Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

C

chungtinh_4311

1) khi lai thuan và nghịch hai thứ đậu thuần chủng trơn có tua cuốn và nhăn không có tua cuốn với nhau dc F1toàn hạt trơn có tua cuốn. sau đó cho F1 giao phấn với nhau dc F2 có tỉ lệ 3 hạt trơn có 1 tua cuốn: 1 hạt nhăn không có tua cuốn
a) gthích và viết sơ đồ lai từ P đến F1
b) để đời sau có tỉ lệ 1 hạt trơn có tua cuốn: 1trơn ko tua cuốn: 1 hạt nhăn có tua cuốn:1 :1 hat nhan ko tua cuốn thì bố mẹ phải có kiểu gen kiểu hìng thế nào.cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng neu trên
2) cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám cánh dài và thân đen cánh cụt giao phối với nhau dc F1 toàn ruồi thân xám cánh dài. cho F1 giao phối với nhau dc F2 có tỉ lệ 0.705 thân xám cánh dài:0.205 thân đen cánh cụt: 0.045 thân xám cánh cụt:0.045 thân đen cánh dài
a) giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b) cho con đực thân đen cánh cụt và con cái thân xám cánh dài ở F2 giao phối với nhau thì kết quả F3 thế nào để xác định dc con cái ở F2 dị hợp tử về 2 cặp gen
mình chỉ có ngần này không đủ 5 bài thông cảm nhá
 
H

hien_chip

Hic :( có bao giờ tui nói người bị Claiphentơ có thể sinh con đc đâu mà "gán" cho tui ý đó trời :D Ví dụ đó tui đưa ra chỉ muốn nói là chưa chắc là giao tử n+1 không thể sống và thụ tinh đc thôi.Có vẻ nếu cứ 1 người nói 1 kiểu thế này sẽ chỉ làm rối thêm vấn đề thôi @-).Nếu bạn có thể hỏi thầy thì xin hỏi lại cho kỹ,hỏi rằng câu nói đó của thầy là đúng với mọi trường hợp giao tử n+1 hay chỉ đúng với 1 số trường hợp cụ thể nào đó thôi.Chờ tin của bạn :)
Trong nhiều trường hợp hạt phấn n+1 thường không có khả năng thụ tinh(bất hoạt)Còn hạt phấn đơn bội n có khả năng thụ tinh bình thường.Đó là do:hạt phấn (n+1)hoặc không nảy mầm hoặc là cho ra những ống phấn có sự sinh trưởng bất bình thường hay bị chậm trễ do đó hạt phấn n+1 không có khả năng cạnh tranh với hạt phấn n.Các giao tử cái(các noãn cầu)hầu như giao tử n+1 cũng thụ tinh bình thường như giao tử n vì noãn cầu không có khả năng di động nên noãn n+1 và n không có gì khác nhau.
ở đa số loài thì thể tam nhiễm ,NSt thừa có nguồn gốc từ noãn cầu.
CÒN NỮA NÈ:
Sự giảm phân phát sinh giao tử ở thể đa bội(cùng nguồn hay là tự đa bội)thường không ổn định.Sự phân li của các NST trong giảm phân có thể cân bằng hoặc không cân bằng.Cụ thể:
tronh giảm phân thì sự phân li của các nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào được phân nhóm như sau(tớ chỉ lấy trường hợp thể tam bội thui nhé)
Quá trình giảm phân có sự phân li 1 cách ngẫu nhiên,nên các giao tử nhận được số NST không bằng nhau,tức là có sự rối loạn trong giảm phân.Do đó khả năng 0 sinh sản ở thể tam bội rất cao.Tuy nhiên(.) thể tam bội thì vẫn có thể ngẫu nhiên hình thành những giao tử có sức sống.(người ta vẫn tìm thấy trong dưa hấu 3n,vẫn ngẫu nhiên có 1 số hạt).
Không có gì là tuyệt đối cả,chỉ có câu:''tất cả chỉ là tương đối'' mới là tuyệt đối thui.
to cukhoaithui:tuyệt chiêu cuối cùng cho vụ nì.the end.
 
H

hien_chip

cukhoaithui;601315

Cho cây F1 dị hợp tử lai phân tích được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
7% cây quả tròn, hoa tím.
18% cây quả tròn hoa trắng.
43% cây quả dài, hoa tím.
32% cây quả dài, hoa trắng.
Biết rằng hoa tím trội hơn so với hoa trắng.Các tính trạng này chịu tác động của quy luật di truyền:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Liên kết gen.

B. Tương tác gen.

C. Tương tác gen và hoán vị gen

D. Hoán vị gen.
cầu nì làm mãi mà vẫn còn mơ hồ cukhoaithui ạ!
nếu đi thi thì bắt buộc phải chọn C rùi.Hoán vị gen thì xảy ra với f=28%
Nhưng nếu viết sơ đồ lai thì để cho tỉ lệ KH như đề cho thì phải giải thích được tương tác gen như thế nao?
cukhoaithui đã làm ra câu này rùi đúng không?post lời giải chi tiết cho pà kon học hỏi với.thanks trước nha.
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

