông xám nâu : 4 lông đen : 5 lông trắng
C 12 lông xám nâu : 3 lông đen : 1 lông trắng
D 9 lông xám nâu : 6 lông đen : 1 lông trắng

câu 5.ĐK quan trọng nhất để định luật Hắcđi -Vanbéc nghiệm đúng là?
A ko có chọn lọc tự nhiên
B quần thể có số lg cá thể lớn
C ko có đột biến
D quần thể giao phối ngẫu nhiên

câu 6.Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quàn thể là?
A đột biến, biến động di truyền
B di nhập gen, chọn lọc tự nhiên
C Sự bảo tồn các gen có lợi
D sự tích luỹ các alen có lợi

Đó là ý kiến của mình, nhân tiện bạn cukhoaithui giải thích giùm mình câu này vì sao chọn A mà ko chọn B:
một tế bào sinh dục có kiểu gen XBXb ,cặp NST này ko phân li lần phân bào 2 , tế bào này có thể tạo giao tử
A.XB,Xb,O,XBXB,XbXb
B.XBXB,XbXb,O
 
C

cukhoaithui

---> Câu 1 đáp án đúng là A,nhưng có ai thấy đáp án C khác đáp án A chỗ nào hè (hoặc là sai ở điểm nào) @@ --> Tui cảm thấy C cũng có lý :(

---> "
B sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng dẫn đến sự hoán vị các gen alen, tạo ra sự tổ hợp lại các gen ko alen" đáp án cũng là B (đáp án của người post),nhưng cá nhân tui ko đồng ý đáp án trên --> lí do vì nó đã sai về cơ bản hiện tượng TDC --> Sự TDC xảy ra giữa những đoạn tương ứng giữa 2 cromatic khác nguồn của cặp NST kép tương đồng,chứ ko phải là giữa những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng --> Cần phải chính xác ở cách dùng từ trong vấn đề này vì nếu theo như đáp án B thì sẽ ko đúng với kiến thức cơ bản đã đc học về sự TDC --> Theo đó đáp án có thể chấp nhận ở câu này là C (mặc dù vẫn chưa hòn toàn chính xác nhưng ít nhất cũng đã nêu đc ý cơ bản "giữa 2 cromatic" ) --> Vì đây là 1 đề thi thử của 1 trường PTTH,nên mức độ chính xác tuyệt đối của đề là "đòi hỏi" hơi bị cao =(( --> bạn nào có ý kiến gì ở câu này xin đưa ra he ^^

---> Câu này đáp án cũng đúng như bạn thank_kiri đã chọn,mới nhìn qua thì câu này dường như chính xác,nhưng theo tui nó cũng chưa chính xác --> Ta đã biết DT chéo là hiện tượng gen qui định tính trạng ở bố sẽ đc truyền cho con gái (tính trạng ở con gái có thể biểu hiện hoặc ko tùy vào KG của con gái về gen qui định tt đó) và tính trạng đó chắc chắn sẽ biểu hiện ở cháu trai ---> Đáp án B có ý "tính trạng của bố truyền cho con gái" --> điều này chưa chính xác,vì tính trạng ở đây có thể hiểu là 1 KH xác định nào đó,nếu gen qui định tính trạng đó là lặn và KG của con gái về tính trạng đó là dị hợp thì tính trạng đó sẽ ko biểu hiện ở con gái như ý câu B nói đc (vì nó đã bị gen trội tương ứng át chế khả năng biểu hiện ra KH) --> Vậy ý câu B ko thể nói là hoàn toàn chính xác cho hiện tượng DT chéo đc
---> Với ý câu A thì hoàn toàn chính xác cho hiện tượng DT chéo,vì ông ngoại và cháu trai đều có KG XY,gen tuân theo qui luật DT chéo sẽ nằm trên X ko alen trên Y,do đó từ ông ngoại gen đc truyền cho mẹ(có thể biểu hiện hoạc ko) nhưng khi mẹ truyền gen đó cho con trai thì tính trạng do gen đó qui định chắc chắn sẽ biểu hiện ở con trai --> đó là minh chứng chắc chắn để ta xác định gen đó tuân theo qui luật DT chéo
--> ý kiến tui là như vậy,nếu bạn nào quan tâm và có ý kiến khác thì xin post lên he --> thanks bạn ^^

--> Câu 4 bạn thank_kiri chọn đúng đáp án rồi ^^ Xin lỗi các bạn,hôm qua tui post câu này vì "phát hiện" 1 chi tiết "bất hợp lý" trong câu này @@ bi giờ nhìn lại thì thấy...hôm qua tui bị "chạm mạch" nên mới có "phát hiện" đó b-( :D thành thật xin lỗi và...chia buồn cho..."cái đầu trên mây" của tui ^:)^

