Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

P

pacodelucia

Câu trên mình cũng giải như bạn Khoai, xong cứ nghĩ là mình sai (thói quen) nên ko cãi :D

Nhanh lên nào, dứt điểm các câu cũ để sang câu mới đi
 
Last edited by a moderator:
P

pacodelucia

---> + ĐB mất và lặp đoạn NST đều làm mất hoặc thêm VCDT nên sẽ làm thay đổi số lượng VCDT ---> câu B và C loại
+ ĐB chuyển đoạn trên 1 NST thì không làm thay đổi số lượng VCDT của NST đó nhưng nếu chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng thì có thể làm thay đổi VCDT . Vì ở đây đề chỉ nói chuyển đoạn chung chung nên xem như có thể có cả 2 dạng chuyển đoạn ---> loại
+ ĐB đảo đoạn không làm thay đổi VCDT nên rõ ràng là đáp án
P/S : lưu ý là vì đề không nói rõ xét trên đối tượng cụ thể nào (VCDT trong nhân,trong TB hay trên từng NST) nên tui xem như đang xét trên NST xảy ra các dạng ĐB cấu trúc như trên



----> + Vì P thuần chủng có KG tương phản,F1 đồng tính trạng xám dài
===> F1 dị hợp 2 cặp gen , mỗi gen qui định 1 tính trạng,xám dài > đen cụt
+ Theo qui ước gen như đáp án,ta có ruồi F2 KH đồng lặn đen cụt có KG bv/bv chiếm tỷ lệ 0,2 (20%) . Vì F1 có chung KG dị hợp,ruồi giấm đực không có HVG nên chỉ cho 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau và bằng 0,5
===> F1 dị hợp có KG BV/bv vì ruồi đực F1 phải cho ruồi đen cụt F2 giao tử bv
Ta có 0,2 bv/bv = a bv(giao tử cái) x 0,5 bv (giao tử đực)
===> a = 0,4 ==> Ruồi cái F1 BV/bv GP cho giao tử bv=BV=0,4
==> f = 1 - (2x0,4)=0,2=20%
===> Đáp án là C
P/S : theo tui hiểu thì tạp giao nghĩa là các cá thể đực và cái F1 giao phối tự do không theo 1 lựa chọn hay 1 qui luật nào ---> có thể xem tạp giao ở TH này như là ngẫu phối (lưu ý là chỉ xét các cá thể F1) Bạn nào có cách hiểu khác xin post lên để mọi người hiểu thêm :)




----> + Câu A và câu C đều là 1 dạng biểu hiện của ĐB lặp đoạn NST,vì cả 2 đều nói đúng nhưng chưa đủ về hậu quả của lặp đoạn nên ta không chọn đáp án nào trong 2 đáp án này
+ Câu B không phải là hậu quả (biểu hiện) của ĐB lặp đoạn ---> loại
+ Câu D đúng nhất trong trường hợp câu hỏi này,ĐB lặp đoạn không ảnh hưởng đến sức sống của SV vì nó không làm mất VCDT,nó chỉ làm tăng hoạc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng đc qui định bởi đoạn NST bị lặp lại



---->+ 1 hợp tử NP tạo 8 TB mới ==> nó đã qua 3 đợt NP
+ Ở đợt NP thứ 4 (đợt tiếp theo) nó sẽ tạo thành 16 TB
===> Số lượng NST đơn trong kỳ cuối ở lần NP 4 là : 16x8=128 --> Đáp án B
(Vì ruồi giấm 2n=8,vì ở kỳ cuối lần NP 4 thì mỗi TB trong 8 tế bào đang chuẩn bị chia đôi (tạo 16 TB) đều chứa trong nó 2x2n=4n NST đơn )



----> + Mỗi chu kỳ xoắn của ADN gồm 10 cặp nu (20 nu)
===> Số chu kỳ xoắn : 6800 : 20 = 340
Theo công thức là như zậy,ở các đáp án trên chỉ có đáp án A 338 là gần giống kết quả nhất ,thiếu mất 2 chu kỳ ---> Nếu bắt buộc phải chọn thì tui chọn A
----> HOặc đề cho sai hoặc bạn ra đề có 1 kiến thức mới để giải thích cho đáp án câu này ---> Xin lắng nghe ý kiến của bạn :)




----> XX là cặp tương đồng vì nó là 2 NST giống nhau về hình dáng và kích thước,mỗi gen trên X đều có alen trên X còn lại của cặp (kiến thức SGK phần NST giới tính)
----> Trên đây là cách giải của tui,các bạn nào có y kiến khác xin post lên để mọi người cùng thảo luận .Thanks bạn pacodelucia đã "góp vốn" ^^

P/S : không ai post lời giải bài toán lai tui đã post ở trên kia ah?? (bài tui copy của bạn huyetcongtu đó ) Ai biết thì post lên để mọi người tham khảo cach giải he ^^ (nếu không ai post thì tui phải post cách của tui để trả lời cho bạn huyetcongtu --> đã hứa trước khi...chôm câu hỏi rồi mà b-( )


thank Khoai
đáp án của bạn hoàn toàn giống mình, và cũng hoàn toàn sai so với đáp án trong cuốn "câu hỏi và BT ôn luyện kiến thức THPT sinh học" của NXBGD


cụ thể 1A, 3C, 4A, 5B
2 thì đúng rồi
chắc sách sai :D thất vọng quá
 
H

hien_chip

Câu 1 sau khi nhìn kĩ đề thì đáp án tớ cho là D(lúc đầu tớ nhìn nhầm là :di chuyển trên 1 mạch)
Câu 2:lại là cái phần sinh thái học đáng ghét.Nhờ mọi người chỉ bảo thêm phần này.
Câu 4,a,b.sau khi đọc lời giải của cukhoaichuoi tớ nghĩ cần xem lại cách giải của mình xem có sai ở chỗ nào không?Khi nào chắc chắn đúng tớ sẽ post lời giải lên!
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

"quay đầu tìm bờ" @@

chào các bạn, mình mới tham gia diễn đàn, thấy topic này hay quá nên vào xem, mấy bạn cho mình hỏi mấy câu này dc ko? Mấy bạn trả lời và giải thích luôn giùm mình nha, càng cụ thể càng tốt, cho mình cảm ơn trước nha!

Câu 31. Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện giữa

A. quần xã và sinh cảnh đồng thời giữa cá thể với môi trường sống của chúng.
B. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
C. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua các chu trình sinh địa hóa.
D. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã giữa các cá thể sinh vật với nhau.
----> Thật sự phần sinh thái học,môi trường... tui cũng chưa bao giờ ôn kỹ :D chỉ khi nào gặp những câu "hiểm" thì mới giở "bí kíp" ra ... mò thôi b-( Xin cám ơn bạn thank_kỉi đã "góp vốn" ^^ .Xin đc post cách giải của tui :)
-----> Thật sự câu này tui phải suy nghĩ khá lâu để tìm cách giải thích tại sao chọn và tại sao không chọn @-) . Vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái đc thực hiện theo 2 hình thức khác nhau (vật chất đc chuyển hoá theo chu trình tuần hoàn tạo nên các chu trình tuần hoàn vật chất,năng lượng thì chuyển hoá theo dòng và không tuần hoàn),nhưng đều có điểm chung là chuyển hoá giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường.
---> Đáp án C có thể loại ngay bởi vì như đã nói ở trên,chỉ có vật chất mới chuyển hoá thành các chu trình sinh địa hoá,năng lượng ko có hình thức đó mà nó chuyển hoá theo dòng (có thể xem thêm SGK sinh 12 nâng cao)
----> Câu A loại vì rất nhiều lí do,nhưng đơn giản nhất là vì hệ sinh thái là 1 tập hợp của quần xã sinh vật với MT vô sinh của nó ---> cá thể là cá cấp độ rất rất nhỏ nếu xét trong 1 quần xã ---> so với hệ sinh thái thì càng nhỏ bé ---> không thể là đáp án (nếu bạn nào muốn tui nêu thêm lí do thì cứ nói he :p chỉ vì sợ post dài rối mắt b-( )
----> Câu D loại vì vật chất đc chuyển hoá giữa các sinh vật trong quần xã với nhau và với môi trường sống của chúng để tạo thành 1 chu trình tuần hoàn vật chất (chu trình sinh địa hoá),ko phải chỉ giữa những cá thể SV với nhau :) . Tóm tắt chu trình vật chất trong hệ sinh thái là "các chất vô cơ trong MT đc các sinh vật tự dưỡng hấp thụ tạo thành dinh dưỡng nuôi bản thân chúng ---> Các SV ăn SV tự dưỡng (SV ăn thực vật) ---> Các SV ăn thịt và ăn tạp ---> SV phân hủy (vi khuẩn..) phân giải các chất hữu cơ từ xác SV trả lại các chất vô cơ cho MT ---> quay lại lúc đầu tạo thành chu trình tuần hoàn "
----> Đáp án là câu B.
----> Giải thích cho đáp án B. Vật chất trong hệ sinh thái đc chuyển hóa giữa quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn là đúng vì các chuỗi và lưới thức ăn đều có chung 1 cấu trúc bao gồm "SV tự dưỡng,SV tiêu thụ các bậc,SV phân hủy" ----> Vật chất bắt nguồn từ MT (các chất vô cơ) đc chuyển hóa theo chu trình như đã nói ở trên rồi cuối cùng đc trả lại cho MT nhờ các SV phân hủy ---> tạo nên các chu trình sinh địa hoá
----> Năng lượng trong hệ sinh thái đc chuyển hóa giữa quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn là đúng vì năng lượng đc chuyển hoá theo dòng trong hệ sinh thái.Bắt nguồn từ nguồn năng lượng Mặt Trời,đc cây xanh (SV tự dưỡng) hấp thụ,các SV tiêu thụ các bậc trong chuỗi và lưới thức ăn hấp thụ 1 phần năng lượng thông qua việc ăn SV mặt lưới thấp hơn ---> Cuối cùng các SV phân hủy sẽ phân giải các chất hữu cơ kèm theo giải phóng năng lượng vào MT ---> năng luợng bị thất thoát ra ngoài môi trường --> Năng lượng chuyển hoá theo dòng chứ không theo chu trình tuần hoàn @-)



Câu 2. Do hoạt động cạnh tranh trong nội bộ quần xã, những biến động về số lượng và thành phần loài trong quần xã ảnh hưởng đến

A. độ đa dạng, quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng.
B. diễn thế sinh thái của quần xã.
C. tạo nên diễn thế thứ sinh.
D. tạo nên diễn thế nguyên sinh.
----> + Câu D loại đầu tiên, vì diễn thế nguyên sinh là loại diễn thế bắt đầu từ 1 MT trống trơn,hoàn toàn không có 1 quần xã nào trước đó.Trong khi ở đây theo đề thì ta biết là chắc chắn đã có 1 quần xã đang tồn tại.
+ Câu B loại luôn,vì diễn thế sinh thái có 3 dạng (2 dạng chính),trong đó ngoài diễn thế thứ sinh còn bao gồm cả diễn thế nguyên sinh và diễn thế phân huỷ.Nếu nói lí do đề nêu ra là ảnh hưởng đến diễn thế sinh thái của quần xã tức là bao gồm 1 trong 3 loại diễn thế kia ---> Có thể có diễn thế nguyên sinh ---> không chính xác vì lí do đã nêu ở ý câu D (liên tưởng đến toán học 1 chút :p nếu trong 3 trường hợp có 1 TH không đúng thì câu nói "cả 3 TH đều đúng" là sai @-) )
+ Câu A và câu C làm tui rất phân vân =(( Lúc đầu chưa nghĩ kỹ thì tui chọn A vì xem qua thì thấy rất đúng :D Nhưng suy nghĩ kỹ thì có lẽ không chính xác ở chỗ "độ đa dạng" . Ta biết "độ đa dạng" của 1 quần xã phụ thuộc vào đk môi trường sống có thuận lợi hay không.Nếu MT sống thuận lợi thì quần xã có độ đa dạng cao (các quần xã SV ở vùng nhiệt đới ẩm thường rất đa dạng) .Nếu MT không thuận lợi thì quần xã có độ đa dạng thấp (các quần xã SV ở vùng hoang mạc và vùng cực) ---> "độ đa dạng" không liên quan đến sự cạnh tranh giữa các loài trong nội bộ quần xã ---> nếu loài này mất đi thì có loài khác thích nghi hay cạnh tranh tốt hơn thay thế ---> độ đa dạng của quần xã vẫn đc duy trì trong đk MT thuận lợi.
+ Câu C theo tui là đáp án.Lí do 1 là sự cạnh tranh giữa các loài trong nội bộ quần xã là 1 trong 2 nguyên nhân gây ra diễn thế (nó là nguyên nhân bên trong) ,và là động lực chính cho quá trình diễn thế (SGK sinh 12 nâng cao,trang 240) .Lí do 2 là các bạn nào có SGK sinh 11 chương trình cũ có thể xem ví dụ minh hoạ về diễn thế thứ sinh gây ra do sự cạnh tranh giữa các loài trong nội bộ quần xã.Ví dụ về quần thể bò rừng Bizông (SGK sinh 11 cũ,trang 25)
----> Câu này thiệt dễ chết(với tui)--->Sinh thái học rất cần hình tượng ví dụ cụ thể mà lại toàn lý thuyết chay @-) ---> thi đh hên xui =((




Câu 35. Hệ sinh thái bao gồm:

A. các quần thể sinh vật cùng loài và nơi sống của chúng.
B. các quần xã sinh vật và nơi sinh sản của chúng
C. các quần xã sinh vật và sinh cảnh của chúng .
D. các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh.
----> + Loại câu A :cool: vì nó...khác 3 câu còn lại b-( hehe . Cái này chỉ là kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm của tui thôi (thường là 90% chính xác ) :D . Còn lí do khác thì vì hệ sinh thái là tập hợp của quần xã với môi trường vô sinh của nó (SGK sinh 12 nâng cao,trang 246) ---> không phải "quần thể"
+ Loại câu B vì môi trường vô sinh không phải chỉ là "nơi sinh sản"
+ Loại câu D vì các yếu tố vô sinh là chỉ những yếu tố môi trường chung,không có 1 giới hạn nào về địa lí hay sinh thái ---> nếu zậy tui có thể hiểu là "hệ sinh thái là tập hợp của quần xã SV với môi trường vô sinh của...Trái Đất " ---> quần xã đang xét phân bố khắp Trái Đất b-( ---> Môi trường vô sinh (gồm các yếu tố vô sinh) của quần xã phải đc giới hạn trong khu vực phân bố xác định của quần xã đó ( bởi vậy SGK mới ghi rất rõ ràng và chi tiết " hệ sinh thái là tập hợp của quần xã với môi trường vô sinh của nó " ^^
+ Zậy đáp án là C he b-( Lí do thì đã nói hết ở trên rồi đó :D Xem lại cái định nghĩa hệ sinh thái,rồi so sánh với ý của câu C ---> tui thấy nó giống nhau về ý mà :D

-----> Trên đây là những suy luận chủ quan --> mong mọi người xem và góp ý thêm he :)
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Các cậu ơi , tớ thắc mắc là chọn lọc nhân tạo có thể nhanh chóng tạo ra loài mới không hay chỉ tạo ra giống mới nằm trong phạm vi một loài
-----> Theo tui thì CLNT chỉ có thể nhanh chóng tạo ra giống mới phù hợp với 1 mục tiêu xác định nào đó của con người trong phạm vi 1 loài ---> không tạo ra loài mới (SGK sinh 12 cũ trang 82,83). Các cá thể trong 1 loài có thể giao phối với nhau,giữa các nòi,các giống trong 1 loài cũng giao phối đc với nhau ---> giữa các cá thể khác loài ko giao phối với nhau do cách li ss và cach li DT ---> Trong thực tế các cá thể thuộc các giống heo,gà,bò khác nhau vẫn giao phối đc với nhau mà :D
 
C

cukhoaithui

Tranh thủ những lúc có điện post lên cho pa kon làm.sắp mất điện rùi nhanh lên mới được:
Câu 1:Sinh vật rộng muối thường phân bố ở:
A.trung lưu sông
B.cửa sông
C.thượng lưu sông
D.hạ lưu sông
---> Không cần biết SV ruộng muối là loại nào nhưng thấy "muối" là "mặn" rồi :D @ @ đáp án A và C loại ngay vì ở những khu vực đó thì "ít mặn" :D Đáp án có thể là B hoặc D ---> CHọn B vì khu vực cửa sông là nơi sông tiếp giáp với biển ---> hơi bị...mặn :-SS


Câu 2:Số liên kết peptit được hình thành khi tổng hợp chuỗi peptit chứa 15 a.a là
A.15
B.14
C.13
D.16
---> Câu này có vẻ giống 1 câu đã từng là đề tài "chiến" của topic ^^ Xin giải đáp như sau.Vì đề chỉ nói chung chung là chuỗi polipeptit nên không biết đc chuỗi này hoàn chỉnh hay chưa hoàn chỉnh.
+ TH chuỗi hoàn chỉnh(đã cắt bỏ aa mở đầu) gồm 15 aa ---> Giữa 15 aa có 14 liên kết peptit,cộng thêm 1 lk peptit đc hình thành giữa aa mở đầu và aa thứ 1 (vẫn tính dù aa đầu đã bị cắt bỏ vì thực tế để tạo ra chuỗi hoàn chỉnh vẫn phải có lk peptit giữa aa mở đầu và aa 1) ---> Đáp án là A (15 lk)
+ TH chuỗi chưa hoàn chỉnh (chưa cắt bỏ aa mở đầu ) gồm 15aa --->giữa 15 aa có 14 lk peptit --> Đáp án là B (14 lk) :p
--------> Nếu bắt buộc phải chọn 1 trong 2 thì tui sẽ chọn đáp án A,điều này rất khó giải thích cho thoả đáng vì đề hoàn toàn ko có chi tiết nào cho ta xác định chắc chắn tình trạng của chuỗi polipeptit này ---> Tuy nhiên tui chọn A vì theo...cảm nhận riêng tui ở câu này thì người ra đề muốn nói đến chuỗi polipeptit đã hoàn chỉnh --> Tức là nói đến quá trình hình thành 1 chuỗi polopeptit hoàn chỉnh (đừng nói tui giải thích tại sao,vì đây là lựa chọn theo cảm tính---> đi thi nếu gặp thì tui chọn zậy đó ^^)
----> Hơn nữa nếu là đáp án B (14 lk) thì có vẻ...nhẹ nhàng quá b-( ---> chuỗi gồm 15 aa ---> có 14 lk peptit ---> dễ dàng he :D



Câu 3:Yếu tố không duy trì sự đa hình di truyền của quần thể là
A.các đột biến trung tính
B.ưu thế dị hợp tử
C,Ưu thế đồng hợp tử
D.trạng thái lưỡng bội của sinh vật
------> + Đáp án A đúng,vì các đột biến trung tính là yếu tố tạo nên sự sai khác về VCDT giữa các cá thể trong quần thể mà ko gây hại cho chúng ---> làm phong phú thêm cho vốn gen của quần thể ---> góp phần làm quần thể đa hình vể KG và KH
+ Câu B đúng vì trong quần thể nếu tồn tại ưu thế các thể dị hợp,thì các gen lặn trong quần thể chưa đc biểu hiện (chưa bị CLTN tác động) có thể đc biểu hiện qua các thế hệ sau ở thể đồng hợp thông qua quá trình giao phối ----> Không có 1 alen nào hoàn toàn thay thế cho 1 alen khác ---> luôn tồn tại những KG có khả năng giúp cá thể sống sót khi MT thay đổi ----> Bảo đảm cho sự tồn tại của quần thể trước những sự thay đổi đột ngột của MT sống --> tính đa hình của quần thể
+ Câu D không sai,vì trạng thái lưỡng bội của sinh vật là trạng thái chung nhất biểu hiện cho sự phát triển,sinh sản bình thường của các loài SV ---> dạng chung phổ biến nhất cho bộ NST của loài.
+ Câu C là đáp án,vì nó không phải là yếu tố duy trì sự đa hình DT trong quần thể (đa hình DT theo tui hiểu là sự đa dạng về KG--->đa dạng về KH).Một quần thể có ưu thế về thể đồng hợp sẽ dẫn tới các loại KG và KH ít hơn hẳn so với quần thể ưu thế về thể dị hợp do không có sự tương tác giữa các alen trội lặn trong 1 gen hẹăc giữa các gen với nhau như ở thể dị hợp ---> các gen trội lặn đều biểu hiện ra KH ---> dễ bị tiêu diệt hàng loạt khi MT thay đổi dột ngột do không có sự đa dạng về vốn gen



Câu 4:Một dãy núi ở vùng nhiệt đới có băng tuyết phủ quanh năm trên đỉnh.Thành phần thực vật của dãy núi này gồm:
A.chỉ có các loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới
B.chỉ có các đại diện đặc trưng cho vùng ôn đới
C.chỉ có các đại diện đặc trưng cho vùng hàn đới
D.có đủ các loài đại diện cho các vùng nhiệt đới,ôn đới và hàn đới
----> Câu này rất dễ dính bẫy ---> rất may là tui cũng...có ăn chay nên tai qua nạn khỏi b-(
----> Mới nhìn qua và nếu ko liên hệ với thực tế thì rất dễ chọn câu C =(( Vì lí do là trên núi tuyết phủ quanh năm thì rõ ràng là lạnh rồi :-SS---> hàn đới là lựa chọn :D (tui đang diễn tả lại suy nghĩ của tui lúc đầu khi xem câu này b-( )
----> Đáp án là D,bởi vì 1 dãy núi có khu vực phân bố rất rộng,trong đó lại có thể chia theo những độ cao khác nhau,vì dãy núi này nằm ở vùng xích đạo ---> dưới chân dãy núi này sẽ có các đại diện cho các vùng nhiệt đới (đang ở vùng nhiệt đới mà :) ) Lên cao hơn chút nữa thì khí hậu lạnh hơn ---> có các đại diện của vùng ôn đới :D Lên cao hơn nữa thì khí hậu rất lạnh (có tuyết) ---> có đại diện của vùng hàn đới
----> Liên hệ thực tế : núi Phú Sĩ ở Nhật Bản ,có thể search thêm trên wikipedia để hiểu thêm chi tiết he ^^



Câu 5:Giá trị thích nghi của các kiểu gen trong 1 quần thể bướm như sau:
Kiểu gen:AA:1.00;Aa:1.00;aa:0.20
Quần thể này đang chịu tác động của hình thức chọn lọc nào?
A.chọn lọc vận động
B.chọn lọc phân hoá
C.chọn lọc hỗn hợp
D.chọn lọc ổn định
Những câu này chưa được hay lắm,dạo này chẳng kiếm được cái đề nào hay,các bạn làm tạm nhé.
----> Trước tiên để làm câu này thì cần xem lại các khái niệm về 3 dạng chọn lọc của CLTN he. Theo như KG ở trên thì tui thấy quần thể bướm này có xu hướng phát triển theo hướng ưu thế của các KG có alen trội A.QUa các thế hệ sau nếu giá trị thích nghi của các KG này vẫn như trên thì trong quần thể số lượng các thể có KG AA chiếm ưu thế,sau đó đến cá thể dị hợp,còn cá thể có KG đồng hợp aa sẽ thưa dần nhưng sẽ ko mất hẳn (vì vẫn còn cá thể dị hợp trong quần thể) ---> CLTN vận động theo 1 hướng xác định như trên (duy trì sự phát triển ưu thế của các cá thể có gen trội A) ---> Đáp án tui chọn là A

P/S : mấy bữa nay ít vào thảo luận cùng các bạn vì lí do rất chính đáng là..."hành hiệp giang hồ" b-( Nhưng giờ thì ko "lầy lội" như zậy nữa vì ...đã có auto treo rồi :D hehe Hic,cũng vì mê game mà tui còn ngồi đây "thảo luận" với các bạn nè ---> Kô thể để năm nay lại "bán rẻ tương lai" nữa :cool: ----> Các bạn nào sắp thi mà còn mê game thì xin...hảo hữu he b-( hehe (nói đùa thôi :cool: làm gì làm năm nay cũng "cướp" 1 chỗ đã :mad: )
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

thank Khoai
đáp án của bạn hoàn toàn giống mình, và cũng hoàn toàn sai so với đáp án trong cuốn "câu hỏi và BT ôn luyện kiến thức THPT sinh học" của NXBGD
----> Xem câu đầu thấy...khoái khoái :eek: tới câu sau thì muốn té ghế =((


cụ thể 1A, 3C, 4A, 5B
2 thì đúng rồi
chắc sách sai :D thất vọng quá

----> Cám ơn bạn vì..."chúng ta là đồng minh" :D
----> Tuy nhiên bạn đừng nói là sách sai,sách thường là đúng,chỉ có thỉnh thoảng mới nhầm lẫn do lỗi in ấn hoặc do tác giả (cái này rất hiếm).TUi nêu ý kiến về mỗi câu trắc nghiệm chỉ là dựa trên kiến thức và suy luận của cá nhân tui,nó mang tính chủ quan.Nó chỉ giúp tui có 1 cái nhìn và suy nghĩ độc lập về kiến thức mình đc học,chứ không phụ thuộc quá nhiều vào sách hay ở 1 nguồn nào khác.Những ý kiến đó của tui không thể lúc nào cũng đúng,chắc chắn sẽ có sai sót,tui nêu ra lời giải chi tiết không ngoài mục đích giúp người và giúp bản thân tui nữa :D Vì nếu có bạn nào xem những lời giải chi tiết đó và hiểu tui đang nói gì,thì sẽ dễ phát hiện tui đã sai ở chỗ nào và post lên góp ý ---> rất giúp ích cho tui ^^
----> Túm lại sách vẫn là chỗ dựa vững chắc,nhưng ko nên quá lệ thuộc.Nếu suy nghĩ và lập luận dựa trên kiến thức SGK hiện hành là đúng thì mình khẳng định nó đúng,dù cho sách tham khảo có nói sai :cool:

P/S : năm ngoái tui ôn có xem 1 cuốn sách đề thi câu hỏi trắc nghiệm,ko nhớ của NXB nào,nhưng nhớ là dựa trên chuẩn kiến thức của BỘ và do nhóm tác giả khá nổi tiếng viết,do sách mượn của đứa em nên giờ ko có mà đối chiếu lại ----> Tui đã muốn điên đầu vì quyển đó,tìm thấy khá nhiều câu hỏi mà đáp án mình biết là sai rõ ràng (có đối chiếu SGK và 1 số sách tham khảo khác) ---> Nhưng đó vẫn là 1 cuốn trắc nghiệm hay,có lẽ do lỗi in ấn =((
----> Phần mềm thi trắc nghiệm của báo Tuôi Trẻ và hocmai cũng đã có câu sai rồi đó thôi =((
 
N

ngoc843007

tớ có một bài rất hay các bạn thử giải xem nhé
Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng. F1 thu được 100% hoa trắng. Cho cây hoa trắng F1 lai phân tích F2 thu được 299 hoa trắng / 98 hoa đỏ. biện luận giải thích kết quả lai.
 
H

hien_chip

---> Tìm đáp án đúng bằng cách suy luận :
+ F1 dị hợp tử,F2 phân tính cho 4 loại KH về 2 cặp tính trạng
===> Có thể loại đáp án B (tương tác gen) vì các dạng tương tác gen đã đc học là cố định (2 gen qui định 1 tính trạng,thường chỉ xét trên 1 tính trạng --> ở đây tới 2 tính trạng ) Hơn nữa nếu tương tác gen thì cơ thể F1 dị hợp phải GP cho các loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau --> F1 lai phân tích sẽ cho các loại KH với tỷ lệ bằng nhau (ở đây 4 loại KH có tỷ lệ không bằng nhau)
+ Nếu là lk gen hoàn toàn,tức là F1 dị hợp về 2 cặp gen (mỗi gen qđ 1 tính trạng) thì lai phân tích F1 phải chỉ cho 2 loại KH(ở đây là 4 loại) ---> loại câu A
+ Nếu là HVG thì F1 GP cho 4 loại giao tử,lai phân tích F1 cho 4 loại KH nhưng trong đó phải có 2 loại KH mang gt liên kết có tỷ lệ bằng nhau,và 2 loại KH mang gt HV có tỷ lệ bằng nhau (ở đây có 4 loại KH với tỷ lệ mỗi loại khác nhau) ---> loại đáp án D
--------> Vậy đáp án chỉ có thể là C


------> Giải chi tiết (khá dài,nhưng câu này theo tui là hay nên có dài cũng không bỏ công b-( )

----------> Xét riêng từng cặp tính trạng phân li ở F2:
(*) Xét tính trạng hình dạng quả: dài/tròn =(43+32) / (7+18) = 3:1 = 4 kiểu tổ hợp = 4 x 1 (không thể 4 kiểu TH = 2x2 vì cơ thể lai với F1 là đồng lặn GP chỉ cho 1 loại giao tử ---> phép lai phân tích)
==> + F1 dị hợp về 2 cặp gen (2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau) để có thể GP cho 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau
+ 2 cặp gen này DT theo qui luật tương tác gen (do 2 gen cùng qui định 1 tính trạng)
Gọi KG của F1 dị hợp về 2 cặp gen là AaBb , ta có sơ đồ lai phân tích F1 như sau (lưu ý là tất cả những suy luận ở trên là đang xét riêng với tính trạng hình dạng quả )
Sơ đồ lai kiển chứng:
...........F1 : ............AaBb x aabb
...........Gf1: AB,Ab,aB,ab... ab
...........FB : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
................................... 3 dài : 1 tròn
===> Các KG AaBb,Aabb,aaBb cho KH quả dài ; KG aabb cho KH quả tròn (1)
Vì lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen DT tương tác chỉ cho 2 loại KH nên ta hiểu 2 cặp gen này chỉ có thể là 1 trong các dạng DT tương tác cho 2 loại KH là bổ trợ (9:7) hoặc át chế (13:3) hoặc cộng gộp (15:1)
Từ (1) ta suy ra rằng 2 cặp gen này chỉ có thể DT tương tác kiểu cộng gộp,vì nếu là 2 dạng 9:7 hay 13:3 thì khi lai phân tích F dị hợp như trên sẽ không ra tỷ lệ 3 dài : 1 tròn của đề bài (các bạn có thể xem lại các phép lai tương tác do át chế 13:3 và bổ trợ 9:7 để hiểu rõ hơn điều này ---> viết sơ đồ lai phân tích cho 2 dạng tương tác đó sẽ thấy điều tui nói ^^)
------> Túm lại ta xác định đc tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen DT theo qui luật tương tác cộng gộp qui định . F1 dị hợp có KG AaBb (quả dài)

(*) Xét tính trạng màu sắc quả: Tím/trắng = (7+43) / (32+18) = 1:1
Mặt khác ta có tím > trắng
==> Tính trạng này do 1 gen (gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn) qui định
Gọi D_tím , d_trắng ==> KG F1 dị hợp là Dd (màu tím)
Sơ đồ lai kiển chứng:
.......F1 : Dd (màu tím) x dd( màu trắng)
.......Gf1 : D,d ........................d
.......FB : 1 Dd : 1 dd ( 1 tím : 1 trắng ---> thoả tỷ lệ đb)

(*) Xét chung cả 2 cặp tính trạng ở F2
---> Vì (3 dài : 1 tròn) x (1 tím : 1 trắng) = 3:3:1:1 khác với tỷ lệ phân ly F2 của đề bài và khác với tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1 của TH tương tác và lk gen hoàn toàn ===>[B] 3 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên không DT PLĐL với nhau mà trong đó 2 cặp gen (A,a và B,b) qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau(tương tác gen cộng gộp) ,còn cặp gen qui định tính trạng màu sắc (D,d) thì cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng với 1 trong 2 cặp gen kia(liên kết gen không hoàn toàn) [/B]------> Túm lại 2 tính trạng hình dạng và màu sắc quả chịu sự chi phối của qui luật tương tác gen (cộng gộp) và hoán vị gen ---> Đáp án D

---> Vì mỗi cặp gen trong 2 cặp A,a và B,b đều có vai trò như nhau trong việc tác động đến tính trạng hình dạng quả ,nên cặp nào trong 2 cặp này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng với cặp D,d đều đc (không làm thay đổi kết quả phân li KH F2)
---> Tui chọn cặp B,b sẽ nằm cùng cặp D,d trên 1 cặp NST tương đồng
==> Ta có loại KH đồng lặn là tròn,trắng với KG là aa bd/bd
Vì 0,18 aa bd/bd (tròn trắng) F2 = y a bd (cây F1 dị hợp) x 100% a bd
===> Cây dị hợp F1 Gp cho loại giao tử a bd với tỷ lệ y= 0,18/1=0,18
Trong cơ thể F1 có KG dị hợp Aa B,b/D,d khi GP thì cặp Aa sẽ cho 1/2 A hoặc a ; 2 cặp B,b và D,d sẽ cho 4 loại giao tử (vì có HVG) với tần số HVG là f
===> 0,18 a bd = 1/2 a x q bd
===> q= 0,18/0,5=0,36 > 0,25
===> + bd là giao tử liên kết
+ KG F1 dị hợp là Aa BD/bd (dài,tím)
+ tần số HVG là f = 1-(0,36x2)=0,28=28%
===> Cơ thể dị hợp F1 Aa BD/bd GP cho 8 loại KG với tỷ lệ như sau :
ABD=Abd=aBD=abd=0,18
ABd=AbD=aBd=abD = 0,07
Sơ đồ lai kiểm chứng :
.........F1 : Aa BD/bd (dài,tím)................... x ...............aa bd/bd(tròn,trắng)
........Gf1 : ABD=Abd=aBD=abd=0,18 ........................... 100% a bd
................. AbD=ABd=abD=aBd=0,07..............................
........ FB : 0,18 Aa BD/bd : 0,18 aa BD/bd : 0,07 Aa bD/bd : 0,18 aa bd/bd
...................0,18 Aa bd/bd : 0,07 Aa Bd/bd : 0,07 aa Bd/bd : 0,07 aa bD/bd
----------> 0,43 dài,tím : 0,18 tròn,trắng : 0,32 dài,trắng : 0,07 tròn,tím
(thỏa tỷ lệ đề bài) @-)


-----> Đã rất cố gằng trong việc đưa lời giải chi tiết,nhưng có lẽ còn thiếu sót,nếu bạn nào thấy chỗ nào chưa hợp lý thì xin góp ý để tui sửa lại he.Thanks :)

P/S : thanks bạn hiền đã bỏ thời gian hỏi lại vấn đề trước,những chi tiết về sức sống của hạt phấn n+1 trong thực tế như zậy là điều tui chưa biết . Cám ơn bạn về những chi tiết trên :) Tui cũng không có ý nào để nói thêm về vấn đề mà chúng ta đã tốn nhiều "công sức gõ phím" :D Tui sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về vấn đề đó để xác định chắc chắn những thắc mắc của mình :) Ý kiến của bạn hiền các bạn nào đã theo dõi "cuộc chiến tàn khốc" đó :D có thể xem và tham khảo,tui nghĩ là đúng vì đã có sự xác nhận của giáo viên :) . Riêng phần tui thì do chưa thật sự giải đáp hết những thắc mắc tự tui đặt ra cho nó nên cần phải xác minh lại,nếu có sai thì tại sao lại sai ^^.Vấn đề đó xem như kết thúc và "chiến thắng" thuộc về bạn hiền và đồng minh :D hehhe

tớ vừa ôn lại kiến thức phần tương tác gen!phát hiện thấy bài này có chỗ sai các bạn xem lại nhé!
chỗ mà tớ đã phát hiện ra chỗ in đậm đấy!
2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau thì không thể di truyền tương tác với nhau được
nên nhớ là điều kiện để xảy ra di truyền tương tác là 2 cặp gen không alen không nằm trên cùng 1 locut của cặp NST tương đồng
vì vậy mà bài này tớ giải thích như sau:
+2 cặp gen không alen quy định hình dạng hạt cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng nhưng không cùng 1 vị trí(locut) đã tương tác cộng gộp vời nhau
+cặp gen (D,d)quy định màu sắc hạt lại nằm cùng 1 vị trí(locut) với 1 trong 2 cặp gen (A,a và B,b) đã liên kết với nhau
Như vậy là 3 cặp gen quy định 2 tính trang trên là cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng chứ không phải 2 như chúng mình đã hiểu hôm trước
Vì phát hiện ra chỗ chưa đúng nên tớ post lên
Có gì sai mọi người cùng sửa nhé!
 
H

hien_chip

to cukhoaithui:đáp án mấy câu trắc nghiệm đó đúng rùi ông ạ!nhưng ở câu 2 ý!nếu mình đi thi mà đề không nói ji về hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh thì mình phải chọn đáp án B.14 thì chính xác hơn.Nói chung là phải đoán ý người ra đề nữa cơ!
 
C

cukhoaithui

tớ vừa ôn lại kiến thức phần tương tác gen!phát hiện thấy bài này có chỗ sai các bạn xem lại nhé!
chỗ mà tớ đã phát hiện ra chỗ in đậm đấy!
2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau thì không thể di truyền tương tác với nhau được
nên nhớ là điều kiện để xảy ra di truyền tương tác là 2 cặp gen không alen không nằm trên cùng 1 locut của cặp NST tương đồng
vì vậy mà bài này tớ giải thích như sau:
+2 cặp gen không alen quy định hình dạng hạt cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng nhưng không cùng 1 vị trí(locut) đã tương tác cộng gộp vời nhau
+cặp gen (D,d)quy định màu sắc hạt lại nằm cùng 1 vị trí(locut) với 1 trong 2 cặp gen (A,a và B,b) đã liên kết với nhau
Như vậy là 3 cặp gen quy định 2 tính trang trên là cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng chứ không phải 2 như chúng mình đã hiểu hôm trước
Vì phát hiện ra chỗ chưa đúng nên tớ post lên
Có gì sai mọi người cùng sửa nhé!

----> 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau thì không thể di truyền tương tác với nhau được ---> kiến thức này học ở đâu đây tiểu cô nương?? ^^ Có vẻ sau khi xem SGK phần này thì lại hiểu không đúng khái niệm nêu trong đó rồi. Nếu nói câu như trên thì cần phải xem lại kiến thức về tương tác gen và phân li độc lập nghe :cool:
----> Xem kỹ phân tương tác gen đi,có phải sách nói là 2 cặp gen cùng qui định 1 tính trạng đó phân li độc lập nhưng không tác động riêng rẻ mà lại tương tác với nhau không?? Nếu 2 cặp gen PLĐL mà lại nói chúng không đc nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì bó tay rồi :D xem lại phần PLĐL he tiểu cô nương :cool: Nếu suy luận và hiểu như cách đã post "phản công" ở trên thì hoá ra xem 3 cặp gen đó cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng ----> vậy viết KG thế nào?? Nếu cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng thì chúng có xu hướng liên kết gen,hoặc hoán vị gen ---> làm sao mà còn PLĐL đc nữa :p nếu vậy là SGK viết kiểu gen ở phần tương tác gen sai hết rồi sao?? Vì rõ ràng các ví dụ nêu trong đó đều viết KG giống như phần PLĐL AABB hoặc AaBb chứ không ai viết theo kiểu của LKG hay HVG (AB/AB hay AB/ab... ) ^^
----> Thật ra tương tác gen cũng là 1 dạng PLĐL,nhưng chỉ khác là các gen không tác động riêng rẻ (tức là mỗi gen qui định 1 tính trạng) mà lại tương tác lẫn nhau (nhiều gen qui định 1 tính trạng) ---> Chính vì vậy mà khi viết sơ đồ lai thì tỷ lệ phân li KH của F2 ở các dạng tương tác gen chỉ là 1 biến dạng của tỷ lệ phân li 9:3:3:1 của đl PLĐL :)
----> Chú ý nha Hiền :| Giờ này còn chưa nắm kỹ phần này thì phải ôn lại đi.Coi chừng học nhiều quá nhưng không nắm vững lại đâm ra hiểu sai thì nguy hiểm khi thi đó nghe :|
----> Tui nghĩ có lẽ do cô nương xem cái câu mở đầu phần 1 ở trang 50 SGK sinh nâng cao phải không?Câu đó đúng là dễ làm cho học sinh hiểu theo nghĩa như Hiền nói trên kia (SGK cũ nói phần này rõ ràng hơn) ---> Đây chỉ là khái niệm gen không alen nghĩa là gì thôi (không phải là đk của tương tác gen) ---> gen không alen nghĩa là gen khác locut (có vị trí khác nhau trên cặp NST tương đồng) ---> Lưu ý là phần này chỉ là khái niệm của gen không alen,nó không phải là đk của tương tác gen. Điều kiện của tương tác gen thì trước hết các gen đó phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau (để có thể PLĐL với nhau) .Và tất nhiên các gen trên các NST khác nhau thì sẽ không thể nào cùng locut đc rồi :)
----> Cách giải và cách suy luận về tương tác gen ở bài trước của tui là hoàn toàn dựa trên kiến thức chuẩn của chương trình DT học phổ thông.Đây là những qui tắc cơ bản cần phải nắm về tương tác gen và PLĐL .

P/S : Xem lại hoặc nếu không tin thì kiến sách tham khảo nào có ví dụ về tương tác gen xem lại đi Hiền :cool: không thì hỏi giáo viên đi cho chắc . Vấn đề này tui nghĩ sẽ không có "chiến tranh" đâu :p Vì lí do đơn giản là không cần thiết :D Đừng học nhiều quá khi thật sự chưa hiểu về phần nào đó trong Sinh (nhất là liên quan đến DT học),vì nó sẽ dẫn đến những cách hiểu sai cho những vấn đề liên quan.

 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

tớ có một bài rất hay các bạn thử giải xem nhé
Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng. F1 thu được 100% hoa trắng. Cho cây hoa trắng F1 lai phân tích F2 thu được 299 hoa trắng / 98 hoa đỏ. biện luận giải thích kết quả lai.

Câu này tớ làm như sau:
hoa trắng:hoa đỏ=3:1
=>số tổ hợp KG:3+1`= 4 = 4 x 1
=>F1:AaBb(hoa trắng)
F1: AaBb (trắng) x aabb(đỏ)
FB: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb(3 trắng : 1 đỏ)
quy luật di truyền chi phối phép lai là:tương tác át chế!
đúng không bạn ui!
Nếu sai thì chỉ cho tớ để tớ sửa với nhé!
 
H

hien_chip

uh!sao mà bác đoán trúng phóc thế nhỉ?giờ tui đã nghĩ lại rùi!đúng là bác đúng còn tui sai!Thật là uổng phí cả sáng nay ôn phần này!tui quyết định sáng mai ôn kĩ lại phần này lần nữa.chết chưa!sách cũ 11 tui lại cho con em mượn để nó ôn đội tuyển mà giờ nó vẫn chưa trả!
cho bác làm cukhoaicoiboi được đấy kaka!
 
C

cukhoaithui

tớ có một bài rất hay các bạn thử giải xem nhé
Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng. F1 thu được 100% hoa trắng. Cho cây hoa trắng F1 lai phân tích F2 thu được 299 hoa trắng / 98 hoa đỏ. biện luận giải thích kết quả lai.

----> + P thuần chủng hoa trắng
....... + F1 đồng loạt hoa trắng
===> F1 có KG giống nhau (chỉ 1 KG)
....... + Lai phân tích F1 cho F2 phân tính tỷ lệ 3 trắng : 1 đỏ = 4 kiểu TH = 4 x 1
===> F1 dị hợp 2 cặp gen PLĐL (nghĩa là 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau ,ko phải nói chúng DT theo qui luật PLĐL) (*)
Gọi KG F1 dị hợp về 2 cặp gen là AaBb (hoa trắng) ,ta có sơ đồ lai phân tích F1:
F1 : AaBb(hoa trắng) x aabb(chưa biết KH)
Gf1 : AB,Ab,aB,ab ................ ab
F2 : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
------> Tới đây thì ta chưa thể kết luận chắc chắn các KG Aabb,aaBb,aabb có KH gì ,tuy nhiên vì F2 phân tính chỉ cho 2 loại KH nên ta chỉ xét các trường hợp tương tác gen khi lai F1 dị hợp 2 cặp gen chỉ cho F2 phân tính với 2 loại KH , đó là các dạng tương tác bổ trợ (9:7),át chế do gen trội(13:3),cộng gộp(15:1)
-----> Nếu bạn nào quen và hiểu rõ các dạng tương tác này thì có thể dựa vào 1 số đặc điểm đặc trưng của 3 dạng trên khi lai phân tích F1 dị hợp để khẳng định đc những TH nào trên kia là phù hợp với đề bài.(dùng cho thi trắc nghiệm)
----> Vì giải chi tiết nên tui xin nêu các TH và xét từng trường hợp để xem cái nào sẽ thoả yêu cầu đề bài .
---> TH tương tác át chế do gen trội (13:3)
+ Ta có sơ đồ lai F1 dị hợp với nhau:
F1 : AaBb ( hoa trắng) x AaBb (hoa trắng)
Gf1 : AB,Ab,aB,ab ................ AB,Ab,aB,ab
F2 : 9 A_B_ : 3 A_bb : 1 aabb : 3 aaB_
--------> 13 hoa trắng : 3 hoa đỏ
-----> 2 cặp gen A,a và B,b tương tác át chế với nhau,trong đó gen A ko qui định màu hoa mà có tác dụng át chế sự biểu hiện màu hoa của gen B.Gen a tương ứng của nó không có chức năng này. Gen B qui định màu hoa đỏ,gen b tương ứng không có chức năng này.
====> KG chỉ có gen B (ko có gen A) sẽ cho KH hoa đỏ, KG A_B_ , A_bb và aabb cho KH hoa trắng
===> P thuần chủng hoa trắng có KG AABB x aabb
Sơ đồ lai kiểm chứng :
P : AABB (hoa trắng) x aabb(hoa trắng)
Gp : AB .......................... ab
F1 : AaBb(100% hoa trắng)
F1 : AaBb (hoa trắng) x aabb(hoa trắng)
Gf1 : AB,Ab,aB,ab .............. ab
F2 : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aabb : 1 aaBb
--------> 3 trắng : 1 đỏ (thoả tỷ lệ đề bài)
------> TH này chọn (xem thêm về TH át chế 13:3 ở sách tham khảo để hiểu rõ qui luật của nó)

--------> TH tương tác bổ trợ (9:7)
----> Ta có SĐL F1 dị hợp với nhau :
F1 : AaBb(hoa trắng) x AaBb (hoa đỏ)
--> F2 : 9 A_B_ : 3 A_bb : 3 aaB_ : 1 aabb (viết tắt cho nhanh:D)
-------> 9 hoa trắng : 7 hoa đỏ
-----> + 2 gen trội A và B cùng xuất hiện trong 1 KG sẽ tương tác bổ trợ cho KH hoa trắng.
+ Chỉ 1 gen trội A hoặc B cho KH hoa đỏ
+ 2 cặp gen lặn aa và bb tương tác bổ trợ cho KH hoa đỏ
----> Ta có sơ đồ lai kiểm chứng phép lai phân tích F1 :
F1 : AaBb (hoa trắng) x aabb(hoa đỏ)
Gf1 : AB,Ab,aB,ab ................ ab
F2 : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
-----> 1 trắng : 3 đỏ
-----> Loại trường hợp này vì trái với tỷ lệ đề bài ( 3 trắng : 1 đỏ)


-----> Trường hợp tương tác cộng gộp (15:1)
----> Ta có SĐL F1 dị hợp với nhau
F1 : AaBb ( hoa trắng) x AaBb ( hoa trắng)
--> F2 : 9 A_B_ : 3 A_bb : 3 aaB_ : 1 aabb
-------> 15 hoa trắng : 1 hoa đỏ
-----> 2 cặp gen A,a và B,b tương tác cộng gộp với nhau,mỗi gen đều có đóng góp như nhau đến sự hình thành của tính trạng màu hoa,trong đó KG càng có nhiều gen trội thì cho KH màu hoa càng trắng(dãy các tính trạng trung gian).KG đồng lặn aabb cho KH màu đỏ
Ta có sơ đồ lai kiểm chứng phép lai phân tích F1 dị hợp
F1 : AaBb ( hoa trắng) x aabb(hoa đỏ)
Gf1 : AB,Ab,aB,ab ................. ab
F2 : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
--------> 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ (thoả tỷ lệ đề bài)
====> P thuần chủng hoa trắng có KG : AAbb x aaBB
Sơ đồ lai kiểm chứng :
P : AAbb(hoa trắng ) x aaBB (hoa trắng)
Gp : Ab .............................. aB
F1 : AaBb (100% hoa trắng) (thỏa tỷ lệ đề bài)
----> TH này chọn

---------> Vậy có 2 TH thỏa yêu cầu đề bài @-)


P/S : công nhận bài này không đơn giản he =(( (theo tui là zậy ),nếu không xét kỹ thì dễ thiếu 1 TH .Thanks bạn Ngọc đã "góp vốn" :) Nhưng yên chí là dạng này sẽ khó ra trong đề thi ĐH vì nó hơi bị phức tạp,nếu không làm quen dạng tương tác thì rất mất thời gian @-)
 
Last edited by a moderator:
H

harryharry_09

một cơ thể có[TEX] KG: P:\frac{AB}{ab} . \frac{ab}{ab}(f=20%)[/TEX]
các cơ thể lai mang 2 tính trang lặn chiểm tỉ lệ ?
sr mình ghi nhầm đã edit
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

Lâu lâu ko xem, box này có nhiều bài đề đọc quá nhỉ :D
HÔm nay em góp mấy câu, đọc lên đã ko muốn làm (trong đề thi thử đại học của bọn em)
1/Nguy cơ nào là nguy cơ lớn nhất mà trong số các nguy cơ do con người gây nên được nêu dưới đây làm giảm sự đa dạng sinh học:
a . Nhập về những loại sinh vật ngoại lai mà ko nghiên cứu kỹ
b. Khai thác quá mức các loài sinh vật
c. phá huỷ nơi ở của các loài sinh vật
d. Gây mưa axit

2/ Một số bà con dân tộc miền núi thường đốt rừng làm rẫy một vài vụ rồi lại chuyển đi nơi khác. Xét ở góc độ sinh thái hộc , để giúp bà con sống định cư lâu dài tại một địa điểm thì cần:
a. xây bể chứa nước ăn và nước sinh hoạt
b. giúp bà con thay đổi tập quán canh tác
c. làm nhà kiên cố để ở
d. cung cấp giống lúa mới có năng suất cao

3/ tại sao tự thụ phấn bắt buộc gây thoái hoá giống nhưng người ta vẫn hay sử dụng
a. có thể tạo ra dòng thuàn chứa nhiều gen có lợi và ít gen có hại
b. có thể loại đi được những gen lặn có hại
c. vì ko phải giống nào cũngbij thoái hoá
d. vì có thể tạo ra những dòng thuần có cặp gen mong muốn

4/Mô tả nào sau đây về di truyền ngoài nhân là đúng
a. tính trạng do gen ngoài nhân quy định có thể nhận biết được bằng phép lai thuận nghịch
b. gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ở con cái
c. gen nằm ngoài nhân có thể có rất nhiều bản sao trong tế bào
d. cả B và C đều đúng
 
H

harryharry_09

ngưòi bị bạch tạng bắt gặp trong quần thể với tỉ lệ [TEX]1:20000 [/TEX].số ngưói mang gen bạch tạng trong KG của quần thể cân bằng này =?
 
C

camdorac_likom

Câu 1:Sinh vật rộng muối thường phân bố ở:
A.trung lưu sông
B.cửa sông
C.thượng lưu sông
D.hạ lưu sông
rộng múôi không phải là nồng độ muối cao mà là độ biến đổi về nồng độ muối rộng .
Nước lợ: Nồng độ muối của thủy vực rất bất ổn định, luôn luôn bị nước trong lục địa chảy ra làm nhạt đi và nước từ ngoài hải dương tràn vào làm mặn lên. nước ngọt vùng thượng lưu, nước lợ ở trung lưu và nước mặn ở hạ lưu. Vậy thì ta chọn A nhé.
 
H

hien_chip

rộng múôi không phải là nồng độ muối cao mà là độ biến đổi về nồng độ muối rộng .
Nước lợ: Nồng độ muối của thủy vực rất bất ổn định, luôn luôn bị nước trong lục địa chảy ra làm nhạt đi và nước từ ngoài hải dương tràn vào làm mặn lên. nước ngọt vùng thượng lưu, nước lợ ở trung lưu và nước mặn ở hạ lưu. Vậy thì ta chọn A nhé.
hihi bạn giải thích về rộng muối đúng rùi nhưng đây là quần thể rộng muối cơ mà!
Câu này tớ nghĩ là B vì cửa sông thì tiếp giáp với biển(nước mặn) vừa tiếp giáp với că nước ngọt,nước lợ.Vì vậy quần thể nào sông ở cửa sông thì giới hạn chịu đựng về nồng độ muối rộng hơn

đấy là suy nghĩ của ruêng tớ,đáp án thì cũng là B nhưng tớ phải tìm hiểu lại vấn đề này mới được
 
Top Bottom