Sinh [Sinh 12] 3 ngày 1 đề sinh

K

ken_crazy

Câu 25: Khi lai 2 thứ cây thuần chủng với nhau được F1. Cho F1 tự thụ, thu được F2 có tỉ lệ 1 cây cao quả tròn : 2 cây cao quả bầu dục : 1 cây thấp quả dài. Biết quả dài là tính trạng lặn. Kiểu gen của P là:
A. AABB X aabb, B. AAbb X aaBB C. \frac{AB}{AB} x \frac{ab}{ab} D. \frac{Ab}{Ab} x \frac{aB}{aB}.
cái này chú ý là có 1 cặp gen trội không hoàn toàn .
AA: tròn ; Aa: bầu dục ; aa: dài.


Câu 27: Một người đàn ông bị bệnh bạch tạng và máu khó đông có vợ bình thường, họ sinh 1 con trai bị bệnh bạch tạng, 1 con gái bị bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con gái bình thường và 1 con trai bệnh bạch tạng và máu khó đông là:
A. 3/512 B. 3/8 C. 5/8 D. 1/512
Ta biết bệnh mù màu và máu khó đông do gen lặn trên NST X quy định
A,a : alen của bệnh bạch tang ; B,b : alen của bệnh mù màu.
Người đàn ông bị bệnh : aaXbY
Dựa vào 2 đứa con ta xác định dc bà vợ có kiểu gen dị hợp
AaXBXb
- Xác suất sinh 2 đứa con gái bthuong là : [1/2*(1/2*1/2)]^2
- Xác suất sinh 1 đứa con trai bị mù màu và bạch tạng là : 1/2*(1/2*1/2)
Có 3 cách sắp xếp thứ tự con trai con gái : T-G-G ; G-G-T ; G-T-G
nên kết quả là : 3/512
 
N

ngoi_sao_biet_cuoi0202

Câu 20: Khi đi từ vùng cực đến vùng xích đạo, cấu trúc về thành phần loài của quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài trong đó và một số đặc tính sinh học quan trọng khác sẽ thay đổi. Điều nào dưới đây sai:
A. Số lượng loài trong quần xã tăng lên. B. Các cá thể thành thục sinh dục sớm.
C. Kích thước của các quần thể giảm đi.
D. Quan hệ sinh học giữa các loài trong quần xã bớt căng thẳng.
Câu 21: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:
A. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
B. Hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn.
C. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
D. Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng.
Câu 22: Điểm khác nhau trong kỹ thuật chuyển gen với plasmit và với virut làm thể truyền là:
A. Virut có thể tự xâm nhập vào tế bào phù hợp.
B. Sự nhân lên của virut diễn ra trong nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong tế bào chất.
C. Chuyển gen bằng virut bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại virut nhấtđịnh.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 23: Muốn tìm hiểu mức phản ứng của kiểu gen ở một giống vật nuôi, ta cần phải làm gì?
A. Tạo các con vật có cùng một kiểu gen, rồi cho chúng sống ở những môi trường khác nhau.
B. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện chỉ khác nhau ở nhân tố thí nghiệm.
C. Cho các con vật nuôi ở những điều kiện có thể khác nhau ở nhân tố thí nghiệm.
D. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện thí nghiệm như nhau.
Câu 24: Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi:
A. Theo cấu trúc tuổi của quần thể.
B. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
C. Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.
D. Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.
Câu 25: Khi lai 2 thứ cây thuần chủng với nhau được F1. Cho F1 tự thụ, thu được F2 có tỉ lệ 1 cây cao quả tròn : 2 cây cao quả bầu dục : 1 cây thấp quả dài. Biết quả dài là tính trạng lặn. Kiểu gen của P là:
A. AABB X aabb, B. AAbb X aaBB , C. x , D. x
Giải
P: x => F1: Ab\aB( liên kết đối)
F1 tự thụ => F2: TLKG và TLKH: 1:2:1
Note: Ở bài này Ngân không giải cụ thể. Ta có nên nhớ luôn kết quả ha:
1_ P đồng hợp, F1 liên kết đồng AB\ab=> F1 có TLKG: 1:2:1
TLKH: 3:1
2_ P đồng hợp, F1 liên kết đối Ab\aB => F1 có TLKG:TLKH: 1:2:1

Câu 26: Sự khác biệt rõ nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là:
A. Năng lượng được sử dụng lại, còn các chất dinh dưỡng thì không.
B. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không.
C. Các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng, nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng.
D. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối.
Câu 27: Một người đàn ông bị bệnh bạch tạng và máu khó đông có vợ bình thường, họ sinh 1 con trai bị bệnh bạch tạng, 1 con gái bị bệnh máu khó đông. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con gái bình thường và 1 con trai bệnh bạch tạng và máu khó đông là:
A. 3/512 B. 3/8 C. 5/8 D. 1/512
Giải
Máu khó đông có gen lặn nằm trên NST giới tính: B: bình thường, b: máu khó đông
Bạch tạng có gen lặn nằm trên NST thường: A: bình thường , a: bạch tạng
Một người đàn ông bị bệnh bạch tạng và máu khó đông: aaXbY
Vợ bình thường: A_XAX-
Con gái bình thường : AaXBXb (con gái nhận Xb, a từ bố)
con trai bệnh bạch tạng và máu khó đông : aaXbY
Vậy KG của người vợ sẽ là: AaXBXb
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con gái bình thường và 1 con trai bệnh bạch tạng và máu khó đông là: 1\2 x 1\4 x 2 +1\2 x 1\4 = 3\8
Câu 28: Một loài thú, locus quy định màu lông gồm 3 alen theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > > a trong đó alen A quy định lông đen, - lông xám, a – lông trắng. Qúa trình ngẫu phối ở một quần thể có tỷ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen: 0,24 lông xám: 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của 3 alen là:
A. A = 0,7 ; = 0,2 ; a = 0, 1 B. A = 0,3 ; = 0,2 ; a = 0,5
C. A = 0, 4 ; = 0,1 ; a = 0,5 D. A = 0, 5 ; = 0,2 ; a = 0,3
Giải
Lông đen: AA, Ad, Aa
Lông xám: dd, da
Lông trắng : aa
Cấu trúc quần thể cân bằng:
A2 + d2 + a2 + 2Ad + 2Aa + 2da = 1
Theo đề: 0,25 lông trắng=> a2= 0,25 , a= 0,5
0,24 lông xám => d2 + 2da= 0,24  d2 + 2.0,5a = 0,24  d= 0,2
( từ đây chọn được câu B)
0,51 lông đen => A2 + 2Ad + 2Aa = 0,51  A2 + 2.0,2A + 2.0,5A = 0, 51  A= 0,3
Câu 29: Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên quan trọng trong trường hợp nào sau đây?
A. Thành phần kiểu gen về một nhóm gen liên kết nào đó bị thay đổi dột ngột.
B. Những quần thể có vốn gen kém thích nghi bị thay thế bởi những quần thể có vốn gen thích nghi hơn.
C. Sự thay đổi tần số các alen của một gen trong quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến phát tán trong quần thể và làm thay đổi tần số các alen.
Câu 30: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nucleotit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của en zim. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Sự xuất hiện các axitnucleic và protein chưa phải là xuất hiện sự sống.
B. Protein cũng có thể tự tổng hợp mà không cần đến cơ chế phiên mã và dịch mã.
C. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và protein.
D. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa protein và axitnucleic.
 
N

ngoi_sao_biet_cuoi0202

Đáp án của Ngân nè : 20C, 21A,22D,23A,24D,25D,26B,27B,28B,29A,30C. Xin lỗi nhóm vì gửi đáp án trễ ha. Máy tính có vấn đề về mạng. 15 ngày nữa thôi. CỐ HỌC NHÉ. GOOD LUCK!!!
 
C

cold_person

1B 2A 3A 4B 5C 6B 7C 8B 9A 10C
11D 12D 13C 14B 15D 16D 17C 18D 19C 20A
21B 22B 23B 24A 25D 26B 27C 28C 29D 30A
31D 32C 33C 34A 35D 36A 37A 38C 39B 40A
41A 42C 43D 44D 45B 46D 47A 48B 49A 50D
51C 52D 53C 54A 55D 56D 57B 58A 59B 60A

mọi người xem thử
 
K

ken_crazy

Cold giải thích sao chọn 21B vậy ?
Chọn lọc tự nhiên chỉ có tác dụng trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi , dẫn đến các kiểu hình thích nghi tồn tại . Sau đó nhờ các cơ chế cách li nó mới hình thành loài mới mà.
Bài này cậu sai 3 câu theo đáp án của người ra đề .
 
N

ngocquyc8

Cold giải thích sao chọn 21B vậy ?
Chọn lọc tự nhiên chỉ có tác dụng trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi , dẫn đến các kiểu hình thích nghi tồn tại . Sau đó nhờ các cơ chế cách li nó mới hình thành loài mới mà.
Bài này cậu sai 3 câu theo đáp án của người ra đề .

Câu 21 chọn B đúng rồi đó Ken. Do cái này mình cũng vừa tham khảo từ cô mình, theo cô thì cái đích cuối cùng của CLTN là hình thành loài mới, vì vậy có thể coi đó là kết quả của CLTN. :D

Còn về câu 52 trong đề sinh số 6:
Câu 52: Trên một phân tử mARN dài 4355,4Ǻ có một số riboxom dịch mã với khoảng cách đều nhau 81,6Ǻ. Thời gian cả quá trình mã bằng 57,9s. vận tốc dịch mã 10aa/s. Tại thời điểm riboxom thư 6 dịch mã được 422aa, môi trường đã cung cấp cho các riboxom bao nhiêu aa.
[FONT=&quot]A. [/FONT][FONT=&quot]7620aa[/FONT][FONT=&quot].[/FONT][FONT=&quot] B. 7000aa. C. 6980aa D. 7720aa.[/FONT]
Câu này mình giải như sau, mấy pro cho đánh giá nhé:
Trước tiên ta tính được các giá trị sau:
+ Gen có 1281 cặp Nu ---> mARN có 427 bộ ba ----> aa được tổng hợp sẽ có 426 aa.
+ khoảng cách giữa các riboxom là 8 aa.
Ta lại có công thức sau: t = T + (n-1).∆t
với: + t là tổng thời gian dịch mã
+ T là thời gian để 1 riboxom hoàn tất dịch mã.
+ ∆t là thời gian mà các riboxom cách nhau.
+ n là số riboxom.

Vậy theo theo đề bài ta sẽ tính đc n = 20. Tức là có 20 riboxom cùng dịch mã 1 lúc.

Mặt khác: khi riboxom thứ 6 dịch mã đc 422 aa thì cũng đồng nghĩa với 5 riboxom trước đã hoàn tất việc dịch nghĩa và mt cần cung cấp 5.426 = 2130 (aa).
Vì các riboxom cách đều nhau 8 aa nên tính lùi lại ta sẽ tính đc aa thứ 20 đã dịch mã đc : 422 - 14.8 = 310 (aa) . (do từ riboxom thứ 7 đến riboxom thứ 20 có 14 riboxom)

Vậy theo t/c của cấp số cộng ta tính đc tổng số aa mà mt cần cung cấp để các riboxom còn lại (từ ri 6 ---> ri 20) dịch mã là: (310+422).15/2 = 5490 (aa).

==> mt cần cung cấp tổng cộng 5490 + 2130 = 7620 (aa).
==> Đáp án A.
@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
-------------------------Xong---------------------------------
 
Q

quynhloan72

ai giải giùm mình bài này trong đề 6
Câu 2: Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0, 2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3.Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:
A. 75% B. 81,25% C. 51,17% D. 87,36%
 
H

haphuongdien

C©u 30. Một loài côn trùng, cho Pt/c màu lông xám, mắt đổ với lông vàng, mắt trắng. Được F1 có kiểu hình lông xám, mắt đỏ. Cho cá thể F1 lông xám mắt đỏ có kiểu gen AaBbXDXd lai với cá thể chưa biết kiểu gen thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
6 lông xám, mắt đỏ : 6 lông xám, mắt trắng : 1 lông vàng, mắt trắng : 1 lông vàng, mắt đỏ : 1 lông đen, mắt đỏ : 1 lông đen, mắt trắng. Cá thể đem lai có kiểu gen la:
A. AabbDd. B. aaBbXDY.
C. AabbXdY. D. Aabbdd.

C©u 31. Ở lúa, gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp; gen B quy định hạt tròn, b quy định hạt dài; gen D quy định chín sớm, gen d quy dịnh chín muộn. Cho F1 dị hợp 3 cặp gen lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:
200 cây cao, hạt tròn, chín muộn; 199 cây cao, hạt dài, chín sớm; 198 cây thấp, hạt tròn, chín muộn; 201 cây thấp, hạt dài, chín sớm; 51 cây cao, hạt tròn, chín sớm; 50 cây cao, hạt dài, chín muộn; 49 cây thấp, hạt tròn, chín sớm; 52 cây thấp, hạt dài, chín muộn. Kiểu gen của F1 là:
A. (Ad/aD)Bb B. (Bd/bD)Aa C.(Ab/aB)Dd D. (BD/bd)Aa

C©u 32. Ở người bệnh mù màu đỏ lục do một gen lặn trên NST giới tính X quy định. Nếu người cha nhìn máu bình thường, người mẹ bị bệnh mù màu thì con của họ có thể là
A. Cảv trai và gái đều mù màu B.Con trai bình thường con gái mù màu
C. Cả trai và gái đều bình thường D.Con trai mù màu con gái mang gen gây bệnh

C©u 33. Bố (1) mẹ (2) đều bình thường. Con gái (3) bình thường( con trai 4) bị tiểu đường, con trai (5) bình thường. Con trai (5) lấy vợ (6) bình thường sinh cháu gái (7) bị bệnh tiểu đường. Bênh tiểu đường do
A.Gen lặn nằm trên NST X quy định . B.Gen lặn nằm trên NST thường quy định
C. Gen trội nằm trên NST X quy định D Gen trội nằm trên NST thường quy định

C©u 34.Lai phân tích ruồi giấm cái F1 dị hợp tử 2 cặp gen với ruồi thân đen cánh ngắn thu được kết quá 40% thân xám cánh ngắn: 40% thân đen cánh dài : 10% thân xám cánh dài:10% thân đen cánh ngắn. Kiểu gen của ruồi cái F1 và khoảng cách giữa 2 gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh là:
A. AB/ab; 10cM B. Ab/aB; 20cM C. AB/ab; 30cM D. Ab/aB; 40cM


Câu 35: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
A. Nhện. B. Bò sát răng thú. C. Ốc anh vũ. D. Cá vây chân.

C©u 36. Ở người, nhóm máu A được quy định bởi kiểu gen IAIA, IAI0; nhóm máu B được quy định bởi kiểu gen IBIB, IBI0; nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen I0I0; nhóm máu AB được quy định bởi kiểu gen IAIB. Trong quần thể 1000 người có 10 mang nhóm máu O, 350 người mang nhóm máu B. Số người mang nhóm máu AB trong quần thể người nói trên sẽ là:
A. 400 người. B. 350 người. C. 250 người. D. 450 người.

Câu 37: Ở người màu mắt nâu là trội mắt xanh là lặn. Một người đàn ông mắt nâu ke hôn với một người phụ nữ mắt xanh có con trai mắt nâu, con gái mắt xanh có thể kết luận rằng:
A. người đàn ông ko phải là cha đẻ của 2 người con nói trên
B. Người đan ông có kiểu gen di hợp tử về tính trạng màu mắt.
C. Tính tạng màu mắt di truyền liên kết với giới tính
D. Người đàn ông và vợ đều dị hợp tử về tính trạng màu mắt

C©u 38. Một tế bào sinh dục đực của ruồi dấm thực hiện nguyên phân một số lần để tạo ra nguyên liệu cho quá trình tạo giao tử, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% và đã tạo ra được 4 hợp tử. Số lượng nhiễm sắc thể đơn cần cung cáp cho toàn bộ quá trình nói trên là:
A. 248. B. 512. C. 256. D. 504

C©u 39. Với 1 loại enzim cắt, một phân tử ADN lớn có thể bị cắt thành nhiều đoạn ADN nhỏ khác nhau, để có thể chọn đúng đoạn ADN mang gen mong muốn người ta thường sử dụng cách:
A. Xử lí bằng CaCl2;
B. Cho thực hiện tự nhân đôi bằng xúc tác của enzim ADN pôlimeraza;
C. Dùng mẫu ARN đặc hiệu có đánh dấu phóng xạ. Đoạn ADN tái kết hợp đặc hiệu sẽ được lai với mẫu ARN đánh dấu và được phát hiện qua ảnh chụp phóng xạ tự ghi;
D. Hỗn hợp ADN và vi khuẩn chủ được cấy vào môi trường trên đĩa pêtri để lựa chọn;

Câu 40. Trong một quần thể sóc đang ở trạng thái cân bằng, có 16% số cá thể có lông xám, còn lại là số cá thể lông nâu. Biết A: lông nâu, aa: lông xám..
Tỉ lệ kiểu gen AA và kiểu gen Aa trong quần thể là:
A. AA = 48%, Aa = 36% B. AA = 36%, Aa = 48%.
C. AA = 64%, Aa = 20% D. AA = 20%, Aa = 64%
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Tình hình diện lâu quá ken post trước

C©u 31. Ở lúa, gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp; gen B quy định hạt tròn, b quy định hạt dài; gen D quy định chín sớm, gen d quy dịnh chín muộn. Cho F1 dị hợp 3 cặp gen lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:
200 cây cao, hạt tròn, chín muộn; 199 cây cao, hạt dài, chín sớm; 198 cây thấp, hạt tròn, chín muộn; 201 cây thấp, hạt dài, chín sớm; 51 cây cao, hạt tròn, chín sớm; 50 cây cao, hạt dài, chín muộn; 49 cây thấp, hạt tròn, chín sớm; 52 cây thấp, hạt dài, chín muộn. Kiểu gen của F1 là:
A.Bb*Ad/aD B. Aa*Bd/bD C. Dd*aB/Ab D. Aa*BD/bd

Ta có tỷ lệ : 4:4:4:4:1:1:1:1
Mà đây là phép lai phân tích của F1 dị hợp 3 cặp gen nên có hoán vị gen .
Giờ xét nhóm gen liên kết:
Hình dạng hạt với tính trạng chín sớm muộn liên kết với nhau và có hoán vị là 20%
Còn gen quy định cây cao thấp thì phân li độc lập
Ta có tỷ lệ hạt tròn chín muộn > hạt tròn chín sớm => hạt tròn chín muộn là giao tử liên kết còn hạt tròn chín sớm là giao tử hoán vị
Chọn B



C©u 32. Phải down đề về xem thôi
Người cha : XAY x XaXa
Con trai : XaY , con gái XaXA
=> D

C©u 33. Xem đề nha
Con trai 4 bị tiểu đường nên nếu nằm trên NST gtinh : XaY (4)
=> con trai 5 : XAY
mà cháu gái 7 lại bệnh tiểu đường nên : XaXa
nó sẽ nhận 1 giao tử từ bố và từ me mà bố thì chỉ có XA nên => ko phải là gen trên NST gtinh
còn p/biet trội lặn thì tự xử ha :D : chọn B

C©u 34. Câu này chịu khó xem đề :D
A. AB/ab; 10cM B. Ab/aB; 20cM C. AB/ab; 30cM D. Ab/aB; 40cM

Câu này dễ quá B
Câu 35: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
A. Nhện. B. Bò sát răng thú. C. Ốc anh vũ. D. Cá vây chân.

C©u 36. Ở người, nhóm máu A được quy định bởi kiểu gen IAIA, IAI0; nhóm máu B được quy định bởi kiểu gen IBIB, IBI0; nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen I0I0; nhóm máu AB được quy định bởi kiểu gen IAIB. Trong quần thể 1000 người có 10 mang nhóm máu O, 350 người mang nhóm máu B. Số người mang nhóm máu AB trong quần thể người nói trên sẽ là:
A. 400 người. B. 350 người. C. 250 người. D. 450 người.
a: t/so alen A ; b: t/so alen B ; c: t/so alen O
c= 0,1 . Ta có máu B ( I0IB , IBIB) có tỷ lệ dc tính từ p/trinh sau :
b^2 + 2*0,1b – 0,35 = 0
=> b=0,5
=> a= 0,4
=> AB= 2ab= 0,4

Câu 37 : NHÌN ĐỀ NHA CÁC BẠN :d . Bị lỗi font chữ
Con trai mắt nâu => ko phải gen lket giới tính
Con gái mắt xanh và con trai mắt nâu => nằm trên NST thường
=> bố dị hợp

C©u 38. Một tế bào sinh dục đực của ruồi dấm thực hiện nguyên phân một số lần để tạo ra nguyên liệu cho quá trình tạo giao tử, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% và đã tạo ra được 4 hợp tử. Số lượng nhiễm sắc thể đơn cần cung cáp cho toàn bộ quá trình nói trên là:
A. 248. B. 512. C. 256. D. 504
Ta có : số tinh trùng tham gia tạo giao tử là : 4/0,03125 =128 tinh trùng
128 = 32*4
=> có 32 tế bào sinh dục đực dc tạo thành
=> 32= 2^5 => trải qua 5 lần nguyên phân
ta có bộ NST ruồi giấm : 2n=8
8(2^5-1) = 248

C©u 39. Với 1 loại enzim cắt, một phân tử ADN lớn có thể bị cắt thành nhiều đoạn ADN nhỏ khác nhau, để có thể
chọn đúng đoạn ADN mang gen mong muốn người ta thường sử dụng cách:
A. Xử lí bằng CaCl2;
B. Cho thực hiện tự nhân đôi bằng xúc tác của enzim ADN pôlimeraza;
C. Dùng mẫu ARN đặc hiệu có đánh dấu phóng xạ. Đoạn ADN tái kết hợp đặc hiệu sẽ được lai với mẫu ARN đánh dấu và được phát hiện qua ảnh chụp phóng xạ tự ghi;
D. Hỗn hợp ADN và vi khuẩn chủ được cấy vào môi trường trên đĩa pêtri để lựa chọn;

C©u 40. Trong một quần thể sóc đang ở trạng thái cân bằng, có 16% số cá thể có lông xám, còn lại là số cá thể lông nâu. Biết A: lông nâu, aa: lông xám..
Tỉ lệ kiểu gen AA và kiểu gen Aa trong quần thể là:
A. AA = 48%, Aa = 36% B. AA = 36%, Aa = 48%.
C. AA = 64%, Aa = 20% D. AA = 20%, Aa = 64%
Áp dụng hacdivandec => B
 
N

ngocquyc8

41 - D ; 42 - A ; 43 - D ; 44 - D ; 45 - B ; 46 - D ; 47 - A ; 48 - A ; 49 - D ; 50 - C.
Giải thích:
Câu 41: Quá trình hoạt hóa aa diễn ra như sau: aa dưới tác dụng của emzim sẽ lk với ATP để trở thành aa hoạt hóa, sau đó lại tiếp tục lk với t-ARN để trở thành phức hợp aa-tARN. Đó là sp' cuối cùng của quá trình hoạt hoá aa.

Câu 42: Vì trong 1 quần xã, các loài SV (tức các QT) có mối quan hệ với nhau ràng buộc chặt chẽ (quan hệ dd, quan hệ cạnh tranh,...) làm cho quần xã cân bằng, tạo tt cân bằng SH. Vì vậy nếu ko có các yếu tố tác động bất thường thì độ đa dạng của quần xã sẽ ko thay đổi.

Câu 43: con trai mắc bệnh bạch tạng ---> có KG aa.
con trai mắc bệnh mù màu :XmY ---> mẹ phải chứa 1 gen m gây bệnh.
Kết hợp với ĐK mẹ bình thường, bố chỉ mắc bệnh bạch tạng ta chọn được phép lai D.

Câu 44: có thể xảy ra đột biến số lượng NST làm cho NST thiếu (thừa) 1 chiếc hay cả bộ NST, nên ko phải lúc nào NST cũng tồn tại thành cặp.
1 VD khác : châu chấu, rệp,... đực: trong TB chỉ có 1 NST giới tính X.

Câu 45: quan hệ dd giữa con mồi và vật ăn thịt là VD điển hình cho hiện tượng khống chế sinh học. Khi số lượng con mồi tăng, tạo đk thuận lợi về thức ăn nên số lượng vật ăn thịt cũng tăng, làm hạn chế SL của con mồi. SL của 2 loài này khống chế lẫn nhau, từ đó hình thành trạng thái cân bằng cho quần xã.

Câu 47: trong 1 QT đa hình có nhiều cá thể mang các KG khác nhau, tập hợp tất cả các KG khác nhau đó được gọi là vốn gen của QT.

Câu 48: Ở SV nhân thực, mARN được tổng hợp tại nhân TB, sau đó mARN sẽ đi ra TB chất và tham gia dịch mã, sinh tổng hợp protein tại riboxom.

Câu 49: tổng số giao tử được sinh ra = 1000 * 4 = 4000.
Nếu ko có HVG sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1. Nhưng ở đây có 100 TB xảy ra HVG, 100 TB này sẽ tạo ra 400 giao tử, 4 loại với tỉ lệ ngang nhau.
Do vậy: sẽ có 200 giao tử hoán vị, số lượng mỗi giao tử là : Ab = aB = 100.
==> các giao tử bình thường là AB = ab = 1900.

Câu 50: Trong quần xã , do nhu cầu về ánh sáng của các loài có sự khác nhau nên sẽ hình thành các bậc phân tầng để tận dụng tối đa nguồn sống của mt, hình thành nên các loài ưa bóng, ưa sáng ,...
--------------------XONG----------------------------------
@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
K

ken_crazy

ai giải giùm mình bài này trong đề 6
Câu 2: Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0, 2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3.Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:
A. 75% B. 81,25% C. 51,17% D. 87,36%

ta có quần thể 1:
0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
quần thể 2:
0,49BB + 0,42Bb + 0,09bb=1
Tỷ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trang là : (0,64AA + 0,32Aa)(0,49BB+ 0,42Bb) = 0,8736
=>D
 
N

ngoi_sao_biet_cuoi0202

50C, 51D, 52C, 53D, 54B, 55A, 56A, 57A, 58B, 59C, 60B
Giải thích câu 57:
Một tb trải qua nguyên phân với số lần bằng nhau đã hình thành 16 tế bào con.
Nguyên phân 1 đợt: 8x2=16
nguyên phân 2 đợt: 4x2^2=16
nguyên phân 3 đợt: 2x2^3=16
nguyên phân 4 đợt: 1x2^4=16
=> Câu A

Câu 56:
Một hợp tử trải qua một số đợt nguyên phân, các tế bào con sinh ra đều tiếp tục nguyên phân 3 lần, số thoi vô sắc xuất hiện từ nhóm tế bào này là 112. Số lần nguyên phân của hợp tử là?
A_4 B_3 C_5 D_1
giải
Số thoi vô sắc = (2^k -1)n
sau 1 số lần nguyên phân tạo ra n tb
nguyên phân K lần =>số tế bào đó nguyên phân k lần số tb tạo thành là 2^k.n
lấy 2^k.n-n là ra số thoi vô sắc cần dùng
thế số vào k=3, sô thoi vô sắc cần dùng là 112=> 2^3-1=7, 112/7=16, n=16, suy ra nguyên phân 4 lần
 
Y

yossubachan

[FONT=&quot]Câu 11: Ở ruồi giấm 2n = 8 NST. Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép; các cặp còn lại PLĐL. Số loại trứng khác nhau về thành phần NST là:
A. 16 loại; B. 256 loại; C. 6 loại. D. 128 loại;
tớ làm là B. đúng không dân làng
câu 22 thì tớ không làm ra đáp án nào trong đề cả, ai chỉ giáo giùm tớ na

[/FONT]
 
H

haphuongdien

Câu 11: Ở ruồi giấm 2n = 8 NST. Giả sử rằng trong quá trình giảm phân ở ruồi giấm cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn, 1 trao đổi chéo kép; các cặp còn lại PLĐL. Số loại trứng khác nhau về thành phần NST là:
A. 16 loại; B. 256 loại; C. 6 loại. D. 128 loại;
tớ làm là B. đúng không dân làng

Câu này ra 256 là đúng: 2^(4+2+2) = 2^8 = 256

câu 22 thì tớ không làm ra đáp án nào trong đề cả, ai chỉ giáo giùm tớ na

Hình như hok phải bạn đang làm đề học nhóm số 8 thì phải. Làm ơn post đề lên luôn nha.


 
K

ken_crazy

Các bạn khác khi hỏi về bài tập trong số các đề của nhóm mình làm thì phải trình bày nội dung muốn hỏi rõ ràng , chi tiết . Các bạn trên diễn đàn sẽ trả lời thắc mắc cho bạn. Câu 22 của yossubachan có nội dung ji post rõ ràng nha !
 
Top Bottom