1) khi lai thuận và nghịch hai thứ đậu thuần chủng trơn có tua cuốn và nhăn không có tua cuốn với nhau dc F1 toàn hạt trơn có tua cuốn. sau đó cho F1 giao phấn với nhau dc F2 có tỉ lệ 3 hạt trơn có 1 tua cuốn: 1 hạt nhăn không có tua cuốn
a) gthích và viết sơ đồ lai từ P đến F1
b) để đời sau có tỉ lệ 1 hạt trơn có tua cuốn: 1trơn ko tua cuốn: 1 hạt nhăn có tua cuốn:1 :1 hat nhan ko tua cuốn thì bố mẹ phải có kiểu gen kiểu hìng thế nào.cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng neu trên
-----> a) + Vì P thuần chủng,tương phản ; F1 đồng tính trạng hạt trơn có tua cuốn ; mỗi gen qui định 1 tính trạng
===> + F1 dị hợp về 2 cặp gen
+ Hạt trơn có tua cuốn > hạt nhăn không có tua cuốn
Vì F2 phân tính với tỷ lệ 3 : 1=4 kiểu tổ hợp =2 x 2
==> F1 dị hợp về 2 cặp gen GP chỉ cho 2 loại giao tử
===> 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và DT lk hoàn toàn với nhau
Gọi A_hạt trơn , a_hạt nhăn ; B_có tua cuốn , b_ko có tua cuốn
===> KG F1 dị hợp hạt trơn có tua cuốn là AB/ab (F1 ko thể có KG Ab/aB vì 2 cặp gen A,a và B,b lk hoàn toàn,mặt khác F2 có KG ab/ab hạt nhăn ko có tua cuốn chiếm tỷ lệ 1/4)
==> KG của P thuần chủng tương phản là :
AA/BB (trơn,có tua cuốn) x aa/bb (nhăn,ko có tua cuốn)
+ Sơ đồ lai :
P : AA/BB x aa/bb
Gp : AB .................... ab
F1 : AB/ab (100% trơn,có tua cuốn)
F1: AB/ab x AB/ab
Gf1 : AB,ab .......... AB,ab
F2 : 1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab
3 trơn,có tua cuốn : 1 nhăn,ko tua cuốn (đúng kq đề bài)

b) Giả sử F1 phân li theo tỷ lệ như đề cho 1 : 1 : 1 : 1 =4 kiểu tổ hợp= 2 x 2
( không thể có 4 kiểu tổ hợp = 4 x 1 trong TH bài này vì 2 cặp gen DT lk hoàn toàn với nhau --> cơ thể P có KG dị hợp về 2 cặp gen GP cho tối đa 2 loại giao tử)
Trong đó KG đồng lặn ab/ab chiếm 1/4 = 1/2 ab x 1/2 ab
==> P phải có KG dị hợp và GP cho giao tử ab chiếm tỷ ;ệ 1/2
==> KG của P phải là :
Ab/ab (trơn,ko tua) x aB/ab (nhăn,có tua)
+ Sơ đồ lai :
P : Ab/ab(trơn,ko tua) x aB/ab(nhăn,có tua)
Gp : Ab,ab ................................ aB,ab
F1 : 1 Ab/aB : 1 Ab/ab : 1 aB/ab : 1 ab/ab
1 trơn,có tua : 1 trơn,ko tua : 1 nhăn,có tua : 1 nhăn,ko tua
(thoả tỷ lệ đb )
P/S : Lời giải chi tiết rườm rà vì đây là bài toán tự luận,yêu cầu giải thích ^^ (đúng "phong cách" của tui :D hehe)



2) cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám cánh dài và thân đen cánh cụt giao phối với nhau dc F1 toàn ruồi thân xám cánh dài. cho F1 giao phối với nhau dc F2 có tỉ lệ 0.705 thân xám cánh dài:0.205 thân đen cánh cụt: 0.045 thân xám cánh cụt:0.045 thân đen cánh dài
a) giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b) cho con đực thân đen cánh cụt và con cái thân xám cánh dài ở F2 giao phối với nhau thì kết quả F3 thế nào để xác định dc con cái ở F2 dị hợp tử về 2 cặp gen
---> a) Vì P thuần chủng,tương phản về 2 cặp tính trạng ; F1 đồng tính xám,dài ;
==> + F1 dị hợp về 2 cặp gen,mỗi gen qui định 1 tính trạng
+ xám,dài > đen,cụt
Vì F1 dị hợp 2 cặp gen lai với nhau cho F2 phân ly theo tỷ lệ khác 9:3:3:1 (qui luật PLĐL) ,khác 3:1 và 1:2:1 (qui luật lk gen hoàn toàn)
==> 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên Dt theo qui luật lk gen không hoàn toàn (HVG)
Gọi B_xám , b_đen ; V_dài , v_cụt
Ta có ruồi F2 đen cụt với KG bv/bv chiếm 0,205 = q bv x 0,5 bv
(với q là tỷ lệ giao tử bv do ruồi cái F1 tạo ra, ruồi đực không có HVG nên GP cho 2 loại giao tử,trong đó có loại bv với tỷ lệ 0,5 )
==> q = 0,205/0,5 =0,41 > 0,25
==> ruồi cái dị hợp F1 GP cho giao tử bv (giao tử lk) chiếm tỷ lệ 0,41
==> + Ruồi cái F1 dị hợp có KG BV/bv
+ tần số HVG f = 1-(2x0,41) = 0,18 =18%
+ P thuần chủng tương phản có KG :
BV/BV (xám,dài) x bv/bv(đen,cụt)
Sơ đồ lai :
P : BV/BV (xám,dài) x bv/bv(đen,cụt)
Gp : BV .................................. bv
F1 : BV/bv (100% xám,dài)
F1 : BV/bv(xám,dài) x BV/bv (xám,dài)
Gf1 : BV=bv=0,41.................... BV=bv=0,5
..................... Bv/bV=0,09 .....................
F2 : 0,205 BV/BV : 0,41 BV/bv : 0,045 BV/Bv : 0,045 BV/bV
.................... 0,205 bv/bv : 0,045 Bv/bv : 0,045 bV/bv
------> 0,705 xám,dài : 0,205 đen,cụt : 0,045 xám,cụt : 0,045 đen,dài
(thỏa tỷ lệ đb)

b) Ruồi đực đen cụt F2 có KG bv/bv.
Ruồi cái xám dài F2 có thể là 1 trong các KG : BV/BV,BV/Bv,BV/bV,BV/bv
---> Ruồi cái xám,dài F2 có KG dị hợp về 2 cặp gen BV/bv giảm phân sẽ cho 4 loại giao tử khác nhau (2 loại giao tử lk tỷ lệ bằng nhau,2 loại giao tử HV tỷ lệ bằng nhau) ---> Khi lai với ruồi đực đen cụt F2 sẽ cho F3 phân ly với 4 loại KH khác nhau ---> Đó là cách xác định ruồi cái F2 có KG dị hợp 2 cặp gen . Tỷ lệ phân li KG và KH cụ thể như sơ đồ lai sau :
Sơ đồ lai minh họa :
...............F2 : BV/bv (xám,dài) x bv/bv(đen,cụt)
.............Gf2 : BV=bv=0,41.................. 100% bv
....................... Bv=bV=0,09....................
...............F3 : 0,41 BV/bv : 0,41 bv/bv : 0,09 Bv/bv : 0,09 bV/bv
-----------> 0,41 xám,dài : 0,41 đen,cụt : 0,09 xám,cụt : 0,09 đen,dài
--------> Các loại KG xám,dài còn lại của ruồi cái F2 GP chỉ cho 1 hoặc 2 loại giao tử nên cách nhanh nhất để phân biệt với cá thể dị hợp xám,dài F2 (Gp cho 4 loại gt) là số loại KH ở F3.


mình chỉ có ngần này không đủ 5 bài thông cảm nhá
----> Cám ơn bạn mod đã nhiệt tình "góp vốn" :D có đóng góp là quý lắm rồi,việc bao nhiêu câu đâu có bắt buộc,5 câu chỉ là số câu tối đa trong 1 lần "góp vốn" để không làm các bạn tham gia thảo luận "nhìn mà ngán" thôi :D.Thanks bạn ^^
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

huyetcongtu said:
Cho cây F1 dị hợp tử lai phân tích được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ:
7% cây quả tròn, hoa tím.
18% cây quả tròn hoa trắng.
43% cây quả dài, hoa tím.
32% cây quả dài, hoa trắng.
Biết rằng hoa tím trội hơn so với hoa trắng.Các tính trạng này chịu tác động của quy luật di truyền:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Liên kết gen.

B. Tương tác gen.

C. Tương tác gen và hoán vị gen

D. Hoán vị gen.
---> Tìm đáp án đúng bằng cách suy luận :
+ F1 dị hợp tử,F2 phân tính cho 4 loại KH về 2 cặp tính trạng
===> Có thể loại đáp án B (tương tác gen) vì các dạng tương tác gen đã đc học là cố định (2 gen qui định 1 tính trạng,thường chỉ xét trên 1 tính trạng --> ở đây tới 2 tính trạng ) Hơn nữa nếu tương tác gen thì cơ thể F1 dị hợp phải GP cho các loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau --> F1 lai phân tích sẽ cho các loại KH với tỷ lệ bằng nhau (ở đây 4 loại KH có tỷ lệ không bằng nhau)
+ Nếu là lk gen hoàn toàn,tức là F1 dị hợp về 2 cặp gen (mỗi gen qđ 1 tính trạng) thì lai phân tích F1 phải chỉ cho 2 loại KH(ở đây là 4 loại) ---> loại câu A
+ Nếu là HVG thì F1 GP cho 4 loại giao tử,lai phân tích F1 cho 4 loại KH nhưng trong đó phải có 2 loại KH mang gt liên kết có tỷ lệ bằng nhau,và 2 loại KH mang gt HV có tỷ lệ bằng nhau (ở đây có 4 loại KH với tỷ lệ mỗi loại khác nhau) ---> loại đáp án D
--------> Vậy đáp án chỉ có thể là C


------> Giải chi tiết (khá dài,nhưng câu này theo tui là hay nên có dài cũng không bỏ công b-( )

----------> Xét riêng từng cặp tính trạng phân li ở F2:
(*) Xét tính trạng hình dạng quả: dài/tròn =(43+32) / (7+18) = 3:1 = 4 kiểu tổ hợp = 4 x 1 (không thể 4 kiểu TH = 2x2 vì cơ thể lai với F1 là đồng lặn GP chỉ cho 1 loại giao tử ---> phép lai phân tích)
==> + F1 dị hợp về 2 cặp gen (2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau) để có thể GP cho 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau
+ 2 cặp gen này DT theo qui luật tương tác gen (do 2 gen cùng qui định 1 tính trạng)
Gọi KG của F1 dị hợp về 2 cặp gen là AaBb , ta có sơ đồ lai phân tích F1 như sau (lưu ý là tất cả những suy luận ở trên là đang xét riêng với tính trạng hình dạng quả )
Sơ đồ lai kiển chứng:
...........F1 : ............AaBb x aabb
...........Gf1: AB,Ab,aB,ab... ab
...........FB : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
................................... 3 dài : 1 tròn
===> Các KG AaBb,Aabb,aaBb cho KH quả dài ; KG aabb cho KH quả tròn (1)
Vì lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen DT tương tác chỉ cho 2 loại KH nên ta hiểu 2 cặp gen này chỉ có thể là 1 trong các dạng DT tương tác cho 2 loại KH là bổ trợ (9:7) hoặc át chế (13:3) hoặc cộng gộp (15:1)
Từ (1) ta suy ra rằng 2 cặp gen này chỉ có thể DT tương tác kiểu cộng gộp,vì nếu là 2 dạng 9:7 hay 13:3 thì khi lai phân tích F dị hợp như trên sẽ không ra tỷ lệ 3 dài : 1 tròn của đề bài (các bạn có thể xem lại các phép lai tương tác do át chế 13:3 và bổ trợ 9:7 để hiểu rõ hơn điều này ---> viết sơ đồ lai phân tích cho 2 dạng tương tác đó sẽ thấy điều tui nói ^^)
------> Túm lại ta xác định đc tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen DT theo qui luật tương tác cộng gộp qui định . F1 dị hợp có KG AaBb (quả dài)

(*) Xét tính trạng màu sắc quả: Tím/trắng = (7+43) / (32+18) = 1:1
Mặt khác ta có tím > trắng
==> Tính trạng này do 1 gen (gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn) qui định
Gọi D_tím , d_trắng ==> KG F1 dị hợp là Dd (màu tím)
Sơ đồ lai kiển chứng:
.......F1 : Dd (màu tím) x dd( màu trắng)
.......Gf1 : D,d ........................d
.......FB : 1 Dd : 1 dd ( 1 tím : 1 trắng ---> thoả tỷ lệ đb)

(*) Xét chung cả 2 cặp tính trạng ở F2
---> Vì (3 dài : 1 tròn) x (1 tím : 1 trắng) = 3:3:1:1 khác với tỷ lệ phân ly F2 của đề bài và khác với tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1 của TH tương tác và lk gen hoàn toàn ===> 3 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên không DT PLĐL với nhau mà trong đó 2 cặp gen (A,a và B,b) qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau(tương tác gen cộng gộp) ,còn cặp gen qui định tính trạng màu sắc (D,d) thì cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng với 1 trong 2 cặp gen kia(liên kết gen không hoàn toàn)
------> Túm lại 2 tính trạng hình dạng và màu sắc quả chịu sự chi phối của qui luật tương tác gen (cộng gộp) và hoán vị gen ---> Đáp án C

---> Vì mỗi cặp gen trong 2 cặp A,a và B,b đều có vai trò như nhau trong việc tác động đến tính trạng hình dạng quả ,nên cặp nào trong 2 cặp này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng với cặp D,d đều đc (không làm thay đổi kết quả phân li KH F2)
---> Tui chọn cặp B,b sẽ nằm cùng cặp D,d trên 1 cặp NST tương đồng
==> Ta có loại KH đồng lặn là tròn,trắng với KG là aa bd/bd
Vì 0,18 aa bd/bd (tròn trắng) F2 = y a bd (cây F1 dị hợp) x 100% a bd
===> Cây dị hợp F1 Gp cho loại giao tử a bd với tỷ lệ y= 0,18/1=0,18
Trong cơ thể F1 có KG dị hợp Aa B,b/D,d khi GP thì cặp Aa sẽ cho 1/2 A hoặc a ; 2 cặp B,b và D,d sẽ cho 4 loại giao tử (vì có HVG) với tần số HVG là f
===> 0,18 a bd = 1/2 a x q bd
===> q= 0,18/0,5=0,36 > 0,25
===> + bd là giao tử liên kết
+ KG F1 dị hợp là Aa BD/bd (dài,tím)
+ tần số HVG là f = 1-(0,36x2)=0,28=28%
===> Cơ thể dị hợp F1 Aa BD/bd GP cho 8 loại KG với tỷ lệ như sau :
ABD=Abd=aBD=abd=0,18
ABd=AbD=aBd=abD = 0,07
Sơ đồ lai kiểm chứng :
.........F1 : Aa BD/bd (dài,tím)................... x ...............aa bd/bd(tròn,trắng)
........Gf1 : ABD=Abd=aBD=abd=0,18 ........................... 100% a bd
................. AbD=ABd=abD=aBd=0,07..............................
........ FB : 0,18 Aa BD/bd : 0,18 aa BD/bd : 0,07 Aa bD/bd : 0,18 aa bd/bd
...................0,18 Aa bd/bd : 0,07 Aa Bd/bd : 0,07 aa Bd/bd : 0,07 aa bD/bd
----------> 0,43 dài,tím : 0,18 tròn,trắng : 0,32 dài,trắng : 0,07 tròn,tím
(thỏa tỷ lệ đề bài) @-)


-----> Đã rất cố gằng trong việc đưa lời giải chi tiết,nhưng có lẽ còn thiếu sót,nếu bạn nào thấy chỗ nào chưa hợp lý thì xin góp ý để tui sửa lại he.Thanks :)

P/S : thanks bạn hiền đã bỏ thời gian hỏi lại vấn đề trước,những chi tiết về sức sống của hạt phấn n+1 trong thực tế như zậy là điều tui chưa biết . Cám ơn bạn về những chi tiết trên :) Tui cũng không có ý nào để nói thêm về vấn đề mà chúng ta đã tốn nhiều "công sức gõ phím" :D Tui sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về vấn đề đó để xác định chắc chắn những thắc mắc của mình :) Ý kiến của bạn hiền các bạn nào đã theo dõi "cuộc chiến tàn khốc" đó :D có thể xem và tham khảo,tui nghĩ là đúng vì đã có sự xác nhận của giáo viên :) . Riêng phần tui thì do chưa thật sự giải đáp hết những thắc mắc tự tui đặt ra cho nó nên cần phải xác minh lại,nếu có sai thì tại sao lại sai ^^.Vấn đề đó xem như kết thúc và "chiến thắng" thuộc về bạn hiền và đồng minh :D hehhe
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

trời ui!chỗ tui hôm nay mất điện thế mà cukhoaithui đã làm được bao nhiu việc nhỉ?
tui nghĩ giá như cho ông quay trở lại thời kì cái môn sinh nì còn thi tự luận thì chắc điểm sẽ rất cao đây.
Sáng nay trong lúc mất điện cũng đã làm ra mấy cái bài kia rùi!tui thấy mình vẫn còn nhìu điểm thiếu sót trong suy nghĩ.
Cảm ơn vì đã khai sáng cho cái đầu tăm tối của tui he!
 
H

hoasakura

hiz bạn chungtinh mới nhắc sao lâu ko vô 4r :( tranh thủ vào post mí câu hỏi ^^ mời bà con xử lý


trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp theo cách nào
A enzim dic chuyển song song , cùng chiều trên 2 mạch của ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp các nu theo nguyên tắc bổ sung
B enzim ADN polimeraza chỉ tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 5'---> 3'
C enzim tác động tai nhiều điểm trên phân tử của ADN để quá trinh nhân đôi diễn ra nhanh hơn
D B &C đúng


Gieo trồng đúng mùa vụ là ứng dụng quy luật:
A: Quy luật giới hạn sinh thái
B: Quy luật tác động qua lại
C: Quy luật tác động không đồng đều
D: Quy luật tác động tổng hợp


Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố:

A. biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo
B. đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo
C. đột biến, giao phối, chọn lọc
D. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên

Giả sử bố có bộ NST kí hiệu là AaBbCcDdEe,trong đó các NST ABCDE có nguồn gốc từ ông nội:a,b,c,d,e có nguồn gốc từ bà nội
Mẹ có bộ NST là A'a'B'b'C'c'D'd'E'e',trong đó các NST A',B',C',D',E', có nguồn gốc từ ông ngoại:a',b',c',d',e' có nguồn gốc từ bà ngoại.
a).Tỉ lệ cháu đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội?
A.3/32
B.3/64
C.1/16
D.9/32
b)Tỷ lệ cháu trai đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội ?
A.1/32
B.3/64
C.1/16
D.9/32
 
Last edited by a moderator:
C

chungtinh_4311

thui làm 3 câu trắc nghiệm zậy
1.A
2.B
3.A
sai nhắc mình mới nhá
=.=!
 
Last edited by a moderator:
T

thank_kiri

chào các bạn, mình mới tham gia diễn đàn, thấy topic này hay quá nên vào xem, mấy bạn cho mình hỏi mấy câu này dc ko? Mấy bạn trả lời và giải thích luôn giùm mình nha, càng cụ thể càng tốt, cho mình cảm ơn trước nha!

Câu 31. Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện giữa

A. quần xã và sinh cảnh đồng thời giữa cá thể với môi trường sống của chúng.
B. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
C. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua các chu trình sinh địa hóa.
D. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã giữa các cá thể sinh vật với nhau.

Câu 2. Do hoạt động cạnh tranh trong nội bộ quần xã, những biến động về số lượng và thành phần loài trong quần xã ảnh hưởng đến

A. độ đa dạng, quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng.
B. diễn thế sinh thái của quần xã.
C. tạo nên diễn thế thứ sinh.
D. tạo nên diễn thế nguyên sinh.

Câu 35. Hệ sinh thái bao gồm:

A. các quần thể sinh vật cùng loài và nơi sống của chúng.
B. các quần xã sinh vật và nơi sinh sản của chúng
C. các quần xã sinh vật và sinh cảnh của chúng .
D. các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh.
 
H

hien_chip

chào các bạn, mình mới tham gia diễn đàn, thấy topic này hay quá nên vào xem, mấy bạn cho mình hỏi mấy câu này dc ko? Mấy bạn trả lời và giải thích luôn giùm mình nha, càng cụ thể càng tốt, cho mình cảm ơn trước nha!

Câu 31. Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện giữa
A. quần xã và sinh cảnh đồng thời giữa cá thể với môi trường sống của chúng.
B. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
C. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua các chu trình sinh địa hóa.
D. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã giữa các cá thể sinh vật với nhau.
Đáp án C
Câu 2.Do hoạt động cạnh tranh trong nội bộ quần xã, những biến động về số lượng và thành phần loài trong quần xã ảnh hưởng đến:
A. độ đa dạng, quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng.
B. diễn thế sinh thái của quần xã.
C. tạo nên diễn thế thứ sinh.
D. tạo nên diễn thế nguyên sinh.
đÁP án A
Hệ sinh thái bao gồm:
A. các quần thể sinh vật cùng loài và nơi sống của chúng.
B. các quần xã sinh vật và nơi sinh sản của chúng
C. các quần xã sinh vật và sinh cảnh của chúng .
D. các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh.
đáp án D
Phần sinh thái học mình nắm kiến thức chưa chắc lắm.Bạn nào có đáp án câu 2 thì giải thích lun dùm mình với!thanks nhìu:):)
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

hiz bạn chungtinh mới nhắc sao lâu ko vô 4r :( tranh thủ vào post mí câu hỏi ^^ mời bà con xử lý


trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp theo cách nào
A enzim dic chuyển song song , cùng chiều trên 2 mạch của ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp các nu theo nguyên tắc bổ sung
B enzim ADN polimeraza chỉ tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 5'---> 3'
C enzim tác động tai nhiều điểm trên phân tử của ADN để quá trinh nhân đôi diễn ra nhanh hơn
D B &C đúng
câu này C
gieo trồng đúng vụ là ứng dụng quy luật:
A: Quy luật giới hạn sinh thái
B: Quy luật tác động qua lại
C: Quy luật tác động không đồng đều
D: Quy luật tác động tổng hợp
câu A
theo dacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố:

A. biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo
B. đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo
C. đột biến, giao phối, chọn lọc
D. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên
ĐA A

Bố có bộ NST kí hiệu là AaBbCcDdEe,trong đó các NST ABCDE có nguồn gốc từ ông nội:a,b,c,d,e có nguồn gốc từ bà nội
Mẹ có bộ NST là A'a'B'b'C'c'D'd'E'e',trong đó các NST A',B',C',D',E', có nguồn gốc từ ông ngoại:a',b',c',d',e' có nguồn gốc từ bà ngoại.
a).Tỉ lệ cháu đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội?
A.3/32
B.3/64
C.1/16
D.9/32
b)Tỷ lệ cháu trai đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội ?
A.1/32
B.3/64
C.1/16
D.9/32
câu a.A.3/32
câu b.B.3/64

cho minh dao này mất điện suốt cả ngày chán ghê
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

Tranh thủ những lúc có điện post lên cho pa kon làm.sắp mất điện rùi nhanh lên mới được:
Câu 1:Sinh vật rộng muối thường phân bố ở:
A.trung lưu sông
B.cửa sông
C.thượng lưu sông
D.hạ lưu sông
Câu 2:Số liên kết peptit được hình thành khi tổng hợp chuỗi peptit chứa 15 a.a là
A.15
B.14
C.13
D.16
Câu 3:Yếu tố không duy trì sự đa hình di truyền của quần thể là
A.các đột biến trung tính
B.ưu thế dị hợp tử
C,Ưu thế đồng hợp tử
D.trạng thái lưỡng bội của sinh vật
Câu 4:Một dãy núi ở vùng nhiệt đới có băng tuyết phủ quanh năm trên đỉnh.Thành phần thực vật của dãy núi này gồm:
A.chỉ có các loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới
B.chỉ có các đại diện đặc trưng cho vùng ôn đới
C.chỉ có các đại diện đặc trưng cho vùng hàn đới
D.có đủ các loài đại diện cho các vùng nhiệt đới,ôn đới và hàn đới
Câu 5:Giá trị thích nghi của các kiểu gen trong 1 quần thể bướm như sau:
Kiểu gen:AA:1.00;Aa:1.00;aa:0.20
Quần thể này đang chịu tác động của hình thức chọn lọc nào?
A.chọn lọc vận động
B.chọn lọc phân hoá
C.chọn lọc hỗn hợp
D.chọn lọc ổn định
Những câu này chưa được hay lắm,dạo này chẳng kiếm được cái đề nào hay,các bạn làm tạm nhé.
 
T

thank_kiri

Đáp án C

đÁP án A

đáp án D
Phần sinh thái học mình nắm kiến thức chưa chắc lắm.Bạn nào có đáp án câu 2 thì giải thích lun dùm mình với!thanks nhìu:):)

có bạn nào có đáp án khác ko? Đáp án của bạn hien_chip chưa đúng với đáp án của người ra đề.

Câu 31. Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện giữa
A. quần xã và sinh cảnh đồng thời giữa cá thể với môi trường sống của chúng.
B. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
C. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã thông qua các chu trình sinh địa hóa.
D. quần xã và sinh cảnh đồng thời trong nội bộ quần xã giữa các cá thể sinh vật với nhau.

Câu 2. Do hoạt động cạnh tranh trong nội bộ quần xã, những biến động về số lượng và thành phần loài trong quần xã ảnh hưởng đến
A. độ đa dạng, quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng.
B. diễn thế sinh thái của quần xã.
C. tạo nên diễn thế thứ sinh.
D. tạo nên diễn thế nguyên sinh.

Câu 35. Hệ sinh thái bao gồm:
A. các quần thể sinh vật cùng loài và nơi sống của chúng.
B. các quần xã sinh vật và nơi sinh sản của chúng
C. các quần xã sinh vật và sinh cảnh của chúng .
D. các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh.
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

hả bùn vậy sao?không có câu nào đúng đáp án à bạn ui?ít ra cũng có câu nào đấy đúng chứ nhỉ??????
1B
2C
3D
Thất vọng về bản thân quá!
Ai làm phần này chỉ giáo cho tui với à!phần này tui lười lắm
 
T

thank_kiri

Uh, nếu bạn trả lời lại câu 31 là câu B là đúng rồi, nhưng bạn có thể giải thích cho mình tại sao lại chọn như vậy ko? Và tại sao trước đó bạn lại chọn câu thông qua chu trình sinh địa hóa? Đó là vấn đề mình muốn hỏi ở câu này!

Còn 2 câu còn lại vẫn chưa đúng đáp án!
 
H

hien_chip

Uh, nếu bạn trả lời lại câu 31 là câu B là đúng rồi, nhưng bạn có thể giải thích cho mình tại sao lại chọn như vậy ko? Và tại sao trước đó bạn lại chọn câu thông qua chu trình sinh địa hóa? Đó là vấn đề mình muốn hỏi ở câu này!

Còn 2 câu còn lại vẫn chưa đúng đáp án!

Uh!tại phần này bọn mình chỉ học qua nên mình nắm kiến thức không vững lắm!bây giờ mình đang cố gắng bổ sung thêm kiến thức phần này.Có gì mong bạn chỉ bảo thêm nha!
Câu 31:lúc đầu mình chọn C vì không để ý đến chữ:''trao đổi chất và năng lượng''
Chu trình sinh địa hoá là sự trao đổi các nguyên tố hoá học của môi trường và quần xã sinh vật một cách liên tục.
 
H

hien_chip


Câu 35. Hệ sinh thái bao gồm:

A. các quần thể sinh vật cùng loài và nơi sống của chúng.
B. các quần xã sinh vật và nơi sinh sản của chúng
C. các quần xã sinh vật và sinh cảnh của chúng .
D. các quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh.
Sách giáo khoa có nói:''hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh''
lúc đầu mình tưởng 2 đáp án giống nhau nên chọn luôn D
Bây giờ thì mình chọn C.
Sai chỗ nào bạn cứ nói thẳng để mình còn sửa nhé!thanks nhìu!
 
H

hoasakura

tớ sẽ ch phản hồi bài của bạn hien_chip nhé ^^


trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp theo cách nào
A enzim dic chuyển song song , cùng chiều trên 2 mạch của ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp các nu theo nguyên tắc bổ sung
B enzim ADN polimeraza chỉ tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 5'---> 3'
C enzim tác động tai nhiều điểm trên phân tử của ADN để quá trinh nhân đôi diễn ra nhanh hơn
D B &C đúng
>> đáp án C của bạn hien-chip chưa chính xác ^^! suy nghĩ lại nhé

Gieo trồng đúng mùa vụ là ứng dụng quy luật:
A: Quy luật giới hạn sinh thái
B: Quy luật tác động qua lại
C: Quy luật tác động không đồng đều
D: Quy luật tác động tổng hợp
>> đáp án A của bạn cũng chưa chính xác

Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố:

A. biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo
B. đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo
C. đột biến, giao phối, chọn lọc
D. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên
>> đáp án A ^^ đúng rồi đấy bạn post them giải thích đi
Giả sử bố có bộ NST kí hiệu là AaBbCcDdEe,trong đó các NST ABCDE có nguồn gốc từ ông nội:a,b,c,d,e có nguồn gốc từ bà nội
Mẹ có bộ NST là A'a'B'b'C'c'D'd'E'e',trong đó các NST A',B',C',D',E', có nguồn gốc từ ông ngoại:a',b',c',d',e' có nguồn gốc từ bà ngoại.
a).Tỉ lệ cháu đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội?
A.3/32
B.3/64
C.1/16
D.9/32
b)Tỷ lệ cháu trai đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội ?
A.1/32
B.3/64
C.1/16
D.9/32
a) đáp án A đúng rồi
b) B đúng rồi bạn ạh

bạn post cách giả lên mọi người xem với nhé
@all: mọi người thả luận dứt điểm các câu hỏicũ, rồi mới post thêm câu hỏi mới nhé^^! nếu ko vấn đề này chưa xong đã chuyển sang vấn đề khác sẽ làm những người theo dõi topic bị loạn ^^!
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp theo cách nào
A enzim dic chuyển song song , cùng chiều trên 2 mạch của ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp các nu theo nguyên tắc bổ sung
B enzim ADN polimeraza chỉ tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 5'---> 3'
C enzim tác động tai nhiều điểm trên phân tử của ADN để quá trinh nhân đôi diễn ra nhanh hơn
D B &C đúng
>> đáp án C của bạn hien-chip chưa chính xác ^^! suy nghĩ lại nhé
dap an' D dung'. Vi tren mot phan tu ADN co' nhung chạc sao chép , hay gọi là đơn vị tái bản

Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố:

A. biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo
B. đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo
C. đột biến, giao phối, chọn lọc
D. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên
>> đáp án A ^^ đúng rồi đấy bạn post them giải thích đi
bỏ B, và C vì ở thời Darwin chưa biết đến những vật chất di truyền, ông chỉ nhắc đến những" biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản". Bỏ D vì những đặc điểm thích nghi phù hợp với nhu cầu con người
Các cậu ơi , tớ thắc mắc là chọn lọc nhân tạo có thể nhanh chóng tạo ra loài mới không hay chỉ tạo ra giống mới nằm trong phạm vi một loài
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

hiz bạn chungtinh mới nhắc sao lâu ko vô 4r :( tranh thủ vào post mí câu hỏi ^^ mời bà con xử lý


trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp theo cách nào
A enzim dic chuyển song song , cùng chiều trên 2 mạch của ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp các nu theo nguyên tắc bổ sung
B enzim ADN polimeraza chỉ tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 5'---> 3'
C enzim tác động tai nhiều điểm trên phân tử của ADN để quá trinh nhân đôi diễn ra nhanh hơn
D B &C đúng
----> + Loại A vì enzim dịch chuyển ngược chiều trên 2 mạch của ADN (1 chiều theo hướng phát triển của chạc chữ Y,hướng vào trong, trên mạch gốc ; 1 chiều ngược hướng phát triển của chạc chữ Y,hướng ra ngoài, trên mạch bổ sung)
+ Theo tui câu B cũng không đúng,vì enzym tác động trên mỗi mạch theo chiều 3'-->5' .Vì enzym ADN_polymeraza chỉ nhận biết và gắn vào đầu 3'-OH trên mỗi mạch nên trên mạch gốc enzym này sẽ di chuyển theo chiều 3'--->5' của mạch gốc và tổng hợp chuỗi polinucleotit liên tục kéo dài theo chiều 5'-->3' (chiều của chuỗi poli mới tổng hợp),chuỗi poli này sẽ phát triển kéo dài hướng vào trong chạc chữ Y. Còn trên mạch bổ sung,do enzym cũng vẫn định hướng và gắn vào đầu 3'-OH (tức là enzym vẫn di chuyển theo chiều 3'--->5' trên mạch bổ sung,ngược với chiểu 5'--->3' của mạch bổ sung) nên chuỗi poli mới đc tổng hợp trên mạch này sẽ gián đoạn (các đoạn Okazaki) nhưng vẫn kéo dài theo chiều 5'--->3' (chiều của các đoạn Okazaki đc tổng hợp),và các đoạn Okazaki này phát triển hướng ra ngoài chạc chữ Y @@ --->Đây là 1 vấn đề khá phức tạp để hiểu và giải thích nên tui nghĩ sẽ có thảo luận ở câu này :p nhưng đó là "công việc" của chúng ta mà :D.
+ Do câu B tui cho là ko đúng nên câu D xem như loại luôn
+ Câu C theo tui là đáp án vì đây là kiến thức đúng quá trình tự sao của SV nhân thực (xem thêm SGK để chắc chắn điều này ^^)



Gieo trồng đúng mùa vụ là ứng dụng quy luật:
A: Quy luật giới hạn sinh thái
B: Quy luật tác động qua lại
C: Quy luật tác động không đồng đều
D: Quy luật tác động tổng hợp
----> Câu này thật sự hay với tui ^^ lúc đầu tui chọn đáp án C,nhưng sau khi thấy bạn Hiền chọn A thì tui suy nghĩ và cảm thấy cũng...có lý b-( ---> Có điều là do bạn sakura đã nói là không đúng nên tui sẽ giữ lấy ý kiến ban đầu của mình :p (hơi bị...ba phải he :D hehhe)
----> Để giải thích cho đáp án C tui chọn thì trước hết xin nêu lên quan điểm của tui về khái niệm "gieo trồng đúng mùa vụ" ^^.Theo tui hiểu thì mỗi loại cây trồng đều có 1 khoảng thời gian trong năm để nó phát triển tốt nhất,tất nhiên vẫn có những loại thu hoạch trái mùa nhưng đó là do sự tác động của con người nên không nói đến ở đây. Vậy "đúng mùa vụ" ở đây có thể hiểu là khoảng thời gian trong năm mà cây trồng đó phát triển thuận lợi và cho năng suất tốt nhất (so với các khoảng thời gian khác trong năm).
----> Với cách hiểu như vậy thì câu A theo tui là cũng có lý (có thể là đáp án) vì mỗi loại cây trồng (hay gọi chung là sinh vật) đều có 1 giới hạn chịu đựng nhất định về mỗi nhân tố sinh thái nhất định(ở đây chỉ xét các nhân tố vô sinh),do đó việc gieo trồng không đúng mùa vụ của nó tức là gieo trồng vào lúc điều kiện tác động của các nhân tố khí hậu thời tiết là bất lợi cho sự phát triển của loại cây trồng đó--> đụng ngưỡng hoặc quá ngưỡng chịu đựng của loại cây trồng đó về các nhân tố sinh thái đó ---> Cây trồng sẽ chết hoặc phát triển chậm ---> Thiệt hại về kinh tế . Do đó việc gieo trồng đúng thời vụ của mỗi loại cây trồng cũng là 1 cách áp dụng qui luật giới hạn sinh thái vào trồng trọt ^^

---> Còn đáp án C mà tui chọn thì xin lí giải như sau :p Qui luật tác động kô đều của các nhân tố sinh thái(NTST) là các NTST có tác động không đều (không giống nhau) lên các chức phận sống khác nhau hoặc lên cùng 1 chức phận sống trong các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể SV.
---> Cũng với cách hiểu "đúng mùa vụ" như trên thì tui hiểu rằng mỗi loại cây trồng nếu gieo trồng đúng thời vụ thì sự sinh trưởng và phát triển của loại cây đó sẽ trùng với lúc các nhân tố vô sinh có tác động thuận lợi cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nó . Do tác động của mỗi loại NTST lên 1 cơ thể là không giống nhau ở các chức phận cũng như ở các giai đoạn khác nhau của cùng 1 chức phận nên việc gieo trồng đúng thời vụ sẽ bảo đảm cho các giai đoạn phát triển của cây trồng luôn trùng với lúc các NTST có tác động tốt nhất cho nó @-)

---------> Túm lại là tui chọn C (một phần vì đã nêu lí do,phần nữa là vì...ba phải b-( ) Tuy nhiên vẫn không thể giải thích tại sao câu A không đúng :( tui thấy nó cũng đúng (đã nói ở trên) ---> câu này mong đc nghe lời giải đáp chi tiết của bạn sakura :D



Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố:

A. biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo
B. đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo
C. đột biến, giao phối, chọn lọc
D. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên
------> Lí do đầu tiên để có thể loại những đáp án không đúng là 2 chữ "biến dị" ^^ Tui xin nói lại ý của bạn Camdorac đã có giải thích. Đác uyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm "biến dị cá thể gọi tắt là biến dị" --> không phải là "đột biến" vì ở thời của ông chưa phân biệt đc BDDT (gồm ĐB và BDTH) với BD kô DT (thường biến) ----> do đó đáp án nào có chữ "đột biến" thì loại ---> loại B và C
-------> Loại câu D vì " sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người " là một phần kiến thức liên quan đến ĐB nhân tạo (xem SGK phần này đề xác minh)
-----> Câu A là đáp án :|



Giả sử bố có bộ NST kí hiệu là AaBbCcDdEe,trong đó các NST ABCDE có nguồn gốc từ ông nội:a,b,c,d,e có nguồn gốc từ bà nội
Mẹ có bộ NST là A'a'B'b'C'c'D'd'E'e',trong đó các NST A',B',C',D',E', có nguồn gốc từ ông ngoại:a',b',c',d',e' có nguồn gốc từ bà ngoại.
a).Tỉ lệ cháu đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội?
A.3/32
B.3/64
C.1/16
D.9/32
b)Tỷ lệ cháu trai đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội ?
A.1/32
B.3/64
C.1/16
D.9/32
----> Câu này tui đã suy nghĩ khá lâu,vì thấy nếu theo cách của tui thì...ko có đáp án đúng ở đây :-SS Xin đưa ra lời giải để các bạn xem và cho ý kiến he.
-----> a) Bố mẹ đều có KG dị hợp về 5 cặp gen PLĐL,trong đó 5 cặp gen của bố khác hoàn toàn với 5 cặp gen của mẹ ---> P GP sẽ cho 2 x 2^5 = 64 loại giao tử khác nhau . Cháu đầu lòng của cặp vợ chồng này mang 3NST từ ông nội,2NST từ bà nội ---> Đều là VCDT từ bố ---> Ko cần xét đến loại giao tử đứa con này đc nhận từ mẹ sẽ là gì ,chỉ cần loại giao tử đc nhận từ bố thỏa yêu cầu đề bài thì đó cũng chính là tỷ lệ cần tìm .
----> Bố dị hợp 5 cặp gen GP cho 2^5=32 loại giao tử . Trong đó số loại giao tử mang 3 NST từ ông nội,2 NST từ bà nội là 1 tổ hợp chập 3 của 5 (tính theo 3 trong 5 NST có gốc từ ông nội) hoặc 1 tổ hợp chập 2 của 5 (tính theo 2 trong 5 NST có gốc từ bà nội) . TỨc là bằng 5C3=5C2=10 loại giao tử (bấm máy tính ^^) ====> Tỷ lệ loại giao tử của bố thỏa đề bài là : 10/32 = 5/16
----> Đó cũng là tỷ lệ đứa con cần tìm thoả yêu cầu đề.
-----> Câu b tương tự sẽ là 5/16 x 1/2 = 5/32 (vì tỷ lệ sinh con trai hay con gái là 1/2=50% )

P/S : bạn hiền và sakura cho lời giải chi tiết của đáp án 3/32 và 3/64 đi he ----> rồi chúng ta mới..."chiến" đc chứ :p hehe
Bạn nào xem cách giải và đáp án câu này của tui có chỗ nào không hợp lý xin cho ý kiến dùm :) Rất cám ơn các bạn :)
Spam : 2 bữa lliên tục "lầy lội" bị lậm zô game b-( bữa nay mới "quay đầu tìm bờ" post bài thảo luận nè :D Trời ơi...đã muốn tu mà sao cứ muốn...chơi game @-) Mà tại sao VTC lại phát hành cái game...hay như zậy chớ ^:)^ trời ơiiiiiiiiii.... tui muốn tu ......@-) b-(
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom