Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

M

minhnguyen125

Đọc mãi mới hết 24 trang :D

Ai đó cho đ/a và giải thích hộ mình câu này:

Cấu trúc không gian của ADN được quy định bởi yếu tố nào?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Các đường đêôxyribô và các bazơ nitơ.
B. Nguyên tắc bổ sung giữa 2 mạch đơn.
C. Các liên kết peptit.
D. Liên kết phôtphođieste.
 
T

thancuc_bg

Đọc mãi mới hết 24 trang :D

Ai đó cho đ/a và giải thích hộ mình câu này:

Cấu trúc không gian của ADN được quy định bởi yếu tố nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Các đường đêôxyribô và các bazơ nitơ.
B. Nguyên tắc bổ sung giữa 2 mạch đơn.
C. Các liên kết peptit.
D. Liên kết phôtphođieste.
trong phân tử ADN do các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS đảm bảo cho chiều rộng và khoảng cách giữa các cặp baz ...
 
C

cukhoaithui

Đọc mãi mới hết 24 trang :D

Ai đó cho đ/a và giải thích hộ mình câu này:

Cấu trúc không gian của ADN được quy định bởi yếu tố nào?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Các đường đêôxyribô và các bazơ nitơ.
B. Nguyên tắc bổ sung giữa 2 mạch đơn.
C. Các liên kết peptit.
D. Liên kết phôtphođieste.

----> Ủa? Câu này trong số các câu tui đưa lên nè,chưa post đáp án chi tiết hả bạn :( Sorry,có lẽ vì bữa giờ lo "đấu khẩu" quá nên quên mất việc nên làm b-(
-----> + Câu C loại ngay vì liên kết peptit là liên kết giữa các aa trong phân tử protein.
+ Câu A cũng loại vì các đường đeoxyribo và các bazo nitơ trong ADN thì cũng có trong ARN (chỉ khác là trong ARN thì thay bằng đường ribô C5H10O5 )
+ Câu D loại vì liên kết photphodieste trong phân tử ARN cũng có nhưng cấu trúc của ARN chỉ có 1 mạch ---> rõ ràng câu trúc không gian của ADN không thể do yếu tố này qui định
+ Đáp án là B vì nhờ có liên kết hidro giữa 2 mạch đơn của ADN theo NTBS (1 bazơ nitric loại bé sẽ đc bổ sung bằng 1 bazơ nitric loại lớn và ngược lại) đã hình thành nên cấu trúc không gian xoắn kép giữa 2 mạch đơn của ADN ---> cấu trúc đặc trưng của ADN trong không gian
P/S : đang cố gắng edit lại toàn bộ bài viết của tui cho dễ nhìn hơn (có người góp ý khó xem ---> phải sửa :) )



cukhoaithui giải thik câu 5 chi tiết cho paf kon xem với
thank nhìu
----> Bạn hoasakura đã suy luận và giải thích quá đủ rồi.Các bạn nào còn thắc mắc gì về câu đó thì xin post ý kiến rồi chúng ta cùng..."chiến" :D hehe

P/S: @hien : cứ suy nghĩ về ý kiến tui đã trình bày về bài thể tam nhiểm đi he ^^ khi suy nghĩ đừng chịu ảnh hưởng của những ý kiến của người khác(thầy cô,bạn bè...),hãy dùng chính kiến thức của mình về vấn đề đó để tự suy luận ra quá trình đó sẽ xảy ra như thế nào.Gợi ý là vẫn phải dựa vào kiến thức của quá trình tự nhân đôi,tập trung và phân ly của các NST trong GP(tất nhiên ^^).Cũng bằng cách đó mà tự tui đã hiểu và giải thích đc cơ chế phát sinh giao tử khi GP bình thường và không bình thường,đã có 1 câu post lên liên quan rồi đó (câu P có KG XAXa x XAy sinh người con có KG XAXaXa đó ) ---> ý tui là nếu suy nghĩ thì nên suy nghĩ theo hướng đó (quá trình GP sẽ xảy ra như thế nào với TH đó). Sau đó post ý kiến để tui tham khảo và chuẩn bị..."chiến" tiếp he :D
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

---->:confused: Tui chưa bao giờ đc biết rằng qui tắc hcn lại sử dụng đc cho KG thể dị bội (ở đây là thể tam nhiểm) :( HƠn nữa bạn hiền nên xem lại,nếu đề cho KG bố là 2n+1 thì nghĩa là thể tam nhiểm chứ không phải tam bội,mà nếu là thể tam nhiểm thì theo tui không thể GP cho các loại giao tử phân li như tỷ lệ bạn nói đc :confused: Bởi vì lúc này AAa không phải là alen như bạn hiền vừa giải thích ở trên,nó phải hiểu là 3 NST của 1 cặp tương đồng (thay vì bình thường có 2 NST thì giờ có 3 NST) Khi đó GP sẽ chỉ chó 2 loại giao tử như tui đã nói ở bài trước,1 loại n NST bình thường,1 loại n+1 NST @-) Đây là kiến thức cơ bản của phần thể dị bội,nếu nói như bạn hiền hoá ra SGK giải thích sai cơ chế hình thành người có 3 NST 21 gây hội chứng Down sao???



có thể cukhoaithui đã nghĩ hình thành nên thể 3n (giao tử 2n kết hợp với giao tử n trong thụ tinh)->khi giảm phân hình thành giao tử cũng cho 2 loại giao tử 2n và n đúng không?
bạn còn đưa ra lí do sách giáo khoa giải thích cơ chế hình thành người mắc bệnh Down(tất nhiên là sách GK hoàn toàn đúng rùi)
Thế tui hỏi bạn là có chỗ nào of SGK hay 1 tài liệu chính thống nào nói rằng người mắc bệnh Down có thể sinh con không?Không đúng không?(vì người mắc bệnh Down không có khả năng sinh giao tử bình thường,giao tử được sinh ra từ người mắc hội chứng Down thường không có khả năng thụ tinh)
đó là ở người,nhưng đề đang cho ở thực vật kia mà!
ở thực vật,cơ thể 3n bị rối loạn trong quá trình giảm phân,không có khả năng sinh sản hữu tính(người ta chỉ có thể nhân giống vô tính ở chuối.......)
như vậy tui xin khẳng định cách hiểu of củ khoai là sai về vấn đề nì.đáp án tui đưa ra vẫn chính xác.
xong phần thương thuyết.
SOS:hihi cukhoai chăm chỉ cả buổi trưa để sửa bài ah?
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

về bệnh bạch tạng tớ đã tìm kiếm trên google để tìm xem gen lặn đó trên NST nào "In albinism what chromosome number is affected?"
thì có được n~ câu trả lời như sau:
OCA (ocular albinism )type 3 is caused by a gene on chromosome 9

The most common gene causing albinism is located on chromosome 11.
theo tớ hiểu thì có nhiều bệnh bạch tạng . Cukhoaithui đã nói thế thì có lẽ tớ sẽ nên đi hỏi thầy là tại sao bệnh bạch tạng do ĐB gen lặn mà sách lại ko nói cho mình biết là NST nào?Theo tớ việc nêu ra ĐB gen lặn trên NST nào mà ko nêu ra cách nghiên cứu thì cũng chẳng có j` mà quá trình độ HS Phổ thông. Vấn đề là tại sao Sách lại ko nói đến và sách tham khảo cũng ko nói đến. Nếu cukhoaithui bảo rằng mỗi NST mang nhiều gen khác nhau thì tại sao bạch tạng lại có cả ở chuột và người ?
 
C

cukhoaithui

hehehe...........đã chuẩn bị kĩ càng cho trận đánh này rùi,cukhoaithui tiếp chiêu nè(haha)
(mới ngủ trưa dậy có khác,đầu óc sáng láng hẳn)
có thể cukhoaithui đã nghĩ hình thành nên thể 3n (giao tử 2n kết hợp với giao tử n trong thụ tinh)->khi giảm phân hình thành giao tử cũng cho 2 loại giao tử 2n và n đúng không?
bạn còn đưa ra lí do sách giáo khoa giải thích cơ chế hình thành người mắc bệnh Down(tất nhiên là sách GK hoàn toàn đúng rùi)
Thế tui hỏi bạn là có chỗ nào of SGK hay 1 tài liệu chính thống nào nói rằng người mắc bệnh Down có thể sinh con không?Không đúng không?(vì người mắc bệnh Down không có khả năng sinh giao tử bình thường,giao tử được sinh ra từ người mắc hội chứng Down thường không có khả năng thụ tinh)
đó là ở người,nhưng đề đang cho ở thực vật kia mà!
ở thực vật,cơ thể 3n bị rối loạn trong quá trình giảm phân,không có khả năng sinh sản hữu tính(người ta chỉ có thể nhân giống vô tính ở chuối.......)
như vậy tui xin khẳng định cách hiểu of củ khoai là sai về vấn đề nì.đáp án tui đưa ra vẫn chính xác.
xong phần thương thuyết.
SOS:hihi cukhoai chăm chỉ cả buổi trưa để sửa bài ah?

----> Thật ra ngay hôm qua sau khi đọc xong "chiêu thức" của bạn thì tui đã search thêm về bệnh Down rồi,có điều cảm thấy mất nhiều thời gian cho việc tranh luận này quá (bửa giờ không học thêm gì đc b-( ).Sau đây xin trích ra 1 số thông tin mà tui cho là có liên quan đền vấn đề chúng ta đang "chiến" nè :cool:
vietbao.vn said:
Bình thường, chúng ta có 46 nhiễm sắc thể (23 cặp), một nửa số này thừa hưởng từ cha, nửa kia thừa hưởng từ mẹ. Ở trẻ bị bệnh Down thì có 47 nhiễm sắc thể vì có đến 3 nhiễm sắc thể thứ 21 (hiện tượng nhiễm sắc thể tam đồng). Chính nhiễm sắc thể dư này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.

Hội chứng Down là tập hợp các bất thường bẩm sinh dẫn đến trẻ bất thường về tâm thần và thể chất, nguyên nhân là do sự rối loạn về nhiễm sắc thể, đứa trẻ bị dư toàn bộ hay một phần cặp nhiễm sắc thể thứ 21 trong bộ nhiễm sắc thể của con người (có tất cả 46 nhiễm sắc thể). Người ta lấy tên của một bác sĩ người Anh John Langdon Haydon Down là người đầu tiên mô tả hội chứng này vào năm 1866. Nguyên nhân căn bản là do sự trục trặc trong sự phân chia tế bào để tạo giao tử, đa số trường hợp xảy ra từ lúc trứng và tinh trùng chưa gặp nhau, cặp nhiễm sắc thể thứ 21 không tách ra được, dẫn đến toàn bộ tế bào trong cơ thể vốn cùng phát triển từ một tế bào đã thụ tinh sẽ có cùng 3 nhiễm sắc thể thứ 21 (Trisomy). Tuy nhiên không phải hội chứng Down nào cũng giống nhau, nó gồm có 3 dạng: Dạng Down hoàn toàn (95% các trường hợp), dạng nhẹ (thể khảm - 1,1%) và dạng không có biểu hiện ra ngoài (dạng chuyển đoạn - 4%).


Đa số phôi thai trisômi 21 (khoảng 85-90%) bị chết từ giai đoạn phôi thai. Phần lớn các trường hợp là do sự bất thường ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh và không di truyền. Chỉ có khoảng 5% các trường hợp di truyền, đó là trường hợp cả bố và mẹ đều có kiểu hình bình thường, mọi hoạt động bình thường nhưng có mang thêm một nhiễm sắc thể 21. Trong quá trình thụ tinh với một tế bào sinh dục bình thường sẽ tạo nên hợp tử mang nhiễm sắc thể 21 thừa. Trứng đã thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai hoặc thành trẻ sơ sinh mang bệnh Down. Nguy cơ tiếp tục sinh con bị bệnh Down sau khi đã có một con bị Down ở các bà mẹ này là 1%. Những bà mẹ lớn tuổi thường có nhiều nguy cơ hơn.


Lời khuyên dành cho người mang thừa nhiễm sắc thể 21:
Với những cặp vợ chồng, trong đó người mẹ hoặc người bố có mang nhiễm sắc thể 21 thừa, nếu vẫn muốn sinh con thì khi mang thai, nhất thiết người vợ phải được chẩn đoán trước sinh để xác định đứa con tương lai có khỏe mạnh bình thường hay mắc tật rối loạn nhiễm sắc thể, đặc biệt là bệnh Down không?


---> Đây là 1 số thông tin khá hữu ích cho những ai muốn hiểu hơn về bệnh Down.Lưu ý với bạn hien là nên xem những phần in đậm :p vì đó là ý kiến khẳng định rằng "Đồng ý với bạn là không tìm thấy bất cứ tài liệu nào nói rằng người bị Down có thể sinh con,tuy nhiên cũng không có bất cứ tài liệu nào khẳng định 100% người bị Down không thể sinh con :D trong SGK khi đề cập bệnh này có nêu 1 đặc điểm là thường vô sinh (không phải tuyệt đối---> có thể có TH ngoại lệ) . Ngoài ra những dòng in đậm trên là bằng chứng rõ ràng rằng có trường hợp những người dư 1 NST 21 vẫn bình thường về KH và sinh sản hoàn toàn bình thường,GP tạo 2 loại giao tử (1 loại n NST bình thường và 1 loại n+1 do dư 1 NST 21),quá trình thụ tinh kết hợp giữa giao tử n+1 với n sẽ tạo hợp tử phát triển thành người mắc bệnh Down --> quá trình GP và thụ tinh hoàn toàn bình thường để tạo hợp tử mắc bệnh Down chứ không phải do bất cứ 1 rối loạn phân li NST nào :D ) "
----> những ý trên đúng theo suy nghĩ của tui về cơ chế GP và thụ tinh tạo thành hợp tử mắc bệnh Down. Nếu xét trên cơ sở lý thuyết GP thì ta sẽ hiểu quá trình tập trung và phân li các NST ở lần phân bào 1 và 2 như sau.
----> Trong tế bào sinh giao tử dư 1 NSt 21 (2n+1),khi GP thì ở kỳ giữa các NST kép (2n+1 NST kép) tập trung thành 2 hàng trên MPXĐ của thoi vô sắc.Do 2n+1 NST kép là 1 số lẻ nên khi tập trung thành 2 hàng,1 hàng sẽ có n NST kép,hàng còn lại có n+1 NST kép tương ứng (hàng này sẽ có đến 2 NST kép 21).Kỳ sau 1 các NST kép này phân li về 2 cực tế bào,kỳ cuối 1 kết thúc sẽ tạo 2 tế bào con,1 tế bào có n SNT kép,1 tế bào có n+1 NST kép(trong đó có 2 NST kép 21).Tới đây ta chỉ nói đến sự phân bào tiếp theo (phân bào 2) của tế bào có n+1 NST kép.Vì kỳ giữa 2,các NST kép trong tế bào này sẽ tập trung thành 1 hàng trên MPXĐ của thoi vô sắc nên ở kỳ sau 2,khi các cromatic trong mỗi NST kép tách nhau ở tâm động tiến về 2 cực tế bào, thì mỗi cực sẽ có đến n+1 NST đơn (trong đó có 2 NST 21).Và kết thúc kỳ cuối 2 sẽ tạo thành 2 tế bào (2 giao tử) có KG n+1 (dư 1 NST 21). Trong quá trình thụ tinh với giao tử n NST bình thường sẽ tạo hợp tử có 3 NST 21 trong cặp và phát triển thành người mắc bệnh Down :)
----> Đó là cơ chế chi tiết hình thành nên giao tử (gồm 2 loại,1 loại bình thường n NST và 1 loại n+1 NST) từ cơ thể có 3 NST 21,đây là điều tui đã nói trong bài post trước ứng dụng cho việc cơ thể bố 2n+1 GP cho giao tử như thế nào.
----> Rõ ràng quá trình phát sinh giao tử của cơ thể tam nhiễm 2n+1 khác với cơ thể tam bội 3n ---> Các bạn cứ xem rồi suy nghĩ và cho biết ý kiến :|
----> Việc ký hiệu KG của thể tam nhiểm 2n+1 là AAa phải đc hiểu là A và a trong KG trên không phải là gen hay alen của gen mà chính là NST,do thể tam nhiểm dư 1 NST trong 1 cặp nào đó (3 NST trong 1 cặp thay vì 2) nên việc GP phát sinh giao tử không thể theo qui tắc hình chữ nhật như của thể tam bội ,mà phải theo cơ chế GP qua các kỳ của 2 lần phân bào như tui vừa trình bày ở trên.
----> Đó là ý kiến kết luận cá nhân,các bạn nào có ý kiến khác xin post lên.Nhưng theo tui nghĩ tốt nhất các bạn nên đặt câu hỏi kèm những nhận xét của tui về vấn đề này với giao viên dạy Sinh của bạn để nhận đc những ý kiến khách quan và chính xác hơn (nếu hỏi mà kèm theo trích dẫn in đậm mà tui đã post thì càng tốt :D ).
----> Đây là vấn đề khá thường gặp nhưng thường ít có ai đề cập đến những thắc mắc trên,lí do là vì..."thầy cô không giảng hoặc thầy cô bảo sao thì tui biết như zậy (dù bản thân tui chưa hiểu tại sao vì thầy cô chưa nói rõ) ..." do đó cần bàn luận và mổ xẻ chi tiết để mọi người cùng hiểu rõ :) Tui không khẳng định ý kiến của tui là hoàn toàn đúng,tui chỉ đang tin là nó không sai vì đã có kèm những lí luận và dẫn chứng CM điều đó :|

P/S : bạn camdorac,có lẽ mai mới post bài reply với bạn đc,vấn đề tui nêu ra với bạn tui nghĩ là không sai nếu xét trên thực tế,nhưng có lẽ cần thêm những dẫn chứng cụ thể và thuyết phục hơn,tui sẽ cố gắng tìm thêm và sẽ reply cho bạn liền ^^.
To all : XIn các bạn lưu ý,tất cả những ý kiến của tui là do cá nhân tui suy nghĩ ,suy luận dựa trên kiến thức Sinh đã biết kèm theo một số ví dụ và dẫn chứng,do tui không ôn luyện ở bất cứ trừơng lớp nào nên việc xin ý kiến của người có chuyên môn về SInh là không thể làm đc (không như các bạn có thể hỏi giáo viên dạy Sinh) ---> Tất cả ý kiến tui đưa ra có thể đúng hoặc không đúng,nhưng nếu không đúng thì xin các bạn đưa ra giải thích dùm tui he ^^ ----> Tui không phải đang cố gắng bắt buộc mọi người xem topic này phải đồng ý với quan điểm của tui,trái lại tui đang rất mong có bạn sẽ post ý kiến chứng minh và chỉ ra rằng tui đã sai lầm ở điểm nào đó ---> Điều đó thật sự giúp tui rất rất nhiều,cũng giống như tui đang cố gắng giúp những bạn nào chưa nắm rõ vấn đề có thể hiễu đc nó zậy.THanks all ^^
 
Last edited by a moderator:
H

harryharry_09

toy thấy đây là 1 topic rất hay nhưng xin ghóp ý với các bạn là xin hãy điều chỉnh lại cái phông chữ dược hok, thực sự đọc rất đâu mắt mời các bạn cứ viết như bình thường ấy
tôi học rất kém sinh qua đây mong các bạn chỉ giáo giúp tôi về cách viết sơ đồ lai dược hok?
tôi không hiểu khi nào ngưòi ta cho kiểu gen là: AaBb hay khi nào lại cho[tex] \frac{Bv}{bV}[/tex]
mong các bạn hướng dẫn chi tiết hộ
Xin đa tạ
 
C

cukhoaithui

toy thấy đây là 1 topic rất hay nhưng xin ghóp ý với các bạn là xin hãy điều chỉnh lại cái phông chữ dược hok, thực sự đọc rất đâu mắt mời các bạn cứ viết như bình thường ấy
tôi học rất kém sinh qua đây mong các bạn chỉ giáo giúp tôi về cách viết sơ đồ lai dược hok?
tôi không hiểu khi nào ngưòi ta cho kiểu gen là: AaBb hay khi nào lại cho[tex] \frac{Bv}{bV}[/tex]
mong các bạn hướng dẫn chi tiết hộ
Xin đa tạ

----> Rất vui vì topic này giúp ích cho việc học sinh của bạn trên 1 chừng mực nào đó ^^.Và...xin lỗi vì chuyện font chữ :D,với những bài tui post thì tui sẽ cố gắng chỉnh sửa lại font chữ,xin hỏi bạn fon chữ cở như bài post trên của tui đc không??? Đó là cở chữ 3,nếu như bình thường là 2---> với bài viết dài thì cở chữ 2 sẽ khá là chi chít khó nhìn ,vậy tui để cở 3 đc hok?? XIn các bạn cho thêm ý kiến để topic "sáng sủa" hơn :D Thanks bạn đã góp ý :)

----> Vấn đề bạn đưa ra khá chung chung nên không biết phải nói như thế nào.Xin bạn cố gắng post chi tiết vấn đề bạn đang gặp để mọi người có thể hiểu và giúp bạn đc nhanh và hiệu quả hơn.Rất vui đc nghe bạn góp ý và post câu hỏi để mọi người "không thất nghiệp" :D
p/S : có lẽ mai mới xem topic tiếp đc,giờ tui sắp gục rồi b-(
 
Last edited by a moderator:
H

harryharry_09

----> Rất vui vì topic này giúp ích cho việc học sinh của bạn trên 1 chừng mực nào đó ^^.Và...xin lỗi vì chuyện font chữ :D,với những bài tui post thì tui sẽ cố gắng chỉnh sửa lại font chữ,xin hỏi bạn fon chữ cở như bài post trên của tui đc không??? Đó là cở chữ 3,nếu như bình thường là 2---> với bài viết dài thì cở chữ 2 sẽ khá là chi chít khó nhìn ,vậy tui để cở 3 đc hok?? XIn các bạn cho thêm ý kiến để topic "sáng sủa" hơn :D Thanks bạn đã góp ý :)

----> Vấn đề bạn đưa ra khá chung chung nên không biết phải nói như thế nào.Xin bạn cố gắng post chi tiết vấn đề bạn đang gặp để mọi người có thể hiểu và giúp bạn đc nhanh và hiệu quả hơn.Rất vui đc nghe bạn góp ý và post câu hỏi để mọi người "không thất nghiệp" :D
p/S : có lẽ mai mới xem topic tiếp đc,giờ tui sắp gục rồi b-(
thầy cứ cho font chữ xuống 2 thoy ạ
em mù văn hóa sinh quá roy >"<
bây giờ em muốn luyện bài tập về lai nhưng thực sự em cũng chẳng bít bắt dầu từ đâu cả:(
nên phần nào cơ bản nhất của bài tập về lai thầy post lên cho em học với ạ(càng dễ càng tốt ạ^^):D:D
 
C

cukhoaithui

thầy cứ cho font chữ xuống 2 thoy ạ
em mù văn hóa sinh quá roy >"<
bây giờ em muốn luyện bài tập về lai nhưng thực sự em cũng chẳng bít bắt dầu từ đâu cả:(
nên phần nào cơ bản nhất của bài tập về lai thầy post lên cho em học với ạ(càng dễ càng tốt ạ^^):D:D

----> He,đừng gọi tui là thầy,cứ gọi tui là bạn hoặc là gì tuỳ bạn(trừ là thầy ra :D).Các bạn khác trong topic này có lẽ củng bằng tuổi bạn thôi,các bạn đó,như bạn đã thấy,cũng đâu có "kính lão đắc thọ" gì tui đâu b-( nên bạn cứ vô tư thảo luận đi he (tui chỉ là người học trước bạn vài khoá,hơn vài tuổi vậy thôi :D )
----> Bạn nói zậy thì tui cũng không biết nó thế nào.Chỉ có vài điều xin góp ý với bạn.Đầu tiên để học đc môn Sinh là phải...chịu học bài :).Nhưng không phải học theo kiểu học thuộc lòng (trừ một số kiến thức buộc phải zậy) mà nên học có hệ thống.Các kiến thức,khái niệm,định nghĩa,công thức,...v.v... của SInh hầu hết đều có liên quan đến nhau,nhất là phần di truyền học. Trước hết bạn cần học và biết qua các dạng qui luật DT thường gặp trong các phép lai như Đl phân tính,phân li độc lập của MenDen,DT liên kết gen và hoán vị gen,tương tác gen...v.v... Khi đã có cái nhìn sơ lược (hiểu sơ sơ) về những cái đó thì bạn hãy làm bài tập liên quan đến các qui luật đó.Trong quá trình làm nếu có chỗ nào không hiểu thì hỏi ngay bạn bè hoặc thầy cô hoặc post lên diễn đàn để đc giúp đở---> tích tiểu thành đại là 1 trong những cách học môn sinh.Dần dần bạn sẽ cảm thấy hiểu và thích môn Sinh hơn ^^.Túm lại là cứ học lý thuyết và làm bài tập liên quan,không hiểu chỗ nào hỏi liền chỗ đó.Vậy là OK :)

P/S : mong mọi người góp ý thêm về cở chữ của các bài viết trong tpic này he,có hơn 2 người góp ý về chuyện này rồi---> chúng ta cần thống nhất trong vấn đề này :) (giờ đi ...khò cái,buông xuôi rồi @-) ) G9
 
Last edited by a moderator:
H

hoasakura

muốn phân biệt sự di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu người ta sử dụng phưong pháp:

A. Lai phân tích;
B. Dùng phương pháp đột biến;
C. Cho trao đổi chéo;
D. C và B

Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp phân tích di truyền tế bào là:

A. Xác định số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng của loài
B. Xác định số lượng gen trong tế bào
C. Xác định thời gian của chu kì tế bào
D. Xác định được nhiều bệnh, tật di truyền liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể



Hiện tượng sao mã ngược là hiện tượng:

A. Xảy ra chủ yếu ở vi khuẩn
B. ARN làm mẫu để tổng hợp ADN
C. Prôtein được dùng làm mẫu để sao ra gen đặc hiệu
D. Là quá trình tự nhân đôi 2 lần xảy ra ở một số virut



Tại sao lai thuận nghịch có thể tạo ưu thế lai
A.vì lai TN đc tiến hành theo 2 chiều khác nhau
B.vì trong TBC cũng mang gen quy định tính trạng
C.vì bộ NST 2n của cơ thể lai luôn phát triển trong mtr TBC của cơ thể đc chọn làm bố
D.vì trong TBC cũng mang gen và NST giới tính ở 2 giới khác nhau mà nó cũng mang gen qd các tính trạng thường
( hiz câu này mơ hồ quá bà con chỉ giúp )


Chọn câu sai:
A)CLTN không tác động từng kiểu gen riêng lẻ
B)CLTN không tác dụng đối với từng cá thể riêng lẻ
C)CLTN tác động đối với toàn bộ kiểu gen
D)CLTN tác động đối với cả quần thể
 
C

cukhoaithui

muốn phân biệt sự di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu người ta sử dụng phưong pháp:

A. Lai phân tích;
B. Dùng phương pháp đột biến;
C. Cho trao đổi chéo;
D. C và B
----> Câu này có vẻ rất giống 1 câu tui đã post ở những lần trước,có vẻ có phát hiện gì mới hả bạn sakura :) Tui vẫn chọn đáp án trên vì đã có sự chuẩn bị cách trả lời rồi :D ---> vẫn mong nhận đc 1 ý kiến mới của bạn về vấn đề này :)
P/S : Vì bạn hosakura đã xác nhận đáp án câu này vẫn không đổi (tương tự 1 câu đã có trong topic) nên tui xin không đưa ra lí giải nữa he ^^.Bạn nào muốn biết lời giải chi tiết thì chịu khó xem những bài trước ^^.



