Sinh [Sinh 12] 3 ngày 1 đề sinh

H

haphuongdien

13/ Ở cà chua , gen A quy định thân cao , a thấp ; B quả tròn , b quả bầu . Giả sử 2 cặp gen này nằm trên 1 cặp NST . Phép lai giữa 2 thứ cà chua với kiểu gen nào dưới đây cho tỷ lệ phân tính theo tỷ lệ 1:1:1:1 , với tần số hoán vị 25%
A. Ab/aB x ab/ab
B. Ab/ab x aB/ab
C. AB/ab x ab/ab
D. A và B đúng
Chú ý "với tần số hoán vị 25%" .
Loại A (loại luôn D và C chô rồi :D )vì hoán vị chỉ cho ra 1:1:1:1 khi tần số trong trường hợp này là 50%
Với trường hợp đáp án B thì có tần số hoán vị cũng như không(không có hoán vị) :D. Luôn cho ra 1:1:1:1

15/ Gen có 1200 nuclêôtit và có G = 4A, sau đột biến, phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, số liên kết H bị hủy qua quá trình trên sẽ là
A. 11700 B. 11710. C. 11104. D. 11711

Gen trước dột biến:
=> G=X=480; A=T=120. Nhân đôi 3 lần số nu môi trường cung cấp loại A ít đi 14 nu <=> (2^3 - 1) *2
=> mất 2 cặp A T
Giảm một axit amin => Mất thêm 1 cặp G X
=> H = (118*2 + 439*3)*7 = 11711
 
H

haphuongdien

16> Một gen dài 3060A° khi thực hiện 1 lần nhân đôi đã đòi hỏi môi trường cung cấp cho mạch thứ nhất 200 Nu loại A , cho mạch thứ hai là 450 Nu loại G và 100 Nu loại X. Số Nu các loại trên mạch hai của gen là
A. A=150 ; T= 200 ; G=100 ; X=450
B. A=200 ; T= 150 ; G=450 ; X=100
C. A=150 ; T= 200 ; G= 450; X=100
D. A=200 ; T= 150 ; G= 100; X=450

Môi trường cung cấp cho mạch thứ nhất 200 Nu loại A ( A bổ sung với T) => T1 = 200 => A2=200
Cho mạch thứ hai là 450 Nu loại G và 100 Nu loại X (tương tự) => X2=450 , G2=100
=> T2 = 3060A°/3.4 - (200+450+100) = ? :D
=> D

17> Với đoạn mạch gồm 10 Nu dc cấu tạo bởi 4 loại Nu A,T,G,X thì sẽ có bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau đối với trình tự của 4 loại Nu nói trên
A. 16462
B. 512000
C. 1024000
D. 1048576

Cái này dùng toán xác xuất:
=> Công thức 4^10 = 1048576
=> D

20> Số tâm động có ở kì sau nguyên phân trong 1 tế bào sinh dưỡng của người là bao nhiêu ?
A.46
B.23
C.92
D. Không có

Công thức số tâm động có ở kì sau nguyên phân = 4n
 
Last edited by a moderator:
H

haphuongdien

Bài 22 dùng công thức thui
Số tế bào con hình thành : 2^5
Số nguyên liệu tương đương NST đơn mà môi trường cung cấp: (2^5 - 1)*14

Bài 27 Dùng công thức n(n-1)/2 (n là số NST của bộ NST đơn bội)


28/ Ở người gen M : mắt bthuong ; m: mù màu . Gen H : máu bthuong ; h: máu khó đông . Cả 2 gen đều nằm trên NST giới tính X . Một cặp vợ chồng bình thường nhưng họ lại có 1 con trai vừa mù màu , máu khó đông . Mẹ của người con này có kiểu gen thế nào ?
A. XMHXmh hoặc XMhXmH
B. XMHXmh
C. XMHXMh hoặc XMHMmH
D. XMhXmH

Kiểu gen con trai vừa mù màu vừa máu khó đông XmhY => Mẹ phải cho giao tử Xmh
Vì mẹ bình thường nên có kiểu gen XMHXmh hoặc XMhXmH(xảy ra khi có hoán vị).
=> A

37/ Lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản thu được F1, cho F1 giao phấn với một cá thể khác, ở F2 thu được kết quả: 51% cao - tròn, 24% thấp - tròn, 24% cao - bầu dục, 1% thấp - bầu dục.

A. F1 có kiểu gen AB/ab , và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen Ab/aB , f = 25%.
B. F1 có kiểu gen Ab/aB , và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen AB/ab , f = 40%.
C. F1 và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen AB/ab, f = 20%.
D. F1 và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen Ab/aB, f = 20%.

1% thấp - bầu dục (ab/ab) = 10% * 10%
%ab = %AB = 10%
=> giao tử ab và AB là giao tử hoán vị => kiểu gen bố mẹ Ab/aB => tần số hoán vị 20%
=> D
 
H

haphuongdien

Cả ngày nay mất điện chán muốn chết! Mấy bài còn lại vẫn chưa có ai giải à?
 
H

haphuongdien

36/ 2 tế bào sinh dục cái có kiểu gen AaBbCcDd qua giảm phân tạo giao tử có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử
A. 1
B. 2
C. 8
D. 16

Một tế bào sinh dục cái giảm phân cho tối đa 1 loại giao tử nhưng có "2 tế bào sinh dục cái" nên tối đa 2 loại => B

38/ Ở ruồi giấm,A:mắt đỏ,a:mắt trắng; B:cánh bình thường , b:cánh chẻ.Các gen đều liên kết với NST giới tính X.Lai giữa ruồi cái thuần chủng mắt đỏ cánh bình thường với ruồi đực mắt trắng cánh chẻ, F1 thu được toàn ruồi mắt đỏ cánh bình thường. Cho F1 giao phối ở F2 thu được 100% ruồi mắt đỏ cánh bình thường ; ruồi đực có 40% mắt đỏ ,cánh bình thường ; 40% mắt trắng cánh chẻ ; 10% mắt đỏ cánh chẻ ; 10% mắt trắng cánh bình thường. Tỷ lệ ruồi cái có kiểu gen XABXab trong tổng số ruồi cái mắt đỏ cánh bình thường là bao nhiêu?

A. 10%
B. 40%
C. 20%
D. 25%

F1 XABXab x XABY
GP XAB;Xab;XAb;XaB XAB;Y
F2 XAB XAB : XabXAB : XAbXAB : XaBXAB : XABY : XabY : XAbY : XaBY @-)

Dựa vào ruồi đực 40% mắt trắng cánh chẻ (XabY)
=> Giao tử liên kết XAB = Xab = 40%
Giao tử hoán vị XAb = XaB = 10%
=> Kiểu gen XabXAB = 2*(40% * 50%) "hok biết có ai hiểu hok nhỉ":p
=> B


40/ Ở cà chua , quả đỏ do gen A quy định là trội hoàn toàn đối với tính trạng quả vàng do gen a quy định . Lai giữa 2 cây cà chua quả đỏ ở F1 được toàn quả đỏ , cho F1 giao phấn ở F2 thu được vừa quả đỏ vừa quả vàng . Tỉ lệ phân tính ở F2 sẽ là :

A.3 quả đỏ:1 quả vàng
B.11 quả đỏ :1 quả vàng
C.5 quả đỏ : 1 quả vàng
D 15 quả đỏ :1 quả vàng

Ken: F1 AA và Aa
Ken: => alen A= 3/4
Ken: a= 1/4
Ken: => đáp án

42/ Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có 2 alen A và a, người ta thấy số cá thể đồng hợp trội gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ % số cá thể dị hợp trong quần thể này là:

A. 3,75%
B. 18,75%
C. 37,5%
D. 56,25%

Quần thể đạt trạng thái cân bằng
gọi q là tần số alen A p là tần số alen a
=> Cấu trúc di truyền q2AA : 2qpAa : p2aa
Theo đề q2 = 9p2 <=> q = 3P
Mặt khác q + p = 100%
=> 4p = 1 => p = 25% ; q = 75%
=> 2qp = 25%*75%*2 = 37.5%
=> C

44/ Khi lai giữa 2 ruồi giấm , F1 đều dị hợp về 2 tính trạng mình xám , cánh dài , đời F2 xuất hiện 3 KH trong đó có 25% ruồi giấm mình đen cánh dài. Tỷ lệ các kiểu hình mình đen cánh cụt là bao nhiêu ?

A. 25%
B. 50%
C. 30%
D. 0%

Phép lai cho ra tỉ lệ trên là Ab/aB x Ab/aB ( với mọi tần số hoán vị )
F1 Ab/aB x Ab/aB
F2 2Ab/aB : 1Ab/Ab : 1aB/aB : 0ab/ab
=> D

45/Khi cho cây đực loa kèn xanh thuần chủng với cây cái loa kèn vàng cũng thuần chủng thì thu được F1
A. Toàn xanh
B. Toàn vàng
C. 50% xanh , 50% vàng
D. 75% vàng , 25% xanh
Hoa loa kèn di truyền theo dòng mẹ
=> Lai cây đực loa kèn xanh với cây cái loa kèn vàng F1 100% vàng


48/ Một quần thể thực vật ban đầu có 345AA + 567Aa + 123aa.Nếu quần thể thực vật đó tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì tần số kiểu gen aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu ?
A. ≈ 0,57.
B. ≈ 0,36.
C. ≈ 0,07.
D. ≈ 0,09

Áp dụng công thức z+(y-(1/2^n)*y)/2 ≈ 0,36
=> B

50/ Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. ở phép lai:, nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ
A. 30%
B. 45%
C. 35%
D. 33%

Câu này chịu khó viết giao tử ra rồi ghép lại thôi@-)@-) Ai có cách nhanh hơn thì gửi lên nhé!:D
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

46/ Ở một loài thực vật, hoa đỏ (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Cho P thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng lai với nhau được F1. Cho các cây F1 giao phối ngẫu nhiên thì được F2 có tỉ lệ cơ thể mang tính trạng lặn chiếm:
A. 2,77% hoặc 25%
B. 18,75%
C. 2,77%
D. 25%
Sr các cậu câu này . Ý ken múôn cả trường hợp cây F1 là tứ bội nữa nhưng khi soạn đề lại ko kiểm tra tốt kết quả nên đã dẫn đến sai sót . Cảm ơn haphuongdien đã góp ý. Qua cây này mình chỉ muốn các cậu chú ý kiểu ra đề mà ko nói trước P là dạng lưỡng bội hay đa bội . Cộng thêm các cậu 1 câu đúng nha .
 
C

conbocuoi_tui

e mơi học 11 nhưng mong a chị đưa bài lên nhùi hơn nha ( và cho e tất cả các công thứk cần trang bị cho viêkj học sjnh 12 nha ) thanhks a chi nha
và anh chị sắp thi rùi , e chúc anh chị thi tốt nha :)
 
K

ken_crazy

Đề sinh của Nhóm " TINH BAN FOREVER "
Được trích từ đề thi thử của " THPT Vũng Tàu"


link down : www.mediafire.com/?q2nnnzyzuzz
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu1 đến câu{< 40>})
Câu 1: Phát biểu nào không đúng?
A. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.
B. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
D. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi.
Câu 2: Điểm khác biệt giữa hình thành loài bằng con đường địa lý với hình thành loài bằng con đường sinh thái là:
A. Hình thành loài bằng con đường địa lý tích lũy biến dị nhanh hơn.
B. Hình thành loài bằng con đường địa lý tích lũy biến dị chậm hơn.
C. Hình thành loài bằng con đường địa lý có sự mở rộng khu phân bố.
D. Hình thành loài bằng con đường địa lý phải qua quá trình hình thành nòi.
Câu 3: U ác tính khác với u lành như thế nào?
A. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.
B. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.
C. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.
D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu .
Câu 4: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn so với học thuyết tiến hóa của Lamac là
A. xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh
B. giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
C. giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
D. giải thích cơ chế tiến hóa ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm Lamac
Câu 5: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho cây F1 lai với một cây chưa rõ kiểu gen, F2 thu được 8 kiểu tổ hợp giao tử với tỉ lệ kiểu hình 3 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 1 xanh trơn: 1 xanh nhăn. Kiểu gen của cây F1 và cây đem lai là:
A. F1 : AaBB x cây khác Aabb B. F1 : Aabb x cây khác Aabb hay aaBb
C. F1 : AaBb x cây khác Aabb hay aaBb D. F1 : AaBb x cây khác Aabb
Câu 6: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi 2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi 3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi
4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau :
A. 1. Quan hệ kí sinh 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
C. 1. Quan hệ kí sinh 2.hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
D. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
Câu 7: Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh nhau gay gắt về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích chính để:
A. Giúp cho chúng hỗ trợ nhau về thức ăn. B. Tăng hàm lượng oxy cho nước nhờ quang hợp của rong.
C. Làm giảm bớt các chất gây ô nhiễm trong bể nuôi. D. Giảm bớt sự cạnh tranh của 2 loài.
Câu 8: Thế nào là đột biến dị đa bội?
A. Đột biến làm thay đổi số lượng ở một hay một số cặp NST hoặc toàn bộ NST.
B. Là đột biến về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.
C. Là khi cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào do lai xa kèm đa bội hoá.
D. Là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n.
Câu 9: CLTN không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi ?
A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi .
B. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen qui định các đặc điểm thích nghi.
C. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thich nghi tồn tại sẵn trong quần thể .
D. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi .
Câu 10: Ở chim P thuần chủng lông dài xoăn lai với lông ngắn thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết KG đời F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn, thẳng: 5 chim lông dài,thẳng: 5 chim lông ngắn,xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có chim lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp chết. Tìm kiểu gen của chim mái lai với F1, tần số HVG của chim F1 lần lượt là:
A. XABY, tần số 20% B. XABXab , tần số 5% C. XabY , tần số 25% D. AaXBY , tần số 10%
Câu 11: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.
B. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ, sự tăng trưởng, kích thước .
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.
Câu 12: Để tạo con lai có ưu thế lai cao, người ta không cần:
A. Tạo các dòng thuần chủng B. Chọn các tổ hợp lai thích nhất.
C. Dùng con lai làm giống. D. Lai khác dòng.
Câu 13: Đâu là nhận định sai ?
A. Tính trạng do gen trên NST X qui định di truyền chéo.
B. Dựa vào các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.
C. Vùng tương đồng là vùng chứa lôcut gen khác nhau giữa NST X và NST Y.
D. Tính trạng do gen trên NST Y qui định di truyền thẳng.
Câu 14: Cho biết môt quần thể khởi đầu như sau P: 35AA: 14Aa: 91aa . Tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau 3 thế hệ tự phối là :
A. 0,69375AA :0,29375 Aa : 0,0125 aa B. 0,25 AA : 0.1 Aa : 0, 65 aa
C. 0,29375AA: 0,0125Aa: 0,69375aa D. 0,0125 AA : 0,29375Aa : 0,69375aa.

Câu 15: Tần số hoán vị gen như sau: AB = 19%, AC = 36%, BC = 17%, Trật tự các gen trên NST (bản đồ gen ) như thế nào?
A. ACB. B. CBA. C. CAB. D. BAC.
Câu 16: Cho biết : 1. người đứng thẳng (H.erectus) 2.người khéo léo (H.habilis) 3.người hiện đại (H.sapiens) 4.người Neandectan, trình tự hình thành loài người là:
A. 2, 1, 3 B. 1, 2, 3 C. 2, 4, 3 D. 2, 3, 4
Câu 17: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. tôm và tép. B. chim sâu và sâu đo.
C. ếch đồng và chim sẻ. D. cá rô phi và cá chép.
Câu 18: Một gen có tổng số liên kết hóa trị Đ – P là 2398, có A = 3G, do đột biến thêm đoạn có 230 liên kết hiđrô và 40A. Gen đột biến sẽ có:
A. G = X = 340; A = T = 950 B. G = X = 200; A = T = 490
C. G = X = 350; A = T = 940 D. G = X = 500; A = T = 190
Câu 19: Ý nào sau đây là ví dụ về cách li trước hợp tử ?
A. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển .
B. Lai giữa ngựa với lừa tạo ra con la không có khả năng sinh sản .
C. Hai loài vịt trời chung sống trong cùng khu vực địa lí và làm tổ cạnh nhau, không bao giờ giao phối với nhau
D. Cừu giao phối với dê có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết ngay .
Câu 20: Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen:
1.Tạo giống bông kháng sâu hại. 2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại
3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt. 4. Chuột nhắc mang gen tăng trưởng của chuột cống.
5. Cừu Đoly 6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa 7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người
A. 3,4,6,7 B. 1,2,4,5,7 C. 1,3,4,6,7 D. 1,4,6,7

Câu 21: Một người nữ vừa mắc hội chứng đao vừa mắc hội chứng Tơc nơ, trong bộ NST của người này sẽ có :
A. Ba NST X và một NST 21. B. Ba NST 21 và một NST X.
C. Ba NST 21 và ba NST X. D. Một NST 21 và một NST X.
Câu 22: Trong kĩ thuật di truyền về insulin người, sau khi gen tổng hợp insulin người đựơc ghép vào ADN vòng của plasmit thì bước tiếp theo làm gì?
A. Chuyển vào vi khuẩn để nó hoạt động như ADN của vi khuẩn.
B. Được ghép vào tay người bệnh để sinh ra insulin.
C. Cho nhân đôi lên nghìn lần để làm nguồn dự trữ cấy gen.
D. Chuyển vào môi trường nuôi cấy để tổng hợp insulin.
Câu 23: Ở đậu Hà lan hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng . P thuần chủng hoa đỏ x hoa trắng->F1 đồng loạt hoa đỏ. Cách lai nào sau đây không xác định được KG của cây hoa đỏ ở F2?
A. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở F1. B. Cho cây hoa đỏ tự thụ.
C. Lai phân tích cây hoa đỏ ở F2. D. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P.
Câu 24: Có một trình tự ARN [5’-AUG GGG UGX XAU UUU-3’] mã hoá cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nucleotit nào sau đây sẽ dẫn đến việc đoạn polipeptit được tổng hợp từ trình tự ARN này chỉ còn lại 2 axit amin?
A. Thay thế U ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng A. B. Thay thế G ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng A.
C. Thay thế A ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng X D. Thay thế X ở bộ 3 nucleotit thứ ba bằng A.
Câu 25: Gen phân mảnh là gen:
A. chỉ có exôn B. có vùng mã hoá liên tục. C. có vùng mã hoá không liên tục. D. chỉ có đoạn intrôn.
Câu 26: Gen là một đoạn ADN
A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B. mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định .
C. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
D. chứa các bộ 3 mã hoá cho hơn 20 loại axitamin.
Câu 27: Đồ thị tăng trưởng của 1 quần thể vi sinh vật xuất hiện trong công nghệ nuôi cấy để sản xuất sinh khối với điều kiện luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi 1 lượng dịch nuôi cấy tương đương là:
A. tiếp cận hình chữ J. B. tiếp cận hình chữ S. C. Hình parabôn. D. Đường thẳng.
Câu 28: Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
A. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.
B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài
C. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
D. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài.
Câu 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào
A. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. B. tốc độ sinh sản của loài .
C. áp lực của chọn lọc tư nhiên . D. tất cả các yếu tố đã nêu .
Câu 30: Đâu là kết luận sai về quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất ?
A. Tiến hoá hoá học là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ .
B. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai sau đó là cơ thể sinh vật nhân sơ đầu tiên.
C. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và những tế bào sống đầu tiên .
D. Tiến hoá sinh học là giai đoạn tiến hoá từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay.
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Câu 31: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế
A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
C. tổng hợp ADN, ARN. D. tự sao, tổng hợp ARN.
Câu 32: Cho 4 loài có giới hạn trên, điểm cực thuận và giới hạn dưới về nhiệt độ lần lượt là:
Loài 1 =150C, 330C, 410C Loài 2 = 80C, 200C, 380C
Loài 3 = 290C, 360C, 500C Loài 4 = 20C, 140C, 220C
Giới hạn nhiệt độ rộng nhất thuộc về:
A. Loài 1 B. Loài 2 C. Loài 3 D. Loài 4

Câu 33: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể.
A. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.
B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
Câu 34: Những loài có sự phân bố cá thể theo nhóm là:
A. các cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các loài sâu sống trên các tán lá.
B. nhóm cây bụi mọc hoang dại, giun đất sống đông đúc ở nơi đất có độ ẩm cao.
C. đàn trâu rừng, chim hải âu làm tổ.
D. chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực , dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.
Câu 35: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hađi – Vanbec?
A. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa.
B. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài
C. Từ tỉ lệ có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể.
D. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen tỉ lệ các loại kiểu hình
Câu 36: Khi lai cà chua lưỡng bội quả đỏ với cà chua lưỡng bội quả vàng F1 thu được toàn quả đỏ. Tứ bội hóa F1 bằng cônsixin rồi đem 2 cây F1 lai với nhau F2 thu được 67 cây quả đỏ: 6 cây quả vàng, tính trạng do 1 gen qui định. Gọi gen A qui định tính trạng trội gen a qui định tính trạng lặn thì kiểu gen của các cây F1 đem lai là:
A. ♂ AAaa X ♀ AAaa B. ♂ AAaa X ♀ Aaaa C. ♂ Aa X ♀ Aa D. ♂ Aa X ♀ AAaa
Câu 37: Bốn hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất
A. tảo đơn bào  động vật phù du  cá  người.
B. tảo đơn bào  động vật phù du  giáp xác cá  chim  người.
C. tảo đơn bào  cá  người.
D. tảo đơn bào  thân mềm cá  người.
Câu 38: Một quần thể bọ rùa có hình thức sinh sản ngẫu phối, gen A: cánh đỏ, gen a: cánh xanh, đạt cân bằng Hacđi-Vanbec, với p(A)= 0,4. Qua 1 trận bão có 80% số con màu xanh bị chết nhưng chỉ có10% số con màu đỏ chết.
Tần số alen sau khi bị bão đã đạt cân bằng định luật Hacđi-Vanbec sẽ là:
A. p(A) = 0,4 ; q(a) = 0,6 B. p(A) = 0,555 ; q(a) = 0,445
C. p(A) = 0,5 ; q(a) = 0,5 D. p(A) = 0,576 ; q(a) = 0,424
Câu 39: Ở ruồi giấm gen B quy định thân xám; gen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài, gen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen trên nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, khi đem lai ruồi giấm cái dị hợp về hai cặp gen với ruồi giấm đực thân xám cánh cụt kết quả thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình đen cụt chiếm 20%. Kết luận nào sau đây về quá trình phát sinh giao tử của ruồi bố mẹ là đúng và kiểu gen ruồi cái dị hợp là:
A. f ở cả hai bên 40%. Ruồi cái có KG : B. f ở ruồi đực 20%. Ruồi cái có KG :
C. f ở ruồi cái là 40%. Ruồi cái có KG : D. f ở ruồi cái là 20%.Ruồi cái có KG :
Câu 40: Ở một loài thực vật, hai cặp gen không alen phân li độc lập, tác động bổ trợ với nhau , người ta đem cây F1 lai với một cây khác thì F2 thu tỉ lệ 9 thân cao:7 thân thấp. Để F2 thu tỉ lệ 3 thân cao:1 thân thấp thì F1 phải lai với cây có kiểu gen:
A. AaBb B. AABb C. aaBb D. aabb

PHẦN RIÊNG
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần: (phần A hoặc phần B)
A.Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào?
A. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến lặn.
B. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn.
C. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội.
D. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến trội.

Câu 42: Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là:
A. Đột biến và di nhập gen .
B. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên
C. Di nhập gen và chọn lọc tự nhiên
D. Đột biến và biến động di truyền
Câu 43: Hãy sắp xếp các loài sinh vật trong hệ sinh thái dưới nước sau đây thành chuổi thức ăn
1.Cá quả 2.Rắn 3. Cá diết 4. Thực vật thủy sinh 5. Động vật không xương sống nhỏ.
A. 4, 1, 5, 3, 2
C. 4, 5, 2, 3, 1 B. 4, 5, 1, 3, 2 C. . 4, 5, 3, 1, 2
Câu 44: Cây hoa Cẩm Tú Cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau, hiện tượng này do:
A. Độ pH của đất khác nhau. B. Do cường độ ánh sáng khác nhau.
C. Do lượng phân bón khác nhau.. D. Do nhiệt độ môi trường khác nhau.
Câu 45: Ví dụ nào dưới đây cho thấy sự tương đối của các đặc điểm thích nghi?
A. Những con rắn kháng độc tố do con mồi tiết ra, nhưng chúng không thể bò nhanh như những con rắn không kháng được độc tố.
B. Chim én bay rất giỏi trên không trung, xuống đất lại rất vụng về.
C. Chuột chũi sống trong hang tối, ra khỏi hang chúng dễ bị say nắng.
D. Cả A, B và C.
Câu 46: Ở một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết, một nhóm gồm 20 tế bào sinh dưỡng của loài nói trên đều nguyên phân ba đợt liên tiếp. Số nhiễm sắc thể đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho toàn bộ quá trình nguyên phân nói trên là:
A. 1400 B. 3200 C. 2800. D. 1600
Câu 47: Trong các đơn vị tổ chức sau, đơn vị nhỏ nhất tham gia vào sự tiến hóa của sinh vật là
A. quần thể B. cá thể C. gen. D. loài.
Câu 48: Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, với mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai x sẽ có kết quả giống như kết quả của:
A. phân li độc lập. B. gen đa hiệu.
C. tác động qua lại giữa các gen. D. lai 1 cặp tính trạng .
Câu 49: Ruồi giấm đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, kết quả thu được về kiểu hình ở ruồi F2 như thế nào :
A. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn con cái).
B. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
C. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
D. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn con đực).
Câu 50: Trong một thuỷ vực như ao hồ người ta thường ghép nhiều loài cá khác nhau như: trắm, mè rô phi, chép có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
A. Sử dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao.
B. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao hồ.
C. Thu thật nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau.
D. Giảm bớt nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc của gen?
A. Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp. B. Biến dị tổ hợp và đột biến
C. Biến dị thường biến và đột biến D. Biến dị đột biến và thường biến
Câu 52: Hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng liên quan đến:
A. con đường địa lí, con đường sinh thái. B. cấu trúc lại bộ NST và con đường địa lí.
C. đa bội hóa khác nguồn và đa bôi hóa cùng nguồn.
D. những đột biến lớn như đa bội hóa, cấu trúc lại bộ NST.
Câu 53: Căn cứ vào phả hệ sau đây của một dòng họ trong 3 thế hệ về một loại bệnh

Nếu bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường thì kiểu gen của người thứ 2 ở thế hệ I, 1 và 5 trong thế hệ II có thể như thế nào, với alen A là gen bình thường, a là gen bệnh
A. (I) 2 : Aa, (II) 1 : Aa , 5 : AA B. (I) 2 : Aa, (II) 1 : Aa hoặc aa, 5 : Aa
C. (I) 2 : Aa, (II) 1 : Aa hoặc AA, 5 : Aa D. (I) 2 : AA, (II) 1 : Aa , 5 : AA
Câu 54: Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?
A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.
B. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.
C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.
D. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.
Câu 55: Điểm khác nhau trong kĩ thuật cấy gen với plasmit và với phage làm thể truyền là:
A. Phage có thể tự xâm nhập tế bào phù hợp.
B. Chuyển gen bằng phage bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại phage nhất định.
C. Sự nhân lên của phage diễn ra trong vùng nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong tế bào chất.
D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 56: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
A. Nòi chim sẻ Châu Âu và nòi chim sẻ Trung Quốc đã trở thành 2 loài khác nhau.
B. Nòi chim sẻ Châu Âu và nòi chim sẻ Ấn Độ đã trở thành 2 loài khác nhau.
C. Nòi chim sẻ Ấn Độ và nòi chim sẻ Trung Quốc đã trở thành 2 loài khác nhau.
D. Nòi chim sẻ Ấn Độ, nòi chim sẻ Trung Quốc và nòi chim sẻ Châu Âu khác nguồn gốc.
Câu 57: Một gen có 3000 nuclêôtit đã xảy ra đột biến làm cho chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp được bị mất axit amin số 4, dạng đột biến và vị trí cặp Nu trong gen xảy ra đột biến
A. mất cặp 16, 17, 18 B. mất cặp 13, 14, 15 C. mất cặp 10, 11, 12 D. mất cặp 7, 8, 9
Câu 58: Nhóm cây ưa tối gồm:
A. Phong lan, vạn niên thanh, gừng, phi lao B. Phong lan, vạn niên thanh, bồ đề, riềng
C. Phong lan, tếch, gừng, riềng D. Phong lan, vạn niên thanh, gừng, riềng
Câu 59: Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A. Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến.
B. Tế bào mang ADN tái tổ hợp của bệnh nhân được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế tế bào bệnh.
C. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.
D. Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.
Câu 60: Cho 1 số quần thể sau: 1. chuột hốc thảo nguyên; 2. sư tử; 3.sơn dương; 4. thỏ lông xám.
Dựa vào kích thước cơ thể, các quần thể có kích thước tăng dần là:
A. 2, 1, 3, 4. B. 2, 4, 3, 1. C. 2, 1, 4, 3. D. 2, 3, 4, 1.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------​

Ai được giao bài nào thì làm bài nấy nha. Chú ý làm rõ các bài toán :)
 
Last edited by a moderator:
N

ngocquyc8

Đây là đáp án các câu 31---> 40, các bạn tham khảo và góp ý nhé.
31B - 32B - 33C - 34B - 35A - 36D - 37 ? - 38 ? - 39D - 40B

Giải thích:
Câu 31: Nguyên tắc khuôn mẩu được thể hiện trong cả quá trình tự sao ADN, phiên mã và dịch mã.
+ 2 mạch của ADN mẹ là khuôn mẫu để tổng hợp nên các ADN con.
+ mạch 3' - 5' của ADN (còn gọi là mạch gốc) là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN.
+ mạch mARN là khuôn để tổng hợp nên chuỗi polipeptit (ng.tắc bổ sung đc thể hiện giữa bộ 3 cođon của mARN với anticođon của tARN)

Câu 33: NST thu gọn không gian để các cặp NST dễ dàng tiếp hợp, phân li và tổ hợp trong quá trình phân bào (đó là lí do giải thích vì sao NST phải đóng xoắn cực đại, ta có thể nhìn rõ hình thái NST ở kì giữa).

Câu 34: Xem SGK trang 214. :d.

Câu 35: đáp án A sai vì định luật Hacđi-Vanbec thể hiện quần thể cân bằng di truyền, ko phải quần thể động, và với quần thể mà TSTĐ các alen ko thay đổi thì ko thể giải thích sự tiến hóa. Tuy nhiên ĐL Hacđi- Vanbec ko hề mâu thuẫn với việc Sinh giới tiến hóa (vì quá trình tiến hóa diễn ra trong 1 thời gian dài, và nếu xét trong 1 khoảng thời gian đủ nhỏ thì quần thể vẫn đc xem là cân bằng)

Câu 36: P (t/c): AA x aa ---> F1 : Aa ---tứ bội hóa---> AAaa.
Cây có kiểu gen AAaa sẽ cho 6 loại giao tử hữu thụ với tỉ lệ: 1AA : 4Aa : 1aa.----> giao tử aa chiếm tỉ lệ 1/6.
Mà ở F2 ta thu đc : 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
==> cây có KG toàn a chiếm tỉ lệ: 1/12.
==> cây lai với cây AAaa phải có KG là Aa.
---> Đáp án D.

Câu 39: Ruồi giấm đực có KH thân xám cánh cụt sẽ có vốn gen là A_bb (dấu _ có thể là A hoặc a).
Đồng thời, ta thấy F2 có kiểu hình lặn (thân đen, cánh cụt), do vậy ruồi đực phải cho ra giao tử ab.
==> ruồi đực có vốn ken là Aabb. ---> giao tử ab có tỉ lệ = 50%.
==> giao tử ab của ruồi cái có tỉ lệ = 40% ---> ab là giao tử liên kết và tần số hoán vị gen f = 20%.
==Đáp án D.

Câu 40: từ tỉ lệ 9:7 ở F2, ta suy ra được cách quy ước gen như sau:
A_B_ : cây thân cao.
A_bb, aaB_, aabb : cây thân thấp.
Xét tỉ lệ cây thân cao trong phép lai thứ 2:
A_B_ = 3/4 = 3/4A_ . 1B_
Hoặc A_B_ = 3/4 = 3/4B_ . 1A_
Mà KG của F1 là AaBb ==> KG của cây đem lai phải là AABb hoặc AaBB.
Vậy chọn B.
(Giải thích thêm: ở đây ta tách riêng từng cặp gen để dễ làm. Và trong phép lai 1 cặp gen: Aa x Aa
+ tỉ lệ 3/4 là của KG A_.
+ tỉ lệ 1/4 là của KG aa.
+ còn tỉ lệ 1 (tức 100%) xuất hiện trong phép lai Aa x AA.
+ tỉ lệ 1/2 xuất hiện trong phép lai Aa x aa (cho ra 1A_ : 1 aa))
 
K

ken_crazy

Câu 18: Một gen có tổng số liên kết hóa trị Đ – P là 2398, có A = 3G, do đột biến thêm đoạn có 230 liên kết hiđrô và 40A. Gen đột biến sẽ có:
A. G = X = 340; A = T = 950 B. G = X = 200; A = T = 490
C. G = X = 350; A = T = 940 D. G = X = 500; A = T = 190
TRước tiên cần biết các lý thuyết sau:
Về liên kết hóa trị ( dieste - phosphat):
* TH1 : Nếu chỉ xét liên kết hóa trị giữa Nu này với Nu khác trong mỗi mạch đơn :
+ Cứ 2 Nu kế tiếp nhau bằng 1 liên kết
+ Cứ 3 Nu kế tiếp nhau bằng 2 liên kết
+ Cứ 4 Nu kế tiếp nhau bằng 3 liên kết
=> Mỗi mạch đơn của ADN ( hay gen ) có (N/2-1) liên kết . Với N : tổng số Nu của gen.
Gọi Y : Tổng liên kết hóa trị của ADN ( hay gen)
Y= 2(N/2 - 1 ) = N -2
*TH2 :Nếu xét liên kết hóa tị của mỗi Nu và giữa các Nu này với Nu bên cạnh :
+ Cứ mỗi Nu trong 1 mạch đơn có 2 liên kết , riêng Nu cuối cùng trong mạch chỉ tính có 1 liên kết nên số liên kết hóa trị trong 1 mạch là :
2(N/2 -1) = N-1
=> Vậy Y= 2(N-1) = 2N - 2
Đề cho tổng số liên kết hóa trị Đ – P là 2398 ta hỉu là thuộc TH 2 . Ko bỏ sót 1 liên kết nào cả . Ta có :
2N - 2 = 2398
=> N= 1200
ta có :
2A +2G = 1200
A- 3G = 0
=> A= 450 ; G= 150
Sau khi đột biến gen tăng thêm 40 A => chọn B
 
K

ken_crazy

Câu 51: Biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc của gen?
A. Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp. B. Biến dị tổ hợp và đột biến
C. Biến dị thường biến và đột biến D. Biến dị đột biến và thường biến
Câu 52: Hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng liên quan đến:
A. con đường địa lí, con đường sinh thái.
B. cấu trúc lại bộ NST và con đường địa lí.
C. đa bội hóa khác nguồn và đa bôi hóa cùng nguồn.
D. những đột biến lớn như đa bội hóa, cấu trúc lại bộ NST.
Câu 53: Căn cứ vào phả hệ sau đây của một dòng họ trong 3 thế hệ về một loại bệnh

Nếu bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường thì kiểu gen của người thứ 2 ở thế hệ I, 1 và 5 trong thế hệ II có thể như thế nào, với alen A là gen bình thường, a là gen bệnh
A. (I) 2 : Aa, (II) 1 : Aa , 5 : AA B. (I) 2 : Aa, (II) 1 : Aa hoặc aa, 5 : Aa
C. (I) 2 : Aa, (II) 1 : Aa hoặc AA, 5 : Aa D. (I) 2 : AA, (II) 1 : Aa , 5 : AA
Câu 54: Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?
A. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.
B. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.
C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.
D. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.
Câu 55: Điểm khác nhau trong kĩ thuật cấy gen với plasmit và với phage làm thể truyền là:
A. Phage có thể tự xâm nhập tế bào phù hợp.
B. Chuyển gen bằng phage bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại phage nhất định.
C. Sự nhân lên của phage diễn ra trong vùng nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong tế bào chất.
D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 56: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
A. Nòi chim sẻ Châu Âu và nòi chim sẻ Trung Quốc đã trở thành 2 loài khác nhau.
B. Nòi chim sẻ Châu Âu và nòi chim sẻ Ấn Độ đã trở thành 2 loài khác nhau.
C. Nòi chim sẻ Ấn Độ và nòi chim sẻ Trung Quốc đã trở thành 2 loài khác nhau.
D. Nòi chim sẻ Ấn Độ, nòi chim sẻ Trung Quốc và nòi chim sẻ Châu Âu khác nguồn gốc.
Câu 57: Một gen có 3000 nuclêôtit đã xảy ra đột biến làm cho chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp được bị mất axit amin số 4,dạng đột biến và vị trí cặp Nu trong gen xảy ra đột biến
A. mất cặp 16, 17, 18 B. mất cặp 13, 14, 15 C. mất cặp 10, 11, 12 D. mất cặp 7, 8, 9
Cái này chỉ chú ý cách hỏi của người ra đề . Người ta hỏi mất aa thứ mấy hoặc số mấy thì như nhau .Ví dụ:
aa thứ nhất( = số 1 ) thì do bộ ba thứ 2 dịch mã .
Còn nếu cho aa vị trí thứ 1 thứ 2 .. thì do bộ 3 nằm ở vị trí thứ 1 , thứ 2 dịch mã.

Câu 58: Nhóm cây ưa tối gồm:
A. Phong lan, vạn niên thanh, gừng, phi lao B. Phong lan, vạn niên thanh, bồ đề, riềng
C. Phong lan, tếch, gừng, riềng D. Phong lan, vạn niên thanh, gừng, riềng
Ko chọn phi lao , ko chọn bồ đề => loại B,A và tếch ( cái ji ko bít ) nhưng vạn niên thanh thì là cây ưa tối chắc
chắn => chọn D

Câu 59: Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A. Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến.
B. Tế bào mang ADN tái tổ hợp của bệnh nhân được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế tế bào bệnh.
C. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.
D. Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.
Câu 60: Cho 1 số quần thể sau: 1. chuột hốc thảo nguyên; 2. sư tử; 3.sơn dương; 4. thỏ lông xám.
Dựa vào kích thước cơ thể, các quần thể có kích thước tăng dần là:
A. 2, 1, 3, 4. B. 2, 4, 3, 1. C. 2, 1, 4, 3. D. 2, 3, 4, 1.
 
Last edited by a moderator:
D

dinhmanh3a

: Một quần thể bọ rùa có hình thức sinh sản ngẫu phối, gen A: cánh đỏ, gen a: cánh xanh, đạt cân bằng Hacđi-Vanbec, với p(A)= 0,4. Qua 1 trận bão có 80% số con màu xanh bị chết nhưng chỉ có10% số con màu đỏ chết.
Tần số alen sau khi bị bão đã đạt cân bằng định luật Hacđi-Vanbec sẽ là:
A. p(A) = 0,4 ; q(a) = 0,6 B. p(A) = 0,555 ; q(a) = 0,445
C. p(A) = 0,5 ; q(a) = 0,5 D. p(A) = 0,576 ; q(a) = 0,424
ban đầu sẽ có thành phần kiểu gen: 0,16AA+0,48Aa+0,36aa
sau khi biến động di truyền:
* có 80% số con màu xanh bị chết --> aa còn lại 20% = 0,072
* có10% số con màu đỏ chết --> AA còn lại 90% và Aa còn lại 90% --> AA=0,144. Aa=0,432
vậy sau biến động di truyền có thành phần kiểu gen là:
0,144AA+0,432Aa+0,072aa= 0,16*90%AA+0,48*90%Aa+0,36*20%aa
[TEX]p_{A}=\frac{0,144+\frac{0,432}{2}}{0,144+0,432+0,072}=0,555[/TEX]
[TEX]p_{a}=0,445[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

haphuongdien

Câu 41: Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào?
A. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến lặn.
B. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn.
C. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội.
D. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến trội.

Câu 42: Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là:
A. Đột biến và di nhập gen .
B. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên
C. Di nhập gen và chọn lọc tự nhiên
D. Đột biến và biến động di truyền
Câu 43: Hãy sắp xếp các loài sinh vật trong hệ sinh thái dưới nước sau đây thành chuổi thức ăn
1.Cá quả 2.Rắn 3. Cá diết 4. Thực vật thủy sinh 5. Động vật không xương sống nhỏ.
A. 4, 1, 5, 3, 2 B. 4, 5, 2, 3, 1 C . 4, 5, 1, 3, 2 D. 4, 5, 3, 1, 2

Câu 44: Cây hoa Cẩm Tú Cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau, hiện tượng này do:
A. Độ pH của đất khác nhau. B. Do cường độ ánh sáng khác nhau.
C. Do lượng phân bón khác nhau.. D. Do nhiệt độ môi trường khác nhau.
Nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) sẽ cho hoa màu lam, nếu đất có độ pH là 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa, nếu đất có độ pH lớn hơn 7 cây cho hoa màu hồng hoặc màu tím nên có thể diều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

Câu 45: Ví dụ nào dưới đây cho thấy sự tương đối của các đặc điểm thích nghi?
A. Những con rắn kháng độc tố do con mồi tiết ra, nhưng chúng không thể bò nhanh như những con rắn không kháng được độc tố.
B. Chim én bay rất giỏi trên không trung, xuống đất lại rất vụng về.
C. Chuột chũi sống trong hang tối, ra khỏi hang chúng dễ bị say nắng.
D. Cả A, B và C.

Câu 46: Ở một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết, một nhóm gồm 20 tế bào sinh dưỡng của loài nói trên đều nguyên phân ba đợt liên tiếp. Số nhiễm sắc thể đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho toàn bộ quá trình nguyên phân nói trên là:
A. 1400 B. 3200 C. 2800. D. 1600

10 nhóm gen liên kết (n) => bộ NST lưỡng bội 2n = 20
=> Số nhiễm sắc thể đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho toàn bộ quá trình nguyên phân 20*20*(2^3 - 1) = 2800

Câu 47: Trong các đơn vị tổ chức sau, đơn vị nhỏ nhất tham gia vào sự tiến hóa của sinh vật là
A. quần thể B. cá thể C. gen. D. loài.

Câu 48: Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, với mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai ABD/abd x ABD/abd sẽ có kết quả giống như kết quả của:
A. phân li độc lập. B. gen đa hiệu.
C. tác động qua lại giữa các gen. D. lai 1 cặp tính trạng .

Câu 49: Ruồi giấm đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, kết quả thu được về kiểu hình ở ruồi F2 như thế nào :
A. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn con cái).
B. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
C. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
D. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn con đực).

Chú ý: Tính trạng màu mắt di truyền liên kết với giới tính.
Ruồi giấm đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng:
P XAY x XaXa
F1 XAXa : XaY
Vì F1 con đực chỉ có kiểu gen XaY và con cái chỉ có kiểu gen XAXa nên có ngẫu phối hay không thì khi đem lai cũng chỉ có 1 phép lai

F1 XAXa x XaY
F2 1/4XAXa : 1/4XAY : 1/4XaXa : 1/4XaY
=> Tỉ lệ kiểu hình 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng


Câu 50: Trong một thuỷ vực như ao hồ người ta thường ghép nhiều loài cá khác nhau như: trắm, mè rô phi, chép có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
A. Sử dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao.
B. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao hồ.
C. Thu thật nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau.
D. Giảm bớt nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

KQ: 41C-42A-43D-44A-45D-46C-47A-48D-49B-50A
 
K

ken_crazy

còn là đáp án của đề SINH NHÓM "TINH BAN FOREVER"

1C-2C-3B-4C-5D-6A-7D-8C-9A-10A-11D-12C-13C-14C-15B-16A-17B-18B-19C-20C-21B-22A-23D-24D-25C-26C-27A-28D-29D-30B-31B-32B-33C-34B-35A-36D-37B-38B-39D-40B-41C-42A-43D-44A-45D-46C-47C-48D-49B-50A-51A-52D-53C-54A-55D-56A-57B-58D-59A-60D
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhloan72

liên kết photphodieste là liên kết giữa h3po4 tạo liên kết với 2 phân tử đường bên cạnh nên số lk Đ-P phải nhỏ hơn số lk hoá trị và bằng N-2 chứ
 
H

haphuongdien

liên kết photphodieste là liên kết giữa h3po4 tạo liên kết với 2 phân tử đường bên cạnh nên số lk Đ-P phải nhỏ hơn số lk hoá trị và bằng N-2 chứ

Bạn đi so sánh liên kết Đ-P với liên kết hóa trị chi vậy:-SS:-SS
Chỉ cần nhớ thế này là được (vẽ hình ra sẽ thấy rõ hơn)
Trên một mạch đơn của gen có N/2 Nu
2 Nu liên kết với nhau bằng 1 liên kết Đ-P
=> có N/2 - 1 liên kết
và trong mỗi Nu bản thân nó cũng có 1 liên kết Đ-P nên có thêm N/2 liên kết nữa
=> tổng số liên kết Đ-P trên một mạch đơn là N/2 - 1 +N/2 = N-1
Đó là xét trên một mạch đơn của gen
=> trên cả gen gồm hai mạch là 2(N-1)
Tùy theo câu hỏi của đề bài mà bạn áp dụng công thức cho phù hợp thôi. Xem thêm bài viết của Mr.Ken
 
C

cold_person

Tôi làm thế này, mọi người xem thử :
Đề 3 :
1/D 2/D 3/C 4/A 5/C 6/A 7/D 8/A 9/A 10/A
11/A 12/A 13/A 14/D 15/C 16/27/128??? 17/B 18/A 19/D 20/C
21/D 22/C 23/D 24/D 25/A 26/A 27/A 28/B 29/A 30/B
31/C 32/D 33/A 34/B 35/D 36/A 37/D 38/C 39/C 40/C
41/C 42/C 43/D 44/D 45/D 46/C 47/D 48/C 49/B 50/A
51/A 52/A 53/C 54/A 55/D 56/A 57/B 58/B,D 59/A 60/A
 
Last edited by a moderator:
D

denlongbaycao_hp_c1

Câu 1: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là:
AB = l,5 cM, AC = 16,5 cM, BD = 2.0 cM, CD = 20 cM, BC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. A B C D. B. C A B D. C. B A C D. D. D B A C.


/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:) các anh chị có thấy là câu B giống câu D ko :-/:-/:-/
 
Top Bottom