---> Câu này vẫn chọn đúng đáp án,nhưng tui có 1 thắc mắc nhỏ.Vì tui đã từng gặp 1 câu như zầy trên hocmai,và đáp án lại là C (ko có ĐB) @@ mặc dù chẳng hiểu tại sao lại có đáp án đó nhưng thật sự cảm thấy đáp án D là dễ hiểu hơn cho câu này --> Có bạn nào từng gặp trường hợp như tui ở câu này chưa?? Ai có ý kiến gì hay xin post lên cho mọi người đc tham khảo --> thanks ^^

---> Câu này bạn thank chọn đúng,nhưng là đúng theo...cách chọn của tui chứ ko phải của đáp án :D đáp án post lên là D @@ mặc dù nghe cũng có lý nhưng cần lưu ý 1 chi tiết để biết D ko thể là đáp án,đó là "nhân tố tiến hóa" --> ý D ko phải là 1 nhân tố tiến hóa --> loại
--> nhưng ý A liệu có đúng ?? Tui đã xem lại SGK về biến động DT và đang tiếc là chưa thấy chi tiết nào để có thể khẳng định biến động DT giúp làm phong phú vốn gen của quần thể =(( --> Xin đc nghe ý kiến của bạn thank và các bạn khác về câu này ^^
 
T

thank_kiri

mình mới đọc lướt qua, tại giờ phải đi học nên post vài câu thôi, về cái câu "biến động di truyền" đó, tại lúc làm xớn xác, nhớ nhầm nghĩa cụm từ "biến động di truyền", giờ bạn nói mình mới ngẫm nghĩ và nhớ lại thì đúng là ko phải "biến động di truyền" làm giàu vốn gen mà chỉ có thể làm nghèo nàn vốn gen thôi. Còn câu D, ko hiểu sao lại chọn câu đó nhỉ?
 
T

thank_kiri

Câu 1:Định nghĩa về gen nào sau đây là bản chất nhất :
A.Một đoạn pt ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 pt ARN
B.Một đoạn pt ADN tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein như gen điều hòa,gen vận hành,gen khởi động.
C.Một đoạn pt ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein
D.Một đoạn pt ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 trong các loại ARN như tARN,mARN,rARN

Câu A là định nghĩa trong SGK, và nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy ý của câu A là hoàn chỉnh nhất và cũng bao gồm luôn mấy câu còn lại. Chẳng hạn như câu C theo ý bạn, xét riêng từng vế thì vế "tổng hợp 1 loại RNA" là đúng rồi, còn vế "tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein" cũng đúng luôn, nhưng nếu xét cả câu thì sẽ ko đầy đủ, vì ko phải gen nào cũng tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein và để tham gia cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein thì gen cũng tạo ra các protein, như vậy thì ko phải câu A là đầy đủ nhất còn gì ^^.

câu 2.Cơ sở tế bào học của tái tổ hợp gen là
A sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng dẫn đến sự hoán vị các gen alen
B sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng dẫn đến sự hoán vị các gen alen, tạo ra sự tổ hợp lại các gen ko alen
C sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng trên 2 cromatit của cùng 2 NST
D sự trao đổi chéo những đoạn ko tương ứng của cặp NST tương đồng

Câu này mình cũng thấy như bạn nhưng nếu ra thi câu y chang vậy thì cũng đành phải chọn câu B thôi. Câu B này là mình chọn theo phương pháp "lụi" đúc kết dc trong suốt năm 12 đấy. Vì khi làm bài thì đâu cần biết sai đề hay ko, ko lẽ biết sai đề thì ko làm, nên mình làm câu nào cũng trên tinh thần làm tất, sai đề thì mình cũng dc điểm, vậy thôi! Còn câu C, thấy nó viết lủng củng thế nào ấy, "2 cromatit của cùng 2 NST", ko hiểu rõ ý "của cùng 2NST" là sao nên mình ko chọn.