Kết quả quan trọng nhất thu được từ phương pháp phân tích di truyền tế bào là:

A. Xác định số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng của loài
B. Xác định số lượng gen trong tế bào
C. Xác định thời gian của chu kì tế bào
D. Xác định được nhiều bệnh, tật di truyền liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể
----> Câu này hình như hoasakura quên chưa nói ở dưới kia đáp án là câu nào,nhưng tui xin nêu luôn lí do tui chọn đáp án này.
----> + Câu B loại ngay vòng 1,vì gen là vật chất DT ở cấp độ phân tử,không thể quan sát đc nếu dùng pp nghiên cứu tế bào (vật chất DT là NST)
+ Câu C tui nghĩ không phải đáp án, vì việc xác định thời gian của chu trình tế bào đúng là có ý nghĩa giúp hiểu rõ hơn về chu trình tế bào nhưng chỉ như vậy thôi thì không phải là ý nghĩa quan trọng nhất.Vì tui hiểu rằng vai trò quan trọng nhất của 1 kết quả nghiên cứu nào đó là trước hết nó phải ứng dụng vào thực tế cuộc sống mang lại sự thay đổi quan trọng cho cuộc sống con người,hoặc nó phải là 1 "buớc đệm" quan trong mở ra những hướng nghiên cứu mới .Và việc biết đc thời gian của chu trình tế bào tui không nghĩ lại có vai trò như zậy.
+ Câu A,câu này lúc đầu tui khá phân vân với câu D.Việc xác định đc số lượng NST đặc trưng của loài theo tui cũng là 1 kết quả quan trọng,tuy nhiên nếu nói nó có ý nghĩa quan trọng nhất (theo cách hiểu của tui ở trên) thì cũng chưa chính xác.Và hơn nữa không phải loài nào cũng có 1 bộ NST với số lượng đặc trưng riêng (để có thể giúp phân biệt các loài chỉ dựa vào số lượng NST trong bộ NST),chẵng hạn dưa chuột và đậu Hà Lan đều có bộ NST 2n=14...
+ Câu D tui nghĩ là đáp án,vì việc nghiên cứu di truyền tế bào có thể giúp xác định các bệnh tật DT liên quan đến ĐB NST ---> việc này rất có ý nghĩa đối với con người,nó giúp con người có thể phát hiện,chẩn đóan,đề xuất những phương pháp chữa trị và hạn chế tác hại của các bệnh tật này.



Hiện tượng sao mã ngược là hiện tượng:

A. Xảy ra chủ yếu ở vi khuẩn
B. ARN làm mẫu để tổng hợp ADN
C. Prôtein được dùng làm mẫu để sao ra gen đặc hiệu
D. Là quá trình tự nhân đôi 2 lần xảy ra ở một số virut
----> Thanks bạn sakura đã cung cấp thêm những thông tin rất hay (theo tui) về vấn đề sao mã ngược. Chỉ xin nói đơn giản hoá là sao mã ngược ở virút (có vật chất DT là ARN) xảy ra theo cơ chế sau : ARN ---> ADN --> ARN (gọi là ngược vì những trường hợp sao mã thường gặp là ADN--->ARN)

Tại sao lai thuận nghịch có thể tạo ưu thế lai
A.vì lai TN đc tiến hành theo 2 chiều khác nhau
B.vì trong TBC cũng mang gen quy định tính trạng
C.vì bộ NST 2n của cơ thể lai luôn phát triển trong mtr TBC của cơ thể đc chọn làm bố
D.vì trong TBC cũng mang gen và NST giới tính ở 2 giới khác nhau mà nó cũng mang gen qd các tính trạng thường
( hiz câu này mơ hồ quá bà con chỉ giúp )
---> Thật ra câu này hoàn toàn có thể chọn đúng đáp án mà không cần hiểu chính xác đáp án đúng có ý nghĩa như thế nào (hay tại sao đáp án đó đúng) :D .Dựa vào suy luận cũng chọn đc D là đáp án.
----> Câu A không thể là đáp án vì việc tiến hành lai theo 2 chiều khác nhau chẳng nói lên đc điều gì liên quan đến ưu thế lai ngoài việc cung cấp lại khái niệm lai thuận nghịch là gì. Câu C cũng cho de vì sai kiến thức cơ bản về DT ngoài nhân (bộ NST của cơ thể lai luôn phát triển trong môi trường tế bào chất của cơ thể mẹ chứ không phải của bố ---> vì tế bào chất của mẹ chiếm đa số,TBC của bố hầu như không đáng kể) .Tới đây đã có thể nói D là đáp án vì ý câu B là không sai nhưng lại đc nhắc đến trong ý câu D và ý trong câu D là hoàn toàn đúng với kiến thức đã học ^^
---> Thật sự tui đã suy nghĩ về cách lí giải cho ý câu D,để nắm rõ hơn đáp án mà không phải chọn bằng cách loại suy.Nhưng tới giờ thì vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ nên chưa thể post lên ở đây,để tui suy nghĩ thêm cho chắc rồi xin post lên để các bạn tham khảo he ^^.Nếu bạn nào có cách giải thích cho ý câu D thì xin post lên,càng chi tiết càng tốt.Thanks in advance :D


Chọn câu sai:
A)CLTN không tác động từng kiểu gen riêng lẻ
B)CLTN không tác dụng đối với từng cá thể riêng lẻ
C)CLTN tác động đối với toàn bộ kiểu gen
D)CLTN tác động đối với cả quần thể
-----> Câu này thì có trong SGK phần CLTN,các bạn cứ xem kỹ sẽ thấy ^^.



-----> Mới vừa xem 1 câu hỏi của 1 bạn post lên hỏi cách giải và đáp án ở 1 topic khác,tui thấy câu hỏi này khá hay nên đã "xin phép" bạn đó copy câu hỏi qua đây để mọi ngừơi cùng thảo luận :D Quan trọng là cách giải chi tiết để ra đáp án như thế nào,bởi vì nếu chỉ cần chọn đáp án đúng cho câu đó thì dùng pp loại suy là xong trong vòng 5s b-( Mong nhận đc nhiều phản hồi của các bạn.Một lần nữa xin cám ơn bạn huyetcongtu đã "cho mượn" câu hỏi này :)


Cho cây F1 dị hợp tử lai phân tích được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
7% cây quả tròn, hoa tím.
18% cây quả tròn hoa trắng.
43% cây quả dài, hoa tím.
32% cây quả dài, hoa trắng.
Biết rằng hoa tím trội hơn so với hoa trắng.Các tính trạng này chịu tác động của quy luật di truyền:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Liên kết gen.

B. Tương tác gen.

C. Tương tác gen và hoán vị gen

D. Hoán vị gen.

P/S : Có bạn nào rảnh post lời giải chi tiết cho câu này không zậy?? :|
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

toy thấy đây là 1 topic rất hay nhưng xin ghóp ý với các bạn là xin hãy điều chỉnh lại cái phông chữ dược hok, thực sự đọc rất đâu mắt mời các bạn cứ viết như bình thường ấy
tôi học rất kém sinh qua đây mong các bạn chỉ giáo giúp tôi về cách viết sơ đồ lai dược hok?
tôi không hiểu khi nào ngưòi ta cho kiểu gen là: AaBb hay khi nào lại cho[tex] \frac{Bv}{bV}[/tex]
mong các bạn hướng dẫn chi tiết hộ
Xin đa tạ

----> Khuya qua mắt nhắm mở nên không hiểu ý của bạn hỏi gì,giờ hơi tỉnh nên xem lại thì hiểu...chút chút :D.Vấn đề bạn thắc mắc thật sự sẽ không cần ai nói gì thêm,mà chính bạn có thể tự trả lời nếu chịu khó tham khảo SGK và một số sách có liên quan.Ở đây tui xin nói đại khái qua 1 số dạng mà tui...nhớ ra b-(.
----> Khi viết KG AaBb hay AABB hay aaBb ...v.v... thì ta hiểu rằng 2 cặp gen A,a và B,b nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau và chúng di truyền theo qui luật PLĐL của MenDen(về định luật này bạn xem thêm SGK) hoặc qui luật tương tác gen...
----> Khi viết KG AB/ab hoặc Bv/bV hoặc bv/bv ...v.v... thì ta hiểu rằng 2 cặp gen A,a và B,b (B,b và V,v) cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và DT theo qui luật liên kết gen hoặc hoán vị gen... Dấu gạch ngang ở các KG này là kí hiệu ý muốn nói rằng 2 alen (khác locut,tức là khác vị trí trên NST) ở trên dấu gạch cùng nằm trên 1 NST của cặp NST tương đồng,và 2 alen dưới dấu gạch cùng nằm trên NST còn lại của cặp tương đồng.


----> Tuỳ theo từng phép lai mà ta có những sơ đồ lai khác nhau.Tuy nhiên các sơ đồ lai đều có 1 số điểm chung như sau:
+ Bắt đầu bằng thế hệ đầu P với những trường hợp thông thường,hoặc bắt đầu ở thế hệ Fn bất kỳ tuỳ theo yêu cầu đề bài (với n là số thế hệ lai),viết ở dòng đầu tiên của sơ đồ lai,trong dòng này ta ghi KG (có thể kèm theo KH) của cặp cá thể đem lai.
+ Dòng tiếp theo ký hiệu là Gp (hoặc Gf1,Gf2,..v.v... tuỳ theo dòng trên nó là P hay F1 hay F2...), dòng này ta sẽ ghi ra các loại giao tử có thể đc tạo ra từ 2 cá thể bố mẹ ở trên,kèm theo tỷ lệ của mỗi loại giao tử đó
+ Dòng thứ 3 tiếp theo là kết quả phân li KG và KH của thế hệ sau,sẽ ký hiệu là F1 (nếu thế hệ ở dòng trên nó 2 dòng ký hiệu là P) hoặc ký hiệu là F2 (nếu thế hệ ở dòng trên nó 2 dòng ký hiệu là F1) ...
Ví dụ : Cho 2 cá thể có KG dị hợp AaBb(KH vàng,trơn) lai với nhau.Biết rằng các tính trạng vàng trơn là trội hoàn toàn so với các tính trạng xanh nhăn tương ứng,mỗi gen qui định 1 tính trạng.Hãy viết sơ đồ lai của thế hệ F1.
---> Do đề cho quá rõ dữ kiện nên ta tiến hành viết ngay sơ đồ lai.
P : AaBb (vàng,trơn) x AaBb(vàng,trơn)
Gp: AB,Ab,aB,ab.............AB,Ab,aB,ab
F1: 1AABB:2AaBB:2AABb:4AaBb:1AAbb:2Aabb:1aaBB:2aaBb:1aabb (tỷ lệ phân li KG)
9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn (tỷ lệ phân li KH)
---> ví dụ trên đây là 1 trường hợp phép lai tuân theo qui luật PLĐL của MenDen.Có rất nhiều phép lai khác ứng với từng trường hợp DT khác nhau,nhưng về cơ bản cách trình bày 1 sơ đồ lai là theo những qui tắc như trên.Bạn cần hỏi thêm bạn bè hoặc thầy cô về vấn đề này nếu chưa hiểu rõ (vì đây là 1 kiến thức cơ bản cần phải nắm đc ở phần DT học).Hi vọng giúp đc bạn.Nếu có thắc mắc gì khác trong quá trình làm bài thì có thể post lên diễn đàn để nhận sự giúp đở của các bạn trên này.:)
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

Thể tam bội hay là một dạng khác của thể đa bội hay nói chính xác hơn là đa bội lẻ là một dạng đột biến bộ nhiễm sắc thể ở các loài sinh vật. Trong cơ thể con người hay hầu hết sinh vật thì tồn tại một số lượng nhiễm sắc thể nhất định (ví dụ ở người là 46 nhiễm sắc thể), số lượng nhiễm sắc thể có ở sinh vật luôn là một số chẵn (bộ lưỡng bội 2n), các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể chứa đựng các thông tin di truyền mã hóa cho các tính trạng sinh vật đều tồn tại dưới dạng từng cặp tương đồng tức là 2n, trong đó luôn có từng cặp nhiễm sắc thể đi đôi với nhau. Chúng cũng thực hiện những chức năng tương đối giống nhau như chứa đựng thông tin di truyền cũng tương ứng nhau trên từng đoạn của nó.
Nói chung là thể lưỡng bội là một thể tự nhiên của cơ thể sinh vật muốn phát triển bình thường, đó là cơ chế tự nhiên của sinh giới và gồm những cặp nhiễm sắc thể tương đồng cấu tạo nên bộ nhiễm sắc thể lượng bội 2n.
Còn ở bộ nhiễm sắc thể tam bội (đây là một dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể), dạng này ít gặp vì cơ chế hình thành khá là khó và thường không có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. Dạng đột biến này thường xảy ra ở thực vật là chủ yếu vì cơ thể thực vật dễ dàng thích nghi hơn và khi xuất hiện đa bội thể (số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của ½ bộ nhiễm sắc thể bình thường, nhưng lớn hơn 2) thì ở cơ thể thực vật thường sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, nói chung thể đa bội ở thực vật lợi nhiều hơn. Nhưng còn ở động vật khi xuất hiện thể đa bội sẽ không có cơ hội sống sót mà tồn tại như thế. Ta có thể thấy nếu đột biến số lượng nhiễm sắc thể xuất hiện chỉ ở một cặp nhiễm sắc thể làm cho cặp đó tăng hoặc giảm số lượng thì đã gây những hậu quả nghiêm trọng rồi nói chi đến toàn bộ! Ở thể tam bội thì số lượng nhiễm sắc thể trong cơ thể sinh vật bị đột biến tăng lên (gấp rưỡi bộ nhiễm sắc thể bình thường 2n) và ở thể đột biến này thì cơ thể sinh vật không có khả năng sinh sản bình thường (quá trình giảm phân bị ảnh hưởng bởi số lượng nhiễm sắc thể không bình thường và không có khả năng phân chia đều). thường thấy nhất của dạng đột biến này là dưa hấu tam bội không hạt (không có khả năng sinh sản là hạt). Ở dạng này thì chỉ có thể sinh sản vô tính theo kiểu sinh dưỡng hoặc bằng những kĩ thuật hiện đại. Để tạo ra một thể tam bội thì đây là một quá trình không đơn giản và phải phụ thuộc vào nhiều kĩ thuật hiện đại của di truyền học và phải tạo một sản phẩm trung gian (thể tứ bội) và cần nhiều hóa chất và thuốc gây đa bội hóa.
Nói chung tóm lại là có những ý chính sau:
- Thể lưỡng bội là thể tự nhiên của cơ thể sinh vật. thể tam bội là một dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể tự nhiên.
- Thể lưỡng bội là cơ chế tự nhiên nên có thể tồn tại và phát triển bình thường. thể tam bội là một thể phát sinh nên không thể tồn tại một cách tự nhiên và thường không phổ biến ở động vật (cũng như các dạng đột biến đa bội khác).
- Thể lưỡng bội có khả năng sinh sản (do quá trình giảm phân diễn ra bình thường). thể tam bội phải diễn ra quá trình sinh sản vô tính và không có khả năng sinh sản hữu tính
- Thể lưỡng bội có số lượng nhiễm sắc thể bình thường và đặc thù cho sinh vật (2n). thể tam bội có số lượng nhiễm sắc thể gấp rưỡi số nhiễm sắc thể bình thường (3n)
- Tuy nhiên nếu so sánh về lợi ích phát triển thì nếu thể đa bội tồn tại được (phần lớn ở thực vật) thì sẽ giúp cho sinh vật phát triển khá mạnh và đạt năng suất cao. Nhưng quá trình tạo thể tam bội phức tạp và không xuất hiện phổ biến trong tự nhiên, chủ yếu là nhân tạo.
(Các) nguồn
theo hiểu biết của Phuoctran Potunibot

Cảm ơn cukhoaithui về những thông tin rất bổ ích về bệnh Down.tui cũng cop những thông tin trên tui vừa tìm được trên google lên để các bạn tham khảo thêm về thể tam nhiễm.
Qua đó cũng khẳng định lại là không có chuyện có thể thay đổi để từ thể 2n+1 sang thể 3n được.vì những lí do gì thì bạn đọc kĩ những dòng trên thì sẽ hiểu thui!
Đồng ý là người mắc Đown vẫn có thể sinh sản(tuy nhiên sác xuất rất thấp(khoảng trên 5%))Khi đó sẽ tạo ra các giao tử (n) và (n+1) điều này là đúng.Nhưng giao tử (n+1) chỉ sống sót được ở người mẹ,còn người bố khi giảm phân hình thành giao tử sẽ chỉ tạo ra các giao tử n mà thôi.
Không bít bạn có còn nhớ đề không?(nếu không thì đề nghị xem lại)đề cho là người bố ở thể tam nhiễm,nên không thể cho các giao tử n và n+1 với tỉ lệ 1:1 như bạn giải trên được mà chỉ cho các giao tử n với các tỉ lệ như tui đã giải ở bài trước.
Túm lại xin khẳn định lần cuối,đáp án bài đó vẫn là 5:1
thui tui đi ăn cơm đây.Mai chiến tiếp:):):):):):):)
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Thể tam bội hay là một dạng khác của thể đa bội hay nói chính xác hơn là đa bội lẻ là một dạng đột biến bộ nhiễm sắc thể ở các loài sinh vật. Trong cơ thể con người hay hầu hết sinh vật thì tồn tại một số lượng nhiễm sắc thể nhất định (ví dụ ở người là 46 nhiễm sắc thể), số lượng nhiễm sắc thể có ở sinh vật luôn là một số chẵn (bộ lưỡng bội 2n), các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể chứa đựng các thông tin di truyền mã hóa cho các tính trạng sinh vật đều tồn tại dưới dạng từng cặp tương đồng tức là 2n, trong đó luôn có từng cặp nhiễm sắc thể đi đôi với nhau. Chúng cũng thực hiện những chức năng tương đối giống nhau như chứa đựng thông tin di truyền cũng tương ứng nhau trên từng đoạn của nó.
Nói chung là thể lưỡng bội là một thể tự nhiên của cơ thể sinh vật muốn phát triển bình thường, đó là cơ chế tự nhiên của sinh giới và gồm những cặp nhiễm sắc thể tương đồng cấu tạo nên bộ nhiễm sắc thể lượng bội 2n.
Còn ở bộ nhiễm sắc thể tam bội (đây là một dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể), dạng này ít gặp vì cơ chế hình thành khá là khó và thường không có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. Dạng đột biến này thường xảy ra ở thực vật là chủ yếu vì cơ thể thực vật dễ dàng thích nghi hơn và khi xuất hiện đa bội thể (số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của ½ bộ nhiễm sắc thể bình thường, nhưng lớn hơn 2) thì ở cơ thể thực vật thường sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, nói chung thể đa bội ở thực vật lợi nhiều hơn. Nhưng còn ở động vật khi xuất hiện thể đa bội sẽ không có cơ hội sống sót mà tồn tại như thế. Ta có thể thấy nếu đột biến số lượng nhiễm sắc thể xuất hiện chỉ ở một cặp nhiễm sắc thể làm cho cặp đó tăng hoặc giảm số lượng thì đã gây những hậu quả nghiêm trọng rồi nói chi đến toàn bộ! Ở thể tam nhiễm thì số lượng nhiễm sắc thể trong cơ thể sinh vật bị đột biến tăng lên (gấp rưỡi bộ nhiễm sắc thể bình thường 2n) và ở thể đột biến này thì cơ thể sinh vật không có khả năng sinh sản bình thường (quá trình giảm phân bị ảnh hưởng bởi số lượng nhiễm sắc thể không bình thường và không có khả năng phân chia đều). thường thấy nhất của dạng đột biến này là dưa hấu tam bội không hạt (không có khả năng sinh sản là hạt). Ở dạng này thì chỉ có thể sinh sản vô tính theo kiểu sinh dưỡng hoặc bằng những kĩ thuật hiện đại. Để tạo ra một thể tam bội thì đây là một quá trình không đơn giản và phải phụ thuộc vào nhiều kĩ thuật hiện đại của di truyền học và phải tạo một sản phẩm trung gian (thể tứ bội) và cần nhiều hóa chất và thuốc gây đa bội hóa.
Nói chung tóm lại là có những ý chính sau:
- Thể lưỡng bội là thể tự nhiên của cơ thể sinh vật. thể tam bội là một dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể tự nhiên.
- Thể lưỡng bội là cơ chế tự nhiên nên có thể tồn tại và phát triển bình thường. thể tam bội là một thể phát sinh nên không thể tồn tại một cách tự nhiên và thường không phổ biến ở động vật (cũng như các dạng đột biến đa bội khác).
- Thể lưỡng bội có khả năng sinh sản (do quá trình giảm phân diễn ra bình thường). thể tam bội phải diễn ra quá trình sinh sản vô tính và không có khả năng sinh sản hữu tính
- Thể lưỡng bội có số lượng nhiễm sắc thể bình thường và đặc thù cho sinh vật (2n). thể tam bội có số lượng nhiễm sắc thể gấp rưỡi số nhiễm sắc thể bình thường (3n)
- Tuy nhiên nếu so sánh về lợi ích phát triển thì nếu thể đa bội tồn tại được (phần lớn ở thực vật) thì sẽ giúp cho sinh vật phát triển khá mạnh và đạt năng suất cao. Nhưng quá trình tạo thể tam bội phức tạp và không xuất hiện phổ biến trong tự nhiên, chủ yếu là nhân tạo.
(Các) nguồn
theo hiểu biết của Phuoctran Potunibot
---> He :) Bạn hiền chịu khó sưu tầm về thể tam bội quá he :D Chú ý câu tui in đậm và đổi màu he,chắc là lại ghi nhầm từ thể tam bội sang thể tam nhiễm rồi hả cô nương :D Chứ từ đầu đến cuối đoạn trích đó chỉ nói về thể tam bội thôi mà.Hơn nữa thể tam nhiễm là chỉ dư 1 NST trong bộ NST so với bình thường thôi mà,đâu thể nào 2n+1 lại hơn 2n gấp rưỡi đc (3n thì hơn 2n đúng là gấp rưỡi :) ),sửa lại chỗ đó he.
----> Các ý trên đoạn trích này hoàn toàn đúng về thể tam bội,nhưng tui đang nói là thể tam nhiễm,việc thể tam nhiễm và thể tam bội GP tạo giao tử theo tui là hoàn toàn khác nhau (đã nói quá nhiều về điều này rồi).Bạn đưa ra dẫn chứng nhưng lại về thể tam bội,trong khi tui đang nói đến thể tam nhiễm vì đề cho cá thể bố có bộ NST 2n+1 (thể tam nhiễm) :).



Qua đó cũng khẳng định lại là không có chuyện có thể thay đổi để từ thể 2n+1 sang thể 3n được.vì những lí do gì thì bạn đọc kĩ những dòng trên thì sẽ hiểu thui!
Đồng ý là người mắc Đown vẫn có thể sinh sản(tuy nhiên sác xuất rất thấp(khoảng trên 5%))Khi đó sẽ tạo ra các giao tử (n) và (n+1) điều này là đúng.Nhưng giao tử (n+1) chỉ sống sót được ở người mẹ,còn người bố khi giảm phân hình thành giao tử sẽ chỉ tạo ra các giao tử n mà thôi.
Không bít bạn có còn nhớ đề không?(nếu không thì đề nghị xem lại)đề cho là người bố ở thể tam nhiễm,nên không thể cho các giao tử n và n+1 với tỉ lệ 1:1 như bạn giải trên được mà chỉ cho các giao tử n với các tỉ lệ như tui đã giải ở bài trước.
Túm lại xin khẳn định lần cuối,đáp án bài đó vẫn là 5:1
thui tui đi ăn cơm đây.Mai chiến tiếp:):):):):):):)
----> Ý kiến cho rằng ở bố tam nhiễm 2n+1 GP chỉ cho 1 loại giao tử n,còn loại giao tử n+1 bị chết,xin hỏi là ý kiến của cá nhân bạn hay là có sách nào nói điều đó :confused: Nếu nói như bạn thì theo tui không chính xác vì tui chưa thấy nguồn nào khẳng định điều đó(nếu có thì xin post lên để tui đc biết thêm he :) ).Hơn nữa nếu nói như vậy thì bạn quên cơ chế hình thành người mắc hội chứng Claiphentơ rồi sao :).Hội chứng Claiphentơ là trường hợp nam có KG XXY (hoặc XXXY...v.v...).Cơ chế hình thành hợp tử mắc hội chứng này có thể xảy ra theo 2 trường hợp sau.Trường hợp 1 là trong quá trình GP tạo giao tử,tế bào sinh trứng của người mẹ có cặp NST XX không phân li tạo 2 loại giao tử (1 loại không có X,1 loại có 2 NST X).Loại trứng có 2 NST X (n+1) thụ tinh với tinh trùng bình thường n NST chứa NST Y tạo hợp tử XXY và phát triển thành người có hội chứng Claiphentơ. Trường hợp 2 là trong quá trình GP,tế bào sinh tinh của người bố có cặp NST XY không phân li,tạo 2 loại tinh trùng (1 loại có cặp XY,1 loại không có NST giới tính).Loại tinh trùng chứa cặp XY (n+1) khi thụ tinh với trứng bình thường n sẽ tạo hợp tử XXY và phát triển thành người mắc hội chứng Claiphentơ :).Rõ ràng ở trường hợp 2 người bố GP cho 2 loại giao tử và trong đó có loại giao tử không bình thường n+1 vẫn sống và tham gia thụ tinh đc ---> Bạn giải thích sao về điều này . Cho nên tui xin nói là khẳng định của bạn "loại giao tử n+1 mà người bố tạo ra sẽ chết,và không thể thụ tinh nên người bố 2n+1 chỉ cho 1 loại giao tử" là chưa chính xác.
----> Bạn nên suy nghĩ kỹ những lập luận của tui đưa ra,đừng chỉ dựa vào đáp số đề cho.Tui nói vậy vì tới lúc này bạn vẫn không làm tui thấy đc ý kiến tui về vấn đề này sai ở điểm nào :D
P/S : tranh thủ "phản đòn" trong lúc chờ...com b-(
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

---> He :) Bạn hiền chịu khó sưu tầm về thể tam bội quá he :D Chú ý câu tui in đậm và đổi màu he,chắc là lại ghi nhầm từ thể tam bội sang thể tam nhiễm rồi hả cô nương :D Chứ từ đầu đến cuối đoạn trích đó chỉ nói về thể tam bội thôi mà.Hơn nữa thể tam nhiễm là chỉ dư 1 NST trong bộ NST so với bình thường thôi mà,đâu thể nào 2n+1 lại hơn 2n gấp rưỡi đc (3n thì hơn 2n đúng là gấp rưỡi :) ),sửa lại chỗ đó he.
----> Các ý trên đoạn trích này hoàn toàn đúng về thể tam bội,nhưng tui đang nói là thể tam nhiễm,việc thể tam nhiễm và thể tam bội GP tạo giao tử theo tui là hoàn toàn khác nhau (đã nói quá nhiều về điều này rồi).Bạn đưa ra dẫn chứng nhưng lại về thể tam bội,trong khi tui đang nói đến thể tam nhiễm vì đề cho cá thể bố có bộ NST 2n+1 (thể tam nhiễm) :).
ơ hơ!đúng là nhầm thiệt
-- --> Ý kiến cho rằng ở bố tam nhiễm 2n+1 GP chỉ cho 1 loại giao tử n,còn loại giao tử n+1 bị chết,xin hỏi là ý kiến của cá nhân bạn hay là có sách nào nói điều đó :confused: Nếu nói như bạn thì theo tui không chính xác vì tui chưa thấy nguồn nào khẳng định điều đó(nếu có thì xin post lên để tui đc biết thêm he :) ).Hơn nữa nếu nói như vậy thì bạn quên cơ chế hình thành người mắc hội chứng Claiphentơ rồi sao :).Hội chứng Claiphentơ là trường hợp nam có KG XXY (hoặc XXXY...v.v...).Cơ chế hình thành hợp tử mắc hội chứng này có thể xảy ra theo 2 trường hợp sau.Trường hợp 1 là trong quá trình GP tạo giao tử,tế bào sinh trứng của người mẹ có cặp NST XX không phân li tạo 2 loại giao tử (1 loại không có X,1 loại có 2 NST X).Loại trứng có 2 NST X (n+1) thụ tinh với tinh trùng bình thường n NST chứa NST Y tạo hợp tử XXY và phát triển thành người có hội chứng Claiphentơ. Trường hợp 2 là trong quá trình GP,tế bào sinh tinh của người bố có cặp NST XY không phân li,tạo 2 loại tinh trùng (1 loại có cặp XY,1 loại không có NST giới tính).Loại tinh trùng chứa cặp XY (n+1) khi thụ tinh với trứng bình thường n sẽ tạo hợp tử XXY và phát triển thành người mắc hội chứng Claiphentơ :).Rõ ràng ở trường hợp 2 người bố GP cho 2 loại giao tử và trong đó có loại giao tử không bình thường n+1 vẫn sống và tham gia thụ tinh đc ---> Bạn giải thích sao về điều này . Cho nên tui xin nói là khẳng định của bạn "loại giao tử n+1 mà người bố tạo ra sẽ chết,và không thể thụ tinh nên người bố 2n+1 chỉ cho 1 loại giao tử" là chưa chính xác.
----> Bạn nên suy nghĩ kỹ những lập luận của tui đưa ra,đừng chỉ dựa vào đáp số đề cho.Tui nói vậy vì tới lúc này bạn vẫn không làm tui thấy đc ý kiến tui về vấn đề này sai ở điểm nào :D
P/S : tranh thủ "phản đòn" trong lúc chờ...com b-(
thứ 2 ,giao tử n+1 bạn nói ở trên là do đột biến từ cơ thể bình thường có KG lưỡng bội 2n mà thành.Chứ không phải là từ cơ thể 2n+1.bạn nói vậu hoá ra người mắc bệnh Klaifenter lại có khả năng sinh sản được ah?(ở đâu chỉ cho paf kon xem để còn ghi vào gi...........nét
Về vấn đề bạn hỏi là giao tử n+1 of giới đực sẽ bị chết là thầy đọc cho bọn tui chép trong 1 chuyên đề về đột biến.Nếu cảm thấy cần thiết tui sẽ hỏi thầy xem thầy lấy thông tin đó ở đâu.
...........Gió xé xác,hai bên đánh nhau không ngừng nghỉ,nhưng xem ra đội ta đang dành ưu thế,không bít tiếp tới đây,kẻ địch sẽ còn đưa ra những thủ đoạn gì nữa,nhưng chúng ta quyết không khuất phục,không chịu đầu hàng.Trừ phi giặc quá giỏi.(mới xem phim cổ trang xong,trích vào đây cho topic thêm phần sinh động:D:D:D:D:D:D:D:D)
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

hihi không nhầm đâu đây là thuật ngữ toán học hẳn hoi.Gấp rưỡi có nghĩa là hơn 0,5(nhìu hơn 1 chiếc trong 1 cặp so với bình thường)giống như 9 điểm rưỡi vậy
---> :) Xem tin nhắn của tui trong "nhà" đi rồi suy nghĩ kỹ và cho tui biết ý kiến he :)

thứ 2 ,giao tử n+1 bạn nói ở trên là do đột biến từ cơ thể bình thường có KG lưỡng bội 2n mà thành.Chứ không phải là từ cơ thể 2n+1.bạn nói vậu hoá ra người mắc bệnh Klaifenter lại có khả năng sinh sản được ah?(ở đâu chỉ cho paf kon xem để còn ghi vào gi...........nét
Về vấn đề bạn hỏi là giao tử n+1 of giới đực sẽ bị chết là thầy đọc cho bọn tui chép trong 1 chuyên đề về đột biến.Nếu cảm thấy cần thiết tui sẽ hỏi thầy xem thầy lấy thông tin đó ở đâu.
---> Hic :( có bao giờ tui nói người bị Claiphentơ có thể sinh con đc đâu mà "gán" cho tui ý đó trời :D Ví dụ đó tui đưa ra chỉ muốn nói là chưa chắc là giao tử n+1 không thể sống và thụ tinh đc thôi.Có vẻ nếu cứ 1 người nói 1 kiểu thế này sẽ chỉ làm rối thêm vấn đề thôi @-).Nếu bạn có thể hỏi thầy thì xin hỏi lại cho kỹ,hỏi rằng câu nói đó của thầy là đúng với mọi trường hợp giao tử n+1 hay chỉ đúng với 1 số trường hợp cụ thể nào đó thôi.Chờ tin của bạn :)


...........Gió xé xác,hai bên đánh nhau không ngừng nghỉ,nhưng xem ra đội ta đang dành ưu thế,không bít tiếp tới đây,kẻ địch sẽ còn đưa ra những thủ đoạn gì nữa,nhưng chúng ta quyết không khuất phục,không chịu đầu hàng.Trừ phi giặc quá giỏi.(mới xem phim cổ trang xong,trích vào đây cho topic thêm phần sinh động:D:D:D:D:D:D:D:D)
----> Hic,nghĩ sao mà ví tui như "kẻ thù" đây cô nương :cool: nè "kẻ thù" của tui :p cẩn thận suy nghĩ kỹ lại he,coi chừng "thua trận" không phải vì "kẻ thù" quá giỏi mà là vì chính mình "một phút sa cơ" đó he :p
 
Last edited by a moderator:
H

hoasakura

----> Câu này có vẻ rất giống 1 câu tui đã post ở những lần trước,có vẻ có phát hiện gì mới hả bạn sakura :) Tui vẫn chọn đáp án trên vì đã có sự chuẩn bị cách trả lời rồi :D ---> vẫn mong nhận đc 1 ý kiến mới của bạn về vấn đề này :)

Cho cây F1 dị hợp tử lai phân tích được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
7% cây quả tròn, hoa tím.
18% cây quả tròn hoa trắng.
43% cây quả dài, hoa tím.
32% cây quả dài, hoa trắng.
Biết rằng hoa tím trội hơn so với hoa trắng.Các tính trạng này chịu tác động của quy luật di truyền:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Liên kết gen.

B. Tương tác gen.

C. Tương tác gen và hoán vị gen

D. Hoán vị gen.



muốn phân biệt sự di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu người ta sử dụng phưong pháp:

A. Lai phân tích;
B. Dùng phương pháp đột biến;
C. Cho trao đổi chéo;
D. C và B
>> chính xác :) quên mất topic có một bài tư tự ^^! đi mới có mấy bữa mà lú :p

Hiện tượng sao mã ngược là hiện tượng:

A. Xảy ra chủ yếu ở vi khuẩn
B. ARN làm mẫu để tổng hợp ADN
C. Prôtein được dùng làm mẫu để sao ra gen đặc hiệu
D. Là quá trình tự nhân đôi 2 lần xảy ra ở một số virut
câu này khá hay^^ nhưng nếu chưa biết ta cũng có thể suy luận đc

>>Hiện tượng sao mã ngược là hiện tượng: ARN làm mẫu để tổng hợp ADN. Ở các virus loại ARN trong tế bào chỉ chứa ARN nên ARN được sao mã từ ARN gốc, đó là quá trình sao mã ngược.

hình thức tổng hợp ADN và ARN từ ADN
ADN ---> ADN (tái bản)
ADN ---> ARN (sao mã)

Vậy có khi nào ADN được tổng hợp từ ARN?

Sao (phiên) mã ngược

Sao mã ngược (reverse transcription) là kiểu truyền thông tin từ ARN sang ADN, chỉ xảy ra trong các tế bào động vật và người bị lây nễm bởi một số virus mang một sợi ARN có khả năng gây khối u hoặc hai sợi ARN như trường hợp HIV chẳng hạn.

Trên mỗi sợi ARN lõi của các virus này có mang một enzyme sao mã ngược (reverse transcriptase). Khi xâm nhập vào tế bào chủ, enzyme này sử dụng ARN của virus làm khuôn để tổng hợp sợi ADN bổ sung (cADN - complementary ADN). Sau đó, sợi cADN này có thể làm khuôn để tổng hợp trở lại bộ gene của virus (cADN→ARN), hoặc tổng hợp ra sợi ADN thứ hai bổ sung với nó (cADN→ADN) như trong trường hợp virus gây khối u mà kết quả là tạo ra một cADN sợi kép. Phân tử ADN sợi kép được tổng hợp trước tiên trong quá trình lây nhiễm có thể xen vào ADN của vật chủ và ở trạng thái tiền virus (provirus). Vì vậy, provirus được truyền lại cho các tế bào con thông qua sự tái bản của ADN vật chủ, nghĩa là các tế bào con cháu của vật chủ cũng bị chuyển sang tình trạng có mầm bệnh ung thư. Các tế bào ung thư này mất khả năng kiểm soát sự sinh trưởng - phân chia điển hình của tế bào bình thường; chúng tăng sinh rất nhanh và tạo ra khối u (tumor). Đó chính là cơ chế gây ung thư bởi virus.

Ngày nay, người ta có thể tinh chiết các enzyme Sao mã ngược để phục vụ cho kỹ thuật tạo dòng cADN tái tổ hợp.

theo lính mới



Tại sao lai thuận nghịch có thể tạo ưu thế lai
A.vì lai TN đc tiến hành theo 2 chiều khác nhau
B.vì trong TBC cũng mang gen quy định tính trạng
C.vì bộ NST 2n của cơ thể lai luôn phát triển trong mtr TBC của cơ thể đc chọn làm bố
D.vì trong TBC cũng mang gen và NST giới tính ở 2 giới khác nhau mà nó cũng mang gen qd các tính trạng thường
( hiz câu này mơ hồ quá bà con chỉ giúp )
>> nhờ cukhoaithui chỉ giáo ^^



Chọn câu sai:
A)CLTN không tác động từng kiểu gen riêng lẻ
B)CLTN không tác dụng đối với từng cá thể riêng lẻ
C)CLTN tác động đối với toàn bộ kiểu gen
D)CLTN tác động đối với cả quần thể
>> chính xác cái này sách gk có nói
P/S: hè đưa câu hỏi cho cukhoaithui xem nhàn quá ~.~. chậc bao h mới đại đến trình độ như cukhoaithui nhỉ ^^.
mọi người thảo luận coi bộ ác chiến he ^^! ít bữa nữa ,khi mắt ổn định sakura sẽ quay lai :D
 
P

pacodelucia

:-*:-*:-*

1. Trong các dạng db cấu trúc nst, dạng làm cho ô lượng VCDT ko thay đổi là:
A chuyển đoạn
B lặp
C mất
D Đảo

2. 2 rùi giấm thuần chủng: xám, dài lai với đen, cụt . F1 toàn xám, dài. cho F1 tạp giao(bạn giải thích hộ tạp giao là thế nào :D). F2 70% xám dài, 20% đen cụt, 5% xám cụt, 5% đen dài. kiểu gen F1 với TS hoán vị là
A. BV/bv 10%
B. Bv/bV 10%
C. BV/bv 20%
D. BV/bv 5%

3. Hậu quả lặp đoạn NST là:

A. tăng cường độ biểu hiện các tính trạng do có gen lặp lại

B. Tăng cường sức sống

C. giảm cường độ BH của tính trang do có gen lặp lại

D. Nhìn chung ko có ảnh hưởng gì tới Sinh Vật

4. Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử của rùi giấm tạo ra 8 TB mới. số lượng NST đơn ở kì cuôí của đợt NP tiếp theo là

A. 64
B. 128
C. 256
D. 512


5. phân tử ADN có số nu là 6800. số chu kì xoắn của gen theo mô hình watson-cric là

A. 338
B. 30
C. 680
D. 100


6. Cặp NST giới tính XX có phải là căp tương đồng ko, tại sao :D
 
C

cukhoaithui

1. Trong các dạng db cấu trúc nst, dạng làm cho số lượng VCDT ko thay đổi là:
A chuyển đoạn
B lặp
C mất
D Đảo
---> + ĐB mất và lặp đoạn NST đều làm mất hoặc thêm VCDT nên sẽ làm thay đổi số lượng VCDT ---> câu B và C loại
+ ĐB chuyển đoạn trên 1 NST thì không làm thay đổi số lượng VCDT của NST đó nhưng nếu chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng thì có thể làm thay đổi VCDT . Vì ở đây đề chỉ nói chuyển đoạn chung chung nên xem như có thể có cả 2 dạng chuyển đoạn ---> loại
+ ĐB đảo đoạn không làm thay đổi VCDT nên rõ ràng là đáp án
P/S : lưu ý là vì đề không nói rõ xét trên đối tượng cụ thể nào (VCDT trong nhân,trong TB hay trên từng NST) nên tui xem như đang xét trên NST xảy ra các dạng ĐB cấu trúc như trên


2. 2 rùi giấm thuần chủng: xám, dài lai với đen, cụt . F1 toàn xám, dài. cho F1 tạp giao(bạn giải thích hộ tạp giao là thế nào :D). F2 70% xám dài, 20% đen cụt, 5% xám cụt, 5% đen dài. kiểu gen F1 với TS hoán vị là
A. BV/bv 10%
B. Bv/bV 10%
C. BV/bv 20%
D. BV/bv 5%
----> + Vì P thuần chủng có KG tương phản,F1 đồng tính trạng xám dài
===> F1 dị hợp 2 cặp gen , mỗi gen qui định 1 tính trạng,xám dài > đen cụt
+ Theo qui ước gen như đáp án,ta có ruồi F2 KH đồng lặn đen cụt có KG bv/bv chiếm tỷ lệ 0,2 (20%) . Vì F1 có chung KG dị hợp,ruồi giấm đực không có HVG nên chỉ cho 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau và bằng 0,5
===> F1 dị hợp có KG BV/bv vì ruồi đực F1 phải cho ruồi đen cụt F2 giao tử bv
Ta có 0,2 bv/bv = a bv(giao tử cái) x 0,5 bv (giao tử đực)
===> a = 0,4 ==> Ruồi cái F1 BV/bv GP cho giao tử bv=BV=0,4
==> f = 1 - (2x0,4)=0,2=20%
===> Đáp án là C
P/S : theo tui hiểu thì tạp giao nghĩa là các cá thể đực và cái F1 giao phối tự do không theo 1 lựa chọn hay 1 qui luật nào ---> có thể xem tạp giao ở TH này như là ngẫu phối (lưu ý là chỉ xét các cá thể F1) Bạn nào có cách hiểu khác xin post lên để mọi người hiểu thêm :)



3. Hậu quả lặp đoạn NST là:

A. tăng cường độ biểu hiện các tính trạng do có gen lặp lại

B. Tăng cường sức sống

C. giảm cường độ BH của tính trang do có gen lặp lại

D. Nhìn chung ko có ảnh hưởng gì tới Sinh Vật
----> + Câu A và câu C đều là 1 dạng biểu hiện của ĐB lặp đoạn NST,vì cả 2 đều nói đúng nhưng chưa đủ về hậu quả của lặp đoạn nên ta không chọn đáp án nào trong 2 đáp án này
+ Câu B không phải là hậu quả (biểu hiện) của ĐB lặp đoạn ---> loại
+ Câu D đúng nhất trong trường hợp câu hỏi này,ĐB lặp đoạn không ảnh hưởng đến sức sống của SV vì nó không làm mất VCDT,nó chỉ làm tăng hoạc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng đc qui định bởi đoạn NST bị lặp lại


4. Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử của rùi giấm tạo ra 8 TB mới. số lượng NST đơn ở kì cuôí của đợt NP tiếp theo là

A. 64
B. 128
C. 256
D. 512
---->+ 1 hợp tử NP tạo 8 TB mới ==> nó đã qua 3 đợt NP
+ Ở đợt NP thứ 4 (đợt tiếp theo) nó sẽ tạo thành 16 TB
===> Số lượng NST đơn trong kỳ cuối ở lần NP 4 là : 16x8=128 --> Đáp án B
(Vì ruồi giấm 2n=8,vì ở kỳ cuối lần NP 4 thì mỗi TB trong 8 tế bào đang chuẩn bị chia đôi (tạo 16 TB) đều chứa trong nó 2x2n=4n NST đơn )


5. phân tử ADN có số nu là 6800. số chu kì xoắn của gen theo mô hình watson-cric là

A. 338
B. 30
C. 680
D. 100
----> + Mỗi chu kỳ xoắn của ADN gồm 10 cặp nu (20 nu)
===> Số chu kỳ xoắn : 6800 : 20 = 340
Theo công thức là như zậy,ở các đáp án trên chỉ có đáp án A 338 là gần giống kết quả nhất ,thiếu mất 2 chu kỳ ---> Nếu bắt buộc phải chọn thì tui chọn A
----> HOặc đề cho sai hoặc bạn ra đề có 1 kiến thức mới để giải thích cho đáp án câu này ---> Xin lắng nghe ý kiến của bạn :)



6. Cặp NST giới tính XX có phải là căp tương đồng ko, tại sao :D
----> XX là cặp tương đồng vì nó là 2 NST giống nhau về hình dáng và kích thước,mỗi gen trên X đều có alen trên X còn lại của cặp (kiến thức SGK phần NST giới tính)
----> Trên đây là cách giải của tui,các bạn nào có y kiến khác xin post lên để mọi người cùng thảo luận .Thanks bạn pacodelucia đã "góp vốn" ^^

P/S : không ai post lời giải bài toán lai tui đã post ở trên kia ah?? (bài tui copy của bạn huyetcongtu đó ) Ai biết thì post lên để mọi người tham khảo cach giải he ^^ (nếu không ai post thì tui phải post cách của tui để trả lời cho bạn huyetcongtu --> đã hứa trước khi...chôm câu hỏi rồi mà b-( )

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom