Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

C

cukhoaithui

câu này chọn B do tiếng mèo kêu là đột biến NST nên tất nhiên là nghiên cứu tế bào
Tớ có câu này hay hơn
Làm thế nào có thể biết được 1 gen quy định bệnh nào đó nằm trên NST nào trong bộ NST người
A. gây đột biến TRONG ỐNG NGHIỆM
B. nghiên cứu phả hệ
C. Phương pháp nuôi cấy tế bào
D. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

----> + Câu B và D là có thể loại ngay vì pp câu B chỉ xác định đc gen trên NST thường hay NST giới tính (không thể xác định gen đó nằm chính xác trên NST nào),còn pp câu D thì...xem SGK sẽ rõ :D
+ Phương pháp nuôi cấy tế bào sẽ không hợp lí vì pp này thao tác trên "vật liệu" ở cấp độ tế bào,trong khi gen là "vật liệu" ở cấp độ phân tử.Hơn nữa theo tui pp nuôi cấy tế bào ở người chỉ đc ứng dụng rất hạn chế nhằm mục đích chính là chữa bệnh,thay thế những cơ quan bị tổn thương... chứ không thể ứng dụng để nghiên cứu bệnh do ĐB gen gây ra (cấy tức là đưa vào 1 cơ thể nào đó).
+ Câu A theo đó là pp cuối cùng có thể chọn ở câu hỏi này,nhưng thật sự tui chưa hiểu pp này là như thế nào:( Gây ĐB trong ống nghiệm là gây ĐB gen hoặc NST ở tế bào người trong ống nghiệm (đúng hok?),nhưng sau khi gây đB rồi thì làm thế nào để biết là thể ĐB đó sẽ biểu hiện KH như thế nào??:confused: Bởi vì không thể có chuyện cho tế bào đó phát triển thành 1 cơ thể để xem biểu hiện ra KH thế nào đc (ở người không thể có và cũng không cho phép có chuyện đó) Vậy người ta làm sao biết đc ?? Bạn nào biết thì xin post lên để mọi người cùng hiểu rõ hơn he :) Theo tui đây là vấn đề hay,cần hiểu thêm :)
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

chắc cả nhà bận hết rùi thôi thì đành tự biên tự diễn vậy!
(cuộc sống là không chờ đợi!!!!)
câu 2:p:(mẹ)2n Aa x (bố)2n+1 AAa
GP: 1/2 A,1/2a; 2/3A,1/3a(Do chỉ có giao tử bình thường mới có khả năng sống sót và thụ tinh)
F1:2/6AA:2/6Aa:1/6Aa:1/aa ->5 tròn:1 dài
----> Vừa định post bài thì lại thấy tác giả đã "cướp phần" nữa rồi :cool: vì có tới 3 bài tui định post hồi đáp nên phải post theo thứ tự :D.
-----> Câu này dù có đáp án rồi hay chưa thì tui cũng không đồng ý với đáp án trên của bạn :p .Nghe tui "lí sự" đây b-(
----> Thứ nhất,rõ ràng đề đã cho "cho rằng các giao tử đều có khả năng thụ tinh" ,zậy sao ở cách giải trên của bạn lại nói "Do chỉ có giao tử bình thường mới có khả năng sống sót và thụ tinh" :confused: .Đồng ý là chỉ có giao tử bình thường mới thụ tinh,nhưng ở đây đề đã "cho" tức là đã giả sử tất cả "bọn chúng" đều có thể thụ tinh bình thường ---> Câu lí luận trên của bạn là chưa hợp lí và có phần đi ngược đề bài :D
-----> Thứ 2 theo tui cách giải bài này của bạn đã sai ngay từ đầu,lưu ý là bạn sai có thể do đề cho đúng nhưng bạn hiểu sai hoặc là đề cho đã nhầm ở 1 chi tiết nhưng bạn vẫn hiểu đúng ý của đề nên giải ra như zậy.
----> Nếu trường hợp đề cho như zậy là đúng,thì nghĩa là cơ thể bố lúc này là cơ thể ĐB dị bội (thể tam nhiểm 2n+1) và ký hiệu KG của bố AAa phải hiểu là trong bộ NST của bố ở 1 cặp NST tương đồng nào đó thay vì có 2 NST trong cặp thì lại có 3 NST trong cặp đó là AAa.Nếu hiểu như của bạn thì lại hiểu rằng đó là thể tam bội 3n :confused: do đó bạn mới ra đc tỷ lệ các loại giao tử khi bố GP là 2/3A và 1/3a (loại Aa và AA theo bạn là không thụ tinh đc nên bị loại bỏ).Do bạn dã hiểu sai đề vì đề cho bố là 2n+1 (thể tam nhiểm) chứ không phải là 3n (thể tam bộ) ---> nên cách giải và đáp số xem như sai hết :(
Theo như trường hợp trên thì phải giải như sau. Mẹ (2n) có Kg Aa (Aa là 2 NST trong cặp NST tương đồng đang xét) GP cho 2 loại giao tử tỷ lệ 1/2 A và 1/2 a .Bố (2n+1) có KG AAa (có 3 NST trong 1 cặp NST tương đồng đang xét) Gp sẽ cho 2 trường hợp : i) 1/2 AA : 1/2 a hoặc ii) 1/2 A : 1/2 Aa (nghĩa là sẽ cho 1 loại gt bình thường với n NST và 1 loại không bình thường với n+1 NST)
----> TH i) F1 : 1/4 AAA : 1/4 Aa: 1/4 AAa : 1/4 aa
==> 3 tròn : 1 dài (đáp án D)
----> TH ii) F1 : 1/4 AA : 1/4 AAa : 1/4 Aa : 1/4 Aaa
===>100% tròn (không có đáp án đúng)
-----> Túm lại câu này nếu theo trường hợp đề đúng như zậy thì...không có đáp án đúng cho cả 2 trường hợp trên :confused:


