Sinh [Sinh 12] 3 ngày 1 đề sinh

K

ken_crazy

đáp án đề 3 :
1[ 1]c... 2[ 1]c... 3[ 1]a... 4[ 1]c... 5[ 1]d... 6[ 1]c... 7[ 1]b... 8[ 1]d...
9[ 1]d... 10[ 1]a... 11[ 1]b... 12[ 1]c... 13[ 1]b... 14[ 1]a... 15[ 1]d... 16[ 1]b...
17[ 1]a... 18[ 1]b... 19[ 1]b... 20[ 1]d... 21[ 1]d... 22[ 1]d... 23[ 1]c... 24[ 1]d...
25[ 1]c... 26[ 1].a... 27[ 1]d... 28[ 1]b... 29[ 1]b... 30[ 1]b... 31[ 1]a... 32[ 1]d...
33[ 1]d... 34[ 1] ... 35[ 1]d... 36[ 1]c... 37[ 1]b... 38[ 1] ... 39[ 1]d... 40[ 1]a...
41[ 1] d... 42[ 1]... 43[ 1]c... 44[ 1]c... 45[ 1]a... 46[ 1]... 47[ 1]b.. 48[ 1]b...
49[ 1]c... 50[ 1]b... 51[ 1]b... 52[ 1]c... 53[ 1]b.. 54[ 1]b... 5 5[ 1]c... 56[ 1]b...
57[ 1]a... 58[ 1]a... 59[ 1]d... 60[ 1]a...
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Típ đề số 4 nha !

Câu 1: Khi phát sinh đột biến có lợi làm xuất hiện một đặc điểm thích nghi, quần thể nào sau đây sự hình thành quần thể thích nghi là nhanh hơn cả?
A. Quần thể tự thụ phấn
B. Quần thể giao phấn
C. Quần thể vi khuẩn
D. Quần thể giao phối gần
Câu 2: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì
A. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các alen lặn có có lợi cho bản thân sinh vật.
B. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi.
C. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử.
D. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội.
Câu 3: Quan điểm nào sau đây là không đúng?
A. Lai xa tạo cơ thể lai có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B. Lai xa kết hợp với đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật.
C. Cơ chế đa bội hoá tạo dạng tứ bội hữu thụ cách li sinh sản với dạng gốc là cơ chế đẫn đến hình thành loài mới.
D. Cơ chế tự đa bội hoá tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế đẫn đến hình thành loài mới.
Câu 4: Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,58
B. 0,41
C. 0,7
D. 0,3
Câu 5: Một loài thực vật có bộ NST 2n=14. Số loại thể ba kép (2n+1+1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài là
A. 15
B. 21
C. 14
D. 28
Câu 6: Nhiều đột biến điểm loại thay thế cặp nulêôtit hầu như không gây hại gì cho thể đột biến. Giải thích nào dưói đây không hợp lí?
A. Đột biến xảy ra ở các đoạn vô nghĩa trên gen cấu trúc.
B. Đột biến xảy ra làm thay thế một axitamin này bằng axitamin khác ở vị trí không quan trọng của phân tử prôtêin.
C. Đột biến xảy ra ở mã thoái hoá tạo ra một bộ ba mới nhưng vẫn mã hoá axitamin ban đầu.
D. Đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.
Câu 7: Phát biểu nào không đúng?
A. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.
B. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
D. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi.
Câu 8: CLTN không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi ?
A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi .
B. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen qui định các đặc điểm thích nghi.
C. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thich nghi tồn tại sẵn trong quần thể .
D. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi .
Câu 9: Ở chim P thuần chủng lông dài xoăn lai với lông ngắn thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết KG đời F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn, thẳng: 5 chim lông dài,thẳng: 5 chim lông ngắn,xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có chim lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp chết. Tìm kiểu gen của chim mái lai với F1, tần số HVG của chim F1 lần lượt là:
A. XABY, tần số 20%
B. XABXab , tần số 5%
C. XabY , tần số 25%
D. AaXBY , tần số 10%
Câu 10: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có 2 alen A và a, người ta thấy số cá thể đồng hợp trội gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ % số cá thể dị hợp trong quần thể này là:
A. 3,75%
B. 18,75%
C. 37,5%
D. 56,25%
Câu 11: Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào
A. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
B. tốc độ sinh sản của loài .
C. áp lực của chọn lọc tư nhiên .
D. tất cả các yếu tố đã nêu .
Câu 12: Ở một quần thể giao phối có 2 loại nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y và một gen nằm trên NST thường có 4 alen thì số kiểu gen khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể đó là:
A. 60
B. 12
C. 90
D. 16
Câu 13 :Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì :
A.Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được trong tế bào nhận
B.Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân chia khi TB phân chia được.
C.Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận
D.Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận
Câu 14: U ác tính khác với u lành như thế nào?
A. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.
B. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.
C. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.
D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu .
Câu 15: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi 2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi 3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi
4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau :
A. 1. Quan hệ kí sinh 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
C. 1. Quan hệ kí sinh 2.hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
D. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
Câu 16: Ở đậu Hà lan hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng . P thuần chủng hoa đỏ x hoa trắng->F1 đồng loạt hoa đỏ. Cách lai nào sau đây không xác định được KG của cây hoa đỏ ở F2?
A. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P.
B. Cho cây hoa đỏ tự thụ.
C. Lai phân tích cây hoa đỏ ở F2.
D. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P.
Câu 17: Có một trình tự ARN [5’-AUG GGG UGX XAU UUU-3’] mã hoá cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nucleotit nào sau đây sẽ dẫn đến việc đoạn polipeptit được tổng hợp từ trình tự ARN này chỉ còn lại 2 axit amin?
A. Thay thế U ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng A.
B. Thay thế G ở bộ 3 nucleotit thứ ba bằng A.
C. Thay thế A ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng X
D. Thay thế X ở bộ 3 nucleotit thứ ba bằng A.
Câu 18: Trong một thí nghiệm ở ruồi giấm, thế hệ I đều có cánh dài thuần chủng (VV), trong đó một con bị đột biến giao tử, xuất hiện gen lặn (v). Có thể thấy ruồi cánh ngắn xuất hiện sớm nhất ở:
A. Thế hệ II.
B. Thế hệ III.
C. Thế hệ IV.
D. Không thể dự doán được.
Câu 19:Hãy chọn phương án đúng nhất:Thành quả của công nghệ gen là:
A.Tuyển chọn được các gen mong muốn ở vật nuôi,cây trồng,
B.Cấy được gen của động vật vào thực vật
C.Cấy được gen của người vào vi sinh vật,
D.Bao gồm các phương án trên
Câu 20: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen)> cg ( cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C= 0,5; cg= 0,4; c= 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy- Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng.
B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng.
C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng.
D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng.
Câu21. Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử
A. XX và YY
B. XY và O
C. Y và O
D. X và O
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:
A. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương
B. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà
C. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền

D.Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền
Câu 23. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. yếu tố hữu sinh.
B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm.
D. nước, k.khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 24. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. Nguyên sinh.
B. thứ sinh.
C. liên tục.
D. phân huỷ.
Câu 25. Trong một môi trường sống xác định có tảo lục, vi sinh vật phân huỷ tồn tại, đó là
A. Quần thể sinh vật.
B. Quần xã sinh vật.
C. Hệ sinh thái.
D. Nhóm sinh vật khác loài
Câu 26. Khi nghiên cứu về sự sống trên trái đất, thí nghiệm của MiLơ đã chứng minh:
A. Sự sống trên trái đất có nguồn nguồn gốc từ vũ trụ.
B. Axít nuclêic hình thành từ Nuclêôtít.
C. Chất hửu cơ đầu tiên trên trái đất đã được hình thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học.
D. Các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất đã được hình thành từ các nguyên tố có sẳn trên bề mặt trái đất theo con đường sinh học.
Câu 27:Cho biết ở Người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị .Alen a quy định không phân biệt được mùi vị .Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?
A.1,97%
B.9,4%
C.1,7%
D.52%
Câu 28:Cho biết tần số fA ở quần thể I= 0,5. fA ở quần thể II=0,6.Tốc độ nhập gen (M)từ quần thể II sang quần thể I là 0,1 thì sau một thệ hệ nhập gen tần số alen fA ở quần thể I sẽ là :
A.0,6
B.0,51
C.0,55
D.0,49
Câu 29: Mức xoắn 2 của nhiễm sắc thể là
A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm.
B. siêu xoắn, đường kính 300 nm.
C. crômatít, đường kính 700 nm.
D. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.
Câu 30: F1 chứa hai cặp gen dị hợp tạo 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau được chi phối bởi qui luật
A. tác động gen không alen và qui luật hoán vị gen với tần số 50%
B. phân li độc lập và qui luật tác động gen không alen
C. phân li độc lập và qui luật hoán vị gen
D. phân li độc lập, qui luật tác động gen không alen và qui luật hoán vị gen với tần số 50%
 
K

ken_crazy

Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhât
D. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được.
Câu 32:Ở người nhóm náu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội.LM,LN.Người có nhóm MN có kiểu gen LMLN. Người có nhóm máu MM có kiểu gen L M L M .Nhóm máu NN có kiểu gen L N LN.Trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều có nhóm máu MN thì xác suất họ có 6 con trong đó 3 con nhóm M,2 con có nhóm MN,và 1 con có nhóm N sẽ là:
A.30/256
B.15/256
C.4/16
D.9/16
Câu 33.Ở ruồi giấm gen V quy định cánh dài, v –cánh cụt. Cho lai ruồi cánh dài dị hợp với ruồi cánh cụt được F1.tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thì ở F2 kết quả tỉ lệ kiểu hình trong quần thể sẽ như thế nào?
A.9 cánh dài :7 cánh cụt.
B.7 cánh dài :9 cánh cụt.
C.3 cánh dài: 1 cánh cụt.
D.1 cánh dài:1 cánh cụt
Câu 34:Một loài động vật có kiểu gen Ab/aB,khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm người ta phát hiện có 360 tế bào có xảy ra hoán vị giữa A và b. như vậy khoảng cách giữa A và b là?
A.18 cM.
B.9 cM.
C.36 cM.
D.3,6 cM
Câu 35. Một loài thực vật gen A -cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ.
B. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ.
C. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ.
D. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ.
Câu 36: Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 len B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:
A. 31,36%
B. 87,36%
C. 81,25%
D. 56,25%
Câu 37: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc hệ sinh thái nhân tạo?
A.Đa dạng loài.
B.Dễ bị suy thoái.
C.Thường xuyên bổ sung năng lượng, vật chất để duy trì trạng thái ổn định của hệ.
D.Số cá thể của loài ư thế chiếm số lượng lớn nhất.
Câu 38:Các Nu trên mạch của gen được kí hiệu,: A1,T1,G1,X1, và A2,T2,G2,X2.Biểu thức nào sau đây là đúng:
A.A1+T1+G1+X2=N1
B.A1+T2+G1+X2= N1
C.A1+A2+X1+G2=N1
D.A1+A2+G1+G2=N1
Câu 39: Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là
A. 65.
B. 130.
C. 195.
D. 260.
Câu 40: Những nhân tố nào gây biến đổi kích thước của quần thể ?
A.Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B.Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư.
C.Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.
D.Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.

PHẦN RIÊNG (10 Câu).Thí sinh chọn một trong hai phần
Phần A:Chương trình nâng cao:
Câu41: Ở người nhóm máu ABO do các gen IA, IB, IO quy định. Gen IA quy định nhóm máu A đồng trội với gen IB quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, gen lặn IO quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là:
A. 63%;8%
B. 62%;9%
C. 56%,15%
D. 49%;22%
Câu 42: Ở một loài thực vật, gen T trội hoàn toàn qui định hạt màu tím, alen tương phản t qui định hạt màu trắng. Cho phép giữa 2 cá thể có kiểu gen : Tt x Tt. Cơ thể cái phát sinh giao tử không bình thường ở giảm phân I; tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình thu được là:
A. Tỷ lệ kiểu gen: 1TT : 2Tt : 1tt; tỷ lệ kiểu hình: 3 hạt màu tím : 1 hạt màu trắng.
B. Tỷ lệ kiểu gen: TTt : Ttt : OT : Ot; tỷ lệ kiểu hình: 3 hạt màu tím : 1 hạt màu trắng.
C. Tỷ lệ kiểu gen: 1TTt : 2Ttt : 2T : 1t; tỷ lệ kiểu hình: 3 hạt màu tím : 1 hạt màu trắng.
D. Tỷ lệ kiểu gen: TTT : TTt : Ttt : ttt; tỷ lệ kiểu hình: 3 hạt màu tím : 1 hạt màu trắng.
Câu 43: Nhiều thực nghiệm đã chứng minh cơ sở di truyền của tính kháng thuốc là từ gen
A. lạp thể
B. trên NST thường
C. ti thể
D. trên NST giới tính
Câu 44 :Số bộ ba mã hoá không có ađênin là:
A. 16
B. 27
C. 32
D. 37
Câu 45: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nhất và hiệu quả ở thực vật?
A. Nhân giống vô tính .B. Giao phấn. C. Nuôi cấy và đa bội hoá hạt phấn. D. Tự thụ phấn.
Câu 46:Người ta tạo ra các dòng thuần chủng nhằm:
A.Tạo ra các dòng chứa toàn gen trội.
B.Tạo ra các dòng chứa toàn gen lặn.
C.Tạo ra các dòng có ưu thế lai cao,
D.Duy trì giống để tránh thoái hoá.
Câu 47.Ba loài ếch-Rana pipiens :.Rana clamitans; và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao,song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau.Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng:
A.Cách li trước hợp tử-cách li tập tính
B.Cách li sau hợp tử-cách li tập tính
C.Cách li trước hợp tử-cách li cơ học
D.Cách li sau hợp tử-cách li sinh thái
Câu 48:Sự phân bố theo nhóm trong của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì :
A.Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
B.Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C.Tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
D.Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường
Câu 49:Nhóm vi sinh nào sau đây không tham gia vào cố định nitơ?
A.Rhizobium.
B.Nostoc.
C.Anabaena
D.Pseudomonas.
Câu 50:Nói chung trong các hệ sinh thái,khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề,trung bình trong sinh quyển năng lượng mất di khoảng:
A.80%.
B.95%
C.90%.
D.85%

Phần B; chương trình chuẩn
Câu 51 :Số bộ ba mã hoá có Ađênin là:
A. 16
B. 27
C. 32
D. 37
Câu 52:Câu nào sau đây giải thích về ưu thế lai là đúng ?
A.Lai 2 dòng thuần với nhau sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao.
B.Lai 2 dòng thuần khác xa nhau về khu vực địa lí sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao.
C.Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao;
D.Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì con lai không đồng nhất về kiểu hình
Câu 53.Vùng mã hoá của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ,số đoạn exon và intron lần lượt là:
A,25-26.
B.26-25.
C.24-27.
D.27-24
Câu 54:Trong chẩn đoán trước sinh,kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát;
A.Tính chất nước ối,
B,Tế bào tử cung của mẹ,
C.Tế bào thai bong ra trong dịch ối.
D.Tính chất nước ối và tế bào tử cung của mẹ
Câu 55; Cho 2 cây F1 đều dị hợp 2 cặp gen lai với nhau. F2 thu được 15% số cây có kiểu hình mang 2 tính trạng lặn là thân thấp, lá ngắn. Kết luận đúng đối với F1 là
A. Một trong 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 40%
B. Cả 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 15%
C. Một trong 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 15%
D. Cả 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 40%
Câu 56;Nhịp độ tiến hoá được chi phối bởi nhân tố chủ yếu nào
A. Sự đa dạng vốn gen của quần thể
B. Tần số đột biến
C. Sự thay đổi điều kiện địa chất -khí hậu
D. Cường độ của chọn lọc tự nhiên
Câu 57: Sự không phân li của NST giới tính ở ruồi giấm đực xẩy ra ở lần phân bào 2 giảm phân ở một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các loại tinh trùng
A. YY,X,O
B. XY,O
C. X,YY,O hoặc Y,XX,O
D. XX,YY
Câu 58: Gỉa sử một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 28 đoạn Okazaky, sẻ cần bao nhiêu đoạn mồi cho một đợt tái bản của chính đơn vị tái bản đó
A. 31
B. 60
C. 30
D. 32
Câu 59 :Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm :Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu,được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lương loài hạn chế :
A.Hệ sinh thái biển.
B.Hệ sinh thái thành phố,
C.Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
D.hệ sinh thái nông nghiệp
Câu 60:Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào:
A.Cambri.
B.Xilua.
C.Đêvon.
D.Than đá.
 
C

chiryka

đáp án đề 3 :
1[ 1]c... 2[ 1]c... 3[ 1]a... 4[ 1]c... 5[ 1]d... 6[ 1]c... 7[ 1]b... 8[ 1]d...
9[ 1]d... 10[ 1]a... 11[ 1]b... 12[ 1]c... 13[ 1]b... 14[ 1]a... 15[ 1]d... 16[ 1]b...
17[ 1]a... 18[ 1]b... 19[ 1]b... 20[ 1]d... 21[ 1]d... 22[ 1]d... 23[ 1]c... 24[ 1]d...
25[ 1]c... 26[ 1].a... 27[ 1]d... 28[ 1]b... 29[ 1]b... 30[ 1]b... 31[ 1]a... 32[ 1]d...
33[ 1]d... 34[ 1]b... 35[ 1]d... 36[ 1]c... 37[ 1]b... 38[ 1]a... 39[ 1]d... 40[ 1]a...
41[ 1]d... 42[ 1]d... 43[ 1]c... 44[ 1]c... 45[ 1]a... 46[ 1]a... 47[ 1]b.. 48[ 1]b...
49[ 1]c... 50[ 1]b... 51[ 1]b... 52[ 1]c... 53[ 1]b.. 54[ 1]b... 5 5[ 1]c... 56[ 1]b...
57[ 1]a... 58[ 1]a... 59[ 1]d... 60[ 1]a...

sai 4 câu :( hiểu lầm vài yếu tố. chết thật đi thi thế này thì hỏng >"<!
 
K

ken_crazy

Tình hình là ngày thứ 2 trôi qua rồi . Cái đề này khá hay nhưng ko nhiều mem post đáp án do bận học thi . Lần này sẽ ko giải chi tiết nữa để mọi người còn làm lại . Tối nay sẽ post đáp án và post luôn đề mới :D
 
L

lamanhnt

Tình hình là ngày thứ 2 trôi qua rồi . Cái đề này khá hay nhưng ko nhiều mem post đáp án do bận học thi . Lần này sẽ ko giải chi tiết nữa để mọi người còn làm lại . Tối nay sẽ post đáp án và post luôn đề mới :D
Hãy khoan post :DTớ sẽ post ý kiến cho các câu trước 12h, sắp xong rồi:)
 
T

thanks_to_love1610

ê khoan đã Ken, để thư thả đến mai đi, bọn mình con ôn SỬ ĐIAH nũa mà. phá lệ 1 lân nhé
 
L

lamanhnt

Câu 1: Khi phát sinh đột biến có lợi làm xuất hiện một đặc điểm thích nghi, quần thể nào sau đây sự hình thành quần thể thích nghi là nhanh hơn cả?
A. Quần thể tự thụ phấn
B. Quần thể giao phấn
C. Quần thể vi khuẩn
D. Quần thể giao phối gần
Câu 2: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì
A. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các alen lặn có có lợi cho bản thân sinh vật.
B. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi.
C. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử.
D. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội.
Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống alen trội vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. Chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn tồn tại với một tần số rất thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.
Câu 3: Quan điểm nào sau đây là không đúng?
A. Lai xa tạo cơ thể lai có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B. Lai xa kết hợp với đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật.
C. Cơ chế đa bội hoá tạo dạng tứ bội hữu thụ cách li sinh sản với dạng gốc là cơ chế đẫn đến hình thành loài mới.
D. Cơ chế tự đa bội hoá tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế đẫn đến hình thành loài mới.
Câu 6: Nhiều đột biến điểm loại thay thế cặp nulêôtit hầu như không gây hại gì cho thể đột biến. Giải thích nào dưói đây không hợp lí?
A. Đột biến xảy ra ở các đoạn vô nghĩa trên gen cấu trúc.
B. Đột biến xảy ra làm thay thế một axitamin này bằng axitamin khác ở vị trí không quan trọng của phân tử prôtêin.
C. Đột biến xảy ra ở mã thoái hoá tạo ra một bộ ba mới nhưng vẫn mã hoá axitamin ban đầu.
D. Đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.
Câu 7: Phát biểu nào không đúng?
A. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.
B. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
C. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì có quan hệ càng gần gũi.
D. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi
A.đúng: sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài là một bằng chứng về sự nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau càng nhiều và càng kéo dài thành các giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.
B.đúng: vì cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.
C. sai:
D. đúng:các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự và tỉ lệ ax amin và nu càng giống nhau.
VD: người: -XGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-
Tinh tinh: -XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-
Câu 8: CLTN không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi ?
A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi .
B. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen qui định các đặc điểm thích nghi.
C. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thich nghi tồn tại sẵn trong quần thể .
D. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi .
Câu 11: Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào
A. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
B. tốc độ sinh sản của loài .
C. áp lực của chọn lọc tư nhiên .
D. tất cả các yếu tố đã nêu .
<-> ngay trong cả hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến, biến dị tổ hợpk vẫn không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động do đó các đặc điểm thích nghi nhờ đó được hoàn thiện nhiều hơn.
Câu 13 :Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì :
A.Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được trong tế bào nhận
B.Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân chia khi TB phân chia được.
C.Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận
D.Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận
Thể truyền là một phân tử AND nhỏ có khả năng nhân đôi một cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. Ngoài ra câu này không biết gì thêm. Ai biết rõ giải thích kĩ giùm.
Câu 14: U ác tính khác với u lành như thế nào?
A. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.
B. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.
C. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.
D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu .
Ung thư là loại bệnh được đặc trunưg bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ra ung thư là do cả đột biến gen và đột biến NST. Nó có thể bắt đầu từ một tế bào xôma bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào. Hoặc có thể do bị đột biến NST, ở người mất đoạn của NST số 21 gây ung thư máu.
U ác tính khi nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể làm mở rộng khối u.
Câu 15: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi 2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi 3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi
4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau :
A. 1. Quan hệ kí sinh 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
C. 1. Quan hệ kí sinh 2.hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
D. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
Câu 19:Hãy chọn phương án đúng nhất:Thành quả của công nghệ gen là:
A.Tuyển chọn được các gen mong muốn ở vật nuôi,cây trồng,
B.Cấy được gen của động vật vào thực vật
C.Cấy được gen của người vào vi sinh vật,
D.Bao gồm các phương án trên
C.Cấy được gen của người vào vi sinh vật: tạo dòng vi khuẩn mang gen insulin ở người dùng để làm thuốc chữa bệnh tiểu đường ở người.
A.Tuyển chọn được các gen mong muốn ở vật nuôi,cây trồng: tạo giống lúa “ gạo vàng” có khả năng tổng hợp beta caroten trong hạt
chuyển gen protein người vào cừu tạo sữa cừu chứa protêin người.
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:
A. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương
B. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà
C. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền
D.Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền
 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

Câu 23. Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. yếu tố hữu sinh.
B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm.
D. nước, k.khí, độ ẩm, ánh sáng.
Người ta thường chia các yếu tố sinh thái theo ảnh hưởng của tác động và theo các yếu tố phụ thuộc hay không phụ thuộc vào mật độ
- Yếu tố không phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động. Phần lớn các yếu tố sinh thái vô sinh là những yếu tố không phụ thuộc mật độ.
- Yếu tố phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động của nó phụ thuộc vào mật độ quần thể chịu tác động.Phần lớn các yếu tố hữu sinh thường là những yếu tố phụ thuộc mật độ.

Câu 24. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. Nguyên sinh.
B. thứ sinh.
C. liên tục.
D. phân huỷ.
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ một môi trường trống trơn.
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở một môi trường đã có quần xã nhất định.
Diễn thế phân hủy: là quá trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn định mà theo hướng dần dần bị phân hủy dưới tác dụng của các yếu tố sinh học.
Diễn thế liên tục(?)
Câu 25. Trong một môi trường sống xác định có tảo lục, vi sinh vật phân huỷ tồn tại, đó là
A. Quần thể sinh vật.
B. Quần xã sinh vật.
C. Hệ sinh thái.
D. Nhóm sinh vật khác loài
Có sv sản xuất và sv phân giải là ok rồi
Câu 29: Mức xoắn 2 của nhiễm sắc thể là
A. sợi cơ bản, đường kính 11 nm.
B. siêu xoắn, đường kính 300 nm.
C. crômatít, đường kính 700 nm.
D. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.[/
Mức 1 là sợi cơ bản chiều ngang 11nm
Mức 2 là sợi nhiễm sắc chiều ngang 30nm
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhât
D. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được.
Câu 37: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc hệ sinh thái nhân tạo?
A.Đa dạng loài.
B.Dễ bị suy thoái.
C.Thường xuyên bổ sung năng lượng, vật chất để duy trì trạng thái ổn định của hệ.
D.Số cá thể của loài ư thế chiếm số lượng lớn nhất.
Loài hạn chế
Câu 40: Những nhân tố nào gây biến đổi kích thước của quần thể ?
A.Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B.Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư.
C.Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.
D.Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.
SGK220/SNC:D
D.Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường[/quote]
Câu 43: Nhiều thực nghiệm đã chứng minh cơ sở di truyền của tính kháng thuốc là từ gen
A. lạp thể
B. trên NST thường
C. ti thể
D. trên NST giới tính
Câu 45: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nhất và hiệu quả ở thực vật?
A. Nhân giống vô tính .B. Giao phấn. C. Nuôi cấy và đa bội hoá hạt phấn. D. Tự thụ phấn
.
Câu 46:Người ta tạo ra các dòng thuần chủng nhằm:
A.Tạo ra các dòng chứa toàn gen trội
B.Tạo ra các dòng chứa toàn gen lặn.
C.Tạo ra các dòng có ưu thế lai cao,
D.Duy trì giống để tránh thoái hoá.
Câu 47.Ba loài ếch-Rana pipiens :.Rana clamitans; và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao,song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau.Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng:
A.Cách li trước hợp tử-cách li tập tính
B.Cách li sau hợp tử-cách li tập tính
C.Cách li trước hợp tử-cách li cơ học
D.Cách li sau hợp tử-cách li sinh thái
Câu 48:Sự phân bố theo nhóm trong của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì :
A.Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
B.Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C.Tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
Câu 49:Nhóm vi sinh nào sau đây không tham gia vào cố định nitơ?
A.Rhizobium.
B.Nostoc.
C.Anabaena
D.Pseudomonas.
Câu 50:Nói chung trong các hệ sinh thái,khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề,trung bình trong sinh quyển năng lượng mất di khoảng:
A.80%.
B.95%
C.90%.
D.85%

Câu 52:Câu nào sau đây giải thích về ưu thế lai là đúng ?
A.Lai 2 dòng thuần với nhau sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao.
B.Lai 2 dòng thuần khác xa nhau về khu vực địa lí sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao.
C.Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao;
D.Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì con lai không đồng nhất về kiểu hình
Câu 54:Trong chẩn đoán trước sinh,kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát;
A.Tính chất nước ối,
B,Tế bào tử cung của mẹ,
C.Tế bào thai bong ra trong dịch ối
D.Tính chất nước ối và tế bào tử cung của mẹ
Trong nước ối có chứa tế bào thai (hầu hết bong ra từ da thai nhi), các tế bào này được nuôi cấy để phân tích NST, phân tích sinh hóa, và các phân tích sinh học phân tử.Ngoài ra phân tích nước ối cũng có thể đánh giá được độ trưởng thành của phôi.
Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm :Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu,được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lương loài hạn chế :
A.Hệ sinh thái biển.
B.Hệ sinh thái thành phố,
C.Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
D.hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ st nông nghiệp là nhân tạo nên hạn chế là phải;)
Câu 60:Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào:
A.Cambri.
B.Xilua.
C.Đêvon.
D.Than đá.
Đáp án là. kỉ cacbon:D, kỉ than đá. Ngoài ra ở kỉ này còn phát sinh bò sát. Còn kỉ đevon là phát sinh lưỡng cư, côn trùng, Cambri là phát sinh các ngành động vật.
[/COLOR]
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Câu 1C 2C 3D 4B 5B 6D 7C 8A 9A 10C
11D 12C 13C 14B 15A 16D 17D 18B 19D 20A
21B 22A 23A 24A 25C 26C 27C 28B 29D 30D
31B 32B 33B 34B 35A 36B 37A 38D 39A 40B
41A 42B 43C 44B 45C 46C 47A 48D 49D 50C
51D 52C 53B 54C 55A 56D 57C 58C 59D 60D
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Đề số 5
Tự giác làm bài ko được quay cóp hay nhìn sách vở đó :)) . Vi phạm là tự xử .
Câu 1: Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
A. chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên.
B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.
C. dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó.
D. dự đoán được quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
Câu 2: Ở một loài thực vật: Gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng thu được F1. Xử lí cônsixin với các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phối với nhau thu được F2 có 3004 cây quả đỏ : 1001 cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. F1 có 1 cây là thể đồng hợp và 1 cây là thể dị hợp.
B. Cây F1 đem lai là thể dị hợp.
C. Phép lai của F1 với F1 là AAaa x AAaa
D. F1 đều trở thành cây 4n sau khi được xử lí cônsixin.
Câu 3: Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di chuyển tới một đảo và thiết lập nên một quần thể thích nghi và dần hình thành nên loài mới. Nhân tố tiến hóa nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này?
A. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 4: Lai hai dòng ruồi thuần chủng, ruồi cái mắt nâu với ruồi đực mắt đỏ. F1 có kiểu hình 100% ruồi mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 mắt đỏ : 1 mắt nâu (con cái).
(Biết rằng gen A - mắt đỏ, gen a - mắt nâu). Kiểu gen của ruồi F1 là
A. X X x XYA
B. XA Xa x XA Y.
C. Aa x Aa
D. XAXa x XaYA
Câu 5: Nội dung nào dưới đây nói về bệnh máu khó đông ở người là không đúng?
A. Máu của người này bị thiếu chất sinh sợi huyết nên khi bị tổn thương chảy máu, máu sẽ không đông được
B. Bệnh gặp phổ biến ở người nam, rất hiếm gặp ở nữ.
C. Đây là bệnh di truyền duy nhất có thể chữa được
D. Bệnh do một đột biến gen lặn trên NST X gây ra
Câu 6: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, enzim ADN pôlymeraza và enzim ARN pôlymeraza khác nhau cơ bản ở vai trò nào sau đây?
A. Enzim ARN pôlymeraza chỉ có vai trò tổng hợp mạch mới còn enzim ADN pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
B. Enzim ADN pôlymeraza chỉ có vai trò tổng hợp mạch mới còn enzim ARN pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
C. Enzim ADN pôlymeraza chỉ có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ còn enzim ARN pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
D. Enzim ARN pôlymeraza chỉ có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ còn enzim ADN pôlymeraza vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
Câu 7: Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Đây là thành tựu của
A. lai hữu tính.
B. gây đột biến nhân tạo.
C. công nghệ gen.
D. công nghệ tế bào.
Câu 8: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây không góp phần dẫn đến hình thành loài mới một cách nhanh chóng?
A. đột biến đảo đoạn.
B. đột biến chuyển đoạn.
C. đột biến lệch bội.
D. đột biến đa bội.
Câu 9: Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng di truyền nào?
A. Tương tác gen.
B. Hoán vị gen.
C. Liên kết gen.
D. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn.
Câu 10: Ở một loài thực vật, phép lai giữa 2 cơ thể bố mẹ cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1.
Phép lai bị chi phối bởi
A. quy luật liên kết gen và quy luật tương tác gen bổ sung.
B. quy luật phân li độc lập hoặc quy luật tương tác bổ sung.
C. quy luật tương tác gen hoặc quy luật phân li của Menđen.
D. quy luật của Menđen hoặc tương tác gen hoặc liên kết gen.
Câu 11: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
B. ARN tự nhân đôi mà không cần đến enzim.
C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
D. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.
Câu 12: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là
A. Aa ; f = 40%.
B. Aa ; f = 30%.
C. Aa ; f = 40%.
D. Aa ; f = 30%.
Câu 13: Nguồn biến dị di truyền nào sau đây được dùng phổ biến trong chọn giống vật nuôi và cây trồng?
A. Nguồn biến dị tổ hợp.
B. Nguồn ADN tái tổ hợp.
C. Nguồn biến dị đột biến.
D. ADN tái tổ hợp và đột biến.
Câu 14: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Đây là khái niệm về
A. nơi ở của loài.
B. ổ sinh thái của loài.
C. giới hạn sinh thái của loài.
D. ổ sinh thái của quần thể.
Câu 15: Thuật ngữ nào dưới đây được dùng để phản ánh sự biến đổi tần số tương đối của các alen trong một quần thể qua một số thế hệ?
A. Tiến hoá lớn.
B. Vốn gen của quần thể.
C. Sự phân li độc lập của các gen.
D. Tiến hoá nhỏ.
Câu 16: Trong quần thể ở một loài động vật, xét 1 gen có 6 alen, sự giao phối tự do đã tạo ra bao nhiêu kiểu gen dị hợp về gen trên trong quần thể?
A. 15
B. 16.
C. 20.
D. 21.
Câu 17: Trong kĩ thuật chuyển gen, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học thường phải chọn thể truyền
A. có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
B. có nhiều bản sao trong một tế bào.
C. có khả năng gắn vào hệ gen của tế bào.
D. có gen đánh dấu vì dễ nhận biết được sản phẩm của gen.
Câu 18: Một sinh vật có bộ NST lưỡng bội là 4. Kí hiệu những NST này là: Aa, Bb . Kí hiệu bộ NST trong các tế bào ở kì cuối của giảm phân 1 là
A. AB và ab hoặc AB và aB
B. AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB
C. AABB, aabb, AAbb, aaBB
D. AABB và aaBB hoặc AAbb và aabb
Câu 19: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
B. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
D. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 20: Một NST có trình tự các gen là ABC*DEFGH, sau khi bị đột biến thì có trình tự gen là AED*CBFGH (* là tâm động). Đột biến trên gây ra hậu quả nào sau đây cho thể đột biến?
A. Thể đột biến thường bị chết do đột biến làm mất cân bằng gen.
B. Các thể đột biến thường bị giảm khả năng sinh sản.
C. Thể đột biến có thể tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
D. Một số thể đột biến có thể bị giảm khả năng sinh sản.
Câu 21: Ở thỏ, màu lông được di truyền do dãy 3 alen: C – quy định màu xám tuyền, Ch: lông trắng điểm đen, c: lông bạch tạng với C > Ch > c và các gen nằm trên các NST khác nhau. Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen C, Ch, c . Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối của alen C là
A. p2 + pr + pq.
B. p2 + qr + pq.
C. p2 + 2pq.
D. p2 + pr.
Câu 22: Một loài thực vật A - qui định quả đỏ, a - qui định quả vàng. Ở cơ thể lệch bội hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được với hạt phấn (n), còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho quả vàng chiếm tỉ lệ 1/6?
A. Mẹ AAa x Bố Aa
B. Mẹ Aaa x Bố Aa
C. Mẹ Aa x Bố AAa
D. Mẹ Aa x Bố Aaa
Câu 23: Người ta gọi “tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau” là
A. sự tương tác giữa gen và tính trạng.
B. mức phản ứng của kiểu gen.
C. sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
D. tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 24: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước .
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
C. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
D. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước .
Câu 25: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn a quy định, lông vàng do alen A quy định. Người ta tìm thấy 40% con đực và 16% con cái có lông màu nâu.
Hãy xác định tần số tương đối các alen trong quần thể nói trên?
A. pA = 0,6 ; qa = 0,4.
B. pA = 0,8 ; qa = 0,2.
C. pA = 0,2; qa = 0,8.
D. pA = 0,4; qa = 0,6.
Câu 26: Một nhà nghiên cứu theo dõi 6 gen phân li độc lập ở một loài thực vật. Mỗi gen đều ở trạng thái dị hợp tử và các gen quy định tính trạng như sau: R/r - cuống lá đen/đỏ; D/d - thân cao/thân thấp; C/c - vỏ trơn/vỏ nhăn; O/o – quả tròn/ovan; H/h – lá không có lông/ có lông; W/w – hoa tím/hoa trắng. Từ phép lai RrDdccOoHhWw x RrddCcooHhww cho xác suất kiểu hình cuống lá đen, thân thấp, vỏ nhăn, quả ovan, lá có lông, hoa màu tím ở đời con là
A. 9/256.
B. 27/256.
C. 3/256.
D. 1/256.
Câu 27: Đột biến lệch bội xảy ra ở một cặp NST trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng 2n sẽ tạo ra 2 TB con có bộ NST
A. 2n + 1 và 2n -1 hoặc 2n + 2 và n -2.
B. 2n + 1 và 2n – 1 hoặc 2n + 2 và 2n - 2.
C. 2n + 2 và 2n – 1 hoặc 2n + 1 và 2n – 2.
D. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 1 và n -1.
Câu 28: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
A. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.
B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
Câu 29: Ở một loài động vật, khi cho giao phối một con cái với một con đực đã thu được tổng số 4096 cá thể con. Biết rằng khi phát sinh giao tử ở đực đã xảy ra hoán vị gen tại một điểm trên 2 cặp NST tương đồng, ở cái không xảy ra hoán vị gen. Bộ NST lưỡng bội 2n của loài bằng bao nhiêu?
A. 2n = 16.
B. 2n = 8
C. 2n = 32.
D. 2n = 10.
Câu 30: Cây hạt trần và bò sát ngự trị vào kỉ, đại nào sau đây?
A. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh.
B. Kỉ Jura của đại Trung sinh.
C. Kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.
D. Kỉ Cacbon của đại Cổ sinh.
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Câu 31: Giả sử một quần thể cây đậu Hà lan có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ nhất là 0,3AA: 0,3Aa: 0,4aa . Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ thứ 3, tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen là
A. 0,43125AA: 0,0375Aa: 0,53125aa
B. 0,5500AA: 0,1500Aa: 0,3000aa
C. 0,1450AA: 0,3545Aa: 0,5005aa
D. 0,2515AA: 0,1250Aa: 0,6235aa
Câu 32: Nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo?
A. Thành phần loài phong phú và lưới thức ăn phức tạp ở hệ sinh thái tự nhiên còn hệ sinh thái nhân tạo có ít loài và lưới thức ăn đơn giản.
B. Ở hệ sinh thái tự nhiên, tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái còn ở hệ sinh thái nhân tạo thức ăn được con người cung cấp có một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái.
C. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
D. Hệ sinh thái tự nhiên được cung cấp năng lượng chủ yếu từ Mặt Trời còn hệ sinh thái nhân tạo ngoài năng lượng Mặt Trời còn được cung cấp thêm một phần sản lượng và năng lượng khác (phân bón,...)
Câu 33: Câu nào sau đây đúng?
A. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này thường có chu kỳ sống ngắn, nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn các loài có chu kỳ sống dài.
B. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di truyền, bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực vật như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa, ở những loài này, sự đa bội hóa dễ xảy ra hơn.
Câu 34: Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi
A. tần số một kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể cao.
B. quần thể được cách li với các quần thể khác
C. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ bằng nhau.
D. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
Câu 35: Màu da của người do ít nhất 3 gen không alen (A, B, D) quy định, chúng nằm trên các NST tương đồng khác nhau. Khi trong kiểu gen có 1 alen trội bất kì trong 3 gen trội trên, thì tế bào của cơ thể tổng hợp nên một ít sắc tố mêlanin làm da đen thêm một ít so với kiểu gen không có alen trội nào. Nếu một người đàn ông có da đen kết hôn với một người phụ nữ có da đen sinh được một người con có da trắng chiếm tỉ lệ 1/16. Kiểu gen của bố mẹ là
A. AaBbDd x AaBbDd
B. AaBbDd x AaBbdd hoặc Aabbdd hoặc aaBbdd
C. AaBbDd x Aabbdd hoặc aabbDd
D. AaBbDd x aaBbdd hoặc Aabbdd hoặc aabbDd
Câu 36: Nhân tố liên quan đến mật độ và có tác dụng giới hạn kích thước quần thể không phải là
A. tập tính ăn thịt (hiệu quả săn bắt của loài ăn thịt cao khi loài con mồi có kích thước lớn)
B. sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể tăng khi kích thước quần thể tăng lên làm giảm sức sống và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. nhiệt độ thay đổi đột ngột (cao quá hoặc thấp quá) vượt quá giới hạn sinh thái có thể làm chết một số cá thể trong quần thể.
D. các bệnh dịch truyền nhiễm và các chất thải độc tăng lên khi kích thước quần thể tăng lên, có thể gây chết các cá thể của quần thể.
Câu 37: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa 2 loài là hợp lí hơn cả?
A. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh các đột biến giống nhau.
B. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.
C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nhưng được CLTN chọn lọc các đột biến gen giống nhau.
D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.
Câu 38: Trong hệ sinh thái, năng lượng tích lũy sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng thường chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm năng lượng nhận được từ bậc dinh dưỡng liền kề thấp hơn?
A. 10%.
B. 30%.
C. 70%.
D. 90%.
Câu 39: Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A, sau đột biến, phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, số liên kết H bị hủy qua quá trình trên sẽ là
A. 11417
B. 11424.
C. 13104.
D. 11466.
Câu 40: Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được . Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là
A. đột biến gen lặn.
B. đột biến mất đoạn NST.
C. đột biến lệch bội.
D. đột biến gen trội.

