Sinh [Sinh 12] 3 ngày 1 đề sinh

N

ngoi_sao_biet_cuoi0202

Câu 21: Ở chuột, một gen trên NST thường có alen W qui định chuột đi bình thường, alen w qui định chuột nhảy van. Khi cho chuột bình thường giao phối với chuột nhảy van qua nhiều lứa đẻ, hầu hết chuột con đều bình thường, có xuất hiện 1 con nhảy van.
Kiểu gen của chuột bố, mẹ thế nào là phù hợp nhất với kết quả trên?
A. P : Ww x Ww B. P : WW x Ww
C. P : Ww x ww D. P : WW x ww
Câu 22: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 23: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%. B. 0,9925%. C. 0,0075%. D. 0,9975%.
Câu 24: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lí thuyết là
A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 75%.
Câu 25: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 26: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 và ADN của thể ăn khuẩn T4 thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn, các thể ăn khuẩn nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có:
A. Prôtêin T2 và ADN của T4. B. Prôtêin T4 và ADN của T2
C. Prôtêin T2 và ADN của T2 D. Prôtêin T4 và ADN của T4
Câu 27: Một đoạn mạch mã gốc của gen cấu trúc thuộc vùng mã hoá có 5 bộ ba:
…5’ AAT GTA AXG ATG GXX 3’....

Phân tử tARN như hình vẽ ( ) giải mã cho codon thứ mấy trên đoạn gen?
A. Codon thứ 2 B. Codon thứ 3 C. Codon thứ 4 D. Codon thứ 5
Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 29: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm
A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây.
C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây.
Câu 30: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do:
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D.thực hiện các chức phận giống nhau.
 
Last edited by a moderator:
N

ngoi_sao_biet_cuoi0202

21D-22C-23D-24D-25A-26D-27A-28B-29A-30B
đáp án ở đây, Ngân ko làm cho đáp án hiện lên khi post bài được, thông cảm ha.
 
K

ken_crazy

Câu 20: Một gen mã hoá liên tục ở vi khuẩn mã hoá loại prôtêin A, sau khi bị đột biến đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin B. Phân tử prôtêin B ít hơn prôtêin A một axit amin và có 3 axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã, thì những biến đổi đã xẩy ra trong gen đột biến là:
A. Bị thay thế 15 cặp nuclêôtit.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit và thay thế 12 cặp nuclêôtit.
C. Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 4 côdon liên tiếp nhau trên gen.
D. Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 5 côdon liên tiếp nhau trên gen.
=>
THứ nhất là mất 1 aa => mất 3 cặp Nu
thứ 2: tạo ra dc 3 aa mới nên 3 cặp Nu đó phải nằm trên 4 bộ 3
Nếu nằm trên 3 bộ ba thì ko dc vì như thế chỉ làm mất 1 aa và thêm có 2 aa mới ah.
Nếu nằm trên 5 bộ ba thì sẽ tạo ra 4 aa mới và 1 aa bị mất Nên đáp án cuối cùng là C


37/ Câu 37: Ở người, hợp tử có nhiễm sắc thể giới tính là XYY được hình thành do
A. Sự kết hợp của giao tử Y với giao tử XY.
B. Sự kết hợp của giao tử Y với giao tử XY hoặc giao tử X với giao tử YY .
C. Xảy ra đột biến chỉ ở quá trình giảm phân của người mẹ.
D. Sự kết hợp của giao tử X với giao tử YY.
CÂu này chọn B
Vì cơ thể XY giảm phân có thể tạo dc giao tử XY như thường
XXYY -> XY, XY -> XY,O , X,Y
 
C

cold_person

37/ Câu 37: Ở người, hợp tử có nhiễm sắc thể giới tính là XYY được hình thành do
A. Sự kết hợp của giao tử Y với giao tử XY.
B. Sự kết hợp của giao tử Y với giao tử XY hoặc giao tử X với giao tử YY .
C. Xảy ra đột biến chỉ ở quá trình giảm phân của người mẹ.
D. Sự kết hợp của giao tử X với giao tử YY.
CÂu này chọn B
Vì cơ thể XY giảm phân có thể tạo dc giao tử XY như thường
XXYY -> XY, XY -> XY,O , X,Y


B ko đúng.
Vì có thể cái chỉ có X, ko thể có Y để kết hợp với XY bất thường nữa.
D thôi
 
C

chiryka

Câu 14: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép (P) không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. B. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.
C. 75% cá chép không vảy : 25% cá có vảy. D. 4 cá chép không vảy : l cá chép có vảy

ko đáp án này :|

Câu 23: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%. B. 0,9925%. C. 0,0075%. D. 0,9975%.

câu này cũng thế :|
 
C

chanhlap

đúng ùi ken nhầm, vì chỉ bố tạo ra XY, thì đào đâu ra Y của mẹ để ghép vào. câu 50, đáp án là A. :D vì từ bậc 1 sang bậc 2 tích lũy 10%, sau đó cũng 10% được tiếp tục tích lũy lại 10%, tức là chỉ 10% đó được các SV tích lũy và sử dụng lặp lại. lúc đầu nhầm, thất thoát năng lượng. Cold hay thật. Có ai có ý kiến nữa không?
 
K

ken_crazy

C

cold_person

Câu 14: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép (P) không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. B. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.
C. 75% cá chép không vảy : 25% cá có vảy. D. 4 cá chép không vảy : l cá chép có vảy

ko đáp án này :|

Câu 23: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%. B. 0,9925%. C. 0,0075%. D. 0,9975%.

câu này cũng thế :|
có mà
14D
23D
----------------------------------------------
 
C

chiryka

giải câu 23: theo lí thuyết tần số alen là A =0,9 ,a= 0,1
xác suất 2 vợ chồng bình thương có kiểu gen dị hợp gặp nhau là 0,18/0,99 x 0,18/0,99 =0,033
=> xác suất sinh con bị bệnh là 0,0083=> xác suất 2 vợ chồng bình thường sinh con ko bị bệnh là 1- ans =0,9917
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Câu 14: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép (P) không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. B. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.
C. 75% cá chép không vảy : 25% cá có vảy. D. 4 cá chép không vảy : l cá chép có vảy

ko đáp án này :|

Câu 23: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%. B. 0,9925%. C. 0,0075%. D. 0,9975%.

câu này cũng thế :|
giải câu 23 như thế này , các cậu ý kiến nha
100 người có 1 người mang gen bệnh . Nên kiểu gen người đó là Aa
Khả năng chọn chồng và vợ mang gen Aa là : 1/100* 1/100
khả năng sinh con bị bệnh là 1/4
nên khả năng sinh con bị bệnh là : 2,5*10^5
=> khả năng sinh con bình thường là : 1- 2,5*10^5 = 0,999975 = 99,9975%
ai có ý kiến khác ko ?
 
C

chiryka

14D là sao****************************????????giải thích giùm , mình ko giải được
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

giải câu 23: theo lí thuyết tần số alen là A =0,9 ,a= 0,1
xác suất 2 vợ chồng bình thương có kiểu gen dị hợp gặp nhau là 0,18/0,99 x 0,18/0,99 =0,033
=> xác suất sinh con bị bệnh là 0,0083=> xác suất 2 vợ chồng bình thường sinh con ko bị bệnh là 1- ans =0,9917
mở đầu là đã sai chỗ tính tần số alen
theo cậu thì alen A= 99/100 và alen a=1/100 chứ
Nhưng thế này cũng sai . Vì alen a ở thể dị hợp chứ ko phải đồng hợp .
 
C

chiryka

giải câu 23 như thế này , các cậu ý kiến nha
100 người có 1 người mang gen bệnh . Nên kiểu gen người đó là Aa
Khả năng chọn chồng và vợ mang gen Aa là : 1/100* 1/100
khả năng sinh con bị bệnh là 1/4
nên khả năng sinh con bị bệnh là : 2,5*10^5
=> khả năng sinh con bình thường là : 1- 2,5*10^5 = 0,999975 = 99,9975%
ai có ý kiến khác ko ?
cậu quên yếu tố bình thường kìa, xác suất này tính trên số người binh thường đâu tính trên toàn bộ
 
C

chanhlap

chira nhầm, 100 người bình thường, có 1 người mang gen di hợp. tức là trong 100 A_ thì có 1 người Aa. xem lại thử xem nhé.
 
C

chiryka

Ah cảm ơn hiểu rồi, mình hiểu sai đề, nghĩ rằng 100 người có 1 người bạch tạng :p
 
C

chiryka

Câu 14, ko hiểu là F1 cho ngẫu phối hay là cho giao phối kiểu gen Aa như F1, nên không dám đoán bừa
 
C

chanhlap

câu 14, theo mình thế này, đề phải cho rõ là f1 tự phối. nếu không phải nói rõ hơn. cũng không rõ đề nói sao. Có ai có "cao kiến" không?
 
K

ken_crazy

Mình không đồng ý với Hiếu ở chỗ sau:
Câu 44: Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Kích thước quần thể nhỏ.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4). B. (1), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).​

Đáp án phải là D : (1), (2), (3).
Vì giao phối ko ngẫu nhiên làm giảm tỉ lệ dị hơp, tăng tỉ lệ đồng hợp nên làm giảm tính đa dạng của quần thể (tức là cũng làm nghèo vốn gen của quần thể).
Còn về kích thước của quần thể, dù QT đó có kích thước to hay nhỏ nhưng tần số KH của quần thể ko thay đổi thi quần thể vẩn ko bị "nghèo" đi.
=>
CÁi này đáng chú ý :
giao phối không ngẫu nhiên ko làm thay đổi tần số alen nên ko làm nghèo vốn gen .
Cỏn kích thước quần thể nhỏ mới làm nghèo vốn gen , hạn chế sự xuất hiện các đột biến và phát tán các alen lặn.
CHỌn C
 
N

nhoc_loc_choc1205

câu 23
mình tính tần số con bị bệnh rồi trừ ngược ra con ko bệnh:
mẹ và bố dị hợp, con bị bệnh
(1/100)*(1/100)*0.25=2.5*10^(-3)%
suy ra con lành=100-2.5*10^(-3)=99.9975%

có ai ý kiến gì ko
Coi chừng câu D thiếu số 99 ở đầu
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

câu 14, theo mình thế này, đề phải cho rõ là f1 tự phối. nếu không phải nói rõ hơn. cũng không rõ đề nói sao. Có ai có "cao kiến" không?
=> DO đề không nói là tự phối nên ta cho ngẫu phối bình thường . CHo các cá thể đem lai bình thường thôi .Nên ken làm theo kiểu hacdi van dec cho quần thể đó , nhưng ko ra kết quả . đang chờ cách giải của cold và phúc :D
 
Top Bottom