----> Thứ 2,nếu bạn hiểu đúng và đề đã cho nhầm 1 chi tiết thì theo tui nên sửa lại đề bài là "bố có KG AAa (3n) " .Khi đó cách giải và đáp án của bạn sẽ đúng nếu đề bỏ luôn câu"cho rằng các loại giao tử đều có khả năng thụ tinh" :) Nếu đề vẫn có câu đó mà bạn lí luận như trên thì sẽ đi ngược đề bài ---> đáp án cũng không còn chính xác nữa :)




Câu 3:Thể Barr:
Năm 1948,nghiên cứu of Murray Barr cho thấy:Ở tế bào,kì trung gian trong nhân of tế bào phụ nữ cung như ở các động vât có vú thuộc giống cái có một vật thể lạ bắt màu sẫm,nằm sát màng nhân.Trong khi đó ở nhưng người đàn ông binh thường và những động vật có vú thuộc giống đực thì hoàn toàn không có.Vật thể trên được coi như là vật chỉ định giới tính,và theo truyền thống khoa học,người ta dùng tên của người đã phát hiện ra nó để đặt tên là thể Barr.Thể Barr có thể tìm thấy trong nhân tế bào of tất cả các mô nhưng rõ nhất là ở các tế bào màng nhày khoang miệng,niêm mạc âm đạo
Về sau những nghiên cứu về những trường hợp bất thường về giới tính người ta nhận thấy ở những người đàn ông bị hội chứng Klaifentur(XXy)trong nhân tế bào đều có thể Barr ngược lại ở những người phụ nữ bị hội chứng Turner(XO)thì không có thể Barr.Như vậy số thể Barr có trong tế bào bằng số NST X của tế bào trừ đi 1.Và quả thực ở những người XXX hay XXXY có tới 2 thể Barr
Theo dõi quá trình tự nhân đôi of NST ở kì trung gian,người ta thấy trong tế bào of nữ có 1 trong 2 NST X được nhân đôi chậm hơn các NST # khoảng 2h 30 min.
..................................
----> Thanks rất nhiều về những điều trên,rất đáng tham khảo đối với tui :)



câu 4:con bạch tạng->P dị hợp
P:Aa x Aa ->F1:1/4AA:2/4Aa:1/4aa
Xác suất để sinh 2 đứa con tiếp theo có 1 đứa bạch tạng,1 đứa bình thường là:
{C}_{2}^{1}.3/4.1/4 =37,5%->D
(đứa thứ 2 bình thường,đứa thứ 3 bạch tạng hoặc đứa thứ 2 bạch tạng đứa thứ 3 bình thường)
----> Câu này tương tự câu hỏi trước mà tui đã giải bên topic khác,nhớ topic nào hok cô nương? :p :D


Câu 5.(có trong 1000 câu hỏi sinh)
----> Sách đó tui ko có,câu này cũng chưa học qua lần nào =(( cái này là chương trình 11 nâng cao hả?? Tui ko có sách 11 mới nên không biết zụ này.Nhưng nếu gặp thì tui chọn câu C (suy đoán thôi,hên xui ---> lần này xui rồi b-( )
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Câu 1.Bệnh tiếng mèo kêu ở người được phát hiện nhờ
Chọn câu trả lời đúng:
A.phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B.phương pháp nghiên cứu tế bào.
C.phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.
D.phương pháp nghiên cứu phả hệ.
-------> Vì bệnh tiếng mèo kêu ở người là ĐB mất đoạn NST số 5 (ĐB cấu trúc NST) nên nghiên cứu bộ NST trong tế bào người sẽ phát hiện đc bệnh ---> pp nghiên cứu tế bào (đáp án B)



Câu 2. Điều nào là không đúng trong sự khác biệt của hệ sinh thái nhân tạo với hệ sinh thái tự nhiên?
Chọn câu trả lời đúng:
A.Năng suất sinh học cao hơn
B.Thành phần loài ít hơn
C.Tính ổn định cao hơn>> ko đúng bởi lẽ, sức đề kháng của quần xã nhân tạo yếu hơn>> dễ mắc bệnh .... do đó con người phải cung cấp thuốc cho coác sin vật trong quần xã nhân tạo
D.Khả năng mắc dịch bệnh cao hơn
----> ~O)


Câu 3.Trong NST các phân tử histon liên kết với AND bằng
A. mối liên kết tĩnh điện
B. mối liên kết hidro
C. mối liên kết đồng hoá trị
D. mối liên kết photpho dieste
DNA liên kết với protein Histon bằng liên kết ion.
Liên kết được hình thành giữa các nhánh bên mang điện tích dương của Histon với các nhóm Phosphat mang điện tích âm của DNA
----> Thanks vì lời giải thích rất chi tiết :)