II. PHẦN TỰ CHỌN ( thí sinh được chọn 1 trong 2 phần A hoặc B):
Phần A: từ câu 41 đến câu 50.
Câu 41: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến lệch bội?
A. 1, 3, 7, 9.
B. 4, 7 và 8.
C. Không có.
D. 4, 5, 6, 8.
Câu 42: Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội, sau đó xử lí hóa chất tạo nên một cây lưỡng bội hoàn chỉnh. Điều lí thú là cây lưỡng bội tạo ra bằng cách này sẽ
A. có kiểu gen dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau trong tế bào.
B. mang đặc điểm tốt của cả 2 cá thể bố mẹ nên sinh trưởng mạnh.
C. có nhiều đặc điểm quý mà bằng cách tạo giống thông thường không có được .
D. có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen trong tế bào của cây.
Câu 43: Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết
A. sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
B. sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật.
C. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
D. dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
Câu 44: Đặc trưng nào sau đây là quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính.
B. Mật độ.
C. Nhóm tuổi.
D. Mức độ sinh sản và tử vong.
Câu 45: Khi nghiên cứu địa điểm phát sinh loài người, nhiều ý kiến ủng hộ cho giả thuyết loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác . Các nhà khoa học đã dựa vào các nghiên cứu về ADN ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y, vì
A. Hệ gen ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y có tốc độ đột biến cao hơn so với vùng tương đồng trên các NST thường, nên phù hợp hơn cho các nghiên cứu tiến hoá ở các loài gần gũi.
B. Đây là các vùng ADN thường không xảy ra trao đổi chéo và biến dị tổ hợp qua thụ tinh. Vì vậy, hầu hết mọi biến đổi đều do đột biến sinh ra; điều này giúp ước lượng chính xác thời điểm phát sinh các chủng tộc và loài.
C. Vùng ADN tương đồng trên các NST thường kích thước rất lớn, nên rất khó nhân dòng và phân tích hơn so với ADN ti thể và NST Y.
D. Đây là các vùng thuộc hệ gen di truyền theo dòng mẹ và dòng bố, nên dễ dàng theo dõi và phân tích ở từng giới tính đực và cái.
Câu 46: Cho một cây đậu Hà Lan có kiểu gen dị hợp tử với kiểu hình hoa đỏ tự thụ phấn. ở đời sau, người ta lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo. Xác suất để trong số 5 cây con có ít nhất 1 cây hoa đỏ là bao nhiêu?
A. 0,00097.
B. 0,99999.
C. 0,99903.
D. 0,00001
Câu 47: Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?
A. 1 lần.
B. 3 lần.
C. 2 lần.
D. 4 lần
Câu 48: Đem lai phân tích đời con của 2 cá thể thuần chủng AAbb và aaBB được F1 có tỉ lệ kiểu hình A-bb chiếm 35%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội là trội hoàn toàn. Quy luật di truyền chi phối phép lai là
A. hoán vị gen với tần số 15%.
B. phân li độc lập.
C. liên kết gen hoàn toàn.
D. hoán vị gen với tần số 30%.
Câu 49: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi đề cập đến đột biến lặp đoạn?
A. Đột biến lặp đoạn dẫn đến làm tăng cường hoặc giảm bớt mức độ biểu hiện của tính trạng.
B. Đột biến lặp đoạn làm tăng vật chất di truyền và làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.
C. Đột biến lặp đoạn không làm thay đổi vị trí gen nhưng làm thay đổi nhóm gen liên kết trên nhiễm sắc thể.
D. Đột biến lặp đoạn do trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 50: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong các kiểu gen?
A. Cách li địa lí.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li tập tính.
D. Cách li sinh sản.
 
K

ken_crazy

Phần B: từ câu 51 đến câu 60.
Câu 51: Các gen tiền khối u (prôto-oncogen) có thể chuyển thành gen gây khối u dẫn đến phát sinh ung thư. Nguyên nhân nào sau đây là phù hợp nhất để giải thích khả năng xuất hiện của những “trái bom tiềm ẩn” này trong cơ thể người và động vật?
A. Các gen tiền khối u bình thường có vai trò giúp điều khiển sự phân chia tế bào chính xác .
B. Các tế bào tạo ra các gen tiền khối u khi tuổi cơ thể ngày càng cao.
C. Các gen tiền khối u thường là các gen “dư thừa” trong hệ gen hoặc có nguồn gốc từ virut.
D. Các gen tiền khối u là các dạng đột biến của các gen bình thường.
Câu 52: Cho sơ đồ các chuỗi thức ăn sau:
1. Cỏ → thỏ → cáo → Vi sinh vật.
2. Lúa → sâu → chim sâu → Vi sinh vật.
3. Cây cam → rệp → kiến → Vi sinh vật.
Chuỗi thức ăn nào trong 3 chuỗi trên có tháp sinh thái đảo ngược?
A. chuỗi 3 và chuỗi 1
B. chuỗi 1.
C. chuỗi 2 và chuỗi 1.
D. chuỗi 3.
Câu 53: Giả sử ở người có một bệnh di truyền gây nên bởi một alen lặn ở trạng thái đồng hợp tử. Trong một quần thể sống trên đất liền, bệnh này xuất hiện với tần số 1/1000 người. ở một quần thể thứ hai gồm 12.000 dân sống trên một hòn đảo gần đó, bệnh xuất hiện với tần số 1/ 14 người. Tất cả những người sống trên đảo đều là hậu duệ của 30 người đầu tiên di cư đến đảo từ quần thể trên đất liền. Đây là một ví dụ điển hình về hiện tượng
A. hiệu ứng thắt cổ chai.
B. tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. hiệu ứng sáng lập.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 54: Ở người 2n = 46 và giả sử không có trao đổi chéo xảy ra ở cả 23 cặp NST tương đồng. Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất một cặp NST trong đó có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là bao nhiêu?
A. 3/4.
B. 1/4.
C. 1/223.
D. 1/246.
Câu 55: Ở ruồi giấm A - mắt bình thường, a - không mắt, gen thuộc NST thường. Trong 1 phép lai P: đực mắt bình thường với cái không mắt được F1 có 5 mắt bình thường: 1 không mắt. Biết con cái bình thường, con đực bất thường ở NST số 3. Kiểu gen của P là
A. AAa x aaa .
B. AAa x aa .
C. Aaa x aa .
D. Aaa x aaa
Câu 56: Vì sao trong một sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi?
A. Vì sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ.
B. Do sự phân chia khu phân bố.
C. Do sự phân chia nguồn sống.
D. Vì sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ.
Câu 57: Ở dê, tính trạng râu xồm do một gen quy định nằm trên NST thường. Nếu cho dê đực thuần chủng có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ phân li 1 có râu xồm : 1 không có râu xồm. Tính trạng râu xồm chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền nào?
A. Di truyền liên kết với giới tính.
B. Di truyền gên trên NST thường.
C. Ảnh hưởng của giới tính.
D. Di truyền tế bào chất.
Câu 58: Ở các loài giao phối, quần thể được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
B. không có sự cách li sinh sản giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong loài.
C. không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản.
D. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể khác nhau trong quần thể.
Câu 59: Khi lai thuận và lai nghịch hai nòi ngựa lông xám thu được F1 có tỉ lệ 12 ngựa lông xám : 3 ngựa lông đen : 1 ngựa lông hung. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có tỉ lệ 6 ngựa xám : 1 ngựa đen : 1 ngựa hung. Kiểu gen của các cá thể F1 đem lai là
A. AaBb x AaBB
B. AaBb x AABb
C. AaBb x AaBb
D. Aabb x AaBb
Câu 60: Để chuyển một gen mong muốn từ sinh vật này sang sinh vật khác, người ta sử dụng vectơ chuyển gen. Vectơ chuyển gen là
A. phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi, tồn tại độc lập trong tế bào và mang được gen cần chuyển.
B. phân tử ADN nhỏ có khả năng tự nhân đôi, được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn khác nhau.
C. một đoạn phân tử ADN có khả năng tự nhân đôi, tồn tại độc lập trong tế bào và mang được gen cần chuyển.
D. một phân tử ARN có khả năng tự nhân đôi, tồn tại độc lập trong tế bào và mang được gen cần chuyển.

----------- HẾT ----------
 
K

ken_crazy

rảnh vô đây chơi cho đỡ bùn . Bé mod ko chịu vào làm bài ji cả, chắc tại hè nên lười
 
L

lananh_vy_vp

Câu 2/ C
Câu 3/ A Câu 10/ D
Câu 4/ D Câu 11/ B
Câu 5/ B Câu 13/ A
Câu 6/ B Câu 15/ B
Câu 7/ C Câu 17/ A
Câu 8/ A Câu 18/ B
Câu 9/ D
Em chưa học sinh 12 nên làm chắc sai nhiều lắm.hj. Làm bừa mấy câu
 
D

denlongbaycao_hp_c1

rảnh vô đây chơi cho đỡ bùn . Bé mod ko chịu vào làm bài ji cả, chắc tại hè nên lười

:p anh Ken nói chuẩn ko cần chỉnh :D:D:D:D. Tuy nhiên chỉ còn 1 tháng nữa là anh chị thi đh rùi nên giờ em sẽ chăm làm bài hơn 1 tẹo < 1 tẹo thui > .:):):):khi (59)::khi (59)::khi (59):

@@@ chúc tất cả các anh chị 12 thi tốt nghiệp thành công nha [-O&lt;[-O&lt;[-O&lt; :Mjogging::Mjogging:
 
N

nqtrung060192

Đề thi của nhóm sinh vừa làm nè ken nhờ tớ post
Đề Sinh

1/ cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. cho cây Aa tự thụ phấn đòi F1 có 75000 cây thân cao, 25000 cây thần thấp. Chọn lấy 4 cây thân cao, xác suất để trog số 4 cây thần cao chỉ có 3 cây thuần chủng
A. 8/81 B. 64/81 C.16/81 D.4/81

2/ Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng. Liên quan đến nhóm máu có 4 kiểu hình, trong đó nhóm máu A do gen IA quy định, nhóm máu B do gen IB quy định, nhóm O tương ứng với kiểu gen IOIO, nhóm máu AB tương ứng với kiểu gen IAIB. Biết rằng IA và IB là trội hoàn toàn so với IO, các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau.
Với các tính trạng trên số loại kiểu hình khác nhau tối đa có thể có ở người là:
A.8 B.16 C.12 D.24

3/ Định luật 3 Menden được giải thích theo thuyết nhiễm sắc thể (NST)như sau:
A)Do các cặp NST tương đồng khác nhau phân ly độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh
B)Do giữa các NST của cặp tương đồng có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh
C)Do các cặp NST tương đồng khác nhau phân ly độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau
D)Do cặp NST tương đồng phân ly khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh

4/ Ở thực vật, phương pháp lai nào sau đây có thể tạo ra loài mới, có năng suất cao:
A. Lai xa và gây đột biến cấu trúc NST
B. B. Lai khác dòng, kèm đa bội hoá.
C. Lai xa kèm đa bội hoá.
D. Lai xa và gây đột biến thể dị bội

5/ Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng do nhiều gen chi phối thì
A. Càng có nhiều dạng kiểu hình trung gian trong quần thể.
B. Sự bổ trợ, cộng gộp giữa các gen không alen chi phối sự hình thành tính trạng càng bé
C. Sự bổ trợ giữa các gen không alen chi phối sự hình thành tính trạng càng lớn
D. Vai trò của gen át chế sẽ bị giảm xuống theo số lượng gen trội có trong kiểu gen.

6/ Khi tất cả các cặp NST tự nhân đôi, nhưng thoi vô sắc không hình thành, tế bào không phân chia sẽ tạo thành tế bào:
A. mang bộ NST tứ bội
B. mang bộ NST tam bội
C. mang bộ NST đơn bội
D. mang bộ NST đa bội

7/ Kết quả của quá trình tiến hoá tiền sinh học là hình thành
A. mầm mống của cơ thể sống đầu tiên
B. những giọt Côaxecva
C. cơ chế tự sao chép
D. sinh vật đơn bào.

8/ Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là gì?
A. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ.
B. Giải thích được tính đa dạng của sinh giới.
C. Giải thích được nguồn gốc các loài.
D. Tổng hợp bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực.

9/Ứng dụng nào sau đây không thuộc về kỹ thuật di truyền
A. Sản xuất thuốc kháng sinh nhờ vi khuẩn trên quy mô công nghiệp
B. Hợp nhất các tế bào khác loài , giải quyết hiện tượng khó khăn trong lai xa
C. Sản xuất lượng lớn protein trong thời gian ngắn
D. Chuyển gen khác loài
10/Nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu trong việc giải thích nguồn gốc chung các loài
A. Quá trình phân li tính trang
B. Quá trình cách li
C. Quá trình đột biến
D. Quá trình chọn lọc tự nhiên


11/ Phương pháp khắc phục các khó khăn khi thực hiện lai xa trong công tác chọn giống cây trồng ?
A. Nuôi cấy mô của loài
B. Tạo thể song nhị bội
C. Thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài
D. Tất cả đều đúng

12/Plasmit là
A. Một cấu trúc di truyền có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn
B. Một bào quan có mặt trong tế bào chất của tế bào
C. Một AND tái tổ hợp nhờ kỹ thuật di truyền
D. Một phân tử AND trong ti thể , có khả năng nhân đôi độc lập với AND trong nhân

13/ Ở cà chua , gen A quy định thân cao , a thấp ; B quả tròn , b quả bầu . Giả sử 2 cặp gen này nằm trên 1 cặp NST . Phép lai giữa 2 thứ cà chua với kiểu gen nào dưới đây cho tỷ lệ phân tính theo tỷ lệ 1:1:1:1 , với tần số hoán vị 25%
A. Ab/aB x ab/ab
B. Ab/ab x aB/ab
C. AB/ab x ab/ab
D. A và B đúng

14/Nội dung nào dưới đây nói về bệnh máu khó đông ở người là không đúng ?
A. Máu của người này bị thiếu chất sinh sợi huyết nên khi tổn thương chảy máu , máu sẽ ko đông dc
B. Bệnh gặp phổ biến ở người nam, rất hiếm gặp ở người nữ
C. Đây là bệnh di truyền duy nhất có thể chữa được
D. Bệnh do một đột biến gen lặn trên NST X gây ra

15/ Gen có 1200 nuclêôtit và có G = 4A, sau đột biến, phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, số liên kết H bị hủy qua quá trình trên sẽ là
A. 11700 B. 11710. C. 11104. D. 11711

16/ Một gen dài 3060A° khi thực hiện 1 lần nhân đôi đã đòi hỏi môi trường cung cấp cho mạch thứ nhất 200 Nu loại A , cho mạch thứ hai là 450 Nu loại G và 100 Nu loại X. Số Nu các loại trên mạch hai của gen là
A. A=150 ; T= 200 ; G=100 ; X=450
B. A=200 ; T= 150 ; G=450 ; X=100
C. A=150 ; T= 200 ; G= 450; X=100
D. A=200 ; T= 150 ; G= 100; X=450

17/Với đoạn mạch gồm 10 Nu dc cấu tạo bởi 4 loại Nu A,T,G,X thì sẽ có bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau đối với trình tự của 4 loại Nu nói trên
A. 16462
B. 512000
C. 1024000
D. 1048576

18/Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là
A. Cơ chế nhân đôi
B. Quá trình đột biến
C. Cơ chế điều hòa hoạt động sinh tổng hợp protein
D. Quá trình tích lũy thông tin di truyền

19/ Hình thức cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến theo các hướng khác nhau
A. Cách ly địa lý
B. Cách ly di truyền
C. Cách li sinh thái
D. Cách li sinh sản

20/Số tâm động có ở kì sau nguyên phân trong 1 tế bào sinh dưỡng của người là bao nhiêu ?
A.46
B.23
C.92
D. Không có

21/ Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là
A. Hình thành các đặc điểm thích nghi với các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong sinh cảnh
B. Sự gắn bó với nhau thành 1 thể thống nhất của các quần thể trong quần xã qua các mối liên hệ sinh thái tương hỗ
C. Kết quả tổng hợp của các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể trong quần xã
D. Kết quả của mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch giữa các quần thể trong quần xã

22/ Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n=14 .Số tế bào con hình thành và số nguyên liệu tương đương NST đơn mà môi trường cung cấp cho một tế bào sinh dưỡng sau khi trải qua 5 đợt nguyên phân liên tiếp là :
A. 64 tế bào con ; 434 NST
B. 64 tế bào con ; 882 NST
C. 32 tế bào con ; 434 NST
D. 32 tế bào con ; 882 NST

23/Phát biểu nào sau đây về chu trình sinh địa hóa của các chất là không đúng ?
A. CÁc chu trình vật chất ko nhất thiết phải cần có năng lượng
B. Chu trình vật chất được thực hiện trên cơ sở tự điều hòa của quần xã
C. Quần xã là một hệ thống mở tự điều chỉnh luôn luôn trao đổi chất và năng lượng với mtruong
D. Trong quần xã luôn có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng

24/ : Giả sử một quần thể cây đậu Hà lan có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ nhất là 0,3AA: 0,3Aa: 0,4aa . Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ thứ 3, tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen là
A. 0,43125AA: 0,0375Aa: 0,53125aa
B. 0,5500AA: 0,1500Aa: 0,3000aa
C. 0,1450AA: 0,3545Aa: 0,5005aa
D. 0,2515AA: 0,1250Aa: 0,6235aa

25/Việc chuyển từ tiến hóa sinh học sang tiến hóa xã hội bắt đầu ở giai đoạn nào?
A. Xinantrop
B. Neandectan
C. Cromanhon
D. Diropitec
 
N

nqtrung060192

26/Hướng tạo thể đa bội trong chọn giống cây trồng thường chú trọng nhiều đối với các giống cây trồng thu hoạch :
A. Hạt
B. Thân lá
C. Rễ củ
D. Quả củ

27/Nếu số NST của bộ NST đơn bội là 6 thì số loại thể ba nhiễm kép có thể gặp trong quần xã là bao nhiêu
A. 13
B. 6
C. 15
D. 12

28/ Ở người gen M : mắt bthuong ; m: mù màu . Gen H : máu bthuong ; h: máu khó đông . Cả 2 gen đều nằm trên NST giới tính X . Một cặp vợ chồng bình thường nhưng họ lại có 1 con trai vừa mù màu , máu khó đông . Mẹ của người con này có kiểu gen thế nào ?
A. XMHXmh hoặc XMhXmH
B. XMHXmh
C. XMHXMh hoặc XMHMmH
D. XMhXmH

