Tàng Sinh Các_Kho tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh hay kèm lời giải và đáp án chi tiết

C

cukhoaithui

Tiếp tục "chiến" nè

Những ngày gần đây topic sôi nổi hẳn lên rất nhiều làm tui thật sự bất ngờ và rất dzui ^^.Xin cám ơn tất cả các bạn đã theo dõi và tham gia thảo luận,cám ơn những bạn đã "góp vốn" để topic ngày càng "giàu" ^^.Trong lúc tranh luận dù ai đúng ai sai thì cũng không quan trọng,mỗi ý kiến của mỗi người luôn đc trân trọng và lắng nghe vì tranh luận là để cùng tiến bộ :D. Trong lúc "hăng say" thảo luận nếu có lỡ lời làm các bạn không vui,tui xin các bạn thứ lỗi và bỏ qua dùm tui :)


Xin góp thêm mấy câu để mọi người lại có việc mà làm :D

Câu 1.Bệnh tiếng mèo kêu ở người được phát hiện nhờ
Chọn câu trả lời đúng:
A.phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B.phương pháp nghiên cứu tế bào.
C.phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.
D.phương pháp nghiên cứu phả hệ.



Câu 2. Điều nào là không đúng trong sự khác biệt của hệ sinh thái nhân tạo với hệ sinh thái tự nhiên?
Chọn câu trả lời đúng:
A.Năng suất sinh học cao hơn
B.Thành phần loài ít hơn
C.Tính ổn định cao hơn
D.Khả năng mắc dịch bệnh cao hơn



Câu 3.Trong NST các phân tử histon liên kết với AND bằng
A. mối liên kết tĩnh điện
B. mối liên kết hidro
C. mối liên kết đồng hoá trị
D. mối liên kết photpho dieste


Câu 4. Khi cho lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thu được F1 , cho F1 tiếp tục giao phối với nhau. ở F2 thu được kết quả kiểu hình của các phép lai khác nhau như sau:
Phép lai 1 (I): 9 : 7
Phép lai 2 (II): 9 : 6 : 1
Phép lai 3 (III): 12 : 3 : 1
Phép lai 4 (IV): 13 : 3
Phép lai 5 (V): 15 : 1
Phép lai 6 (VI): 9 : 3 : 4
Phép lai 7 (VII): 9 : 3 : 3 : 1
Khi cho F1 ở các phép lai trên lai phân tích. Kết quả sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 trong các trường hợp:
Chọn một đáp án dưới đây
A. I, II, III.
B. III, IV, VI.
C.III, V, VII.
D.I, IV, V.


Câu 5: Các tính trạng di truyền liên kết tuyệt đối còn có thể giải thích bằng
A. tính trạng đa gen
B. di truyền chéo
C. di truyền thẳng
D. tác động đa hiệu của gen

 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

đáp án là 2^7. Chốc phải ngồi ngâm lại cách lí giải của cukhoaithui,
Còn cái câu chuỗi thức ăn. Tớ cũng nghĩ đến việc năng lượng truyền qua càng nh` mắt xích thì càng giảm do hiệu suất qua mỗi mắt là 0.1 % ( đúng ko nhỉ). Nhưng đáp án trong SBT sinh cơ bản lại khác hẳn. Trong quyển Cơ sở sinh thái học có viết thế này:" Ở xích thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến bậc cao, càng lên cao năng lượng tích tụ trong mỗi bậc càng giảm, SONG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HAY SỰ GIÀU NĂNG LƯỢNG TÍNH TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM CÀNG LỚN" . Đây là giáo trình đại học,không biết câu trả lời này có đi quá khả năng suy luận của bọn mình không?
@cukhoaithui: uhm, có lẽ ở một góc cạnh nào đó, tớ học Sinh cứng nhắc ( có phần rụt rè) thật. Có lẽ là hệ quả của nhiều thất bại thôi. Như tớ nói ở trước đấy nhiều lúc suy nghĩ riêng của mình nếu không có kiểm chứng bằng thực nghiệm ( Sinh học mà) thì khó mà đúng được; tất nhiên là loại trừ những tư duy kiểu Sinh-Toán ra, nên là phải bất đắc dĩ dựa vào sách giáo khoa. Ngày xưa, tớ có bạn suốt ngày hỏi tại sao lại thế, có những câu hỏi nghe thật đơn giản nhưng để trả lời nó thì phải học dài dài.Nói chung là cũng tùy dạng bài , mình phải suy luận hoặc dựa vào sách. Chắc bây giờ tớ phải flexible hơn thôi.

Mà cái câu 2^7 kia kìa. Bọn tớ cũng tranh luận giữa 2^6 và 2^7 đấy. Vì cậu viết dài quá nên chốc mới đọc được. Mà cậu nghĩ kĩ chưa đấy. Thầy Chủ nhiệm khối và bạn Nhất QG chọn 2^6, thầy ra đề cho đáp án là 2^7.Người đúng sẽ đúng :D
 
C

camdorac_likom

-----> Tui cũng suy nghĩ đến đáp án B rồi,nhưng tui nghĩ nhân tố ánh sáng là nhân tố cơ bản nhất tác động rõ rệt nhất đến sự phát triển và sinh trưởng của SV.Cường độ ánh sáng giữa MT cạn và nước thế nào thì ai cũng rõ dù không đc học về điều đó .Với lại câu B tui thấy không rõ ràng (theo ý tui),nói nồng độ Oxi là nói đến khí Oxi hay nguyên tử Oxi??? Trong nước cũng có Oxi mà??Nếu nói nồng độ khí Oxi thì rõ ràng trên cạn hơn lá chắc rồi.Nhưng nếu là Oxi nguyên tử thì...tui không chắc Môi trường nước chiếm phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất,đại dương chứa 1 lượng Oxi nguyên tử không phải là nhỏ(trong nước).Vì câu B còn chưa rõ như vậy,và vì tui chưa hiểu lắm nên tui loại Tại sao có 1 đáp án mình biết chắc là đúng theo yêu cầu đề bài lại không chọn mà đi chọn 1 đáp án mình chưa hoàn toàn hiểu về nó??? Trong quá trình làm bài thi Sinh,tui đều sử dụng kiến thức nền để suy luận tìm ra đáp án,nếu tui suy nghĩ thấy nó đúng thì tui chọn (nếu lựa chọn đó có sai thì ít ra là tui đã hiểu sai chứ không phải là không chịu suy nghĩ rồi đánh bừa )

Tớ nghĩ không ai đánh đố cái kiểu oxi nguyên tử với oxi phân tử đâu!
Lúc đầu tớ cũng chọn ánh sáng vì cũng nghĩ nó ảnh hưởng sâu sắc hơn so với nồng độ oxi. Nhưng mà mọi người ngẫm lại tính chất của câu hỏi đi , chỉ là điểm khác nhau giữa 2 môi trường. Đáp án là : B . Tớ đã hỏi bạn T. học đội tuyển(ko có nghĩa là luôn dúng) thì bạn cũng chọn B thì tớ cũng cãi lại như các cậu vầy. Rồi bạn ý bảo là trên cạn thì có 2 kiểu, 1 là "nơi hầm tối" ( hang, hốc, bóng râm ý ) và"nơi sáng nhất" ( chỗ ko có bóng ) nên ánh sáng là chưa đầy đủ. Hơn nữa rất khó đánh giá oxi hay ánh sáng là nhân tố quan trọng hơn, chúng đều liên quan nhau trong một hoạt động j đó của SV . Nếu chỉ xét về 1 phương diện nào đó thì sẽ có nhân tố quan trọng hơn, ví dụ , nguồn gốc năng lượng thì đó ánh sáng :D
Nên là trước mắt tớ bị thuyết phục bởi đáp án B. Các cậu có ý kiến thêm j` ko! READY TO HEAR
 
Y

youngyoung0

Một loài sinh vật có 2n=12 NST. Một đột biến mất đoạn NST xảy ra ở 1 NST của cặp NST tương đồng số 2. Nếu không có trao đổi chéo và ko có đột biến thì số loại giao tử sinh vật đó có thể tạo ra là:
a/ 2^6
b/ 2^12
c. 2^13
D. 2^7

:)

tui chỉ nghĩ chỉ cần dùng 1 ý để nói lên toàn bộ vấn đề

đột biến mất đọan -----> mất alen------> thay đổi số lọai giao tử
đáp án chính xác là 2^7

tuy nhiên nếu đề không nói " không có đột biến " lại phát sinh nhiều thứ

Mẹo ở đây là : đột biến mất đọan --> số giao tử >2^6 --->
với cái đáp án chênh lệch quá mức thì tui đảm bảo chọn đáp án gần 2^6 là chính xác nhất
mình xin mở rộng têm 1 chút nữa vậy vơi đột biến mất đọan ở:
1. cặp số 3
2. cặp số 4
3... cặp số n thì sao
?????
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

tớ nghĩ cái mấu chốt tranh cãi giữa 2^6 và 2^7 ở đây là:
Với những người chọn 2^6:
-Tớ ghi nhận một ý kiến của cukhoai là mỗi NST trong cặp tương đồng là unique, nói chung là riêng, cá biệt. VẬy nên đột biến mất đoạn chỉ biến một NST trong cặp tương đồng thành một NST khác và vai trò và sự unique của nó vẫn ko thay đổi . Tức là những người chọn 2^6 ko tính đến trường hợp còn một dòng tế bào ko mang đột biến và dòng tế bào mất đoạn của NST tương đồng bên kia. Tớ ko nghĩ cần thiết phải tính 2 trường hợp mất đoạn NST này hay kia của cặp tương đồng. Chỉ là giao tử ở đây là giao tử của tế bào mang mất đoạn thôi hay xét trên cấp độ cao hơn là có thể có n~ tế bào ko mang đb. Vấn đề ở đây là 1 số hay tất cả mang đột biến mất đoạn; và số giao tử ở đây là xét trên cấp độ cá thể hay quần thể. Ta coi tế bào mang mất đoạn là tế bào phát sinh giao tử
- đối với những người chọn 2^7 thì đúng như cukhoai vừa nói đấy.
@còn về đề bài: tớ đánh ra theo trí nhớ :D nên mọi người hiểu là KHÔNG CÓ THÊM đột biến & trao đổi chéo nữa.
@ câu này cũng bình thường mà ko hay lắm. CẬu giải thích cái phần công thức 2^n hình tượng thật đấy. Nếu tớ là bộ trg` bộ GD cho cậu viết sách luôn. Ở lớp bọn tớ vẫn dùng luôn công thức này làm, nhưng chứng minh bằng quy nạp (toán quá nhỉ !) nhưng cách giải thích của cậu rất là... tốt.
Nói chung là : bọn mình ko nên giấu dốt, ko nên giấu tài, vô tư , khách quan là được. Tớ sẽ tích cực hơn :D
 
C

camdorac_likom

Câu 1.Bệnh tiếng mèo kêu ở người được phát hiện nhờ
Chọn câu trả lời đúng:
A.phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B.phương pháp nghiên cứu tế bào.
C.phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.
D.phương pháp nghiên cứu phả hệ.
câu này chọn B do tiếng mèo kêu là đột biến NST nên tất nhiên là nghiên cứu tế bào
Tớ có câu này hay hơn
Làm thế nào có thể biết được 1 gen quy định bệnh nào đó nằm trên NST nào trong bộ NST người
A. gây đột biến TRONG ỐNG NGHIỆM
B. nghiên cứu phả hệ
C. Phương pháp nuôi cấy tế bào
D. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
 
C

cukhoaithui

Còn cái câu chuỗi thức ăn. Tớ cũng nghĩ đến việc năng lượng truyền qua càng nh` mắt xích thì càng giảm do hiệu suất qua mỗi mắt là 0.1 % ( đúng ko nhỉ). Nhưng đáp án trong SBT sinh cơ bản lại khác hẳn. Trong quyển Cơ sở sinh thái học có viết thế này:" Ở xích thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến bậc cao, càng lên cao năng lượng tích tụ trong mỗi bậc càng giảm, SONG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HAY SỰ GIÀU NĂNG LƯỢNG TÍNH TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM CÀNG LỚN" . Đây là giáo trình đại học,không biết câu trả lời này có đi quá khả năng suy luận của bọn mình không?
----> Giáo trình ĐH thì tui nghĩ không thể sai rồi,ý mà bạn in rõ lên đó cũng là điều tui có nói trong phần lí giải trước.Rõ ràng ai cũng hiểu là thịt cá trứng phải cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể người hơn là rau củ :) Tuy nhiên theo như bạn nói thì ý này là trong giáo trình ĐH nên tui nghĩ sẽ không phù hợp nếu lấy kiến thức của ĐH để giải thích cho 1 câu hỏi thuộc phần phổ thông.Không phải nói vậy nghĩa là kiến thức ĐH và phổ thông mỗi cái nói 1 kiểu khác nhau về cùng 1 kiến thức,cả 2 đều nói đúng về kiến thức đó nhưng ĐH thì nghiên cứu ở một tầm rộng và sâu hơn phổ thông,nên có thể không phù hợp. Nói chung là nếu chọn thì tui chọn chuỗi ít mắc xích nhất mặc dù vẫn thấy...quái quái (nói ở bài trước rồi đó) b-(

@cukhoaithui: uhm, có lẽ ở một góc cạnh nào đó, tớ học Sinh cứng nhắc ( có phần rụt rè) thật. Có lẽ là hệ quả của nhiều thất bại thôi. Như tớ nói ở trước đấy nhiều lúc suy nghĩ riêng của mình nếu không có kiểm chứng bằng thực nghiệm ( Sinh học mà) thì khó mà đúng được; tất nhiên là loại trừ những tư duy kiểu Sinh-Toán ra, nên là phải bất đắc dĩ dựa vào sách giáo khoa. Ngày xưa, tớ có bạn suốt ngày hỏi tại sao lại thế, có những câu hỏi nghe thật đơn giản nhưng để trả lời nó thì phải học dài dài.Nói chung là cũng tùy dạng bài , mình phải suy luận hoặc dựa vào sách. Chắc bây giờ tớ phải flexible hơn thôi.
----> Kể bạn nghe về "sự nghiệp thi cử" của tui cho xả stress chút he :) tui thi Y đã 4 năm,năm đầu tiên thi Y chỉ học Sinh trong...1 đêm----> làm đc 1 điểm b-( .Năm thứ 2 do muốn thi chứ không như năm trước là...phải thi nên tui cố gắng học thêm Sinh,rất may mắn là đc học kèm cô giáo dạy Sinh giỏi nhất của tỉnh lúc đó :D trong 3 tháng.Trong thời gian đó nhờ cách dạy rất dễ hiểu và trực quan của cô mà tui cảm thấy Sinh như là 1 môn học mới chưa từng đc học qua hồi...phổ thông :D Sau 3 tháng "bổ túc" học lại từ đầu tui cảm thấy Sinh không phải là 1 môn đơn thuần lý thuyết như từng nghĩ và năm đó thi đc 8,5 đ:) Những năm sau tui chỉ học lý thuyết Sinh khi sắp thi (làm biếng là "nghề" của chàng b-( ),nhưng làm bài thi đều đc kq tốt.Tuy nhiên nếu mà so với hiện nay thì kiến thức Sinh hồi đó của tui cũng giống như là hoc vẹt,thi rồi thì quên gần hết b-( .Nhờ việc học và thi trên hocmai này mà chỉ trong tg ngắn tui cảm thấy những kiến thức Sinh kể cả lý thuyết lẫn bài tập đều luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhau,do đó việc học SInh của tui không phải là học để nhớ như trước nữa,mà là học để hiểu ---> không cần nhớ,khi đã hiểu vấn đề thì tự nhiên sẽ nhớ lâu. Phần lớn những câu hỏi tui làm qua,tui đều cố gắng dùng những kiến thức đã học để giải thích tại sao đáp án đúng là đúng,tại sao những cái còn lại là sai ---> cách học này rất mệt nhưng nhờ vậy khả năng suy luận và phân tích tiến bộ thấy rõ :) . Học SGK là điều nên làm,nhưng không nên quá lệ thuộc,phải kết hợp với suy luận của bản thân dựa trên kiến thức nền đã biết,vì có những câu hỏi dù là lý thuyết đơn thuần,nhưng nếu tìm trong SGK thì sẽ không có,chỉ có thể có câu trả lời chính xác khi chịu khó suy nghĩ :) Rảnh rỗi nên nói tào lao cho zui thôi :) hi vọng còn tiếp tục đc thảo luận với bạn :)

đáp án là 2^7. Chốc phải ngồi ngâm lại cách lí giải của cukhoaithui,
Mà cái câu 2^7 kia kìa. Bọn tớ cũng tranh luận giữa 2^6 và 2^7 đấy. Vì cậu viết dài quá nên chốc mới đọc được. Mà cậu nghĩ kĩ chưa đấy. Thầy Chủ nhiệm khối và bạn Nhất QG chọn 2^6, thầy ra đề cho đáp án là 2^7.Người đúng sẽ đúng :D
----> Tui đã nghĩ rất kỹ,vì vậy mới post tới 3 bài dài lê thê về câu hỏi này của bạn @-) Tui đã nói kỹ từng trường hợp có thể xảy ra tùy theo cách "hiểu đề" của từng người,mỗi trường hợp sẽ cho đáp án khác nhau là 2^6 hoặc 2^7 :)
----> Theo như bạn nói thì rõ ràng không ngoài chủ ý của tui,đề này cho theo kiểu "đánh đố" muốn hiểu sao thì hiểu :( Ngay cả giáo viên mà còn 1 người hiểu 1 cách rồi ra 1 đáp án khác thì học sinh làm sao tránh khỏi :mad: Câu hỏi này hay nhưng sẽ không ra thi ĐH vì nó "đánh đố" :cool:
-----> Tuy nhiên nếu tui chọn thì tui chọn 2^7,lí do vì sao thì bạn cứ xem kỹ 3 bài trước của tui sẽ hiểu :)
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

(theo camdorac_likom) Trong quyển Cơ sở sinh thái học có viết thế này:" Ở xích thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến bậc cao, càng lên cao năng lượng tích tụ trong mỗi bậc càng giảm, SONG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HAY SỰ GIÀU NĂNG LƯỢNG TÍNH TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM CÀNG LỚN" . Đây là giáo trình đại học,không biết câu trả lời này có đi quá khả năng suy luận của bọn mình không?
tui nghĩ các bạn nghĩ đến những thứ quá khó nên hiểu vấn đề này mới phức tạp.(giống như học sinh giỏi lại không làm được nhưng bài đơn giản ý)tui lấy ví dụ đơn giản cho các bạn xem nhé:
1 kg cỏ mà so với 1kg thịt bò,cài nào cung cấp năng lượng cao hơn(tất nhiên là thịt bò rùi)nhưng 1 kg cỏ đó đem cho con bò đó ăn thì năng lượng tích luỹ được trong con bò đó chỉ là 10% năng lượng of 1 kg cỏ(do 1 phần rễ không sử dụng được,hay bị rơi rụng,do 1 phần thải ra ngoài dưới dạng chất bài tiết,1 phần mất đi do hô hấp)
tui nghĩ những thứ trên thì các bạn bít cả rùi.Nhưng nếu hiểu nó thì sao các bạn lại phân vân nhìu thế?
 
Y

youngyoung0

tớ nghĩ cái mấu chốt tranh cãi giữa 2^6 và 2^7 ở đây là:
Với những người chọn 2^6:
-Tớ ghi nhận một ý kiến của cukhoai là mỗi NST trong cặp tương đồng là unique, nói chung là riêng, cá biệt. VẬy nên đột biến mất đoạn chỉ biến một NST trong cặp tương đồng thành một NST khác và vai trò và sự unique của nó vẫn ko thay đổi . Tức là những người chọn 2^6 ko tính đến trường hợp còn một dòng tế bào ko mang đột biến và dòng tế bào mất đoạn của NST tương đồng bên kia. Tớ ko nghĩ cần thiết phải tính 2 trường hợp mất đoạn NST này hay kia của cặp tương đồng. Chỉ là giao tử ở đây là giao tử của tế bào mang mất đoạn thôi hay xét trên cấp độ cao hơn là có thể có n~ tế bào ko mang đb. Vấn đề ở đây là 1 số hay tất cả mang đột biến mất đoạn; và số giao tử ở đây là xét trên cấp độ cá thể hay quần thể. Ta coi tế bào mang mất đoạn là tế bào phát sinh giao tử
- đối với những người chọn 2^7 thì đúng như cukhoai vừa nói đấy.
@còn về đề bài: tớ đánh ra theo trí nhớ :D nên mọi người hiểu là KHÔNG CÓ THÊM đột biến & trao đổi chéo nữa.
@ câu này cũng bình thường mà ko hay lắm. CẬu giải thích cái phần công thức 2^n hình tượng thật đấy. Nếu tớ là bộ trg` bộ GD cho cậu viết sách luôn. Ở lớp bọn tớ vẫn dùng luôn công thức này làm, nhưng chứng minh bằng quy nạp (toán quá nhỉ !) nhưng cách giải thích của cậu rất là... tốt.
Nói chung là : bọn mình ko nên giấu dốt, ko nên giấu tài, vô tư , khách quan là được. Tớ sẽ tích cực hơn :D
[]Giải thích
1. Đơn vị cơ sở của Loài là quần thể ,
đề cho một " loài " vậy mình xét đến " quần thể "
2. xét quần thể thì tuân theo di truyền học quần thể
khi 1 cá thể nào đó trong quần thể của loài phát sinh đột biến thì đột biến đó sẽ được lan truyền một cách ngẫu nhiên trong quần thể đó nhằm đảm bảo tính ổn định
đây cũng là sự lí giải tại sao một đột biến thỉ không thể làm cho quần thể mất ổn định

vậy đáp án đúng nhất là 2^7
[]
( hy vọng vơi câu trả lời như vậy làm hài lòng người ra đề )
 
Last edited by a moderator:
Y

youngyoung0

Một loài sinh vật có 2n=12 NST. Một đột biến mất đoạn NST xảy ra ở 1 NST của cặp NST tương đồng số 2. Nếu không có trao đổi chéo và ko có đột biến thì số loại giao tử sinh vật đó có thể tạo ra là:
a/ 2^6
b/ 2^12
c. 2^13
D. 2^7

Hỏi thêm câu nữa: tiêu chuẩn nào để xác định giới tính vậy. Đừng nói với tớ là NST giới tính vì đã là tiêu chuẩn thì phải CHUNG, vậy mà loài thì giới dị giao tử là ĐỰC , loài thì giới DỊ giao tử là cái

P/S: những câu trên là những câu tớ ko biết làm nhưng biết đáp án. Thầy giáo không chữa. Tớ ko đưa luôn đáp án lên , sợ mọi người uốn mình theo đáp án. Cứ tranh cãi chán chê rồi đưa đáp án sau cũng được, bọn tớ tranh cãi mãi con chưa ra :)

Mình xin trả lời phần ý nhỏ của bạn :
Bạn đừng nghĩ XX là cái , YY là đực đó chỉ là kí hiệu tương ứng về mặt cấu trúc , ta có thể kí hiệu khác đi như ZZ là đực,ZW cái chẳng hạng. Nói chung giới tính được xác định bởi gen qui định tính trạng liên quan đến giới tính mà không phụ thuộc cấu trúc NST giới tính. Ví dụ ở hầu hết động vật có vú thì gen trên Y xác định tính đực và các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đó chính là nhân tố quy dinh tinh hoàn(viết tắc TDF), và hiện nay con người hoàn toàn có thể chuyển đổi giới tính ví dụ bằng cách chuyển gen quy định tính đực từ Y sang X ( đảo ngược giới tính),
( cảm ơn câu hỏi của bạn )
 
Last edited by a moderator:
H

hoasakura

Môi trương trên cạn khác với môi trường nước ở chỗ nào
A. cường độ ánh sáng ở ên cạn cao hơn trong nước
B. nồng độ oxi trên cạn > nước
C. nc' có độ nhớt thấp hơn ko khí
D. nước có nhiều khoáng hơn dất
hiz hình như câu này phải chọn câu sai chứ nhỉ >> đáp án C
Câu tiếp, câu này đảm bảo nhiều người sai ( còn vì sao thì tớ ko chắc lắm )
Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có nănglượng cao nhất cho con người
A. thực vật > dê> người
B. thực vật > người
C. thực vật> động vật phù du> cá> người
D. thực vật> cá> chim> trưng chim > người
Một loài sinh vật có 2n=12 NST. Một đột biến mất đoạn NST xảy ra ở 1 NST của cặp NST tương đồng số 2. Nếu không có trao đổi chéo và ko có đột biến thì số loại giao tử sinh vật đó có thể tạo ra là:
a/ 2^6
b/ 2^12
c. 2^13
D. 2^7
tớ ko thể post lý giải đc , vì lí do ko cho phép mọi người xem có zì ko đúng ko dùm tớ với nhé ^^
 
H

hoasakura

Câu 1.Bệnh tiếng mèo kêu ở người được phát hiện nhờ
Chọn câu trả lời đúng:
A.phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B.phương pháp nghiên cứu tế bào.
C.phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử.
D.phương pháp nghiên cứu phả hệ.



Câu 2. Điều nào là không đúng trong sự khác biệt của hệ sinh thái nhân tạo với hệ sinh thái tự nhiên?
Chọn câu trả lời đúng:
A.Năng suất sinh học cao hơn
B.Thành phần loài ít hơn
C.Tính ổn định cao hơn>> ko đúng bởi lẽ, sức đề kháng của quần xã nhân tạo yếu hơn>> dễ mắc bệnh .... do đó con người phải cung cấp thuốc cho coác sin vật trong quần xã nhân tạo
D.Khả năng mắc dịch bệnh cao hơn



Câu 3.Trong NST các phân tử histon liên kết với AND bằng
A. mối liên kết tĩnh điện
B. mối liên kết hidro
C. mối liên kết đồng hoá trị
D. mối liên kết photpho dieste
DNA liên kết với protein Histon bằng liên kết ion.
Liên kết được hình thành giữa các nhánh bên mang điện tích dương của Histon với các nhóm Phosphat mang điện tích âm của DNA


Câu 4. Khi cho lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thu được F1 , cho F1 tiếp tục giao phối với nhau. ở F2 thu được kết quả kiểu hình của các phép lai khác nhau như sau:
Phép lai 1 (I): 9 : 7
Phép lai 2 (II): 9 : 6 : 1
Phép lai 3 (III): 12 : 3 : 1
Phép lai 4 (IV): 13 : 3
Phép lai 5 (V): 15 : 1
Phép lai 6 (VI): 9 : 3 : 4
Phép lai 7 (VII): 9 : 3 : 3 : 1
Khi cho F1 ở các phép lai trên lai phân tích. Kết quả sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 trong các trường hợp:
Chọn một đáp án dưới đây
A. I, II, III.
B. III, IV, VI.
C.III, V, VII.
D.I, IV, V.


Câu 5: Các tính trạng di truyền liên kết tuyệt đối còn có thể giải thích bằng
A. tính trạng đa gen
B. di truyền chéo
C. di truyền thẳng
D. tác động đa hiệu của gen
 
C

camdorac_likom

Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có năng lượng cao nhất cho con người
A. thực vật > dê> người
B. thực vật > người
C. thực vật> động vật phù du> cá> người
D. thực vật> cá> chim> trưng chim > người
Tớ nói thế này nhé: đáp án SBT sinh(NXBGD) là D . Hơn nữa ,trong SBT có những hai câu như thế này và đáp án ngược hẳn với những j` mình nghĩ. Tớ hiểu mọi người nói j` nhưng mọi người nghĩ kĩ chưa vậy . KHông phải tớ cố làm VĐ phức tạp, chỉ muốn chắc rằng mình ko bị bẫy
 
C

camdorac_likom

(theo camdorac_likom) Trong quyển Cơ sở sinh thái học có viết thế này:" Ở xích thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến bậc cao, càng lên cao năng lượng tích tụ trong mỗi bậc càng giảm, SONG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HAY SỰ GIÀU NĂNG LƯỢNG TÍNH TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM CÀNG LỚN" . Đây là giáo trình đại học,không biết câu trả lời này có đi quá khả năng suy luận của bọn mình không?
tui nghĩ các bạn nghĩ đến những thứ quá khó nên hiểu vấn đề này mới phức tạp.(giống như học sinh giỏi lại không làm được nhưng bài đơn giản ý)tui lấy ví dụ đơn giản cho các bạn xem nhé:
1 kg cỏ mà so với 1kg thịt bò,cài nào cung cấp năng lượng cao hơn(tất nhiên là thịt bò rùi)nhưng 1 kg cỏ đó đem cho con bò đó ăn thì năng lượng tích luỹ được trong con bò đó chỉ là 10% năng lượng of 1 kg cỏ(do 1 phần rễ không sử dụng được,hay bị rơi rụng,do 1 phần thải ra ngoài dưới dạng chất bài tiết,1 phần mất đi do hô hấp)
tui nghĩ những thứ trên thì các bạn bít cả rùi.Nhưng nếu hiểu nó thì sao các bạn lại phân vân nhìu thế?

:" Ở xích thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến bậc cao, càng lên cao năng lượng tích tụ trong mỗi bậc càng giảm, SONG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HAY SỰ GIÀU NĂNG LƯỢNG TÍNH TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM CÀNG LỚN" . <<< vậy là 2 ý trong cùng 1 câu lại đá nhau à. Hay là mình hiểu sai. Mình ko biết đề bài hỏi là hỏi"năng lượng tích tụ" hay là" năng lượng trên đơn vị sản phẩm"
 
H

hien_chip

tiếp nè pà kon:
câu 1:Nếu dùng chất cônsixin để ức chế sự tạo thoi phân bào ở 5 tế bào trên 1 tiêu bản thì trong tiêu bản sẽ có số lượng tế bào trải qua ki cuối là:
A.10
B.5
C.20
D.40
câu 2:Ở 1 loài thực vật quả tròn (A)là tính trạng trội so với quả dài(a).Thì cơ thể bình thường 2n (Aa)làm mẹ lai với cơ thể 2n+1 (AAa) (Cho rằng các giao tử đều có khả năng thụ tinh).thì kiểu hình ở con lai là:
A.11 tròn:1 dài
B.5 tròn :1 dài
C.1 tròn:1 dài
D.3 tròn:1 dài
Câu 3:phát biểu sai về thể Barr là:
A.Là NST X không hoạt động,xoắn thành cục(1 micromet)ở tế bào sinh dưỡng of nữ giới
B.Tìm thấy nhìu nhất trong Ở các tế bào màng nhày khoang miệng,niêm mạc âm đạo
C.Số thể Barr of tế bào bằng số NST X of tế bào
D.Dựa vào thể Barr cho phép nhẩn đoán sớm giới tính of thai nhi từ lúc thai mới 16->19 day
Câu 4.Bệnh bạch tạng là do 1 gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.Nếu pa và ma đều bình thường sinh ra 1 người con bị bạch tạng và họ sinh tiếp 2 đứa tiếp theo thì xác suất 1 đứa bạch tạng 1 đứa bình thường là bao nhiu?
A.6,25%
B.18,75%
C.56,25%
D.37,50%
Câu 5.quá trình hình thành túi phôi ở TV diễn ra như sau!
A:Từ một số tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội,các tế bào đó tiếp tục nguyên phân nhìu lần liên tiếp tạo ra túi phôi
B.Từ 1 tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội,chỉ 1 trong 4 tế bào đó tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo thành túi phôi
C.Tử 1 số tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội chỉ 1 trong các tế bào đó tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo ra túi phôi
D.Từ 1 tế bào mẹ túi phôi GP tạo 4 tế bào đơn bội các tế bào đó tiếp tục nguyên phân liên tiếp tạo thành túi phôi.
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

:" Ở xích thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến bậc cao, càng lên cao năng lượng tích tụ trong mỗi bậc càng giảm, SONG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HAY SỰ GIÀU NĂNG LƯỢNG TÍNH TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM CÀNG LỚN" . <<< vậy là 2 ý trong cùng 1 câu lại đá nhau à. Hay là mình hiểu sai. Mình ko biết đề bài hỏi là hỏi"năng lượng tích tụ" hay là" năng lượng trên đơn vị sản phẩm"

uh nhỉ?
giờ tớ đọc kĩ lại đề bài thì chú ý đến cái từ:''sinh khối''.
Sinh khối:khối lượng of sinh vật(chẳng bit có phải vậy không nữa)
.................trời ui sao rối beng lên vậy!bắt đền!sinh ơi là sinh!
Nhưng dù sao thì tớ vẫn chọn B.Giá như cục khảo thí cho ra câu nì trên học mãi thì tốt bít mấy.Dù sao thì cần phải có gì đó để làm chuẩn chứ nhỉ?/:)/:)/:)/:):)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|
 
Last edited by a moderator:
H

huy_zxz

câu 1:Nếu dùng chất cônsixin để ức chế sự tạo thoi phân bào ở 5 tế bào trên 1 tiêu bản thì trong tiêu bản sẽ có số lượng tế bào trải qua ki cuối là:
A.10
B.5
C.20
D.40
câu 2:Ở 1 loài thực vật quả tròn (A)là tính trạng trội so với quả dài(a).Thì cơ thể bình thường 2n (Aa)làm mẹ lai với cơ thể 2n+1 (Aaa)làm bố (cho rằng các giao tử đều có khả năng thụ tinh)thì kiểu hình ở con lai là:
A.11 tròn:1 dài
B.5 tròn :1 dài
C.1 tròn:1 dài
D.3 tròn:1 dài
Câu 3:phát biểu sai về thể Barr là:
A.Là NST X không hoạt động,xoắn thành cục(1 micromet)ở tế bào sinh dưỡng of nữ giới
B.Tìm thấy nhìu nhất trong Ở các tế bào màng nhày khoang miệng,niêm mạc âm đạo
C.Số thể Barr of tế bào bằng số NST X of tế bào
D.Dựa vào thể Barr cho phép nhẩn đoán sớm giới tính of thai nhi từ lúc thai mới 16->19 day
Câu 4.Bệnh bạch tạng là do 1 gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.Nếu pa và ma đều bình thường sinh ra 1 người con bị bạch tạng và họ sinh tiếp 2 đứa tiếp theo thì xác suất 1 đứa bạch tạng 1 đứa bình thường là bao nhiu?
A.6,25%
B.18,75%
C.56,25%
D.37,50%
Câu 5.quá trình hình thành túi phôi ở TV diễn ra như sau!
A:Từ một số tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội,các tế bào đó tiếp tục nguyên phân nhìu lần liên tiếp tạo ra túi phôi
B.Từ 1 tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội,chỉ 1 trong 4 tế bào đó tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo thành túi phôi
C.Tử 1 số tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội chỉ 1 trong các tế bào đó tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo ra túi phôi
D.Từ 1 tế bào mẹ túi phôi GP tạo 4 tế bào đơn bội các tế bào đó tiếp tục nguyên phân liên tiếp tạo thành túi phôi.
 
H

hien_chip

câu 1:Nếu dùng chất cônsixin để ức chế sự tạo thoi phân bào ở 5 tế bào trên 1 tiêu bản thì trong tiêu bản sẽ có số lượng tế bào trải qua ki cuối là:
A.10
B.5
C.20
D.40
câu 2:Ở 1 loài thực vật quả tròn (A)là tính trạng trội so với quả dài(a).Thì cơ thể bình thường 2n (Aa)làm mẹ lai với cơ thể 2n+1 (AAa)làm bố (cho rằng các giao tử đều có khả năng thụ tinh)thì kiểu hình ở con lai là:
A.11 tròn:1 dài
B.5 tròn :1 dài
C.1 tròn:1 dài
D.3 tròn:1 dài
Câu 3:phát biểu sai về thể Barr là:
A.Là NST X không hoạt động,xoắn thành cục(1 micromet)ở tế bào sinh dưỡng of nữ giới
B.Tìm thấy nhìu nhất trong Ở các tế bào màng nhày khoang miệng,niêm mạc âm đạo
C.Số thể Barr of tế bào bằng số NST X of tế bào
D.Dựa vào thể Barr cho phép nhẩn đoán sớm giới tính of thai nhi từ lúc thai mới 16->19 day
Câu 4.Bệnh bạch tạng là do 1 gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.Nếu pa và ma đều bình thường sinh ra 1 người con bị bạch tạng và họ sinh tiếp 2 đứa tiếp theo thì xác suất 1 đứa bạch tạng 1 đứa bình thường là bao nhiu?
A.6,25%
B.18,75%
C.56,25%
D.37,50%
Câu 5.quá trình hình thành túi phôi ở TV diễn ra như sau!
A:Từ một số tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội,các tế bào đó tiếp tục nguyên phân nhìu lần liên tiếp tạo ra túi phôi
B.Từ 1 tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội,chỉ 1 trong 4 tế bào đó tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo thành túi phôi
C.Tử 1 số tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội chỉ 1 trong các tế bào đó tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo ra túi phôi
D.Từ 1 tế bào mẹ túi phôi GP tạo 4 tế bào đơn bội các tế bào đó tiếp tục nguyên phân liên tiếp tạo thành túi phôi.
H ui xem lại câu 2,4,5 đi
các câu còn lại đúng đáp án rùi
 
Last edited by a moderator:
H

hien_chip

tiếp nè pà kon:
câu 1:Nếu dùng chất cônsixin để ức chế sự tạo thoi phân bào ở 5 tế bào trên 1 tiêu bản thì trong tiêu bản sẽ có số lượng tế bào trải qua ki cuối là:
A.10
B.5
C.20
D.40
câu 2:Ở 1 loài thực vật quả tròn (A)là tính trạng trội so với quả dài(a).Thì cơ thể bình thường 2n (Aa)làm mẹ lai với cơ thể 2n+1 (AAa) (Cho rằng các giao tử đều có khả năng thụ tinh).thì kiểu hình ở con lai là:
A.11 tròn:1 dài
B.5 tròn :1 dài
C.1 tròn:1 dài
D.3 tròn:1 dài
Câu 3:phát biểu sai về thể Barr là:
A.Là NST X không hoạt động,xoắn thành cục(1 micromet)ở tế bào sinh dưỡng of nữ giới
B.Tìm thấy nhìu nhất trong Ở các tế bào màng nhày khoang miệng,niêm mạc âm đạo
C.Số thể Barr of tế bào bằng số NST X of tế bào
D.Dựa vào thể Barr cho phép nhẩn đoán sớm giới tính of thai nhi từ lúc thai mới 16->19 day
Câu 4.Bệnh bạch tạng là do 1 gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.Nếu pa và ma đều bình thường sinh ra 1 người con bị bạch tạng và họ sinh tiếp 2 đứa tiếp theo thì xác suất 1 đứa bạch tạng 1 đứa bình thường là bao nhiu?
A.6,25%
B.18,75%
C.56,25%
D.37,50%
Câu 5.quá trình hình thành túi phôi ở TV diễn ra như sau!
A:Từ một số tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội,các tế bào đó tiếp tục nguyên phân nhìu lần liên tiếp tạo ra túi phôi
B.Từ 1 tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội,chỉ 1 trong 4 tế bào đó tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo thành túi phôi
C.Tử 1 số tế bào mẹ túi phôi giảm phân tạo ra các tế bào đơn bội chỉ 1 trong các tế bào đó tiếp tục nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo ra túi phôi
D.Từ 1 tế bào mẹ túi phôi GP tạo 4 tế bào đơn bội các tế bào đó tiếp tục nguyên phân liên tiếp tạo thành túi phôi.

chắc cả nhà bận hết rùi thôi thì đành tự biên tự diễn vậy!
(cuộc sống là không chờ đợi!!!!)
câu 2:p:(mẹ)2n Aa x (bố)2n+1 AAa
GP: 1/2 A,1/2a; 2/3A,1/3a(Do chỉ có giao tử bình thường mới có khả năng sống sót và thụ tinh)
F1:2/6AA:2/6Aa:1/6Aa:1/aa ->5 tròn:1 dài
Câu 3:Thể Barr:
Năm 1948,nghiên cứu of Murray Barr cho thấy:Ở tế bào,kì trung gian trong nhân of tế bào phụ nữ cung như ở các động vât có vú thuộc giống cái có một vật thể lạ bắt màu sẫm,nằm sát màng nhân.Trong khi đó ở nhưng người đàn ông binh thường và những động vật có vú thuộc giống đực thì hoàn toàn không có.Vật thể trên được coi như là vật chỉ định giới tính,và theo truyền thống khoa học,người ta dùng tên của người đã phát hiện ra nó để đặt tên là thể Barr.Thể Barr có thể tìm thấy trong nhân tế bào of tất cả các mô nhưng rõ nhất là ở các tế bào màng nhày khoang miệng,niêm mạc âm đạo
Về sau những nghiên cứu về những trường hợp bất thường về giới tính người ta nhận thấy ở những người đàn ông bị hội chứng Klaifentur(XXy)trong nhân tế bào đều có thể Barr ngược lại ở những người phụ nữ bị hội chứng Turner(XO)thì không có thể Barr.Như vậy số thể Barr có trong tế bào bằng số NST X của tế bào trừ đi 1.Và quả thực ở những người XXX hay XXXY có tới 2 thể Barr
Theo dõi quá trình tự nhân đôi of NST ở kì trung gian,người ta thấy trong tế bào of nữ có 1 trong 2 NST X được nhân đôi chậm hơn các NST # khoảng 2h 30 min.
..................................
câu 4:con bạch tạng->P dị hợp
P:Aa x Aa ->F1:1/4AA:2/4Aa:1/4aa
Xác suất để sinh 2 đứa con tiếp theo có 1 đứa bạch tạng,1 đứa bình thường là:
{C}_{2}^{1}.3/4.1/4 =37,5%->D
(đứa thứ 2 bình thường,đứa thứ 3 bạch tạng hoặc đứa thứ 2 bạch tạng đứa thứ 3 bình thường)
Câu 5.(có trong 1000 câu hỏi sinh)
 
Top Bottom