Câu 4. Khi cho lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thu được F1 , cho F1 tiếp tục giao phối với nhau. ở F2 thu được kết quả kiểu hình của các phép lai khác nhau như sau:
Phép lai 1 (I): 9 : 7
Phép lai 2 (II): 9 : 6 : 1
Phép lai 3 (III): 12 : 3 : 1
Phép lai 4 (IV): 13 : 3
Phép lai 5 (V): 15 : 1
Phép lai 6 (VI): 9 : 3 : 4
Phép lai 7 (VII): 9 : 3 : 3 : 1
Khi cho F1 ở các phép lai trên lai phân tích. Kết quả sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 trong các trường hợp:
Chọn một đáp án dưới đây
A. I, II, III.
B. III, IV, VI.
C.III, V, VII.
D.I, IV, V.
----> Vì P thuần chủng tương phản về 1 cặp tính trạng ---> F1 đồng tính có KG dị hợp
----> Từ tỷ lệ phân li KH F2 (đều có 16 kiểu tổ hợp = 4 x 4) ==> F1 dị hợp về 2 cặp gen PLĐL (nghĩa là mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau).
----> F1 dị hợp 2 cặp gen chỉ cho 1 KH về 1 tính trạng (2 gen qui định 1 tính trạng) ==> tính trạng do 2 cặp gen DT theo qui luật tương tác gen chi phối.Từ tỷ lệ phân li KH ở F2 ta có các phép lai 1 2 7 là tương tác kiểu bổ trợ,các phép lai 3 4 là tương tác do gen trội át chế,phép lai 6 tương tác át chế do gen lặn,phép lai 5 tưong tác kiểu cộng gộp.
----> Khi lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen (tức là GP sẽ cho 4 loại giao tử) để đc KH phân li 3:1 theo đề bài (chỉ có 2 loại KH) thì cách dễ nhận biết nhất là xét số loại KH của F2 :D Rõ ràng chỉ có các phép lai 1 4 5 là cho 2 loại KH (dù có tới 9 loại KG trong F2) nên để cho FB phân li KH 3:1 (2 loại Kh) thì 3 phép lai đó chính là đáp án .Các phép lai còn lại F2 đều cho ít nhất 3 loại KH nên rõ ràng nếu chỉ tính về xác suất để FB chỉ cho 2 loại KH thì các phép lai này đều thấp hơn so với 3 phép lai 1 4 5 :D Đó là tui chỉ xét về dấu hiệu để nhận biết,nếu bạn nào còn nghi ngờ về độ chính xác thì...viết các phép lai ra thì sẽ thấy :D . Lưu ý ở phép lai 5 (cộng gộp),thật sự thì không phải chỉ có 2 loại KH,vì ta biết các phép lai có KG Dt theo qui tắc cộng gộp đều xuất hiện 1 dãy các tính trạng trung gian.Nhưng ở đây tỷ lệ KH 15:1 là ý so sánh giữa 2 loại KH có hoặc không có biểu hiện tính trạng đó.Ví dụ màu sắc hạt lúa thì người ta phân biệt có màu(1 dãy các KH có màu từ đậm đến nhạt theo thứ tự số gen trội trong KG giảm dần) và không có màu(màu trắng) ---> 2 loại KH :)

P/S : tui viết dài dòng ở câu này vì muốn các bạn nào chưa hiểu rõ hết các trường hợp cụ thể trong qui luật tương tác gen có thể hiểu đc đáp án và cách giải của tui.Với những bạn đã hiểu rõ thì xin bỏ qua,tui không có ý "múa rìu" b-(



Câu 5: Các tính trạng di truyền liên kết tuyệt đối còn có thể giải thích bằng
A. tính trạng đa gen
B. di truyền chéo
C. di truyền thẳng
D. tác động đa hiệu của gen
---> Hoasakura vẫn giữ vững "phong độ" ---> 5 câu chỉ sai 1 câu :D :p (nhưng làm đc và giải thích đc những câu trên như bài của bạn thì đã làm tui bái phục rồi :D )
----> Còn 1 câu,mời các bạn "xơi nốt" dùm he :D
P/S : Đợt này chỉ có bạn hoasakura post đáp án,mấy "đồng chí" khác im re tức là đồng ý hết luôn hả? :p :D
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

----> Thứ 2,nếu bạn hiểu đúng và đề đã cho nhầm 1 chi tiết thì theo tui nên sửa lại đề bài là "bố có KG AAa (3n) " .Khi đó cách giải và đáp án của bạn sẽ đúng nếu đề bỏ luôn câu"cho rằng các loại giao tử đều có khả năng thụ tinh" Nếu đề vẫn có câu đó mà bạn lí luận như trên thì sẽ đi ngược đề bài ---> đáp án cũng không còn chính xác nữa
cái này làm tớ nhớ ra m ột lần làm kiểm tra ở lớp. Thầy cũng cho là thể 3 nhiễm chứ ko phải tam bội thế mà chúng nó vẫn viết tỉ lệ giao tử như tam bội ( bọn tớ làm bài tập thể mà :D) nhưng do ko chắc lắm nên tớ theo số đông và đáp án là chúng nó đúng. Không biết thầy có nhầm lẫn j` ko
 