câu 3.Sự di truyền chéo của tính trạng di truyền lk giới tính rõ nhất là
A tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai
B tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai
C tính trạng của bố truyền cho con gái, tính trạng của mẹ truyền cho con trai
D tính trạng của bà nội truyền cho chaú trai
Đáp án B có ý "tính trạng của bố truyền cho con gái"
Cái này là câu C chứ ko phải câu B cukhoaithui ơi, chắc bạn vừa viết bài vừa bực mình vì đề tùm lum nên nhầm lẫn tí nhỉ ^^. Câu này mình thấy bạn nghĩ sâu xa quá thành ra hơi bị lạc đề đó, theo ý mình thì đề muốn hỏi "biểu hiện rõ nhất, chứng minh cho sự di truyền chéo cùa tính trạng di truyền liên kết giới tính là gì?", nên câu C là câu thể hiện rõ ràng và chính xác nhất. Người ta đã nói "tính trạng của bố truyền cho con gái" rồi thì có nghĩa là nó đã thể hiện ra kiểu hình và người ta thấy như vậy, trừ khi nói "gen của bố truyền cho con gái..." thì mới có thể xét như bạn dc, nhưng nếu đề có cho như vậy mình vẫn chọn C vì khi này ta sẽ ko xét KH nữa mà đi xét nghiệm thì sẽ biết gen của bố có truyền cho con gái ko ^^. Còn câu A theo như bạn nói thì cũng đúng, nhưng vì đề nói rõ nhất nên mình nghĩ câu C rõ hơn vì là 2 thế hệ liên tiếp, còn câu A bị cách 1 thế hệ rồi ^^

câu 4.Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng(kiểu gen đồng hợp lặn) đc 48 con lông xám nâu,99 con lông trắng và 51 con lông đen. Cho chuột lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau đc F1 toàn chuột lông xám nâu.Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân ly kiểu hình ở F2 ntn?
A 9 lông xám nâu : 3 lông đen : 4 lông trắng
B 9 lông xám nâu : 4 lông đen : 5 lông trắng
C 12 lông xám nâu : 3 lông đen : 1 lông trắng
D 9 lông xám nâu : 6 lông đen : 1 lông trắng

Câu này mình cũng "lụi" luôn đó, làm nhảm nhảm nó ra dc cái số 9:3:4 nên chọn thôi chứ nếu mà cho làm tự luận chắc làm sai bét vì hình như mình quy định KG sai nên nó chỉ ra dc đúng mỗi cái tỉ lệ, còn lông đen, lông trắng gì lộn tùng phèo ^^. Mấy cái tương tác bổ trợ với hoán vị là mình ngu nhất luôn vì học cơ bản có ai thèm dạy đâu, bà cô dạy Sinh lại có ý niệm dạy cho có dạy thôi nên giờ mấy bài mà bả bỏ mình phải tự ngồi học và "ngâm cứu" lại nè, cả đống bài chứ phải ít T_T.

câu 5.ĐK quan trọng nhất để định luật Hắcđi -Vanbéc nghiệm đúng là?
A ko có chọn lọc tự nhiên
B quần thể có số lg cá thể lớn
C ko có đột biến
D quần thể giao phối ngẫu nhiên

Câu này mới đầu mình cũng ko biết chọn câu nào vì thấy câu nào cũng quan trọng cả, vì nếu thiếu 1 trong các ý đó thì quần thể cũng sẽ ko cân bằng, nhưng hồi nghĩ lại thì nhớ là định luật Hardy-Weinberg chỉ áp dụng cho quần thể ngẫu phối =>ngẫu phối là quan trọng nhất, vì nó là ĐK đầu tiên, có ngẫu phối rồi mới xét tới mấy cái khác, còn ko thì cần gì xét nữa ^^.

câu 6.Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quàn thể là?
A đột biến, biến động di truyền
B di nhập gen, chọn lọc tự nhiên
C Sự bảo tồn các gen có lợi
D sự tích luỹ các alen có lợi
câu này thì nói ở trên rồi ^^.

P/S: hix, tự nhiên post bài bị lỗi, hên là undo lại vẫn còn, ko bị mất, chứ bị mất chắc bỏ luôn quá, ko đủ can đảm gõ lại ^^.
 
M

maili

câu 6.Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quàn thể là?
A đột biến, biến động di truyền
B di nhập gen, chọn lọc tự nhiên
C Sự bảo tồn các gen có lợi
D sự tích luỹ các alen có lợi
cái này ko A được đâu, vì biến động di truyền đa phần là làm giảm sự đa dạng gen của quần thể, sự thay đổi ko theo chiuề hướng nào hết, có khi biến dị có lợi mất hết, chỉ còn biến dị có hại, có thể làm quần thể suy thoái.
VD: 1 đàn bò, nhưng con khoẻ mạnh thường đi lên phía trên núi cao hơn để ăn được cỏ non, những già yếu chỉ có thể ăn dưới chân núi. Rỗi bão lên, gió thổi mạnh, cuốn mấy con trên núi ra biển, vậy là trong đàn chỉ còn nhưng con già yếu :D
 
Top Bottom