Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

C

chiryka

Câu 12: Các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể có kiểu gen Aaa giảm phân bình thường là:
A.AAa; B. AA,Aa,aa,aaa; C.AA,A,Aa,a; D.AA,Aa,aa
Theo mình là A,a,Aa,aa.


đề nghị sếp ko tự sửa đề chứ, kiểu gen cơ thể đó là Aaa chứ đâu phải là thể tứ bội :-w
 
Last edited by a moderator:
W

whoami_o0o

Câu 12: Các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường là:
A.AAa; B. AA,Aa,aa,aaa; C.AA,A,Aa,a; D.AA,Aa,aa


câu này đề hoàn toàn chính xác....đây là kiểu gen tứ bội nên việc lấy giao tử không như cách lấy giao tử bình thường...thường thì dùng quy tắc nhân nhưng để nhanh và gọn nhất thì ta dùng qui tắc hình vuông..cách lấy rất dễ...kẻ hình vuông ra cho mỗi alen vào một đỉnh và nối rồi đếm tổng xem chiếm bao nhiêu............như kiểu gen này thì ta được [TEX]\frac{1}{6}[/TEX]AA : [TEX]\frac{4}{6}[/TEX]Aa : [TEX]\frac{1}{6}[/TEX]aa

=> Đọc kĩ đề bên trang 33 zum` em nghen! Mình nghĩ giống bạn "chiryka"
 
W

whoami_o0o

1/ Một tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường trong thực tế sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
a.4
b.8
c.1
d.2

2/ Ở ngô có 3 gen, mỗi gen có 2 alen ( A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cây thấp đi 20cm. Người ta giao phấn giữa cây thấp nhất với cây cao nhất (210cm). Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là:
a. 1:6:15:20:15:6:1
b. 1:6:15:25:15:6:1
c. 15:1
d. 1:4:6:4:1

:D bạn nào có hứng thú giúp mình 2 câu nì, giải thik zùm lun nghen!
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhdo

Câu 12: Các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể có kiểu gen Aaa giảm phân bình thường là:
A.AAa; B. AA,Aa,aa,aaa; C.AA,A,Aa,a; D.AA,Aa,aa

.nếu như là kiểu gen Aaa thì khi giảm phân bình thường cho các loại giao tử A, Aa, aa, a
*sao đề mỗi nơi mỗi khác vậ nhưng với 2 kiểu gen tứ bội và tam bội như vậy thì chị lấy kiểu gen đúng đấy
 
H

hunganhdo

Câu 12: Các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể có kiểu gen Aaa giảm phân bình thường là:
A.AAa; B. AA,Aa,aa,aaa; C.AA,A,Aa,a; D.AA,Aa,aa
Theo mình là A,a,Aa,aa.


đề nghị sếp ko tự sửa đề chứ, kiểu gen cơ thể đó là Aaa chứ đâu phải là thể tứ bội :w

tại chị nhìn đề chỗ trích dẫn ở trang 34 đó chứ........nhìn lại xem
 
C

caothuyt2

1/ Một tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường trong thực tế sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
a.4
b.8
c.1
d.2

2/ Ở ngô có 3 gen, mỗi gen có 2 alen ( A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cây thấp đi 20cm. Người ta giao phấn giữa cây thấp nhất với cây cao nhất (210cm). Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là:
a. 1:6:15:20:15:6:1
b. 1:6:15:25:15:6:1
c. 15:1
d. 1:4:6:4:1

:D bạn nào có hứng thú giúp mình 2 câu nì, giải thik zùm lun nghen!

đáp án của em nè:
1/ A.4
2/cây ngô cao nhất có KG:aabbdd(210cm)
cây ngô thấp nhất có KG:AABBDD(90cm)
=> F1:AaBbDd(150cm)
Gọi a: số alen trội trong KG của F2
b: số alen lặn trong KG của F2
tỉ lệ phân li KH ở F2 như sau:
[tex](a+b)^6=C_6^0a^6+C_6^1.a^5.b+C_6^2.a^4.b^2+C_6^3.a^3.b^3+C_6^4.a^2.b^4+C_6^5.a.b^5+C_6^6.b^6[/tex]
=[tex]a^6+6.a^5.b+15a^4.b^2+20.a^3.b^3+15.a^2.b^4+6.a.b^5+b^6[/tex]
<=>1 cao90cm : 6cao110cm : 15 cao 130cm : 20 cao 150cm : 15cao 170cm : 6cao190cm : 1cao210cm
chọn A.
 
C

chiryka

1/ Một tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường trong thực tế sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
a.4
b.8
c.1
d.2

2/ Ở ngô có 3 gen, mỗi gen có 2 alen ( A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cây thấp đi 20cm. Người ta giao phấn giữa cây thấp nhất với cây cao nhất (210cm). Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là:
a. 1:6:15:20:15:6:1
b. 1:6:15:25:15:6:1
c. 15:1
d. 1:4:6:4:1

:D bạn nào có hứng thú giúp mình 2 câu nì, giải thik zùm lun nghen!

câu 1 đáp án D, thực tế mỗi tế bào sinh giao tử chỉ cho 2 loại giao tử

câu 2 khá thú vị, cách làm nói ra lằng nhằng, nhưng chung qui là đơn giản hoá bằng cách tính tỉ lệ trên từng cặp alen, rồi nhân vào, khai triển. Mỗi gen trội đặt chung là m, AA, BB, DD là m^2, Aa, Bb, Dd là m, aa,bb,dd là 1, mỗi m trừ đi 20 cm, cứ thế tiến hành, ta được đáp án là A.

giải mẹo câu 2: có tổng cộng 64 kiểu tổ hợp = 4 x 4 x 4, chỉ có câu A có 64, các câu khác ko thoả mãn :D


bạn caothuy chú ý, thực tế 1 tế bào sinh tinh cho 4 tinh trùng thuộc 2 loại, 1 tế bào sinh trứng cho đúng 1 trứng, mình nhắc bạn nhớ đừng nhầm lẫn nhé, thi cử vậy là toi rùi ^^!
 
Last edited by a moderator:
U

uoc_mo_tot_bac

trả lời

Chả nhớ gì hết. Mò thôi đấy. (Bài của hoasakura trang 8)
1. C
2. A
3. D
4. A
5. C
 
Last edited by a moderator:
C

chiryka

Có ai có đề thi hoặc sách câu hỏi, đề thi theo chương trình mới ko, đi kiếm sách thấy bên ngoài thì ghi theo chương trình mới, thế mà đọc toàn thấy y chang năm ngoái, chẳng có gì mới cả.....ngán quá....
 
C

cukhoaithui

@cukhoaithui: Câu Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái mình chưa hiểu ý bạn lắm, có phải ý bạn là nếu chọn câu giữa quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua các chu trình sinh địa hóa. là thiếu ý vì chu trình sinh địa hóa chỉ là chu trình vật chất, ko có trao đổi năng lượng? Nếu vậy thì sao bạn lại viết: " Câu D loại vì vật chất đc chuyển hoá giữa các sinh vật trong quần xã với nhau và với môi trường sống của chúng để tạo thành 1 chu trình tuần hoàn vật chất (chu trình sinh địa hoá),ko phải chỉ giữa những cá thể SV với nhau". Theo mình nghĩ thì giữa các cá thể sinh vật với nhau cũng giống như chuỗi thức ăn và lưới thức ăn vì chuỗi thức ăn và lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các SV, ko biết có đúng ko? Cho mình hỏi thêm là chu trình sinh địa hóa có bao gồm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ko? Theo mình là có, ko biết theo mấy bạn thì sao :-/
-----> Tui đồng ý với bạn ở câu tui đổi màu ở trên kia ^^,nhưng quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn không chỉ là mối quan hệ dinh dưỡng giữa các cá thể SV với nhau mà còn giữa SV với môi trường sống của chúng (các SV tự dưỡng lấy các chất vô cơ và năng lượng từ MT để tổng hợp các chất hữu cơ,các SV phân hủy phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ và trả về lại cho MT,năng lượng cũng bị thất thoát từ cơ thể SV ra ngoài MT qua các hoạt động hô hấp và bài tiết ^^)
Theo tui biết thì chu trình sinh đại hóa hay còn gọi là chu trình vật chất sẽ đi từ MT (các vật chất vô cơ) qua các mắc xích trong chuỗi và lưới thức ăn từ bậc thấp lên bậc cao hơn và cuối cùng bị các SV phân hủy trả về lại MT tạo thành chu trình tuần hoàn vật chất ---> do đó chu trình sinh địa hóa sẽ luôn đi qua các chuỗi và lưới thức ăn.


Còn câu


thì theo đáp án của người ra đề là câu B. Ban đầu mình chọn câu A, vả lại theo như bạn thì Ta biết "độ đa dạng" của 1 quần xã phụ thuộc vào đk môi trường sống có thuận lợi hay không.Nếu MT sống thuận lợi thì quần xã có độ đa dạng cao (các quần xã SV ở vùng nhiệt đới ẩm thường rất đa dạng) .Nếu MT không thuận lợi thì quần xã có độ đa dạng thấp (các quần xã SV ở vùng hoang mạc và vùng cực), vậy khi môi trường sống không thuận lợi thì cũng có thể xảy ra cạnh tranh vậy, ví dụ như lúc đầu thuận lợi, lúc sau ko thuận lợi thì sẽ xảy ra cạnh tranh, vậy cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến "độ đa dạng". Còn câu C, theo SGK thì "diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị hủy diệt hoàn toàn", vậy thì ko chọn câu C dc. Câu B theo mình thì nó đã bao gồm câu A và tổng quát hơn câu A nên câu B là đúng nhất.
----> Cách lý luận của bạn ở trên về ý câu A tui đã xem lại và đồng ý với bạn :D Đúng là tui đã thiếu sót khi lập luận loại bỏ câu A b-( Bạn lập luận về ý câu A như trên thì tui hoàn toàn đồng ý :D thanks vì đã góp ý cho tui.
----> Cũng đã xem lại ý câu B,và đã bị bạn thuyết phục :D tui xin đồng ý với đáp án này @@ xin lỗi các bạn nào đã xem bài viết của tui về câu này,xin nói lại là tui đồng ý với bạn thank_kiri về đáp án câu này :p


Cho mình hỏi thêm một câu bài tập này nữa:
Một cặp bố mẹ sinh ba người con gồm 1 máu AB, 1 máu B và 1 máu O. Xác suất để cặp bố mẹ trên sinh 2 người con, trong đó con trai máu A, con gái máu B là:
A. 3,125%
B. 1,5625%
C. 0,375%
D. 6,25%
----> + Con máu AB phải nhận IA và IB từ bố và mẹ (IA từ bố và IB từ mẹ hoặc ngược lại)
+ Con máu O phải nhận giao tử IO từ cả bố và mẹ
===> Bố mẹ có KG IA IO (máu A) và IB IO(máu B)
SĐL : P : IA IO x IB IO
..............Gp: IA,IO.......... IB,IO
..............F1 : 1 IA IB : 1 IA IO : 1 IB IO : 1 IO IO
------------> 1 máu AB : 1 máu A : 1 máu B : 1 máu O
Có 2 TH thỏa đề bài:
+ TH1: con đầu của họ là trai mang nhóm máu A,con thứ là gái mang nhóm máu B
Xác suất để con đầu của họ là con trai và có nhóm máu A là : 1/4 x 1/2 = 1/8
............................. thứ........................... gái..................................B...... : 1/4 x 1/2 = 1/8
(vì xác suất để sinh con trai hay con gái là 1/2=50%)
===> Xác suất thỏa yêu cầu đb trong TH 1 là : 1/8 x 1/8 = 1/64
+ TH 2 : con đầu của họ là gái và mang nhóm máu B,con thứ là trai và mang nhóm máu A
Xác suất để con đầu của họ là gái và có nhóm máu B là : 1/4 x 1/2 = 1/8
..............................thứ...................... trai.................................A..... : 1/4 x 1/2 = 1/8
===> Xác suất thỏa yêu cầu đb ở TH 2 là : 1/8 x 1/8 = 1/64
===> Xác suất thỏa yêu cầu đb là : 1/64 + 1/64 = 1/32=3,125% ---> đáp án A


Một cá thể mang 4 cặp gen phân ly độc lập, khi giảm phân tạo 4 kiểu giao tử khác nhau. Kiểu gen cá thể này là 1 trong số bao nhiêu trường hợp?
A.8
B.12
C.20
D.24
---->Cá thể có 4 cặp gen PLĐL,nghĩa là 4 cặp gen này nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau. Khi GP cho 4 loại giao tử khác nhau,theo công thức tính số loại giao tử ở các phép lai DT theo qui luật PLĐL là 2^n (với n là số cặp gen dị hợp trong KG) ===> cá thể trên có KG dị hợp về 2 cặp gen( 2^2=4 loại gt) .
----> Cá thể trên có KG gồm 4 cặp gen PLĐL ==> Số KG mà cá thể trên có thể có thỏa yêu cầu đb (GP cho 4 loại gt khác nhau) là : 4C2 = 6 KG
---> Theo cách tính như zậy thì ko có đáp án đúng cho câu này :p Các bạn xem và cho biết ý kiến về cách giải của tui he ^^

P/S : Mọi người ăn lễ dzui ko? ^^ mấy ngày nghĩ lễ xả láng nên ko onl,giờ vào thấy...choáng quá @-) bon chen 1 bài này trước zậy,để ngủ 1 giấc cho tỉnh đã rồi chiều "ngâm cứu" tiếp :D hồi khuya tui đi xe đò zô SG mà bị nhét,cả đêm ko ngủ đc tới bi giờ ---> vật vã quá :)|


P/S again : Xin lỗi bạn thank_kiri và những bạn nào theo dõi bài này >_<.Câu hỏi
Một cá thể mang 4 cặp gen phân ly độc lập, khi giảm phân tạo 4 kiểu giao tử khác nhau. Kiểu gen cá thể này là 1 trong số bao nhiêu trường hợp?
A.8
B.12
C.20
D.24
tui đã sai khi nói ko có đáp án đúng (hôm qua hơi bị...điên :D) Đáp án đúng là câu D (24 KG).Cách giải chi tiết thì xin các bạn xem bài viết của bạn chiryka ở trang kế he.Cám ơn bạn chiryka về câu này ^^.

 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Gieo trồng đúng mùa vụ là ứng dụng quy luật:
A: Quy luật giới hạn sinh thái
B: Quy luật tác động qua lại
C: Quy luật tác động không đồng đều
D: Quy luật tác động tổng hợp
đápn án đúng là đáp án D,Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái: tác động của các nhân tố sinh thái sẽ tạo ra một tác động tổng hợp lên cơ thể sinh vật.đối với cây trồng năng suất của nó sẽ phụ thuộc vào hàng loạt nhân tố sinh thái :ánh sang, chất dinh dưỡng, cạnh tranh với cỏ dại.....>> đáp án D là đáp án đúng
-------> Câu này lưạ chọn đáp án D và cách giải thích có vẻ chưa đc thuyết phục lắm (theo ý kiến của tui ^^).Vì qui luật tác động tổng hợp thì bất cứ cây lúa nào trên 1 ruộng lúa vào 1 thời điểm bất kỳ nào cũng đều sẽ chịu đồng thời tác động của nhiều nhân tố sinh thái có mặt vào thời điểm đó. Cách lý giải trên của bạn sakura có vẻ không đề cập đến 3 từ mà theo tui là quan trọng "đúng mùa vụ" :D Tui thì không biết đáp án nào mới thật sự là đáp án đúng cho câu này b-( nhưng tui đã lựa chọn và đưa ra giải thích cho lựa chọn đó rồi.Nếu bạn sakura muốn thuyết phục mọi người đáp án D là đúng thì có lẽ phải "hùng biện" sắc sảo hơn chút nữa :p hehe


à tý thì quên ^^ có lẽ mọi người còn lờ mờ về các quy luật sinh thái cơ bản, vì vậy hôm nay tớ sẽ post luôn

Có 4 quy luật sinh thái cơ bản:

1. Quy luật giới hạn sinh thái: mỗi loài có một giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Ví dụ, cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ[TEX] 5,6^o [/TEX]đến [TEX]42^o [/TEX].

2. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái: tác động của các nhân tố sinh thái sẽ tạo ra một tác động tổng hợp lên cơ thể sinh vật. Ví dụ, ở các cây trồng, năng suất thu hoạch của chúng phụ thuộc vào sự tác động của hàng loạt các nhân tố sinh thái: ánh sáng, hàm lượng các dinh dưỡng ,sự cạnh tranh với cỏ dại, các sâu bệnh phá hoại mùa màng…

3. Quy luật không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể.

Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên một chức phận sống của cơ thể. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không giống nhau lên các chức phận sống khác nhau và lên cùng một chức phận sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

4. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Môi trường tác động thường xuyên lên cơ thể sinh vật làm cho sinh vật không ngừng biến đổi tạo nên các thường biến hoặc những biến dị đột biến. Ngược lại, sinh vật cũng tác động vào môi trường làm cải biến môi trường như thay đổi thành phần, cấu tạo của đất, thành phần các loài trong môi trường…

Sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái đã làm thay đổi cấu trúc, thành phần loài, kích thước quần thể, khả năng phân bố, nhịp điệu di cư, tháp sinh thái, tạo ra sự cân bằng động trong hệ sinh thái.
----> Cả 4 qui luật này đều có trong SGK sinh 11 cũ,sách mới thì chương trình 12 nâng cao ko thấy ---> Thanks hoasakura đã share ^^
 
W

whoami_o0o

1/ Ở ngô, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt trắng. 1 rẫy ngô có 1000 cây, mỗi cây có 2 bắp, trung bình mỗi bắp có 200hạt. Giả sử quá trình thụ phấn thế hệ P có sự tham gia của 70% loại giao tử đực A, 30% loại giao tử đực a, 40% giao tử cái a, 60% giao tử cái A.
a/ Thành phần KG của quần thể P và số hạt ngô mỗi loại thu đựơc.
b/ Chọn ngẫu nhiên 1 số hạt ngô đem gieo, giả sử số lượng lớn, tần số KG AA,Aa,aa vẫn ko đổi, sự ngẫu phối xảy ra với xác suất như nhau ở mỗi loại GTử, ko có áp lực của CLTN và đột biến. tphần KG của quần thể F1 như thế nào?
c/ Nếu như các thế hệ kế tiếp liên tiếp bị sâu bệnh fá hoại đến F9 thì quần thể đạt trạng thái cân bằng với tần số KG Aa gấp đôi aa. Tính tần số KG Aa của F9.

2/ Ở quần thể người có 400 ngàn dân, thống kê đựơc có 160người bị bệnh bạch tạng, bệnh này do gen a nằm trên NST thường gây ra.
a. Tần số alen a ở quần thể này là bao nhiêu nếu nó đạt ở trạng thái cân bằng di truyền.
b. Số người có KG dị hợp Aa
c. Xác suất để 2 vợ chồng có màu da bình thường sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng ở quần thể này là ?


Em hổng giỏi Sinh, mấy anh chị có giải thì giải thích zùm em nghen! :)
2 câu này ko fải trắc nghiệm nhưng hy vọng được giúp đỡ :D
 
C

chiryka

1/ Ở ngô, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt trắng. 1 rẫy ngô có 1000 cây, mỗi cây có 2 bắp, trung bình mỗi bắp có 200hạt. Giả sử quá trình thụ phấn thế hệ P có sự tham gia của 70% loại giao tử đực A, 30% loại giao tử đực a, 40% giao tử cái a, 60% giao tử cái A.
a/ Thành phần KG của quần thể P và số hạt ngô mỗi loại thu đựơc.
b/ Chọn ngẫu nhiên 1 số hạt ngô đem gieo, giả sử số lượng lớn, tần số KG AA,Aa,aa vẫn ko đổi, sự ngẫu phối xảy ra với xác suất như nhau ở mỗi loại GTử, ko có áp lực của CLTN và đột biến. tphần KG của quần thể F1 như thế nào?
c/ Nếu như các thế hệ kế tiếp liên tiếp bị sâu bệnh fá hoại đến F9 thì quần thể đạt trạng thái cân bằng với tần số KG Aa gấp đôi aa. Tính tần số KG Aa của F9.

2/ Ở quần thể người có 400 ngàn dân, thống kê đựơc có 160người bị bệnh bạch tạng, bệnh này do gen a nằm trên NST thường gây ra.
a. Tần số alen a ở quần thể này là bao nhiêu nếu nó đạt ở trạng thái cân bằng di truyền.
b. Số người có KG dị hợp Aa
c. Xác suất để 2 vợ chồng có màu da bình thường sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng ở quần thể này là ?


Em hổng giỏi Sinh, mấy anh chị có giải thì giải thích zùm em nghen! :)
2 câu này ko fải trắc nghiệm nhưng hy vọng được giúp đỡ :D



mấy bài này cơ bản đến mức ko buồn giải........sr nhưng ai đó giúp bạn ấy đi.....lâu giờ học trắc nghiệm, làm nhanh thì được chứ ngồi trình bày dài dòng thì chir chào thua :D
 
W

whoami_o0o

mấy bài này cơ bản đến mức ko buồn giải........sr nhưng ai đó giúp bạn ấy đi.....lâu giờ học trắc nghiệm, làm nhanh thì được chứ ngồi trình bày dài dòng thì chir chào thua
Mình nghĩ trong đây ai cũng giỏi nên những bài cơ bản thế này chẳng ai "thèm" giải......mình chỉ kần đáp án và vài jòng jải thik, ...........mà thui .......khỏi!!!
 
C

cukhoaithui

Đây là đề thi thử của trường tớ mọi người cùng làm xem sao nhé

Câu 1: Sự xảy ra đột biến phụ thuộc vào
A.Cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến
B.loại tác nhân đột biến và thời điểm xảy ra đột biến
C. bản chất của gen hay nhiễm sắc thể bị tác động
D.tất cả các ý kiến trên.

-----> + Câu A đúng (kiến thức cơ bản về tác nhân ĐB,xem thêm phần cơ chế phát sinh của ĐB gen)
+ Câu B đúng,vì tuỳ vào loại tác nhân ĐB (tác nhân vật lý hay hoá học hay kết hợp cả 2) và tuỳ vào thời điểm xảy ra ĐB (các kỳ của quá trình phân bào...) mà xảy ra các loại ĐB khác nhau với mức độ khác nhau.
+ Câu C đúng,vì tuỳ vào bản chất (đc điểm cấu trúc) của gen hay NST bị tác động mà mức độ ĐB nhiều hay ít,ví dụ với gen thì có những gen bền vững khó bị ĐB,có những gen dễ bị ĐB và phát sinh ra nhiều alen (gen qui định nhóm máu ở người có các alen IA1,IA2,IB,IO)
----> Đáp án đúng là D ^^



Câu 2:Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nu như sau:
...................................TGG GXA XGT AGX TTT...........................................
...................................2.......3.....4.......5....6...........................................
Đột biến xảy ra làm G của bộ ba thứ 5 ở mạch gốc gen bị thay bởi T sẽ làm cho
A.chỉ có axit amin ở vị trí thứ 5 là thay đổi
B.quá trình dịch mã sẽ dừng lại ở vị trí thứ 5
C.quá trình tổng hợp protein sẽ bắt đầu ở vị trí mã thứ 5
D.trình tự axit amin từ vị trí mã thứ 5 trở đi thay đổi
------> ĐB xảy ra làm G của bộ 3 thứ 5 bị thay thế bởi T làm bộ 3 mã hoá AGX trên mạch gốc của gen chuyển thành bộ 3 mã hoá ATX. Và như ta đã đc học,bộ 3 ATX là 1 trong 3 bộ 3 kết thúc (ATT,ATX,AXT) ---> quá trình dịch mã sẽ dừng lại ở vị trí thứ 5 (phân tử protein tương ứng bị ngắn lại so với bình thường ) ---> đáp án là B


Câu 3:Thể đột biến từ mắt lồi thành mắt dẹp ở ruồi giấm là do
A.chuyển đoạn trên NST 24
B.lặp đoạn trên NST giới tính X
C.Lặp đoạn trên NST giới tính Y
D.lặp đoạn trên NST số 21
---->Đáp án rõ ràng là câu B (kiến thức cơ bản),lặp đoạn trên NST X ở ruồi giấm làm giảm cường độ biểu hiện tính trạng hình dạng mắt lồi(lặp đoạn 2 lần mắt lồi thành mắt dẹt,lặp đoạn 3 lần mắt dẹt thành mắt dẹt hơn)


Câu 4:cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền cấp độ phân tử là:
A.ARN B.axit amin C.ADN D.protein
----> Ta đã biết VCDT ở cấp độ phân tử là ADN,ARN ; ở cấp độ tế bào là NST ---> TRình tự các nu trên ADN sẽ qui định trình tự các ribonu trên ARN,trình tự các ribonu trên ARN sẽ qui định trình tự các aa trên protein tương ứng ...
----> Đáp án C là chính xác



Câu 5:Hiện tượng di truyền chéo liên quan đến với trường hợp nào dưới đây:
A.Gen trên NST X
B.Gen trên NST Y
C.Gen trong tế bào chất
D.Gen trên NST thường
-----> Hiện tượng DT chéo đc phát hiện trên các gen DT liên kết với NST GT X (Morgan phát hiện trên ruồi giấm) ---> đáp án A (kiến thức cơ bản)


Câu 6:Trường hợp đột biến gen nào dưới đây gây hậu quả lớn nhất
A.mất 3 cặp nu trước mã kết thúc
B.thêm 3 cặp nu trước mã kết thúc
C.thay thế 1 cặp nu ở đoạn giữa
D.mất 3 cặp nu đầu tiên
-------> + Ta đã đc học trong các dạng ĐB gen thì thay thế và đảo vị trí ít gây hậu quả nghiêm trọng bằng các dạng ĐB mất hoặc thêm ---> loại câu C
+ Với các dạng ĐB mất hoặc thêm thì vị trí của các nu bị mất hoặc thêm này càng gần vị trí của mã mở đầu thì chuỗi polinucleotit càng bị thay đổi lớn về trình tự ---> dẫn đến thay đổi càng lớn về cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng ===> Đáp án D là đúng nhất



Câu 7:Đột biến gen là gì:
A.là loại biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hay 1 số cặp nu trong gen
B.là loại đột biến xảy ra trên phân tử ADN
C.là những biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử NST
D.là loại đột biến làm thay đổi số lượng NST
----> + gen là VCDT ở cấp độ phân tử,NST là VCDT ở cấp độ tế bào -->hoàn toàn khác nhau về cấp độ --->câu C và D đều loại
+ Câu B có ý đúng nhưng chưa đủ,vì ta biết trên phân tử ADN (ở SV nhân thực)chỉ có 1 số ít gen (so với cả bộ ADN) mang thông tin DT mã hóa cho cấu trúc protein,phần lớn còn lại không mang thông tin DT mà đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động(SGK sinh 12 nâng cao trang 18). Do đó nếu nói ĐB Gen là loại ĐB xảy ra trên phân tử ADN là chưa chính xác vì ko phải tất cả nucleotit trên ADN đều mang thông tin DT.
+ Đáp án A là chính xác (kiến thức cơ bản)



Câu 8:Thế nào là thể đột biến
A.là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể
B.là trạng thái cơ thể của cá thể bị đột biến
C.là những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến
D.là chỉ các cá thể mang đột biến giúp phân biệt với các cá thể không mang đột biến.
---> + A rõ ràng là đáp án,đơn giản nhất là vì...SGK 12 cũ và mới đều có ghi y hệt như zậy :D (nếu câu này có bạn nào muốn biết tại sao những câu còn lại ko đúng thì xin nói,tui sẽ cố gắng giải thích ^^ )


Câu 9: Trong một quần thẻ giao phối ngẫu nhiên có 2alen A và a tần số tương đối cả a là 0,8.cấu trúc di truyền của quần thể này là:
A.0,32AA;0,64Aa;0,04aa
B.0,04AA;0,64Aa;0,32aa
C.0,04AA;0,32Aa;0,64aa
D.0,64AA;0,32Aa;0,04aa
---> quần thể ngẫu phối có TSTD của a là q=0,8 ==> TSTD của A là p=0,2
==> cấu trúc DT của quần thể này là : p^2 AA + 2pq Aa + q^2 aa =1
<==> 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa ---> đáp ám C



Câu 10:Một người đàn ông có nhóm máu 0 lấy một người vợ có nhóm máu A sinh ra một đứa con có nhóm máu A và một đứa con có nhóm máu O. Câu nào sau đây sai:
A.Bố có kiểu gen IOI0
B.đứa trẻ thứ nhất có kiểu gen IAIO
C.mẹ có kiểu gen IAIA
D.đứa trẻ thứ 2 có kiểu gen IOIO
----> người chồng máu O có KG IO IO GP chỉ cho 1 loại gt IO . Người Vợ máu A sinh người con máu O (đều nhận giao tử IO từ bố và mẹ) ==> Mẹ máu A có KG IA IO ==> C là đáp án cần tìm


Câu 11:Thực chất tác dụng của chọn lọc tự nhiên là:
A.phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong loài
B.Phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
C. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể
D.phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen thích nghi
---> Thực chất của CLTN là phân hóa khả năng sinh sản của những KG khác nhau trong quần thể (SGK cũ và mới) ---> Chỉ có thể là D


Câu 12: Các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể có kiểu gen Aaa giảm phân bình thường là:
A.AAa; B. AA,Aa,aa,aaa; C.AA,A,Aa,a; D.AA,Aa,aa
----> Các thể tam bội GP bình thường cho 2 loại giao tử (lưỡng bội và đơn bội),số loại giao tử và tỷ lệ của chúng đc tính theo qui tắc tam giác (hỏi thầy cô dạy sinh hoặc tham khảo thêm sách nếu chưa biết ^^)
---> KG Aaa GP sẽ tạo ra các loại giao tử A (1/6),a (2/6),Aa (2/6), aa (1/6)
---> Từ các đáp án trên (nếu đề cho đúng như zậy) thì ko tìm đc đáp án nào thỏa đề bài.
----> Nếu đề ghi nhầm từ AAa thành Aaa(đề đúng là AAa) thì C sẽ là đáp án



Câu 13: Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST đó là:
A.thể hội chứng đao
B.thể dị bội
C.thể hội chứng tơcno
D.thể hội chứng Claiphento
----> Ở người 2n=46, trong tế bào sinh dưỡng của người trên 2n=47 (2n+1)
==> người trên là thể dị bội(chính xác là thể tam nhiễm) ---> đáp án là B
----> Có thể có bạn hỏi tai sao ko phải là đáp án A vì rõ ràng người có 3 NST 21 (2n=47) là người mắc hội chứng Down.Lí do là vì câu A hoàn toàn đúng với yêu cầu đề bài,nhưng câu D cũng đúng xét ở trường hợp người mắc hộ chứng Claiphentơ có KG XXY (3 NST GT thay vì 2 NST nhu bình thường ---> 2n=47) . Và do có đến 2 câu thỏa đề bài,trong khi đó đáp án B lại bao gồm cả 2 câu kia nên B là đáp án đúng nhất trong trường hợp này



Câu 14: trong trường hợp trội hoàn toàn tỉ lệ phân tính 1:1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai
A.Aa x Aa; B.Aa x aa; C.AA x Aa; D.B và C đúng
---> F1 phân tính 1:1 = 2 kiểu TH = 2 (loại gt) x 1 (loại giao tử)
===> B và C đều thỏa điều kiện trên.Tuy nhiên cần lưu ý vì đề có câu "trong trường hợp trội hoàn toàn..." tức là ý nói A trội hoàn toàn so với a,hay nói cách khác là KH do A qui định là trội hoàn toàn so ới KH do a qui định ---> Tỷ lệ phân tính 1:1 phải hiểu là tỷ lệ phân li KH (ko phải KG,vì nếu là KG thì ko cần đến câu nói đó,do trong TH trội ko hoàn toàn tỷ lệ phân li KG cũng giống như TH trội hoàn toàn) ---> Chỉ có B là thỏa ---> đáp án là B (đáp án C F1 cho 100% KH trội)



Câu 15:đặc điểm nào sau đây không phải của plasmit
A.nằm trong tế bào chất của vi khuẩn
B.ADN dạng vòng, mạch kép
C.Vecto chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận
D.ADN dạng thẳng dễ tạo ADN tái tổ hợp
---> Câu D là đáp án vì 3 câu còn lại đều là những kiến thức cơ bản về plasmit đã ghi rõ trong SGK


Câu 16: Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến:
A.lặp đoạn B. chuyển đoạn NST C.mất đoạn nhỏ D đảo đoạn NST
---> Hai từ "loại bỏ" cũng đủ để cho ta biết dạng ĐB nào là thích hợp với yêu cầu đb ---> mất đoạn nhỏ là đáp án vì nó ít ảnh hưởng đến sức sống (kiến thức này cũng có ghi rõ trong SGK)


Câu 17: Câu có nội dung sai trong các câu dưới đây là:
A.đột biến gen là những biến đổi xảy ra trên phân tử ADN
B.Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN
C.đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau
D. tất cả đột biến gen khi phát sinh đều thể hiện bằng kiểu hình của cơ thể
----> Câu D là câu cần tìm vì ko phải ĐB gen nào khi phát sinh cũng thể hiện ra KH của cơ thể,nó chỉ biểu hiện ra KH khi đó là ĐB gen trội hoặc ĐB gen lặn nằm trong cặp đồng hợp.Khi ĐB gen lặn nằm trong tổ hợp KG dị hợp thì nó sẽ ko biểu hiện ra KH(xem thêm SGK sinh nâng cao 12 tr 23,hoặc SGK 12 cũ)


Câu 18:Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A.Gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính
B. gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên NST
C. gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y
D. gen nằm trên các tính trạng thường nằm trên NSTX
---> A là đáp án (SGK sinh 12 nâng cao trang 60)

P/S : hehe,lần đầu tiên post bài mà nó nói quá dài nên hok cho post b-( ---> cắt làm 2 zậy :p
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Câu 19: Dạng đột biến phát sinh do không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào là:
A.đột biến lặp đoạn NST
B.Đột biến dị bội thể
C.đột biến chuyển đoạn NST
D. đột biến đa bội thể
----> Khi thoi vô sắc ko hình thành(do tác động của coxisin) làm toàn bộ NST kép không phân li ---> tạo ra thể đa bội với bộ NST tăng gấp bội


Câu 20: Khả năng đề kháng của rận truyền bệnh sốt vằng ở ITLIA đối với DDT là do
A.liên quan đến việc phát sinh những đột biến mới giúp rận có khả năng chống DDT khi sử dụng DDT với liều lượng nhiều hơn.
B.liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp rận có khả năng chống DDT từ khi bắt đầu sử dụng
C.liên quan tới việc củng cố những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến giúp rận có khả năng chống DDT đã phát sinh từ trước khi sử dụng DDT
D. liên quan đến việc phát sinh những đột biến giúp rận có khả năng chống DDT sau khi bắt đầu sử dụng DDT một thời gian
----> C chính là đáp án,mấu chốt dễ nhận thấy để loại 3 câu còn lại là 3 câu đó đều khẳng định "khả năng kháng DDT của rận là do những ĐB đc phát sinh và củng cố sau khi sử dụng DDT" ---> Trong khi thực tế ta đã đc học thì khả năng kháng DDT của rận đó là liên quan đến việc củng cố những ĐB hoặc tổ hợp ĐB đã phát sinh từ trước khi sử dụng DDT (kiến thức SGK) ---> đó là li do tại sao không thể nào mong giết hết toàn bộ 1 loài sâu bọ có hại nào đó chỉ với 1 loại hóa chất chỉ trong 1 lần sử dụng .


Câu 21. Tính trạng trội không hoàn toàn xác định khi
A. phép lai giữa hai cá thể mang kiểu gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1
B.lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản xuất hiện F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ
C. lai phân tính cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1:1
D.tất cả đều đúng
----> Trước khi giải câu này cần "giao kèo" với các bạn trước b-( là nếu ngay từ đầu ta hiểu rằng đề này đang xét 4 đáp án đã cho trong trường hợp thỏa các điều kiện sau :
+ Mỗi gen qui định 1 tính trạng.
+ Cá thể P dị hợp về KG chỉ biểu hiện KH về 1 tính trạng (ko phải là 2 hay nhiều tính trạng khác nhau)
---> Nếu hiểu như zậy thì rõ ràng cả 3 đáp án A,B,C đều có thể dùng để xác định tính trạng trội lặn không hoàn toàn (các bạn có thể kiểm chứng bắng cách viết SĐL thỏa 2 đk đã "giao kèo" trên kia và thỏa đúng theo yêu cầu trong từng đáp án thì sẽ ra kết quả như tui đã nói ---> xác định đc tính trạng trội lặn không hoàn toàn) ---> Và như vậy đáp án lúc này là D (tất cả đều đúng)


-----> Nếu không "giao ước" chi hết,đề cho thế nào thì ta làm như vậy,chỉ cần thỏa đúng yêu cầu và các chi tiết đề bài đã cho trong từng đáp án, thì tui xin giải chi tiết như dươi đây. Lưu ý là vì đề chỉ nói tỷ lệ phân li mà ko nói cụ thể là phân li KG hay KH nên ta sẽ hiểu là cả tỷ lệ phân li KG và KH luôn :cool:
----> + Câu A : P dị hợp lai với nhau cho tỷ lệ phân li (KG và KH) 1:2:1=4 kiểu tổ hợp = 2 x 2 ==> P dị hợp GP cho 2 loại giao tử. Ở đây tui sẽ CM có TH thỏa hết các dữ kiện đã cho trong câu A nhưng TH này ko phải là trội lặn không hoàn toàn ---> Từ đó CM câu A nếu ko có các "giao ước" như trên kia thì sẽ có TH ko thỏa ---> Và chỉ cần 1 TH ko thỏa thì câu A đã ko còn đúng nữa :cool:.
Ta có TH P dị hợp GP cho 2 loại giao tử có KG Ab/aB các gen DT theo qui luật lk hoàn toàn (KH biể hiện 2 cặp tính trạng,mỗi cặp trội lặn hoàn toàn) . Sơ đồ lai kiểm chứng :
P : Ab/aB (dị hợp) x Ab/aB (dị hợp)
Gp : Ab,aB .................. Ab,aB
F1 : 1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB (tỷ lệ KG 1:2:1 thỏa đề bài)
----> 1 : 2 : 1 (tỷ lệ Kh 1:2:1 thỏa đề bài)
----> Rõ ràng TH này đều thỏa các dữ kiện yêu cầu trong ý câu A nhưng đây lại là 2 cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn trong mỗi cặp ---> Câu A chưa chính xác (nếu hiểu theo Th này) ^^

----> + Câu B : P thuần chủng tương phản về 1 cặp tính trạng đem lai cho F1 có tỷ lệ 100% KH khác bố mẹ.Tui sẽ dẫn chứng 1 TH thỏa yêu cầu này của câu B nhưng cũng không thể xác định cặp tính trạng đó trội lặn không hoàn toàn.
Xét TH 2 cặp gen qui định 1 cặp tính trạng màu lông chuột DT theo qui luật tương tác bổ trợ (9:3:4).Ta có SĐL kiểm chứng
P : AAbb(đen) x aaBB(trắng) (p thuần chủng tương phản về 1 cặp tt thỏa đb)
Gp : Ab ................aB
F1 : AaBb(100% xám nâu) (F1 đồng loạt có KH khác P -->thỏa yêu cầu Đb)
----> Rõ ràng TH này cũng thỏa hết các yêu cầu của ý câu B nhưng ko thể xác định tính trạng trội lặn ko hoàn toàn ---> Câu B cũng chưa chính xác trong TH này.

---> + Câu C :Lai phân tích P dị hợp cho tỷ lệ 1:1 (KG và KH) ==> P dị hợp Gp cho 2 loại giao tử . Tương tự cách CM ở 2 câu trên,tui sẽ tìm 1 TH mà thỏa yêu cầu của ý câu C nhưng không thể xác định tt trội lặn ko hoàn toàn.
Xét TH P dị hợp có KG AB/ab DT lk hoàn toàn (biểu hiện KH về 2 cặp tt trội lặn hoàn toàn trong mỗi cặp) .Ta có SĐL phân tích P:
P : AB/ab x ab/ab
Gp: AB/ab......... ab
FB : 1 AB/ab : 1 ab/ab (tỷ lệ KG thỏa đb)
---> 1 KH trội về 2 cặp tt : 1 KH lặn về 2 cặp tt (phân li KH 1:1 thỏa đb)
----> TH này cũng thỏa yêu cầu ý câu C nhưng lại ko thể dùng để xác định tt trội lặn ko hoàn toàn ---> Câu C ko chính xác trong TH này

-----> Câu D tất nhiên cũng ko chính xác.
------------------> Vậy nếu ko "giao kèo" trước như trên thì bài này ko có đáp án đúng :p ----> Tất nhiên nếu bắt buộc phải chọn 1 đáp án thì tui sẽ chọn D vì D là đúng nếu "hiểu đề" theo các tui đã "giao kèo" ở trên :D
----> Rất mong nhận đc ý kiến phản hồi của các bạn về câu này của tui,và mong bạn tác giả công bố đáp án cho bà con đc thỏa lòng :D



Câu 22: Các nhân tố nào dưới đây chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật:
A.quá trình đột biến quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
B. quá trình đột biến quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên
C. cách li địa lí thúc đẩy các nhóm cá thể tích luỹ các đột biến những hướng khác nhau thích nghi với những điều kiện sống nhất định
D.sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật
----> Câu A đúng vì...SGK có nói rồi (cả SGK cũ và mới) :cool: ---> câu này ít nói lại vì...câu trên nói quá nhiều rồi b-(


Câu 23: ở một loài có số lượng NST lưỡng bội 2n=20. Số lượng NST ở thể một nhiễm là:
A.2n-1=19 B.n=10 C.2n+1=21 D.2n+2=22
---> Thể 1 nhiễm là cơ thể có tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong 1 cặp NST tương đồng nào đó ==> Bộ NST là 2n-1=19 --->A là đáp án


Câu 24:trong các quần thể sau quần thể nào ở trạng thái không cân bằng
A .40 cá thể có kiểu gen đồng hợp trội, 40 cá thể có kiểu gen dị hợp trội, 20 cá thể có kiểu gen lặn
B.70 con có kiểu gen AA, 32 con có kiểu gen aa, 96 con có kiểu gen Aa
C.25%AA, 50%Aa, 25%aa
D.0,64AA, 0,32Aa, 0,04aa
----> Câu này xin bạn tác giả xem lại có sai chỗ nào ko he:confused:
----> Một quần thể đạt ở trạng thái cân bằng thì có cấu trúc DT :
p^2 AA + 2pq Aa + q^2 aa =1
trong đó thỏa đk (2pq/2)^2 = (pq)^2
----> Câu C và D đều thỏa biểu thức đó ( (50%/2)^2=25%x25% và (0,32/2)^2=0,04x0,64 )
----> Câu A hình như có ghi nhầm (KG dị hợp trội là sao he??? :confused: ) nếu hiểu là KG dị hợp thì viết lại CTDT của quần thể như sau :
0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa=1
Vì (0,4/2)^2=0,04 khác với 0,4x0,2=0,08 ==> quần thể câu A chưa đạt trạng thái cân bằng.
----> Câu B viết lại cấu trúc DT như sau:
35/99 AA + 16/33 Aa + 16/99 aa = 1
Vì [(16/33)/2]^2 khác (35/99)x(16/99) ==> quần thể này cũng không cân bằng
-------> Túm lại câu này...bó tay với các đáp án đã cho :p
P/S : nhờ bạn tác giả giải thích dùm :)



Câu 25: trơờng hợp di truyền liên kết xảy ra khi:
A.các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một NST tương đồng
B.các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn
C.bố mẹ thuần chủng và khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản
D.Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
-----> Câu này thì A rồi he (SGK)


Câu 26: giả sử một gen của vi khuẩn có số nu là 3000. Hỏi số axitamin trong phân tử protein có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu
A.499 B.500 C.498 D.750
---> Gen có 3000 nu ==> mạch gốc có 1500 nu ==> Số aa trong phan tử protein cấu trúc bậc 1 (pt hoàn chình) là : 1500/3 - 2 = 498 aa ---> đáp án C (vì 3 nu mã hóa 1 aa,và loại đi 2 bộ 3 mở đầu và kết thúc trong phân tử protein hoàn chỉnh)


Câu 27: ở ruồi giấm bướm tằm hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở
A.phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố ngoại cảnh
B.cơ thể cái
C.cơ thể đực
D.ở cả hai giới
----> Ở ruồi giấm HVG chỉ xảy ra ở cơ thể cái (XX),ở bướm tằm HVG chỉ xảy ra ở cá thể đực(XX) ---> Nếu theo như các đáp án đã cho thì...bó tay =(( Câu này xin nghe lí giải từ tác giả :|
P/S : nếu bắt buộc phải chọn thì tui chọn...A (vì câu này chưa thể khẳng định sai hoàn toàn,trong khi 3 câu còn lại chắc chắn sai) b-(



Câu 28: màu sắc(H.nguỵ trang, K.báo hiệu) của bướm sâu đo bạch dương là kết quả quá trình(M.chọn lọc, N.thích nghi) thể(P.đột biến, Q.biến dị) có lợi cho bướm, phát sinh ngẫu nhiên trong lòng quần thể bướm chứ không phải là sự(R.biến đổi, S.không biến đổi)màu sắc cho phù hợp với môi trường.
---> Câu này chắc tác giả đánh thiếu đáp án(ko thấy lựa chọn nào hết @-) ),nhưng cũng xin bon chen chọn câu đúng dựa vào các ý đã cho.
---> Đáp án là H-M-P-R (tham khảo thêm SGK sinh 12 nâng cao tra 158)



Câu 29:những mô tả nào sau đây về NST giới tính là đúng
A.ở động vật con cái mang cặp NST XX, con đực mang cặp NST giới tính XY
B. NST giới tính chỉ có trong tế bào sinh dục
C.ở đa số động vật NST giới tính gồm có 1 cặp khác nhau ở hai giới
D.NST giới tính chỉ gồm 1 cặp NST tương đồng, khác nhau ở hai giới
---> + Câu A sai vì các loài chim (cũng là ĐV) con cái mang cặp XY,con đực là XX
+ Câu B sai vì NST GT có trong tất cả tế bào bình thường (tế bào sinh dưỡng thì có 1 cặp,tế bào sinh dục thì có 1 chiếc)
+ Câu D sai vì NST GT không phải là cặp tương đồng ở cả 2 giới,mà 1 giới là cặp tương đồng,1 giới là cặp không tương đồng ...v.v..
---> C là đáp án (tham khảo thêm SGK để hiểu rõ hơn)

P/S : cắt làm 3 mới đc :D
 
C

cukhoaithui

Câu 30: đột biến thay cặp nu này bằng cặp nu khác là do:
A.sự sao mã không bình thường
B. sự giải mã không bình thường
C.sự trao đổi đoạn giữa các cặp NST tương đồng
D.sự sao chép nhầm trong quá trình tự nhân đôi của ADN
----> Cần nhắc lại 1 kiến thức cơ bản nhưng có thể có nhiều bạn vẫn chưa hiểu,đó là ĐB chỉ xảy ra trên ADN hay chính xác hơn là trên gen,từ đó mới ảnh hưởng đến cấu trúc của ARN (sao mã) và protein(giải mã) tương ứng ---> ko có chuyện ARN hay protein bị ĐB trực tiếp b-( ---> Từ đó ta có thể loại ngay 2 đáp án A và B (vì chỉ có ADN hay gen bị ĐB làm ảnh hưởng đến ARN qua sao mã và đến protein qua giải mã chứ không có chuyện ngược lại)
---> Loại C vì NST là vật chất DT xét ở 1 cấp độ khác (tế bào),không thể gây ra ảnh hưởng đến cấp độ từng nucleotit (quá nhỏ bé so với nó)
----> D là đáp án (nếu muốn hiể rõ hơn thì các bạn xem thêm SGK nâng cao sinh 12)



Câu 31:quy luật phân li độc lập góp phần làm giải thích hiện tượng:
A.biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối
B.hoán vị gen
C.các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp do trong thụ tinh
D.đột biến gen
------> + Loại B vì rõ ràng qui luật HVG và PLĐL không bao giờ có "bà con" với nhau trong cơ chế
+ loại D vì thằng này cũng "ko họ hàng" gì với PLĐL :cool:
+ C loại vì sai về cơ bản,gen hay ADN là VCDT ở cấp độ phân tử và chịu tác động của cơ chế DT ở cấp độ phân tử(tự sao--->sao mã--->giải mã),không có "ăn...nhậu" gì với cơ chế GP-->Thụ tinh vốn là cơ chế DT ở cấp độ tế bào :p
---> A là đáp án he bà con :D



Câu 32:sự thích ứng của các quần thể với những điều kiện sống khác nhau trong cùng một khu vực địa lí sẽ dẫn đến cơ chế cách li nào
A. cách li sinh sản
B.cách li địa lí
C.cách li di truyền
D.cách li sinh thái
---> Rõ ràng là D mà :) SGK nói rất rõ về chuyện này rồi ^^


Câu 33:mất đoạn NST thường gây nên hậu quả:
A.cơ thể chết khi còn ở giai đoạn hợp tử
BKhoong ảnh hưởng gì tới đời sống sinh vật
C.gây chét hoặc giảm sức sống
D.cơ chế chỉ mất đi một số tính trạng nào đó
----> C là đáp án(theo...SGK):p


Câu 34: với Nn cặp gen dị hợp phân li độc lập quy định n tính trạng thi số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ Fn có thể là:
A.4^n B.3^n C.2^n D.cả A và B
---> n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n cặp tính trạng(tức là mỗi gen qui định 1 tính trạng) ==> theo công thức ta có số loại KH tối đa là 2^n ---> đáp án C
P/S : xin hỏi bạn tác giả là đề cho "...ở thế hệ Fn" hả ??:| Tui nghĩ chỉ cần F2 là đủ và cũng đúng theo qui luật PLĐL của MĐ mà :|



Cau 35: loại đột biến gen không di truyền qua sinh sản hữu tính là:
A.đột biến giao tử
B.đột biến xôma
C.đột biến tiền phối
D.đột biến lặp đoạn trên NST thường
---> B là đáp án (theo...SGK)


Câu 36: men đen đã sử dụng phép lai phân tích trong thí nghiệm của mình để:
A.xác định tính trạng nào trội tính trạng nào lặn
B.kiểm tra cơ thể có kiểu hình trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp hay dị hợp
C.xác định các cá thể thuần chủng
D.xác định tần số hoán vị gen
----> Phép lai phân tích thì mục đích là dùng để xác định KG của cơ thể mang KH trội -->loại ngay vòng 1 với 2 câu A và D.
---> Câu C không sai,nhưng tui chọn câu B là đáp án vì nó..."gần gũi" với quan điểm của MD hơn (cặp nhân tố DT)
P/S : tui thấy câu này hơi kỳ kỳ,vì thật sự chưa từng nghe nói MD có dùng phép lai phân tích trong thí nghiệm của mình :confused: chỉ có pp phân tích cơ thể lai thì đúng là của MD thôi :(



Câu 36: trong tự nhiên thể đa bội ít gặp ở động vật là vì:
A.đa bội dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật
B.động vật khó tạo ra thể đa bội vì có vật chất di truyền ổn định
C.thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội thể dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính
D.cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh sản
---> Đáp án D he :D cũng vẫn theo...SGK :p


Câu 37:ở người bộ xương hàm bộ răng bớt thô răng nanh kém phát triển góc quai hàm bé có lồi cằm nhờ:
A.biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo
B.chuyển đời sống từ trên cây xuống đất
C.chuyển sang ăn tạp và nấu chín thức ăn
D.hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2.[/COLOR][/I][/B]
----> C là đáp án,vì SGK có nói rồi :p ăn nhiều loại thức ăn (ăn tạp) và ăn thịt nấu chín thì...ngon và dễ nhai hơn nên không cần dùng nhiều sức mạnh của cơ hàm---> răng bớt thô và răng năng kém phát triển ...v.v...


P/S : từ 5h chiều tới giờ mới "mổ cò" xong @-) Giờ đi ăn cơm cái :D bạn nào xem thấy có chỗ nào sai sót thì xin góp ý kiến he ^^ thanks
Chưa kiểm tra lại nên có thể sai chính tả tùm lum,mọi người thông cảm he :D
 
C

cukhoaithui

you 're wellcome ^^

1/ Ở ngô, alen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt trắng. 1 rẫy ngô có 1000 cây, mỗi cây có 2 bắp, trung bình mỗi bắp có 200hạt. Giả sử quá trình thụ phấn thế hệ P có sự tham gia của 70% loại giao tử đực A, 30% loại giao tử đực a, 40% giao tử cái a, 60% giao tử cái A.
a/ Thành phần KG của quần thể P và số hạt ngô mỗi loại thu đựơc.
b/ Chọn ngẫu nhiên 1 số hạt ngô đem gieo, giả sử số lượng lớn, tần số KG AA,Aa,aa vẫn ko đổi, sự ngẫu phối xảy ra với xác suất như nhau ở mỗi loại GTử, ko có áp lực của CLTN và đột biến. tphần KG của quần thể F1 như thế nào?
c/ Nếu như các thế hệ kế tiếp liên tiếp bị sâu bệnh fá hoại đến F9 thì quần thể đạt trạng thái cân bằng với tần số KG Aa gấp đôi aa. Tính tần số KG Aa của F9.

----> a) Ta có :giao tử đực gồm 0,7 A và 0,3 a ; giao tử cái gồm 0,4 a và 0,6 A
===> Thành phần KG của P : (cứ lần lượt nhân tỷ lệ giao tử đực với giao tử cái)

0,7x0,6 AA + (0,7x0,4 + 0,3x0,6) Aa + 0,3x0,4 aa
= 0,42 AA + 0,46 Aa + 0,12 aa =1
Từ giả thiết đb ta suy ra tổng số hạt ngô ở thế hệ P là :
1000 x 2 x 200 = 400.000 hạt
Từ thành phần KG đã có ở trên ta suy ra số hạt từng loại là:
+ Số hạt ngô loại trắng (có KG aa) : 0,12 x 400.000 = 48000 hạt
+ Số hạt ngô loại vàng (có KG AA và Aa) : 400.000 - 48000 =352.000 hạt

b) Ta có TSTD của alen A là : 0,42 + 0,46/2 = 0,65
===> TSTD của alen a là : 1-0,65=0,35
Theo các đk giả thiết câu B đã cho ta có thành phân KG của thế hệ F1 là :
p^2 AA + 2pq Aa + q^2 aa = 1
<==> 0,65^2 AA + 2x0,65x0,35 Aa + 0,35^2 =1
<==> 0,4225 AA + 0,455 Aa + 0,1225 aa = 1

c) Gọi TSTD của A ở F9 là x ,TSTD của a ở F9 là y
===> Thành phân KG của quần thể ở F9 là : x^2 AA + 2xy Aa + y^2 aa=1
Từ giả thiết đề bài ta suy ra : 2xy = 2 y^2 <=> x=y
Mặt khác x+y=1 ==> x=y=0,5
==> Tần số KG Aa của F9 là : 2xy=2x0,5x0,5=0,5=50%



2/ Ở quần thể người có 400 ngàn dân, thống kê đựơc có 160người bị bệnh bạch tạng, bệnh này do gen a nằm trên NST thường gây ra.
a. Tần số alen a ở quần thể này là bao nhiêu nếu nó đạt ở trạng thái cân bằng di truyền.
b. Số người có KG dị hợp Aa
c. Xác suất để 2 vợ chồng có màu da bình thường sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng ở quần thể này là ?

Em hổng giỏi Sinh, mấy anh chị có giải thì giải thích zùm em nghen! :)
2 câu này ko fải trắc nghiệm nhưng hy vọng được giúp đỡ :D

----> a) Có 160 người bị bạch tạng (KG aa) trên tổng số 400 ngàn người
==> TS KG aa trong quần thể ng này là : q^2 = 160/400.000=0,0004
===> q=0,02 ==> p = 1-0,02 =0,98
b) Tỷ lệ KG dị hợp trong quần thể là : 2pq=2x0,02x0,98=0,0392
===> Tỷ lệ người có KG dị hợp là : 0,0392 x 400.000 =15680 người
c) Cặp vợ chồng da bình thường sinh ra con bị bạch tạng (KG aa) ==> Cặp vợ chồng này phải có KG dị hợp Aa để có thể đều cho giao tử a --> để sinh ra con có KG aa bị bạch tạng
===> Xác suất để có người chồng hoặc người vợ có KG Aa trong quần thể người này là : 2pq=0,0392 (đã tính đc ở câu b)
===> Xác suất để có cặp vợ chồng có KG có KG như vậy trong quần thể này là :
0,0392 x 0,0392 = 0,00154 (tính gần đúng)
Ta có : P : Aa(da bt) x Aa(da bt)
.............Gp : A,a.................A,a
.............F1 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
--------------> 3 da bt : 1 da bạch tạng
từ SDL trên ==> xác suất để con của cặp vợ chồng này bị bạch tạng là 1/4=0,25
====> Xác suất để gặp cặp vợ chồng da bình thường sinh con bị bạch tạng trong quần thể người này là : 0,00154 x 0,25=0,000385=0,0385%

P/S : topic luôn hoan nghênh bạn và những bạn khác tham gia post câu hỏi và giải đáp ^^ Không có chuyện phân biệt trình độ này nọ ở đây :| Mọi người đều có quyền đc thảo luận và đc giải đáp. Rất vui vì bạn đã "góp vốn" ^^

He,giờ thì tui đi ăn cơm thiệt nà b-(
 
Top Bottom