C

camdorac_likom

----> + Câu B và D là có thể loại ngay vì pp câu B chỉ xác định đc gen trên NST thường hay NST giới tính (không thể xác định gen đó nằm chính xác trên NST nào),còn pp câu D thì...xem SGK sẽ rõ :D
+ Phương pháp nuôi cấy tế bào sẽ không hợp lí vì pp này thao tác trên "vật liệu" ở cấp độ tế bào,trong khi gen là "vật liệu" ở cấp độ phân tử.Hơn nữa theo tui pp nuôi cấy tế bào ở người chỉ đc ứng dụng rất hạn chế nhằm mục đích chính là chữa bệnh,thay thế những cơ quan bị tổn thương... chứ không thể ứng dụng để nghiên cứu bệnh do ĐB gen gây ra (cấy tức là đưa vào 1 cơ thể nào đó).
+ Câu A theo đó là pp cuối cùng có thể chọn ở câu hỏi này,nhưng thật sự tui chưa hiểu pp này là như thế nào:( Gây ĐB trong ống nghiệm là gây ĐB gen hoặc NST ở tế bào người trong ống nghiệm (đúng hok?),nhưng sau khi gây đB rồi thì làm thế nào để biết là thể ĐB đó sẽ biểu hiện KH như thế nào??:confused: Bởi vì không thể có chuyện cho tế bào đó phát triển thành 1 cơ thể để xem biểu hiện ra KH thế nào đc (ở người không thể có và cũng không cho phép có chuyện đó) Vậy người ta làm sao biết đc ?? Bạn nào biết thì xin post lên để mọi người cùng hiểu rõ hơn he :) Theo tui đây là vấn đề hay,cần hiểu thêm :)
Theo tớ cậu bị rơi vào bẫy rồi.
Những đứa cùng lớp tớ giải thích câu này thế này: là vì nghiên cứu trên người nên chỉ có phả hệ vs trẻ đồng sinh. Trẻ đồng sinh chắc chắn là ko>>> đó là phả hệ. Tớ ko đồng tình với cách giải thích này nhưng theo tớ cách dùng phả hệ là đúng
Có bao giờ cậu tự hỏi là tại sao bệnh bạch tạng là đột biến gen lặn nhưng người ta ko bao giờ nói là gen trên NST nào chưa . Các bệnh di truyền chỉ được nhắc tới cùng với NST và số thứ tự NST ( số 1, số 2 ) chỉ là đb NST cấu trúc hoặc số lượng, tại sao đột biến gen chỉ nói đên hoac là tren NST thường , 2 là tren NST giới tính :) :). MỌi người suy nghĩ tiếp ná.:)>-%%-
 
H

hien_chip

----> Vừa định post bài thì lại thấy tác giả đã "cướp phần" nữa rồi :cool: vì có tới 3 bài tui định post hồi đáp nên phải post theo thứ tự :D.
-----> Câu này dù có đáp án rồi hay chưa thì tui cũng không đồng ý với đáp án trên của bạn :p .Nghe tui "lí sự" đây b-(
----> Thứ nhất,rõ ràng đề đã cho "cho rằng các giao tử đều có khả năng thụ tinh" ,zậy sao ở cách giải trên của bạn lại nói "Do chỉ có giao tử bình thường mới có khả năng sống sót và thụ tinh" :confused: .Đồng ý là chỉ có giao tử bình thường mới thụ tinh,nhưng ở đây đề đã "cho" tức là đã giả sử tất cả "bọn chúng" đều có thể thụ tinh bình thường ---> Câu lí luận trên của bạn là chưa hợp lí và có phần đi ngược đề bài :D
-----> Thứ 2 theo tui cách giải bài này của bạn đã sai ngay từ đầu,lưu ý là bạn sai có thể do đề cho đúng nhưng bạn hiểu sai hoặc là đề cho đã nhầm ở 1 chi tiết nhưng bạn vẫn hiểu đúng ý của đề nên giải ra như zậy.
----> Nếu trường hợp đề cho như zậy là đúng,thì nghĩa là cơ thể bố lúc này là cơ thể ĐB dị bội (thể tam nhiểm 2n+1) và ký hiệu KG của bố AAa phải hiểu là trong bộ NST của bố ở 1 cặp NST tương đồng nào đó thay vì có 2 NST trong cặp thì lại có 3 NST trong cặp đó là AAa.Nếu hiểu như của bạn thì lại hiểu rằng đó là thể tam bội 3n :confused: do đó bạn mới ra đc tỷ lệ các loại giao tử khi bố GP là 2/3A và 1/3a (loại Aa và AA theo bạn là không thụ tinh đc nên bị loại bỏ).Do bạn dã hiểu sai đề vì đề cho bố là 2n+1 (thể tam nhiểm) chứ không phải là 3n (thể tam bộ) ---> nên cách giải và đáp số xem như sai hết :(
Theo như trường hợp trên thì phải giải như sau. Mẹ (2n) có Kg Aa (Aa là 2 NST trong cặp NST tương đồng đang xét) GP cho 2 loại giao tử tỷ lệ 1/2 A và 1/2 a .Bố (2n+1) có KG AAa (có 3 NST trong 1 cặp NST tương đồng đang xét) Gp sẽ cho 2 trường hợp : i) 1/2 AA : 1/2 a hoặc ii) 1/2 A : 1/2 Aa (nghĩa là sẽ cho 1 loại gt bình thường với n NST và 1 loại không bình thường với n+1 NST)
----> TH i) F1 : 1/4 AAA : 1/4 Aa: 1/4 AAa : 1/4 aa
==> 3 tròn : 1 dài (đáp án D)
----> TH ii) F1 : 1/4 AA : 1/4 AAa : 1/4 Aa : 1/4 Aaa
===>100% tròn (không có đáp án đúng)
-----> Túm lại câu này nếu theo trường hợp đề đúng như zậy thì...không có đáp án đúng cho cả 2 trường hợp trên :confused:


----> Thứ 2,nếu bạn hiểu đúng và đề đã cho nhầm 1 chi tiết thì theo tui nên sửa lại đề bài là "bố có KG AAa (3n) " .Khi đó cách giải và đáp án của bạn sẽ đúng nếu đề bỏ luôn câu"cho rằng các loại giao tử đều có khả năng thụ tinh" :) Nếu đề vẫn có câu đó mà bạn lí luận như trên thì sẽ đi ngược đề bài ---> đáp án cũng không còn chính xác nữa :)

he he đã woa!lại được cãi nhau(nói chơi thui đấy đừng có hiểu lầm)
thứ nhất:đề bài là hoàn toàn chính xác,bố có KG:AAa(2n+1),khi giảm phân sẽ cho các loại giao tử như sau:1/6AA:2/6Aa:2/6A:1/6a(theo quy tắc hình chữ nhật,mỗi đỉnh của hình chữ nhật là 1 alen trong kiểu gen,ta có hình chữ nhât AAa0,nối 2 đường chéo,và đếm thì được tỉ lệ các giao tử trên,cách này rất hay tìm tỉ lệ các loại giao tử of thể tam bội,tứ bội,hay tam nhiễm đều được)
thứ 2 là đề bài cho các loại giao tử đều có khả năng thụ tinh thì đang lẽ là phải tạo ra số loại giao tử như đã tính trên viết sơ đồ lai tính ra kết quả 11 tròn:1 dài
nhưng như mọi người bít là ở đây,bố có KG (2n+1),khi giảm phân sẽ cho ra các hạt phấn,mà số hạt phấn thì nhiều vô kể mà noãn thì chỉ có 1 mà thôi,vì thế cho nên bọn chung phải ''đánh nhau'' (giống người thế không bít,bọn nì cũng khôn thật:D),chịu ảnh hưởng của chọn lọc,người ta thấy rằng chỉ có các giao tử bình thường mới có khả năng thụ tinh,còn giao tử 2n thì bị chết hết(khổ thân:D)vì thế nên tỉ lệ giao tử còn lại sẽ là:
2/3A:1/3a ->5 tròn:1 dài
nếu đề cho mẹ(2n+1),bố(2n)ngược lại với bài toán lúc nãy thì đáp án là 11:1
Hình như Hiền nhớ không nhầm thì sách bài tập sinh 12(cũ)có 1 bài dạng nì thì phải(câu 7 trang 29)
Túm lại đáp án tui đưa ra là hoàn toàn chính xác.Các bạn đọc kĩ xem có đồng ý với suy luận(có căn cứ)như thế không nhé!:)

úi da đền giờ khua bếp rùi...........cắm cơm cái đã
 
Last edited by a moderator:
H

hoasakura

Làm thế nào có thể biết được 1 gen quy định bệnh nào đó nằm trên NST nào trong bộ NST người
A. gây đột biến TRONG ỐNG NGHIỆM
B. nghiên cứu phả hệ
C. Phương pháp nuôi cấy tế bào
D. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
tớ nghĩ thế này các bệnh đc quy định bởi gen nằm trên nhiém sắc thể>> qua nghiên cứu phả hệ ta sẽ thấy hiện tượng di truyền chéo nếu gen nằ trên NST X hoặc xuất hiện ở cả hai giới với tỉ lệ ko đồng đều , còn nếu gen nằm trên NST Y >> bệnh chỉ xuất hiện ở con trai
còn nếu gen nằm tren nhiễm sắc thể thường thì ta sẽ thấy tỉ lệ thong thường là đồng đều ở hai giới


Câu 5: Các tính trạng di truyền liên kết tuyệt đối còn có thể giải thích bằng
A. tính trạng đa gen
B. di truyền chéo
C. di truyền thẳng
D. tác động đa hiệu của gen ko chắc lắm :(
 
H

hoasakura

Câu 5. Đột biến mất cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 91 của một gen thì nó có thể làm biến đổi các axit amin từ vị trí thứ mấy cho đến cuối chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp?
Chọn câu trả lời đúng
A.31
B.30
C.32
D.29
tớ vừa đi học về ^^ lên post luôn câu trả lời đáp án đúng là đáp
án B cả nhà ợ ^^! cách giải thích như của anh young và bạn camdorac


còn câu Liên kết giới tính không hoàn toàn là hiện tượng
Chọn câu trả lời đúng
A. các gen vừa nằm trên NST thường vừa nằm trên NST giới tính.
B. các gen trên NST giới tính có xảy ra hoán vị gen.
C. các gen trên NST giới tính X không có alen trên NST giới tính Y hoặc ngược lại.
D. các gen trên NST giới tính X có alen trên NST giới tính Y.
đáp án D là đáp án đúng cách giải thích như của bạn Minh xìtin ;))
 
H

hien_chip



Câu 5: Các tính trạng di truyền liên kết tuyệt đối còn có thể giải thích bằng
A. tính trạng đa gen
B. di truyền chéo
C. di truyền thẳng
D. tác động đa hiệu của gen

theo tớ đáp án A mới chính xác,để làm được câu nì thì phải hiểu rõ ''tính trạng di truyền tuyệt đối''là cái rì?theo tớ hiểu 1 cách chủ quan thì''tính trạng di truyền tuyệt đối'' là tính trạng do các gen di truyền liên kết tuyệt đối quy định->tính trạng này do nhìu gen quy định
đây chỉ là suy nghĩ of riêng tớ.có đúng đáp án không hả cukhoaithui?
nếu có ai định nghĩa chính xác được khái niệm ''tính trạng di truyền tuyệt đối'' thì tớ sẽ cảm ơn rất nhìu nhìu
 
C

cukhoaithui

he he đã woa!lại được cãi nhau(nói chơi thui đấy đừng có hiểu lầm)
thứ nhất:đề bài là hoàn toàn chính xác,bố có KG:AAa(2n+1),khi giảm phân sẽ cho các loại giao tử như sau:1/6AA:2/6Aa:2/6A:1/6a(theo quy tắc hình chữ nhật,mỗi đỉnh của hình chữ nhật là 1 alen trong kiểu gen,ta có hình chữ nhât AAa0,nối 2 đường chéo,và đếm thì được tỉ lệ các giao tử trên,cách này rất hay tìm tỉ lệ các loại giao tử of thể tam bội,tứ bội,hay tam nhiễm đều được)
thứ 2 là đề bài cho các loại giao tử đều có khả năng thụ tinh thì đang lẽ là phải tạo ra số loại giao tử như đã tính trên viết sơ đồ lai tính ra kết quả 11 tròn:1 dài
nhưng như mọi người bít là ở đây,bố có KG (2n+1),khi giảm phân sẽ cho ra các hạt phấn,mà số hạt phấn thì nhiều vô kể mà noãn thì chỉ có 1 mà thôi,vì thế cho nên bọn chung phải ''đánh nhau'' (giống người thế không bít,bọn nì cũng khôn thật:D),chịu ảnh hưởng của chọn lọc,người ta thấy rằng chỉ có các giao tử bình thường mới có khả năng thụ tinh,còn giao tử 2n thì bị chết hết(khổ thân:D)vì thế nên tỉ lệ giao tử còn lại sẽ là:
2/3A:1/3a ->5 tròn:1 dài
nếu đề cho mẹ(2n+1),bố(2n)ngược lại với bài toán lúc nãy thì đáp án là 11:1
Hình như Hiền nhớ không nhầm thì sách bài tập sinh 12(cũ)có 1 bài dạng nì thì phải(câu 7 trang 29)
Túm lại đáp án tui đưa ra là hoàn toàn chính xác.Các bạn đọc kĩ xem có đồng ý với suy luận(có căn cứ)như thế không nhé!:)

úi da đền giờ khua bếp rùi...........cắm cơm cái đã
---->:confused: Tui chưa bao giờ đc biết rằng qui tắc hcn lại sử dụng đc cho KG thể dị bội (ở đây là thể tam nhiểm) :( HƠn nữa bạn hiền nên xem lại,nếu đề cho KG bố là 2n+1 thì nghĩa là thể tam nhiểm chứ không phải tam bội,mà nếu là thể tam nhiểm thì theo tui không thể GP cho các loại giao tử phân li như tỷ lệ bạn nói đc :confused: Bởi vì lúc này AAa không phải là alen như bạn hiền vừa giải thích ở trên,nó phải hiểu là 3 NST của 1 cặp tương đồng (thay vì bình thường có 2 NST thì giờ có 3 NST) Khi đó GP sẽ chỉ chó 2 loại giao tử như tui đã nói ở bài trước,1 loại n NST bình thường,1 loại n+1 NST @-) Đây là kiến thức cơ bản của phần thể dị bội,nếu nói như bạn hiền hoá ra SGK giải thích sai cơ chế hình thành người có 3 NST 21 gây hội chứng Down sao???

----> Còn ý giải thích cho câu nói đề cho thì tui cũng vẫn giữ nguyên ý kiến cũ ở bài trước,khi đề bài đã cho "nếu..." thì phải hiểu là đó là đk giả định đc đề mặc nhiên công nhận,mà giả định thì có thể không cần đúng với thực tế.Cách giải thích của bạn hiền như vậy tui thật sự là chưa thoả mản :p Nếu như cách hiểu của bạn hiền và đáp án ra là giống nhau thì tui không có ý kiến gì nữa :| Dạng câu như vậy tui "bó tay" @-)
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Làm thế nào có thể biết được 1 gen quy định bệnh nào đó nằm trên NST nào trong bộ NST người
A. gây đột biến TRONG ỐNG NGHIỆM
B. nghiên cứu phả hệ
C. Phương pháp nuôi cấy tế bào
D. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
tớ nghĩ thế này các bệnh đc quy định bởi gen nằm trên nhiém sắc thể>> qua nghiên cứu phả hệ ta sẽ thấy hiện tượng di truyền chéo nếu gen nằ trên NST X hoặc xuất hiện ở cả hai giới với tỉ lệ ko đồng đều , còn nếu gen nằm trên NST Y >> bệnh chỉ xuất hiện ở con trai
còn nếu gen nằm tren nhiễm sắc thể thường thì ta sẽ thấy tỉ lệ thong thường là đồng đều ở hai giới

----> Nếu mà đề cho là "phân biệt gen qui định bệnh nào đó nằm trên NST thường hay giới tính " thì pp phả hệ là chính xác .Nhưng theo như kiểu đề cho như trên thì tui nghĩ là muốn xác định gen đó nằm trên NST cụ thể nào (số mấy) chứ không phải là trên NST thường hay GT :p (nếu mà đơn giản như zậy thì ... quá sướng rồi b-( )



Câu 5: Các tính trạng di truyền liên kết tuyệt đối còn có thể giải thích bằng
A. tính trạng đa gen
B. di truyền chéo
C. di truyền thẳng
D. tác động đa hiệu của gen ko chắc lắm :(
----> Giải thích nghe đi cô nương ;) cứ cho là đúng đi,nhưng phải nói nghe đc thì mới chấp nhận :D
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

theo tớ đáp án A mới chính xác,để làm được câu nì thì phải hiểu rõ ''tính trạng di truyền tuyệt đối''là cái rì?theo tớ hiểu 1 cách chủ quan thì''tính trạng di truyền tuyệt đối'' là tính trạng do các gen di truyền liên kết tuyệt đối quy định->tính trạng này do nhìu gen quy định
đây chỉ là suy nghĩ of riêng tớ.có đúng đáp án không hả cukhoaithui?
nếu có ai định nghĩa chính xác được khái niệm ''tính trạng di truyền tuyệt đối'' thì tớ sẽ cảm ơn rất nhìu nhìu

----> Tính trạng do nhiều gen qui định thì sao gọi là DT tuyệt đối hả tiểu thư :cool: Chú ý là tính trạng chứ không hỏi gen nhá :D
P/S : để bạn hoasakura giải thích nghe đã he :p
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

cái này làm tớ nhớ ra m ột lần làm kiểm tra ở lớp. Thầy cũng cho là thể 3 nhiễm chứ ko phải tam bội thế mà chúng nó vẫn viết tỉ lệ giao tử như tam bội ( bọn tớ làm bài tập thể mà :D) nhưng do ko chắc lắm nên tớ theo số đông và đáp án là chúng nó đúng. Không biết thầy có nhầm lẫn j` ko

----> Tui chưa bao giờ đc học như zậy,cô giáo dạy sinh của tui khi dạy về sự GP của các thể dị bội và đa bội có đề cập đến các qui tắc tam giác và hcn nhưng chỉ ứng dụng cho thể đa bội thôi. Hơn nữa tui có thể CM đc điều tui nói là đúng :) Nhưng phải nghe bạn hiền nói trước đã :D
P/S : "chiến sự" lại sắp nổ ra đây **==
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Theo tớ cậu bị rơi vào bẫy rồi.
Những đứa cùng lớp tớ giải thích câu này thế này: là vì nghiên cứu trên người nên chỉ có phả hệ vs trẻ đồng sinh. Trẻ đồng sinh chắc chắn là ko>>> đó là phả hệ. Tớ ko đồng tình với cách giải thích này nhưng theo tớ cách dùng phả hệ là đúng
----> Tui cũng không đồng ý với cách giải thích như zậy.Bạn nói các bạn đó hãy giở SGK 12 nâng cao trang 110 xem nghiên cứu trên người còn những pp nào khác nữa chứ không phải chỉ có 2 pp kia :(


Có bao giờ cậu tự hỏi là tại sao bệnh bạch tạng là đột biến gen lặn nhưng người ta ko bao giờ nói là gen trên NST nào chưa . Các bệnh di truyền chỉ được nhắc tới cùng với NST và số thứ tự NST ( số 1, số 2 ) chỉ là đb NST cấu trúc hoặc số lượng, tại sao đột biến gen chỉ nói đên hoac là tren NST thường , 2 là tren NST giới tính :) :). MỌi người suy nghĩ tiếp ná.:)>-%%-
------> Câu hỏi bạn đặt ra rất hay :) Nhưng tui nghĩ người ta nói như vậy có nhiều lí do,thứ nhất là trong khuôn khổ 1 bài tập nào đó người ta thường chỉ nói bệnh do 1 ĐB gen trên NST thường hoặc giới tính gây ra là để đơn giản hóa bớt đề bài ---> tập trung vào những chi tiết trọng tâm của đề ; thứ 2 cơ chế phát sinh của các bệnh liên quan đến ĐB vật chất DT thường rất phức tạp,những kiến thức về một số bệnh mà chúng ta đc học chỉ là nói sơ lược đủ để học sinh phổ thông có thể hiểu đc ---> nói chi tiết bệnh do gen nằm trên NST số mấy của loài nào để làm gì khi điều đó chỉ gây phức tạp thêm kiến thức Sinh phổ thông vốn đã quá phức tạp với học sinh phổ thông rồi :(.
----> Vậy xin đặt ngược câu hỏi với bạn,nếu bạn nói như vậy nghĩa là bạn nghĩ rằng 1 bệnh nào đó đc qui định bởi 1 gen bị ĐB nào đó đều biểu hiện giống hệt nhau dù gen ĐB đó nằm trên NST nào cũng đc (chỉ cần phân biệt gen trên NST thường và gen trên NST giới tính là đủ) ??? Tức là ví dụ 1 bệnh do 1 gen ĐB trên NST số 1 cũng sẽ giống với bệnh do gen ĐB đó nằm trên NST số 2 qui định??? Nếu hiểu như zậy thì tui nghĩ là chưa chính xác . Bởi vì các NST trong bộ NST không chỉ khác nhau về hình dạng,kích thước,mà chủ yếu là các gen nằm trên đó. Chính do thành phần và trình tự xếp các gen trên các NST khác nhau đã tạo nên sự khác nhau giữa các NST trong bộ NST của loài ----> Đó là cơ sở để hiểu rằng xác suất để tìm thấy 2 người (hoặc SV SSHT) hoàn toàn giống nhau là rất rất rất thấp @-) Và nếu như vậy thì bệnh do ĐB gen trên mỗi NST sẽ khác nhau chứ không thể hiểu là chỉ có 2 trường hợp (gen ĐB trên các NST thường và gen trên NST giới tính) :|
----> Bạn hãy xem kỹ bài viết của tui và suy nghĩ thử he :) Sau đó xin cho tui đc biết ý kiến của bạn :)
P/S : câu trắc nghiệm đó của bạn đưa ra nếu là "hay" ở chỗ là "đáp án chính là đáp án dễ nhận thấy nhất trong các đáp án đề cho" thì tui bó tay =(( cứ tường bạn sẽ đưa ra 1 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến 1 vấn đề mới nào đó về nghiên cứu Dt ở người chứ =(( Nếu đáp án chính là pp phả hệ thì đúng là tui bị dính bẫy b-( Nhưng không phải là bẫy của đề bài mà là bẫy của...bạn =(( vì khi post câu này lên bạn nói rằng câu này mới thật sự là hay (hay hơn câu tương tự mà tui đã post) ----> tui cứ tưởng sắp đc nghe 1 ý kiến mới về 1 pp nghiên cứu mới =((
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

Câu 5. Đột biến mất cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 91 của một gen thì nó có thể làm biến đổi các axit amin từ vị trí thứ mấy cho đến cuối chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp?
Chọn câu trả lời đúng
A.31
B.30
C.32
D.29
tớ vừa đi học về ^^ lên post luôn câu trả lời đáp án đúng là đáp
án B cả nhà ợ ^^! cách giải thích như của anh young và bạn camdorac
------> Thật sự rất..."hụt hẩng" khi nghe câu này của bạn =(( Vậy thì cứ xem như câu đó tui hiểu sai,làm phức tạp vấn đề lên---> thành thật xin lỗi các bạn đã theo dõi và cùng thảo luận về câu đó :(
P/S : nhưng không hiểu sao khi đọc lại đề câu đó tui vẫn cứ nghĩ mình hiểu đúng :D ---> vấn đề này xin đc giử làm "của riêng" he :p Nếu đc chắc tui sẽ nạp zô tài khoản hocmai 1 ít để hỏi đáp án này quá :D Sinh đúng là không đơn giản,có khi giáo viên còn nhầm chứ không riêng gì học sinh (trường hợp câu hỏi 2^7 của bạn camdorac là 1 ví dụ :( )


còn câu Liên kết giới tính không hoàn toàn là hiện tượng
Chọn câu trả lời đúng
A. các gen vừa nằm trên NST thường vừa nằm trên NST giới tính.
B. các gen trên NST giới tính có xảy ra hoán vị gen.
C. các gen trên NST giới tính X không có alen trên NST giới tính Y hoặc ngược lại.
D. các gen trên NST giới tính X có alen trên NST giới tính Y.
đáp án D là đáp án đúng cách giải thích như của bạn Minh xìtin ;))

-----> Sao giống "vừa đấm vừa xoa" quá :p Dù sao cũng thanks bạn hoa vì đã bỏ thời gian không ngại đường xa vất vả "lặn lội thân cò" đi hỏi dùm mấy câu này :D nhưng đừng kêu tui là xì tin @-) thật sự hơi bị "di ứng" với từ đó ----> cao tuổi rồi :cool:
 
Last edited by a moderator:
C

cukhoaithui

hoa mắt quá,jảm kích thước chữ đi bạn ơi.............

----> Ặc :( Xin lỗi bạn nhưng không phải cở chữ như zậy là dễ xem hơn sao??? :( Nếu để nhỏ lại nữa thì lí nhí rất khó đọc ---> chính vì có bạn đã góp ý nên tui mới sửa lại to như bi giờ @-) Bạn không xem đc ah?? :(

P/S : mod thông cảm ---> spam vì ...bất khả kháng b-(
 
Last edited by a moderator:
H

hoasakura

Câu 5: Các tính trạng di truyền liên kết tuyệt đối còn có thể giải thích bằng
A. tính trạng đa gen
B. di truyền chéo
C. di truyền thẳng
D. tác động đa hiệu của gen
tớ chọn đáp án này vì thấy nó có nét tương đôngvới di truyền liên kết : tính trạng di truyền liên kêt tuyệt đối là những tính trạng luôn đi kèm với nhau , luôn dính lấy nhau đấy ợ ( tức là khi quan sát ta sẽ thấy có thằng này nhất định là có thằng kia)
tác động đa hiệu của gen tức là một gen qui định nhiều tính trạng(khi gen này biểu hiện kiểu hình thì nó ko chỉ biểu hiện một kiểu hoa tím mà con có hạt nâu, nách lá có một chấm đen ) các bạn có thể đọc thêm các ví dụ trong sgk trang 52 sách nâng cao

P/S cukhaoithui : hiz suýt gõ củ khoai thiu :p để cỡ chữ số 3 số 2 hoặc cho nó in đậm là đủ ,àh thêm màu mè cho sinh động thì càng tốt ^^! cỡ số 4 đúng là hơi to :p định góp ý nhưng ma thấy ngại sợ kêu lý sự
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

Thì ai cũng hiểu thể tam nhiễm là như thế nào rùi!
Ở đây ta đang xét KG AAa chứ không phải là đang xét 3 NST(trong 1 cặp),vì là số lượng gen trên NST là rất nhìu,người ta không thể xét phức tạp như thế(KG:là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào of cơ thẻ sinh vật,NHƯNG trên thực tế,nói tới KG là người ta nói tới 1 vài cặp gen liên quan đến 1 vài cặp tính trang đang nghiên cứu)
Thêm nữa,đề ra như thế là để lừa thí sinh mà thôi.
Vì đề này Hiền sưu tập ở đề thi thử of tỉnh khác,sau đó nhờ thầy giải đáp án,câu nì trong đề là mẹ:AAa x Aa(bố) và đáp án là 11tròn:1 dài
Nhưng sau đó Hiền đổi lại đề như trên,giải ra 5:1(thầy cũng cho đáp án như thế)
Mình nêu ra chỉ là mún góp thêm cho topic thui,mọi người hiểu được thì mình cũng rất vui.Nhưng ko ai có ý kiến gì nữa sao?(bùn quá)
mà có ai xem bài 7 trang 29 SBT sinh 12 cũ chưa?có bài tương tự đó.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom