Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

H

hien_chip

cho mình hỏi tại sao muốn phân biệt di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu lại dùng phương pháp gây đột biến mà không dùng được phương pháp trao đổi chéo? Ai biết giải thích giùm mình được không.
thanks

Mình ko bít bạn lấy thông tin này ở đâu!Nhưng mình bít chính xác là muốn phân biệt di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu thì ta có thể dùng pp gây đột biến hoặc trao đổi chéo
Phương pháp trao đổi chéo. thì hiện tượng liên kết hoặc hoán vị sẽ sảy ra với tần số tùy từng trường hợp. Liên kết chúng chỉ là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có sẵn từ bố mẹ và tổ tiên. còn di truyền đa niệu không xảy ra trong trường hợp này.

Phương pháp đột biến: Khi dùng đột biến sẽ có rất nhiều khả năng xảy ra và trong đó có hiện tượng di truyền đa hiệu. nó làm thay đổi hoàn toàn kiểu gen, có thể thừa hoặc thiếu, số lượng NST được nhân lên ( đa bội), lệch bội... dẫn đến kiểu hình khác với tổ tiên và cha mẹ ( xuất hiện tính trạng mới khác P )
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

cho mình hỏi tại sao muốn phân biệt di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu lại dùng phương pháp gây đột biến mà không dùng được phương pháp trao đổi chéo? Ai biết giải thích giùm mình được không.
thanks

---> Tui nhớ câu hỏi dạng này đã đc nêu ra và giải đáp ít nhất là 2 lần trong topic này (theo trí nhớ của tui) ---> lần sau nếu có thời gian thì bạn cố gắng đọc lại những bài viết trước để xem có vấn đề mình tìm không he chỉ cần dùng công cụ tìm kiếm bài viết có trong topic là sẽ nhanh chóng có kết quả liên quan ---> làm vậy sẽ không bị mod xem là spam,lại vừa không làm loãng topic và ko mất thời gian của các bạn tham gia topic ^^
----> Vì giờ khuya rồi,topic thì cũng nhiều trang quá nên nếu tìm lại bài viết cần cho bạn thì cũng mất không ít thơi gian,xin đc trả lời lại ở đây luôn ---> mong mod nào có thấy thì thông cảm dùm tui (nhất là mod quynhdihoc :-SS ) xin hứa không "tái phạm" b-( :D

----> Trước hết bạn cần nắm rõ khái niệm liên kết gen là thế nào,còn gen đa hiệu là thế nào. Thường thì gen liên kết là những gen mà mỗi gen trong nhóm liên kết đó chỉ qui định cho 1 tính trạng nhất định nào đó ---> tức là mỗi gen qui định 1 tính trạng
----> Còn gen đa hiệu là trường hợp 1 gen qui định nhiều tính trạng
----> Nếu dùng pp trao đổi chéo thì với TH liên kết gen (1 gen qui định 1 tính trạng) việc trao đổi chéo đó không làm thay đổi cấu trúc của gen bị trao đổi,mà chỉ là sự thay đổi vị trí của gen đó trong nhóm liên kết hoặc chuyển gen đó sang 1 nhóm liên kết mới ---> về bản chất thì việc đó không làm thay đổi KH của tính trạng do gen đó qui định (lưu ý là đang xét 1 gen trong nhóm liên kết bị trao đổi chéo) . Với gen đa hiệu thì việc trao đổi chéo cũng tương tự,tức là chỉ làm thay đổi nhóm gen liên kết hoặc vị trí trên nhóm gen liên kết của gen đa hiệu đang xét chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen đa hiệu đó ---> các tính trạng do gen đa hiẹu đó vẫn không thay đổi --> nghĩa là các tính trang đó luôn đi kèm với nhau .

----> trường hợp dùng pp gây ĐB thì khác,việc gây ĐB ở gen liên kết thì chỉ làm thay đổi KH của 1 tính trạng do gen đó chi phối ,còn với gen đa hiệu thì việc gây ĐB sẽ làm ảnh hưởng đến KH 1 loạt các tính trạng luôn đi chung với nhau do gen đó qui định ---> đó chính là sự khác biệt giúp phân biệt đc gen đa hiệu (1 gen qui định nhiều tính trạng) với gen liên kết ( 1 gen qui định 1 tính trạng)

P/S : lần sau nếu bạn có hỏi 1 vấn đề nào đó thì hãy dùng công cụ search trong topic trước he,nếu chưa có ai giải đáp thì bạn hãy post câu hỏi lên ^^ mong bạn hợp tác vì lợi ích của diễn đàn,giảm stress cho mod :D và giúp ích cho chính bạn ^^
 
C

cukhoaithui

mấy nay bận quá ko vào diễn đàn dc, theo mình thì tần số allele ko đổi ko nhất thiết quần thể phải cân bằng, nhưng quần thể cân bằng thì chắc chắn tần số allele ko đổi, ví dụ như trong trường hợp quần thể tự phối, tần số allele ko thay đổi nhưng thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp và giảm dần dị hợp qua các thế hệ -> quần thể ko cân bằng nhưng tần số allele vẫn ko đổi.

---> Bài reply này theo tui là "chất lượng" vì nêu rõ ý kiến cá nhân kèm lời giải thích cụ thể cho ý kiến đó ---> Cám ơn bạn ^^
---> Xin nói rõ là ở vấn đề câu đó,tui đã đồng ý với bạn chy đáp án đó,nhưng vì bản thân tui chưa trả lời đc một số thắc mắc nên còn..."******" thôi ^^
----> ví dụ bạn đưa ra có vẻ rất thích hợp cho ý kiến của bạn,nhưng theo tui thì có lẻ không đc khách quan vì quần thể tự phối và quần thể ngẩu phối là 2 khái niệm khác nhau khá rõ,nếu bạn tìm đc ví dụ nào cũng như vậy về quần thể ngẩu phối thì tui sẽ dễ chấp nhận hơn :D dù sao cũng thanks bạn he ^^
 
C

cukhoaithui

Cho em hỏi bài này cái :
Đem lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về KG đời F1 xuất hiện toàn cây thân cao.Lai phân tích các cá thể F1, đời FB xuất hiện tỉ lệ KH 75% cây thân thấp : 25 % cây thân cao
a) Tính trạng kích thước thân được di truyền theo quy luật nào
b) Hãy lập sơ đồ lai từ P--> F2
c) Đem F1 cho giao phấn với cá thể khác chưa biết KG thu được kết quả 3cây cao : 1 cây thấp. Viết sơ đồ lai của F1
Bài này bị chi phối bởi quy luật tương tác bổ trợ thì đã rõ nhưng em nghĩ còn một TH là di truyền theo quy luật át chế bởi gen lặn
Quy ước gen :
aa: át chế
A: ko át
B: thân cao
b: thân thấp
cơ thể lai với F1 có KG: AABb
hoặc
bb: át chế
B: ko át
A: thân cao
a: thân thấp
Cơ thể lai với F1 có KG : AaBB
Cô giáo em bảo TH này sai nhưng ko giải thích được làm em hậm hực từ bữa học thêm đến giờ.Mọi người có thể giải thích em sai chỗ nào được ko ??

---> Giờ cũng khuya rồi,tranh thủ xem qua bài của bạn 1 chút :). Tuy chưa xem kỹ nhưng tui xin có góp ý b-(
---> Theo như tui đc biết thì trường hợp tương tác át chế do gen lặn chỉ có 1 trường hợp là khi lai F1 dị hợp với nhau sẽ cho F2 có 3 loại KH với tỷ lệ phân li 9:3:4 ==> Khi lai phân tích F1 dị hợp 2 cặp gen sẽ cho FB có 3 loại KH chứ không phải chỉ 2 loại KH như đề bài đã cho ( 3 thấp : 1 cao)---> do đó không thể có trường hợp tương tác át chế do gen lặn ở bài này (lưu ý là F1 dị hợp 2 cặp gen là kết quả không đổi luôn áp dụng đc cho cả 3 câu hỏi a b c )
---> Ngoài ra theo cách qui ước gen của bạn như trên cho trường hợp át chế do gen lặn thì tui thấy chỉ có 2 KH --> Có lẽ TH này do bạn nghĩ ra và cố gắng qui ước gen sao cho chỉ có 2 loại KH để phù hợp với dữ kiện đã cho ban đầu (lai phân tích F1 chỉ cho FB có 2 loại KH) ---> TH át chế gen lặn này không đc dạy trong chương trình ---> không thể bảo đảm tính chính xác của qui luật
---> Lưu ý với bạn là theo tui đc biết thì tất cả các trường hợp tương tác gen đc phát hiện và phân tích ra cơ sở lý thuyết (cho việc dạy và học) đều dựa trên những TH cụ thể đã đc chứng minh bằng thực nghiệm , chứ không phải chỉ dựa trên lý thuyết suông hay 1 sự qui ước mang tính cá nhân nào đó :)
 
H

hoasakura

Nguyên văn bởi anhsamco Xem Bài viết
cho mình hỏi tại sao muốn phân biệt di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu lại dùng phương pháp gây đột biến mà không dùng được phương pháp trao đổi chéo? Ai biết giải thích giùm mình được không.
thanks
:D nói lại cho gọn luôn vì gen đó là liên kết hoàn toàn rồi nên ko dùng hiện tượng trao đổi chéo đc :D >> chỉ có thể là đột biến
 
H

hoasakura

lâu ko đóng góp cho tàng sinh ùi hôm ni đóng góp mấy câu :D dạo ni làm biếng quá ^^

1Rối loạn sự trao đổi chéo giữa 2 Crômatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng dẫn tới dạng đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn và lặp đoạn
B. Mất đoạn và đảo đoạn
C. Mất đoạn và chuyển đoạn tương hỗ
D. Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ

2Hoạt động đã làm cho người thoát khỏi trình độ động vật là:
A. Biết sử dụng công cụ sẵn có trong tự nhiên
B. Biết cải tiến đôi chút công cụ sẵn có trong tự nhiên bằng các cơ quan, bộ phận trên cơ thể
C. Biết chế tạo công cụ bằng một vật trung gian một cách hệ thống
D. Biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công


nhờ mọi người chỉ giáo cho luôn bài này :D
U xơ nang là bệnh hiếm gặp được qui định bởi đột biến lặn di truyền theo định luật menden. một người đàn ông bình thương có bố bị bệnh này lấy 1 ngươi vợ ko có quan hệ họ hàng với ông ta . cặp vợ chồng này dự định sinh con
a) xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này la bao nhiêu nếu trong quần thể của họ cứ 50 người lại có một dị hợp về gen gây bệnh
b)Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh thì xác suất để đứa con thứ ko bị bệnh đó là bao nhiêu


@ tớ thấy mấy bài tập kiểu này có công thức tính xác suất nhưng chả hiểu nó từ đâu ra :( chứng mình thế nào , ai biết thì chỉ dùm với , thanks nhiều :D
 
C

cukhoaithui

lâu ko đóng góp cho tàng sinh ùi hôm ni đóng góp mấy câu :D dạo ni làm biếng quá ^^

1Rối loạn sự trao đổi chéo giữa 2 Crômatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng dẫn tới dạng đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn và lặp đoạn
B. Mất đoạn và đảo đoạn
C. Mất đoạn và chuyển đoạn tương hỗ
D. Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ

-->b-( rối loạn trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatic như trên chính là nguyên nhân gây ra ĐB lặp đoạn NST --> CHỉ có A thoả

2Hoạt động đã làm cho người thoát khỏi trình độ động vật là:
A. Biết sử dụng công cụ sẵn có trong tự nhiên
B. Biết cải tiến đôi chút công cụ sẵn có trong tự nhiên bằng các cơ quan, bộ phận trên cơ thể
C. Biết chế tạo công cụ bằng một vật trung gian một cách hệ thống
D. Biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công
---> b-(
---> Câu A và D cùng chung 1 ý,nhưng đặc điểm đó vượn người ngày nay cũng làm đc ---> loại
---> Câu B không chính xác vì việc dùng các cơ quan bộ phận trên cơ thể (răng,tay) để cải biến công cụ sẵn có trong tự nhiên chỉ có thể đáp ứng đc những nhu cầu cơ bản của việc sinh tồn như tấn công con mồi hay tự vệ trước kẻ thù ; nó không thể giúp chế tạo ra những công cụ lao động hữu hiệu phục vụ cho những nhu cầu lao động ngày càng đa dạng và phức tạp của con người
---> Câu C là đáp án vì...tự nó đã nói lên điều đó :D


nhờ mọi người chỉ giáo cho luôn bài này :D
U xơ nang là bệnh hiếm gặp được qui định bởi đột biến lặn di truyền theo định luật menden. một người đàn ông bình thương có bố bị bệnh này lấy 1 ngươi vợ ko có quan hệ họ hàng với ông ta . cặp vợ chồng này dự định sinh con
a) xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này la bao nhiêu nếu trong quần thể của họ cứ 50 người lại có một dị hợp về gen gây bệnh
b)Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh thì xác suất để đứa con thứ ko bị bệnh đó là bao nhiêu
---> + Bệnh do ĐB gen lặn DT theo qui luật MD ==> gen này nằm trên NST thường.Gọi A_bình thường, a_bệnh
+ Người đàn ông bình thường có bố bị bệnh ==> KG của người đàn ông là Aa
+ Để người vợ của người đàn ông này sinh con mắc bệnh ==> KG của người vợ là Aa hoặc aa
a) Trong quần thể đó cứ 50 người thì có 1 người có KG dị hợp Aa ==> 2pq=1/50 ==> pq=1/100=0,01 (p là TS alen A,q là TS alen a)
Mặt khác p+q=1 ==> p=0,99 q=0,01 (tính gần đúng)
==> Trong quần thể trên,nhưng người có KG đồng hợp lặn là 0,01^2=0,0001
tức là xác suất để gặp người có KG aa trong quần thể đó là 0,0001=0,01%
Xét 2 TH có thể có:
+ TH1: người vợ có KG dị hợp Aa
---> Xác suất để cặp vợ chồng này có KG dị hợp có thể gặp đc trong quần thể này là tương đương (2pq)^2=0,02^2=0,0004 (tính gần đúng)
---> cặp vợ chồng này sinh con cho tỷ lệ đời sau phân ly 3 bình thường : 1 bệnh (3 A_ : 1 aa) ==> xác suất để con đầu của họ (ko phân biệt nam nữ) là 1/4 (xét trong số con của cặp vợ chồng cụ thể đang xét,không phải xét trong quần thể)
===> Xác suất để con đầu của cặp vợ chồng này bị bệnh có thể bắt gặp trong cả quần thể trên là 0,0004 x 1/4 = 0,0001 = 0,01%
---> Vì đề câu a cho thêm chi tiết giúp xác định tỷ lệ các KG có trong quần thể nên ta hiểu là xác suất đang tìm cũng phải xét trong cả quần thể

+ TH2: người vợ có KG đồng hợp lặn aa
---> Xác suất để người vợ có KG aa gặp đc trong quần thể đó là q^2=0,0001
===> Xác suất để cặp vợ chồng có KG Aa(chồng) aa(vợ) trong quần thể đó là 0,0001 x 0,02=0,000002

---> Cặp vợ chồng này sinh con cho tỷ lệ đời sau phân ly 1 bình thường : 1 bệnh (1 Aa : 1aa)
===> Tương tự cách tính và li luận như TH1 ta tính đc xác suất cần tìm là 0,000002 x 0,5 =0,000001=0,0001%
---> Vì 2 TH xét ở trên là 2 biến cố độc lập với nhau,tức là có TH này thì không có TH kia và ngược lại --> Theo qui tắc tính xác suất của 2 biến cố xung khắc ta tính đc xác suất cần tìm ở câu này là 0,01% + 0,0001%=0,0101% (xem thêm SKG toán 11 nc để hiểu qui tắc tính xác suất)
---> Ở đây đáp án không thể là trung bình cộng của 2 xác suất ở 2 TH trên,vì đang xét trong cả quần thể. Trong cả quần thể thì ngoài 2 TH đang xét còn rất nhiều TH khác (nằm ngoài yêu cầu đề bài) với những xác suất riêng cho mỗi TH,và tổng xác suất của tất cả TH có thể có trong quần thể là 100%. Chỉ có thể tính xác suất cần tìm là trung bình cộng của 2 xác suất ở 2 TH trên khi đang xét trong cặp vợ chồng đó(ko xét trong cả quần thể)
---> phần chữ màu hồng là phần bổ sung thêm và chỉnh sửa nhầm lẫn của tui b-( Cám ơn bạn thank_kiri đã góp ý rất kịp thời :)

---> Lưu ý là bệnh u xơ nang này hiện nay người có KG đồng hợp lặn đã có thể sống trên vài chục năm và sinh con đc,nhờ các tiến bộ trong y học ^^ do đó việc xét thêm TH người vợ có KG aa là hợp lí.

---> b) Vì câu b và câu a là riêng biệt nhau,tức là chi tiết để xác định chính xác tỷ lệ các KG trong quần thể đó chỉ cho trong phạm vi câu a ==> câu b tui hiểu và chỉ tính xác suất trong phạm vi cặp vợ chồng đã biết KG cụ thể (không phải xét trong cả quần thể như câu a nữa)
---> Theo cách hiểu trên thì câu này cũng có 2 TH tương ứng với 2 KG có thể có của người vợ (Aa hoặc aa)
---> TH KG Aa : tỷ lệ con của họ không mắc bệnh chiếm 3/4=75 % ==> Đó cũng là xác suất cần tìm của TH này
---> TH KG aa : tỷ lệ con của họ không mắc bệnh chiếm 1/2=50% ==> Đó cũng là xác suất cần tìm của TH này
Vì ở câu n này tui hiểu là chỉ xét trong cặp vợ chồng (ko xét trong quần thể) nên xác suất cần tìm chính là trung bình cộng của 2 xác suất trên,tức là (75% + 50%)/2=62,5% --> Vì ứng với cặp vợ chồng đang xét thì KG của người vợ chỉ có thể là 1 trong 2 TH với xác suất như nhau là 50%,nên ta tính theo qui tắc trung bình cộng để có xác suất cuối cùng cần tìm @-)
------> Lưu ý là việc sinh con đầu lòng có mắc bệnh hay không cũng không ảnh hưởng đến xác suất đứa con tiếp theo của họ,vì mỗi lần sinh con là 1 TH độc lập với xác suất cụ thể cho mỗi lần như nhau về mặt lý thuyết



@ tớ thấy mấy bài tập kiểu này có công thức tính xác suất nhưng chả hiểu nó từ đâu ra :( chứng mình thế nào , ai biết thì chỉ dùm với , thanks nhiều :D
---> Gọi là ct thì cũng không hẳn,chỉ là nếu làm nhiều bài về dạng này thì sẽ rút ra đc cách tính dựa theo những suy luận tương tự nhau ^^ về việc tính xác suất thì tui toàn dựa trên suy luận cụ thể ứng với từng bài cụ thể tùy theo cách hiểu đề của tui ^^ cũng chỉ tuân theo những qui tắc về tổ hợp,chỉnh hợp hay xác suất thông thường đã đc học thôi.

P/S: cho thêm ý kiến he,các đồng chí :D

phần chữ màu hồng là phần bổ sung và chỉnh sửa thêm (sau khi đã post bài)---> Xin lỗi mọi người vì sơ suất này b-(
 
Last edited by a moderator:
H

harryharry_09

cho mình hỏi mấy câu này, hi vọng moị ngưòi giải chi tiết hộ

1. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 cao : 1 thấp là
A. AAaa x AAaa. B. AAaa x Aa C. AAAa x AAAa. D. AAa x AAa.
2. Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu gen Aaaa; các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là
A. 36. B. 16. C. 6. D. 12.
3. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến
A. lặp đoạn và mất đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn.
C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. chuyển đoạn tương hỗ.
4. Tế bào nào sau đây chứa bộ nhiễm sắc thể có số lượng bình thường ?
A. giao tử ở cà độc dược có 12 nhiễm sắc thể. B. tế bào sinh dưỡng ở cà chua có 26 nhiễm sắc thể.
C. tế bào sinh giao tử ở khoai tây chứa 72 nhiễm sắc thể. D. hợp tử ở cải bắp chứa 16 nhiễm sắc thể.
5. Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4198 ađênin và 6300 guanin. Tỉ lệ gen đột biến trên tổng số gen được tạo ra qua nhân đôi là
A. 3,125%. B. 6,25%. C. 25%. D. 12,5%.
6. Ở ruồi giấm, hiện tượng mắt lồi thành mắt rất dẹt là do
A. 2 lần lặp đoạn 16A trên NST giới tính X. B. 3 lần lặp đoạn 16A trên NST thường.
C. 3 lần lặp đoạn 16A trên NST giới tính X. D. 2 lần lặp đoạn 16A trên NST thường.
7. Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen giao tử tạo ra do đột biến đảo đoạn trong giảm phân là:
A. giao tử mang abcdd và EFGGH. B. giao tử mang abcd và EFGH.
C. giao tử mang ABC và EFGHD. D. giao tử mang ABCD và EGFH.
8. NST bình thường là A B C D E x F G H và M N O P Q x R. NST bị đột biến thành M N O C D E x F G H và A B P Q x R. Đột biến trên thuộc dạng gì ?
A. Chuyển đoạn NST tương hỗ. B. Lặp đoạn NST.
C. Chuyển đoạn NST không tương hỗ. D. Chuyển đoạn trên 1 NST.
9. Ở đậu Hà Lan, bộ NST 2n = 14, có bao nhiêu thể ba kép khác nhau có thể hình thành ?
A. 14. B. 7. C. 21. D. 28.
10. Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 28 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào sau đây ?
A. 2n + 2 + 2. B. 2n + 1. C. 2n + 1 + 1. D. 2n + 2.

11/ Bệnh lùn bẩm sinh do gen trội nằm trên NST thường qui định. Nhận xét gì về kiều gen, kiều hình của bố mẹ người đàn ông mắc bệnh này?
12/ Người làm vườn thu hoạch lứa đầu tiên của một vườn cây gồm 2 loại giống cây quả đỏ Aa và quả vàng aa cùng loài giao phấn. Xét về lí thuyết tỉ lệ quả vàng chiếm bao nhiêu trong sản lượng thu hoạch được?
13/ Ở ruồi giấm (2n=8), một tế bào sinh dục sơ khai trải qua 9 lần nguyên phân liên tiếp ở vùng sinh sản, các tế bào con đều sinh trưởng sau đó chuyển qua vùng chín tạo trứng. Tính số NST cung cấp cho quá trình tạo trứng?
 
Last edited by a moderator:
T

thank_kiri

P/S: cho thêm ý kiến he,các đồng chí
@cukhoaithui: cho mình hỏi là bài có 2 TH như vậy thì mình có cộng xác suất 2 TH lại rồi chia đôi để có xác suất chung ko?

Xác suất để cặp vợ chồng này có KG dị hợp có thể gặp đc trong quần thể này là tương đương (2pq)^2=0,02^2=0,0004 (tính gần đúng)
ko biết chỗ này có phải bạn lấy xác suất người chồng có kiểu gene dị hợp nhân với xác suất của người vợ có kiểu gene dị hợp ko? Nếu vậy thì mình nghĩ là ko cần thiết vì KG của người đàn ông đã dc xác định chắc chắn là Aa rồi thì đâu cần tính xác suất ông ta có KG dị hợp nữa, chỉ cần lấy xác suất để người vợ có KG dị hợp rồi nhân với xác suất để sinh con bệnh thôi.

+ TH2: người vợ có KG đồng hợp lặn aa
---> Tương tự cũng tính đc xác suất 0,0004 như ở TH1
Nếu chỉ tính xác suất của người vợ mang KG đồng hợp lặn thì là q^2 = 0.0001
Nếu tính xác suất người chồng mang KG dị hợp và người vợ mang KG đồng hợp lặn thì là 2pq x q^2 = 0.000002
---> đâu có cái nào bằng 0.0004:confused:
Ko biết mình có hiểu sai ý bạn ko nữa, nếu mình hiểu sai thì cho mình xin lỗi nha!;)
 
H

hien_chip

:D nói lại cho gọn luôn vì gen đó là liên kết hoàn toàn rồi nên ko dùng hiện tượng trao đổi chéo đc :D >> chỉ có thể là đột biến

Nếu đó là liên kết hok hoàn toàn thì cần gì phải phân biệt với gen đa hiệu(vì bản chất của chúng đã khác nhau rồi)
Mình có 1 thắc mắc mong các bạn giải thích giúp:đề cho là gen liên kết hoàn toàn thì có phải là nó luôn liên kết hoàn toàn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử không?
Khi dùng các biện pháp gây trao đổi chéo thì gen đó vẫn có khả năng xảy ra hoán vị gen trong quá trình giảm phân hình thành giao tử chứ!===>Từ đó có thể phân biệt với gen đa hiệu.
Vì mình ko có điều kiện xem lại câu này trong phần trước của topic vì...ngại:p(hihi)
Nên có gì không đúng các bạn bỏ qua!
Mong mọi người đọc kĩ những dòng trên của mình!:)
 
C

cukhoaithui

@cukhoaithui: cho mình hỏi là bài có 2 TH như vậy thì mình có cộng xác suất 2 TH lại rồi chia đôi để có xác suất chung ko?
---> Ha ^^ Những câu hỏi của bạn rất hay và chứng tỏ bạn đã bỏ thời gian xem kỹ bài viết trên ---> Cám ơn bạn :)
---> Câu hỏi này của bạn hoàn toàn chính xác,hôm qua tui đã không suy nghĩ kỹ nên thiếu mất kết luận cuối cùng cho bài toán đó b-( ---> đã bổ sung ở bài trên,xin bạn xem lại và cho ý kiến thêm he ^^



ko biết chỗ này có phải bạn lấy xác suất người chồng có kiểu gene dị hợp nhân với xác suất của người vợ có kiểu gene dị hợp ko? Nếu vậy thì mình nghĩ là ko cần thiết vì KG của người đàn ông đã dc xác định chắc chắn là Aa rồi thì đâu cần tính xác suất ông ta có KG dị hợp nữa, chỉ cần lấy xác suất để người vợ có KG dị hợp rồi nhân với xác suất để sinh con bệnh thôi.

---> Bạn có lẽ xem đề và bài viết của tui rất kỹ khi phát hiện ra chỗ này ^^
---> Thật ra khi làm câu đó tui cũng đã suy nghĩ đến điều bạn vừa nêu.Nhưng sau cùng tui loại ý kiến trên,lí do là dù người chồng đã biết chính xác KG,nhưng ta đang xét ở câu a là trong cả quần thể (không phải chỉ trong cặp vợ chồng đó).Và khi xét trong cả quần thể thì người chồng đã biết KG trên cũng chỉ là 1 người có KG dị hợp trong tổng số người có trong quần thể trên --> như vậy thì xác suất để bắt gặp 1 người như vậy trong quần thể trên là tỷ lệ người có KG dị hợp trong quần thể. Hơn nữa chi tiết đề cho về người chồng trên chỉ để ta xác định đc chính xác KG của người đó----> không có nghĩa là loại bỏ xác suất bặt gặp người có KG như vậy trong quần thể với lí do đã biết KG cụ thể ---> vì ta vẫn đang xét trong cả quần thể (câu a)
----> Câu a bài này rất giống 1 câu đã có trong topic (hình như vài trang trước) --> Theo đề câu đó thì ta cũng sẽ xác định đc chính xác KG của cặp vợ chồng,nhưng vì xét trong cả quần thể nên khi tính xác suất con của họ vẫn phải tính luôn xác suất để họ có KG cụ thể đó trong quần thể @-)



Nếu chỉ tính xác suất của người vợ mang KG đồng hợp lặn thì là q^2 = 0.0001
Nếu tính xác suất người chồng mang KG dị hợp và người vợ mang KG đồng hợp lặn thì là 2pq x q^2 = 0.000002
---> đâu có cái nào bằng 0.0004:confused:
Ko biết mình có hiểu sai ý bạn ko nữa, nếu mình hiểu sai thì cho mình xin lỗi nha!;)
---> Cám ơn bạn về chi tiết này :D tui đã nhầm lẫn trong lúc post b-( đã sửa lại :D
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Nếu đó là liên kết hok hoàn toàn thì cần gì phải phân biệt với gen đa hiệu(vì bản chất của chúng đã khác nhau rồi)
Mình có 1 thắc mắc mong các bạn giải thích giúp:đề cho là gen liên kết hoàn toàn thì có phải là nó luôn liên kết hoàn toàn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử không?
Khi dùng các biện pháp gây trao đổi chéo thì gen đó vẫn có khả năng xảy ra hoán vị gen trong quá trình giảm phân hình thành giao tử chứ!===>Từ đó có thể phân biệt với gen đa hiệu.
Vì mình ko có điều kiện xem lại câu này trong phần trước của topic vì...ngại:p(hihi)
Nên có gì không đúng các bạn bỏ qua!
Mong mọi người đọc kĩ những dòng trên của mình!:)

---> Xu hướng của các gen cùng nằm trên 1 NST là LK nhiều hơn HV. Với những gen đã đc xác định là LK hoàn toàn thì ta hiểu rằng chúng sẽ luôn DT cùng nhau trong quá trình phân bào,nghĩa là các gen qui định các tính trạng đó hình thành 1 nhóm tính trạng luôn đi cùng nhau. Nhưng đó là chỉ đúng về mặt lý thuyết,vì trên thực tế thì việc xảy ra HVG vẫn có thể xảy ra ở những gen đc xem là DT LK hoàn toàn,gây ra bởi những yếu tố như các tác nhân gây ĐB xuất hiện ngẫu nhiên hoặc do con người tác động ---> có thể làm hoán vị các gen đc xem là LK hoàn toàn đó ---> đó cũng là pp để con người có thể chủ động gây HVG ở những gen có xu hướng LK hoàn toàn.
---> Việc phân biệt gen đa hiệu với gen LK (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) chủ yếu dựa vào đặc điểm : " gen đa hiệu là 1 gen qui định nhiều tính trạng,tức là luôn có những tính trạng đó đi kèm nhau ---> hiện tượng này cũng giống với những gen liên kết hoàn toàn (nhưng mỗi gen chỉ qui định 1 tính trạng) khi chúng hình thành nhóm gen liên kết ---> Với pp ĐB sẽ giúp ta phân biệt đc gen đa hiệu với gen LK,vì khi ĐB gen đa hiệu sẽ làm thay đổi 1 loạt KH của các tính trạng do gen đó qui định . Còn việc gây ĐB gen liên kết chỉ làm thay đổi KH của 1 tính trạng do gen đó(trong nhóm lk đó) qui định "

P/S : long time no see ^^
 
H

hien_chip

---> Xu hướng của các gen cùng nằm trên 1 NST là LK nhiều hơn HV. Với những gen đã đc xác định là LK hoàn toàn thì ta hiểu rằng chúng sẽ luôn DT cùng nhau trong quá trình phân bào,nghĩa là các gen qui định các tính trạng đó hình thành 1 nhóm tính trạng luôn đi cùng nhau. Nhưng đó là chỉ đúng về mặt lý thuyết,vì trên thực tế thì việc xảy ra HVG vẫn có thể xảy ra ở những gen đc xem là DT LK hoàn toàn,gây ra bởi những yếu tố như các tác nhân gây ĐB xuất hiện ngẫu nhiên hoặc do con người tác động ---> có thể làm hoán vị các gen đc xem là LK hoàn toàn đó ---> đó cũng là pp để con người có thể chủ động gây HVG ở những gen có xu hướng LK hoàn toàn.
---> Việc phân biệt gen đa hiệu với gen LK (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) chủ yếu dựa vào đặc điểm : " gen đa hiệu là 1 gen qui định nhiều tính trạng,tức là luôn có những tính trạng đó đi kèm nhau ---> hiện tượng này cũng giống với những gen liên kết hoàn toàn (nhưng mỗi gen chỉ qui định 1 tính trạng) khi chúng hình thành nhóm gen liên kết ---> Với pp ĐB sẽ giúp ta phân biệt đc gen đa hiệu với gen LK,vì khi ĐB gen đa hiệu sẽ làm thay đổi 1 loạt KH của các tính trạng do gen đó qui định . Còn việc gây ĐB gen liên kết chỉ làm thay đổi KH của 1 tính trạng do gen đó(trong nhóm lk đó) qui định "

P/S : long time no see ^^

:):)>- hi!tại dạo này áp lực thi nhìu kinh!mới thi thử ở trường xong!mệt woá cukhoaithui ui!
ừm... cảm ơn những dòng trên!Nhưng mình ko hỉu thế thì tại sao phân bịt LK hoàn toàn và gen đa hiệu thì chỉ có thể dùng ĐB!PP gây trao đổi chéo cũng đc mừ!
Mình xem ở ôn thi có câu giống hệt như vậy!Và đáp án là D.có thể dùng 1 trong 2 cách là gây đb và cho trao đổi chéo!
 
C

cukhoaithui

1. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 cao : 1 thấp là
A. AAaa x AAaa. B. AAaa x Aa C. AAAa x AAAa. D. AAa x AAa.

---> cây thấp thấp có tỷ lệ 1/12=1/6 x 1/2 (loại 1/3 x 1/4 vì các đáp án ko có TH nào thỏa)
==> Chỉ có B là thỏa đk trên
---> kiểm chứng : AAaa GP cho 1/6 aa , Aa GP cho 1/2 a ==> cây thấp F1 aaa chiếm 1/12 (thỏa đb)


2. Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu gen Aaaa; các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là
A. 36. B. 16. C. 6. D. 12.
---> AAaa GP cho 1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa
---> Aaaa GP cho 1/2 Aa : 1/2 aa
===> Số kiểu TH là : 2 x 6 =12 kiểu TH


3. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến
A. lặp đoạn và mất đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn.
C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. chuyển đoạn tương hỗ.
---> đáp án A vì...đã giải thích ở bài trước rồi(chịu khó xem lại,cách 1 trang thì phải :p )


4. Tế bào nào sau đây chứa bộ nhiễm sắc thể có số lượng bình thường ?
A. giao tử ở cà độc dược có 12 nhiễm sắc thể. B. tế bào sinh dưỡng ở cà chua có 26 nhiễm sắc thể.
C. tế bào sinh giao tử ở khoai tây chứa 72 nhiễm sắc thể. D. hợp tử ở cải bắp chứa 16 nhiễm sắc thể.
---> TB sinh dưỡng cà chua bt có 2n=24 --> loại B
---> TB sinh giao tử ở khoai tây bt có 2n=48 --> loại C
---> Hợp tử cải bắp bt có 2n=18 --> loại D
---> đáp án là...câu nào hè b-(



5. Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4198 ađênin và 6300 guanin. Tỉ lệ gen đột biến trên tổng số gen được tạo ra qua nhân đôi là
A. 3,125%. B. 6,25%. C. 25%. D. 12,5%.
---> Từ dữ kiện đề bài tính đc gen trước ĐB có 600 A và 900 G
---> Gen tự nhân đôi 3 lần sẽ lấy của MT nội bào số A và G lần lượt là :
+ 600 x (2^3-1)=4200 A
+ 900 x (2^3-1)=6300 G
---> Vì gen sau ĐB có số G đc MT cung câp giống với gen bt,trong khi số A lại ít hơn so với gen bt là 2.Mặt khác dạn ĐB này chỉ trên 1 cặp nu
===> Gen bị ĐB mất 1 cặp nu loại A-T và số gen bị ĐB là 2 gen (ứng với 2 cặp A-T bị mất) trong tổng số 2^3=8 gen đc tạo ra
==> tỷ lệ cần tìm là 2/8=1/4=25%-->đáp án C


6. Ở ruồi giấm, hiện tượng mắt lồi thành mắt rất dẹt là do
A. 2 lần lặp đoạn 16A trên NST giới tính X. B. 3 lần lặp đoạn 16A trên NST thường.
C. 3 lần lặp đoạn 16A trên NST giới tính X. D. 2 lần lặp đoạn 16A trên NST thường.
--> Lặp đoạn 2 lần trên NST X ở ruồi giấm làm mắt lồi thành dẹt,lặp đoạn 3 lần thành rất dẹt --> C là đáp án


7. Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen giao tử tạo ra do đột biến đảo đoạn trong giảm phân là:
A. giao tử mang abcdd và EFGGH. B. giao tử mang abcd và EFGH.
C. giao tử mang ABC và EFGHD. D. giao tử mang ABCD và EGFH.
--->Câu A là dạng đb lặp đoạn --> loại
---> Câu B là dạng bt --> loại
---> Câu C là ĐB chuyển đoạn trên 1 NST (gen D bị chuyển) --> loại
---> Câu D là ĐB đảo đoạn(đoạn FG bị đảo thành GF) --> là đáp án


8. NST bình thường là A B C D E x F G H và M N O P Q x R. NST bị đột biến thành M N O C D E x F G H và A B P Q x R. Đột biến trên thuộc dạng gì ?
A. Chuyển đoạn NST tương hỗ. B. Lặp đoạn NST.
C. Chuyển đoạn NST không tương hỗ. D. Chuyển đoạn trên 1 NST.
---> chuyển đoạn tương hổ là dạng 2 NST không tương đồng bị đứt đoạn và chúng trao đổi đoạn đứt cho nhau
---> Như TH câu này thì A B C D E x F G H và M N O P Q x R (trước ĐB) biến thành M N O C D E x F G H và A B P Q x R (sau ĐB)
---> 2 đoạn gạch dưới khác màu là 2 đạon bị đứt và trao đổi cho nhau giữa 2 NST không tương đồng trên



9. Ở đậu Hà Lan, bộ NST 2n = 14, có bao nhiêu thể ba kép khác nhau có thể hình thành ?
A. 14. B. 7. C. 21. D. 28.
---> Đậu HL 2n=14 có 7 cặp NST tương đồng
---> Thể 3 nhiểm kép là dạng trong tế bào sinh dưỡng ở 2 cặp NST tđ bất kỳ nào đó có 3 NST trong 1 cặp (thay vì 2 NST như dạng bt)
---> Số thể ba nhiểm kép cần tìm là 1 tổ hợp chập 2 của 7 phần tử (2 cặp bất kỳ trong 7 cặp) ,tức là 7C2=21 --> đáp án C


10. Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 28 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào sau đây ?
A. 2n + 2 + 2. B. 2n + 1. C. 2n + 1 + 1. D. 2n + 2.
---> Noãn bt có n=12 ==> hợp tử bt có bộ NST 2n=24
===> Hợp tử 2n'=28 chỉ có thể là dạng ĐB 2n'=2n+4=2n+2+2 --> đáp án A


11/ Bệnh lùn bẩm sinh do gen trội nằm trên NST thường qui định. Nhận xét gì về kiều gen, kiều hình của bố mẹ người đàn ông mắc bệnh này?
---> Qui ước A_bệnh,a_bt
---> Người đàn ông mắc bệnh có KG AAXY phải nhận giao tử AX từ mẹ và giao tử AY từ bố
===> KG của người mẹ là A_XX (KH mắc bệnh) và KG của bố là A_XY(KH mắc bệnh)


12/ Người làm vườn thu hoạch lứa đầu tiên của một vườn cây gồm 2 loại giống cây quả đỏ Aa và quả vàng aa cùng loài giao phấn. Xét về lí thuyết tỉ lệ quả vàng chiếm bao nhiêu trong sản lượng thu hoạch được?
---> Gọi x là tỷ lệ cây aa thế hệ đầu có trong vườn ==> 1-x là tỷ lệ cây Aa tương ứng
==> Tần số alen a ở thế hệ P là x + (1-x)/2
---> Quần thể cây trong vườn giao phấn(ngẫu phối) ==> tỷ lệ cây aa quả vàng thế hệ F1 là [x + (1-x)/2]^2 ==> Đó cũng chính là tỷ lệ cần tìm ^^


13/ Ở ruồi giấm (2n=8), một tế bào sinh dục sơ khai trải qua 9 lần nguyên phân liên tiếp ở vùng sinh sản, các tế bào con đều sinh trưởng sau đó chuyển qua vùng chín tạo trứng. Tính số NST cung cấp cho quá trình tạo trứng?
---> 1 TB qua 9 lần NP sẽ tạo số TB con là 2^9
==> Số NST MT cung cấp cho 9 đợt NP này là 8 x (2^9-1) = 4088 NST
---> Mỗi TB trong 2^9 TB con này đều GP tạo trứng
---> Trong đó bộ NST trong mỗi TB con (2n=8 NST đơn) đều tự nhân đôi 1 lần thành 2n=8 NST kép ==> Mỗi TB con đc MT nội bào cung cấp cho 2n=8 NST đơn để tham gia quá trình GP tạo trứng
===> SỐ NST MT cung cấp cho quá trình GP này là 8 x 2^9=4096 NST
===> Số NST cần tìm là : 4088+4096=8184 NST
* Lưu ý : quá trình tạo trứng bao gồm 3 giai đoạn ứng với 3 vùng trong tuyến sinh dục --> do đó đáp án trên là hợp lý ^^

P/S : thanks bạn hary đã "góp vốn" ^^ và...mời các đồng chí :D (nhưng là vào ngày mai he,giờ đi...gục cái @@ g9 all
 
C

cukhoaithui

Câu 4:
Thế hệ ban đầu có hai cá thể mang kiểu gen aa và một cá thể mang kiểu gen Aa, gen A quy định hạt đỏ, gen a quy định hạt trắng.
Cho ba cá thể trên tự thụ tinh liên tục qua ba thế hệ sau đó cho giao phối ngẫu nhiên ở thế hệ thứ tư.
Giả sử các cây đều sống sót và sinh sản bình thường, xác định tỉ lệ hạt đỏ và hạt trắng ở thế hệ thứ tư:

A - Đỏ: 0,75; trắng: 0,25. A
B - Đỏ: 0,334; trắng: 0,666.
C - Đỏ: 0,311; trắng: 0,6889.
D - Đỏ: 0,666; trắng: 0,334.

----> huynh,tỷ nào rảnh chỉ em cách tính zới! :)

----> Bữa giờ bận quá,không có thời giờ trả lời cho bạn như đã hứa,xin lỗi he b-( Giờ tranh thủ bữa nay đang "máu" nên làm luôn zậy ^^
---> Quần thể P có cấu trúc 2/3 aa : 1/3 Aa ,sau 3 thế hệ tự thụ phấn ta có cấu trúc DT thế hệ F3 là :
1/3 x [ (1-(1/2)^3)/2 AA : (1/2)^3 Aa : (1-(1/2)^3)/2 aa] : 2/3 aa = 7/48 AA : 1/24 Aa : 13/16 aa :D (sửa lại chỗ nhầm do...lú lẫn tối qua @@)
---> Lưu ý rằng sau 3 thế hệ tự thụ phấn ( gồm P,F1,F2) thì thế hệ thứ tư mà đề đang hỏi là F3
===> SỐ hạt đỏ ( KG A_)lúc này là 7/48 + 1/24 = 3/16 =18,75 %
===> Số hạt trắng (KG aa) lúc này là 13/16 =81,25%
---> Không có đáp án nào giống @@

---> Đáp án mà tui chọn ở bài trước cũng ko giống các đáp án đề cho,nhưng lại khác với đáp án 81,25% trắng : 18,75 % đỏ ở đây ---> lí do là lần trước tui đã bị "dính bẫy" khi hiểu rằng thế hệ thứ tư mà đề hỏi chính là thế hệ tạo thành do F3 ngẫu phối --> trong khi thực ra thế hệ thứ tư cũng chính là thế hệ F3 (nếu đề hỏi thế hệ thứ 5 thì đáp án có lẽ là C vì nó giống với kết quả tìm ra khi ngẫu phối F3 nhất)

G9 @-)

P/S : đã sửa lại chỗ "lú lẫn" tối qua :D sơri :D
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

----> Bữa giờ bận quá,không có thời giờ trả lời cho bạn như đã hứa,xin lỗi he b-( Giờ tranh thủ bữa nay đang "máu" nên làm luôn zậy ^^
---> Quần thể P có cấu trúc 2/3 aa : 1/3 Aa ,sau 3 thế hệ tự thụ phấn ta có cấu trúc DT thế hệ F3 là :
1/3 (1 AA : 2 Aa : 1 aa) : 2/3 aa = 1/12 AA : 2/12 Aa : 9/12 aa
---> Lưu ý rằng sau 3 thế hệ tự thụ phấn ( gồm P,F1,F2) thì thế hệ thứ tư mà đề đang hỏi là F3
===> SỐ hạt đỏ ( KG A_)lúc này là 1/12 + 2/12 = 3/12 =1/4 =25 %
===> Số hạt trắng (KG aa) lúc này là 9/12 =3/4=75%
---> Không có đáp án nào giống @@

---> Đáp án mà tui chọn ở bài trước cũng ko giống các đáp án đề cho,nhưng lại khác với đáp án 75% trắng : 25 % đỏ ở đây ---> lí do là lần trước tui đã bị "dính bẫy" khi hiểu rằng thế hệ thứ tư mà đề hỏi chính là thế hệ tạo thành do F3 ngẫu phối --> trong khi thực ra thế hệ thứ tư cũng chính là thế hệ F3 (nếu đề hỏi thế hệ thứ 5 thì đáp án có lẽ là C vì nó giống với kết quả tìm ra khi ngẫu phối F3 nhất)

G9 @-)
:Dhe bắt được 1 câu rùi!:p
chắc hum qua cukhoaithui làm nhìu bài quá nên nhầm chăng?
rõ ràng đề cho là cho 3 thế hệ tự thụ phấn cơ mà?Ở đây bạn mới cho tự thụ có 1 lần!
mình làm như sau:(có gì nhầm thì cả làng chỉ hộ nhé)

P[TEX]:\frac{1}{3}Aa : \frac{2}{3} aa =>F3:\frac{7}{48}AA :\frac{1}{24}Aa:\frac{13}{16}aa[/TEX]
(áp dụng công thức quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen:x AA :y Aa :z aa==>tự phối thì ở Fn:(x+[TEX]\frac{1-(\frac{1}{{2}^{n}})}{2}[/TEX].y)AA + [TEX]\frac{1}{{2}^{n}}.[/TEX]y Aa + (z+[TEX]\frac{1-(\frac{1}{{2}^{n}})}{2}[/TEX].y)aa
khi đó:
P(A)=[TEX]\frac{7}{48}+ \frac{1}{24}.\frac{1}{2}=\frac{1}{6}[/TEX]
p(a)=[TEX]\frac{13}{16} + \frac{1}{24}.\frac{1}{2}=\frac{5}{6}[/TEX]
sau đó cho giao phối ngẫu nhiên=>cấu truc di truyền của quần thể:
F4:[TEX]\frac{1}{36}AA + \frac{10}{36}Aa +\frac{25}{36}[/TEX]
=>Số hạt đỏ là:[TEX]\frac{1}{36} + \frac{10}{36} =\frac{11}{36}[/TEX] A-
Số hạt trắng sẽ là:[TEX]\frac{25}{36} aa[/TEX]
Tính ra gần đúng
==>C
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

:khi (109)::khi (155)::M048:các câu khác chưa xem được!giờ đi học đây!
he hum nay là ngày hạnh phúc
:):):):):):):):):):):):):):)
 
C

cukhoaithui

già rồi--->lú lẫn @@

:Dhe bắt được 1 câu rùi!:p
chắc hum qua cukhoaithui làm nhìu bài quá nên nhầm chăng?
rõ ràng đề cho là cho 3 thế hệ tự thụ phấn cơ mà?Ở đây bạn mới cho tự thụ có 1 lần!
mình làm như sau:(có gì nhầm thì cả làng chỉ hộ nhé)

P[TEX]:\frac{1}{3}Aa : \frac{2}{3} aa =>F3:\frac{7}{48}AA :\frac{1}{24}Aa:\frac{13}{16}aa[/TEX]
(áp dụng công thức quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen:x AA :y Aa :z aa==>tự phối thì ở Fn:(x+[TEX]\frac{1-(\frac{1}{{2}^{n}})}{2}[/TEX].y)AA + [TEX]\frac{1}{{2}^{n}}.[/TEX]y Aa + (z+[TEX]\frac{1-(\frac{1}{{2}^{n}})}{2}[/TEX].y)aa
khi đó:
P(A)=[TEX]\frac{7}{48}+ \frac{1}{24}.\frac{1}{2}=\frac{1}{6}[/TEX]
p(a)=[TEX]\frac{13}{16} + \frac{1}{24}.\frac{1}{2}=\frac{5}{6}[/TEX]
sau đó cho giao phối ngẫu nhiên=>cấu truc di truyền của quần thể:
F4:[TEX]\frac{1}{36}AA + \frac{10}{36}Aa +\frac{25}{36}[/TEX]
=>Số hạt đỏ là:[TEX]\frac{1}{36} + \frac{10}{36} =\frac{11}{36}[/TEX] A-
Số hạt trắng sẽ là:[TEX]\frac{25}{36} aa[/TEX]
Tính ra gần đúng
==>C
---> Hic =(( đúng là hôm qua mắt nhắm mắt mở thế nào mà li luận thì là 3 thế hệ tự thụ ---> trong khi kết quả chỉ mới tính có 1 lần tự thụ b-( thanks bạn Hiền đã nhắc nhở dùm he :D tui sẽ sửa lại ở bài trên :D
---> Nhưng cuối cùng thì bạn Hiền vẫn "dính bẫy" như tui lúc đầu :p mới thấy tui nhầm 1 chỗ là "tấn công" liền nên không xem kỹ bài đó của tui phải không :D xem lại đi he cô nương :cool: đề cho 3 thế hệ tự thụ phấn ---> nghĩa là thế hệ P,F1,F2 tự thụ phấn ---> thế hệ thứ tư mà đề hỏi chính là F3 ---> nếu cho F3 ngẫu phối thì ra F4 ---> F4 là thế hệ thứ 5 ---> thấy "bẫy" chưa tiểu cô nương :cool:
 
H

harryharry_09

làm thử

C©u 1: Nếu đột biến làm xuất hiện gen lặn thì trong thời kì đầu sẽ ở trạng thái .......... (Đ: đồng hợp; D: dị hợp), gen lặn đột biến ............ (T: sẽ bị gen trội át chế; K: không bị gen trội át chế) nên kiểu hình đột biến ............ (H: được biểu hiện; Kh: không được biểu hiện):

A. Đ, K, H B. Đ, K, Kh C. Đ, T, Kh D. D, T, Kh

C©u 2: Đột biến gen phụ thuộc vào:

A. Liều lượng, cường độ của loại tác nhân loại đột biến, B. Thời điểm xảy ra đột biến C. Đặc điểm cấu trúc của gen

D. Liều lượng, cường độ của loại tác nhân loại đột biến; thời điểm xảy ra đột biến; đặc điểm cấu trúc của gen.

C©u 3: Hoạt động nào sau đây không phải là cơ chế phát sinh của đột biến gen?

A. Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit

B. Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN

C. ADN bị đứt và đoạn đứt ra gắn vào vị trí khác của phân tử ADN đó D. Rối loạn trong nhân đôi ADN

C©u 4: Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính vì:

A. Bộ nhiễm sắc thể có số lượng lớn

B. Số nhiễm sắc thể trong từng nhóm tương đồng lẻ, gây trở ngại trong giảm phân tạo giao tử

C. Là thể đột biến D. Các cơ quan phát triển lớn

C©u 5: Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí ngay sau bộ ba mở đầu trên mạch gốc của gen dẫn đến phân tử prôtêin được tổng hợp sau đột biến:

A. Thay đổi một axit amin ở vị trí đầu tiên B. Thay đổi một axit amin ở vị trí cuối cùng

C. Thay đổi hoặc sắp xếp lại toàn bộ số axit amin D. Thay đổi 2 axit amin

C©u 6: Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp.

Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.

Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ AAaa x Aa là:

A. 1AAAA : 2AAaa : 1aaaa B. 11AAaa : 1Aa

C. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa D. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa

C©u 7: Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến:

A. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền

B.Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng

C.Gia tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn hơn bình thường D.Gây chết

C©u 8: Đột biến nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch?

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể D. Mất đoạn nhiễm sắc thể

C©u 9: Ở người sự rối loạn phân li của cặp NST 21 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của một tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra:

A. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21

B. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường,

C. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21

D. 4 tinh trùng bình thường

C©u 10: Hội chứng Đao xảy ra do:

A. Rối loạn phân li của cặp NST 21 B. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21

C. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35 D. A và C đúng

C©u 11: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định tính trạng máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng:

A. Con gái của họ không thể mắc bệnh B. 100% số con trai sẽ mắc bệnh

C. 100% số con trai hoàn toàn bình thường D. 50% số con gái có khả năng mắc bệnh

C©u 12: Khi gen ngoài nhân bị đột biến:

A. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến

B. Tính chất của gen đột biến chỉ được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp

C. Gen đột biến không phân bố đều cho các tế bào con D. Sẽ tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến

C©u 13: Sự tương tác giữa 2 alen khác nhau về mặt chức phận của cùng một loocut dẫn đến hiệu quả ưu thế lai ở thể dị hợp là nội dung giải thích của:

A. Giả thuyết về trạng thái dị hợp. B. Giả thuyết siêu trội

C. Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi. D. Giả thuyết về tương tác át chế của các gen không alen.

C©u 14: Di truyền học là cơ sở lí luận của khoa học chọn giống vì:

A. Giải thích được các hiện tượng biến dị tổ hợp B. Giải thích được hiện tượng ưu thế lai

C. Dựa trên các thành tựu lí luận mới của di truyền học để xây dựng các nguyên lí cơ bản, các phương pháp khoa học hiện đại, chính xác cho khoa học chọn giống

D. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống

C©u 15: Trong kĩ thuật cấy gen, enzym nào được sử dụng để cắt tách đoạn phân tử ADN?

A. Polymeraza B. Tirozinaza C. Restrictaza D. Ligaza

C©u 16: Nhược điểm nào dưới đây không phải là của chọn lọc hàng loạt:

A. Chỉ đạt hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao

B. Việc tích luỹ các biến dị có lợi thường lâu có kết quả

C. Mất nhiều thời gian

D. Do căn cứ trên cả kiểu hình và kiểu gen nên phải theo dõi chặt chẽ và công phu

C©u 17: Cơ chế gây đột biến của Êtylmêtal sunfonat (EMS) trên ADN:

A. Biến đổi cặp G-X thành cặp T-A hoặc X-G B. Biến đổi cặp A-T thành cặp G-X

C. Biến đổi cặp G-X thành cặp A-T D. Biến đổi cặp X-G thành cặp G-X

C©u 18: Trong chọn lọc hàng loạt, người ta không làm công việc nào sau đây?

A. Đối chiếu kiểu hình của cá thể được chọn với tiêu A. A. Chuẩn từ trước. B. Gom giữ các cá thể được chọn lại.

C. Kiểm tra kiểu gen của các cá thể. D. Ở cây trồng, mang các hạt được chọn ra trồng ở vụ sau.

C©u 19: Thực chất của nhân giống theo dòng là:

A. Giảm độ đồng hợp và tăng tính dị hợp

B. Sử dụng giao phối cận huyết vừa phải để tập trung các gen quý của bố hoặc mẹ vào trong một dòng

C. Sử dụng phương pháp lai kinh tế để dùng F1 đưa vào sản xuất D. Tất cả đều sai

C©u 20: Mục đích của việc sử dụng hóa chất Cônxisin là để gây dạng đột biến nào sau đây

A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

C. Đột biến dị bội thể. D. Đột biến đa bội thể

C©u 21: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào là một phương pháp nghiên cứu di truyền ở người?

A. Gây đột biến nhân tạo. B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh

C. Quan sát giao tử. D. Theo dõi thường biến.

C©u 22:Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Gen A quy định máu đông bình thường.

Trường hợp kiểu gen và kiểu hình của mẹ như thế nào để tất cả con trai và con gái đều bình thường mà không cần quan tâm đến kiểu gen, kiểu hình của bố?

A. XAXA (máu đông bình thường) B. XAXa (máu đông bình thường)

C. XAXA (bình thường) hoặc XaXa(bệnh) D. XAXa (bình thường) hoặc XaXa(bệnh)

C©u 23:Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng. B. Tạo ra sự đa dạng và kiểu gen và kiểu hình.

C. Làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể. D. Tăng khả năng tiến hóa của quẩn thể.

C©u 24: Những hợp chất hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:

A. Enzim, hoocmôn D. Gluxit, lipit, ADN và ARN

B. Prôtêin, gluxit, lipit C. Axit nuclêic và prôtêin

C©u 25: Hoạt động trao đổi chất của các cooaxecva với môi trường được tăng cường mạnh mẽ bắt đầu từ hiện tượng nào sau đây của nó?

A. Hình thành màng bán thấm. B. Tích lũy thông tin di truyền.

C. Sự xuất hiện enzim D. Xuất hiện cơ chế tự sao chép.

C©u 26: Các hợp chất cao phân tử hòa tan trong nước tạo thành các dung dịch keo được gọi là:

A. Côaxecva B. Hợp chất hữu cơ cao phân tử. C. Prôtêin D. Axit nuclêic

C©u 27: Sự kiện xảy ra ở kỉ Pecmi thuộc Đại cổ sinh?

A. Quyết khổng lồ bị tiêu diệt. B. Cây hạt trần xuất hiện

C. Xuất hiện bò sát răng thú. D. Cả ba sự kiện trên.

C©u 28: Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn:

A. Hình thành các sinh vật đầu tiên B. Hình thành các hạt côaxecva

C. Sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn D. Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành

C©u 29: Hạt côaxecva trao đổi chất được với môi trường là nhờ có:

A. Màng bán thấm B. Màng gồm nhiều lớp C. Màng mỏng và dai D. Màng có cấu trúc thể khảm

C©u 30: Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là:

A. Các đột biến nhân tạo ngày càng đa dạng, phong phú B. Sự tác động của chọn lọc tự nhiên ngày càng ít

C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính là tính biến dị và tính di truyền D. A và B.

C©u 31: Sự có mặt của than chì và đá vôi chứng tỏ sự sống đã có ở đại Thái cổ vì:

A. Đó là các hợp chất có nguồn gốc sinh vật B. Những chất chiếm ưu thế trong khí quyển

C. Những chất có nguồn gốc từ tôm ba lá và thân mềm D. Những chất duy nhất có chứa cacbon trong đó.

C©u 32: Trong các hướng tiến hóa của sinh giới, hướng tiến hóa cơ bản nhất là:

A. Ngày càng đa dạng và phong phú B. Thích nghi ngày càng hợp lí.

C. Tổ chức ngày càng cao, phức tạp. D. Hướng tăng tính đa dạng và phức tạp hóa tổ chức.

C©u 33: Nguyên nhân tiến hoá theo Đacuyn:

A. Khả năng tiệm tiến vốn có ở sinh vật B. Sự thay đổi điều kiện sống hay tập quán hoạt động của động vật

C. Chọn lọc tự nhiên theo nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con người

D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính là: biến dị và di truyền.

C©u 34: Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là:

A. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị

B. Giải thích chưa thoả đáng về quá trình hình thành loài mới

C. Chưa thành công trong việc giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi

D. Đánh giá chưa đầy đủ về vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá

C©u 35: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là:

A. Có sự cách li về mặt hình thái với cá thể khác cùng loài

B. Không phù hợp về mặt cấu tạo cơ quan sinh sản với cá thể khác cùng loài

C. Không có cơ quan sinh sản hoặc cơ quan sinh sản bị thoái hoá

D. Bộ NST của bố và mẹ trong con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.

C©u 36: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì:

A. Đa số các đột biến gen đều có hại; B. Số lượng các đột biến gen nhiều;

C. Đột biến gen ít gây hậu quả nghiêm trọng; D. Các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.

C©u 37: Nguyên tắc hệ mở được áp dụng cho cấp độ tổ chức:

A. Tế bào B. Loài C. Mô và cơ quan D. Quần thể.

C©u 38: Trải qua lịch sử tiến hoùa, ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:

A. Trong 3 chiều hướng tiến hoá, hướng ngày càng đa dạng và phong phú là cơ bản nhất

B. Nhờ cấu trúc đơn giản nên nhóm sinh vật có tổ chức thấp dễ dàng thích nghi với những biến động của điều kiện sống

C. Do hướng thích nghi là hướng cơ bản nhất nên trong những điều kiện nhất định có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuûy mà vẫn tồn tại phát triển bên cạnh nhóm có tổ chức cao

D. Hiện tượng thoái bộ sinh học

C©u 39: Điều kiện nào sau đây đã thúc đẩy vượn người chuyển xuống đất mở đầu cho phát sinh loài người?

A. Biển mở rộng trên trái đất B. Mưa bão nhiều

C. Khí hậu lạnh đột ngột và rừng bị thu hẹp D. Có nhiều núi lửa hoạt động

C©u 40: Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh người và vượn người tuy phát sinh từ một nguồn gốc chung nhưng:

A. Tiến hoá theo 2 hướng khác nhau B. Vẫn duy trì quan hệ gần gũi

C. Có bậc thang nguồn gốc rất xa nhau D. Không còn giữ được sự giống nhau về cấu tạo cơ thể
 
H

harryharry_09




1. Ở người, gen H nằm trên NST thường qui định hói, gen này trội ở nam nhưng lặn ở nữ. Một cặp vợ chồng đều không hói nhưng có mẹ vợ hói. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên có 3 con trong đó có hai con trai bị hói.
2. Phả hệ một gia đình có mắc bệnh Z được kể lại như sau: Ông nội và bà nội bình thường, anh bố bị bệnh, bố mẹ bình thường, con trai đầu bình thường, con gái thứ mắc bệnh.
a) Xác định đặc điểm di truyền của tính trạng
b) Nếu con trai đầu lấy vợ bình thường, tính xác suất để trong hai con của họ có ít nhất một con trai không mắc bệnh.
 
Top Bottom