29/Ở nam , nếu 1 số tế bào sinh dục xảy ra rối loạn và không phân li của cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân tạo giao tử trong lần phân bào thứ nhất , cơ thể có thể cho ra các loại giao tử nào ?
A. XY và O
B. X,Y,XX và YY
C. X,Y và O
D. X, Y, XY và O

30/ Tồn tại chính trong học thuyết Lac Mac là ji ?
A. Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng vươn lên hoàn thiện về tổ chức
B. Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh , không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
C. Cho rằng các biến dị đều di truyền được
D. Cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải do ngoại cảnh thay đổi chậm

31/Đột biến chuyển đoạn tương hỗ xảy ra do
A. Một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào NST khác không tương đồng
B. Hai NST không tương đồng cùng đứt một đoạn nào đó và trao đổi đoạn bị đứt với nhau
C. Một đoạn NSt bị đứt ra và chuyển sang vị trí khác trên cùng NST
D. A và B đúng

32/ Nguyên nhân chính nào khiến cho ADN của 2 loài khác nhau có thể gắn với nhau để tạo thành ADN tái tổ hợp ?
A. Vai trò gắn kết của enzim ligaza
B. Vai trò của enzim restrictaza
C. ADN của tất cả các loài đều có cấu trúc hóa học và không gian cơ bản giống nhau
D. A , B, C đều đúng

33/ Căn cứ nào để phân biệt một đột biến gen thành đột biến trội và đột biến lặn ?
A. Khả năng biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến
B. Mức độ biến đổi trên gen
C. Khả năng sống của cá thể mang đột biến
D. Loại tác nhân đột biến và bản chất của gen bị đột biến

34/ Hậu quả của đột biến đảo đoạn NST là gì ?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống
B. Không ảnh hưởng tới khả năng sống của cá thể
C. Tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng
D. Mất khả năng sinh sản , tạo giống ko hạt

35/1 tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBbCcDd qua giảm phân tạo giao tử có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử ?
A. 16
B. 4
C. 2
D. 8

36/ 2 tế bào sinh dục cái có kiểu gen AaBbCcDd qua giảm phân tạo giao tử có bao nhiêu loại giao tử được tạo thành
A. 1
B. 2
C. 8
D. 16

37/ Lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản thu được F1, cho F1 giao phấn với một cá thể khác, ở F2 thu được kết quả: 51% cao - tròn, 24% thấp - tròn, 24% cao - bầu dục, 1% thấp - bầu dục.

A. F1 có kiểu gen AB/ab , và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen Ab/aB , f = 25%.
B. F1 có kiểu gen Ab/aB , và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen AB/ab , f = 40%.
C. F1 và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen AB/ab, f = 20%.
D. F1 và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen Ab/aB, f = 20%.

38/ Ở ruồi giấm,A:mắt đỏ,a:mắt trắng; B:cánh bình thường , b:cánh chẻ.Các gen đều liên kết với NST giới tính X.Lai giữa ruồi cái thuần chủng mắt đỏ cánh bình thường với ruồi đực mắt trắng cánh chẻ, F1 thu được toàn ruồi mắt đỏ cánh bình thường. Cho F1 giao phối ở F2 thu được 100% ruồi mắt đỏ cánh bình thường ; ruồi đực có 40% mắt đỏ ,cánh bình thường ; 40% mắt trắng cánh chẻ ; 10% mắt đỏ cánh chẻ ; 10% mắt trắng cánh bình thường. Tỷ lệ ruồi cái có kiểu gen XABXab trong tổng số ruồi cái mắt đỏ cánh bình thường là bao nhiêu?

A. 10%
B. 40%
C. 20%
D. 25%

39/ Ở 1 loài thực vật, A- chín sớm, a- chín muộn, B- quả ngọt, b- quả chua. Cho lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng , ở F1 thu được 100% cây mang tính trạng chín sớm, quả ngọt. Cho F1 lai với một cá thể khác, ở thế hệ lai thu được 4 loại kiểu hình có tỉ lệ 42,5% chín sớm , quả chua: 42,5% chín muộn, quả ngọt : 7,5% chín sớm, quả ngọt:7,5 % chín muộn, quả chua. Phép lai của F1 và tính chất di truyền của tính trạng là

A. (F1) Ab/ab x ab/ab , hoán vị gen với tần số 15%
B. (F1) AB/ab x ab/ab , hoán vị với tần số 15%
C. AaBb(F1) x aabb, phân li độc lập
D. (F1) AB/ab x Ab/aB x , liên kết gen hoặc hoán vị gen 1 bên với tần số 30%

40/ Ở cà chua , quả đỏ do gen A quy định là trội hoàn toàn đối với tính trạng quả vàng do gen a quy định . Lai giữa 2 cây cà chua quả đỏ ở F1 được toàn quả đỏ , cho F1 giao phấn ở F2 thu được vừa quả đỏ vừa quả vàng . Tỉ lệ phân tính ở F2 sẽ là :

A.3 quả đỏ:1 quả vàng
B.11 quả đỏ :1 quả vàng
C.5 quả đỏ : 1 quả vàng
D 15 quả đỏ :1 quả vàng

41/ Những sắp xếp gen sau đây trên 1 NST đã thấy ở ruối giấm tại các vùng địa lí khác nhau :
a) ABCDEFGHI b) ABFEHGCDI c) ABFEDCGHI d) ABFCGHEDI.
Cho rằng sắp xếp ở (a) là sắp xếp ban đầu, các đảo đoạn khác nhau có thể xuất hiện theo trình tự nào?

A. a -> c-> b-> d
B. a -> c-> d -> b.
C. a -> b-> c-> d
D. a ->d-> c-> b

42/ Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có 2 alen A và a, người ta thấy số cá thể đồng hợp trội gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ % số cá thể dị hợp trong quần thể này là:

A. 3,75%
B. 18,75%
C. 37,5%
D. 56,25%

43/ Ở dê, tính trạng râu xồm do một gen quy định nằm trên NST thường. Nếu cho dê đực thuần chủng có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ phân li 1 có râu xồm : 1 không có râu xồm. Tính trạng râu xồm chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền nào?
A. Di truyền liên kết với giới tính.
B. Di truyền gên trên NST thường.
C. Ảnh hưởng của giới tính.
D. Di truyền tế bào chất.

44/ Khi lai giữa 2 ruồi giấm , F1 đều dị hợp về 2 tính trạng mình xám , cánh dài , đời F2 xuất hiện 3 KH trong đó có 25% ruồi giấm mình đen cánh dài. Tỷ lệ các kiểu hình mình đen cánh cụt là bao nhiêu ?

A. 25%
B. 50%
C. 30%
D. 0%
45/Khi cho cây đực loa kèn xanh thuần chủng với cây cái loa kèn vàng cũng thuần chủng thì thu được F1
A. Toàn xanh
B. Toàn vàng
C. 50% xanh , 50% vàng
D. 75% vàng , 25% xanh

46/ Ở một loài thực vật, hoa đỏ (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Cho P thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng lai với nhau được F1.
Cho các cây F1 giao phối ngẫu nhiên thì được F2 có tỉ lệ cơ thể mang tính trạng lặn chiếm:
A. 6,25% hoặc 25%
B. 18,75%
C. 6,25%
D. 25%

47/ Câu nào trong số các câu sau đây phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn ?
A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
B. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách lẻ tẻ trong quần thể mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
D. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa cho chọn giống và tiến hóa

48/ Một quần thể thực vật ban đầu có 345AA + 567Aa + 123aa.Nếu quần thể thực vật đó tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì tần số kiểu gen aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu ?
A. ≈ 0,57.
B. ≈ 0,36.
C. ≈ 0,07.
D. ≈ 0,09

49/ Hội chứng Macphan ở người có đặc điểm
A. chân tay dài hơn, đồng thời thủy tinh thể ở mắt bị hủy hoại
B. chân tay dài, mù màu, tinh hoàn nhỏ, vô sinh = đao
C. suy tim, tổn thương não, thấp khớp
D. cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, ngòn chân ngón tay ngắn, vô sinh

50/ Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. ở phép lai:
Dd x dd, nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ
A. 30%
B. 45%
C. 35%
D. 33%
 
H

haphuongdien

1/ cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. cho cây Aa tự thụ phấn đòi F1 có 75000 cây thân cao, 25000 cây thần thấp. Chọn lấy 4 cây thân cao, xác suất để trog số 4 cây thần cao chỉ có 3 cây thuần chủng
A. 8/81 B. 64/81 C.16/81 D.4/81
Tỉ lệ kiểu gen F1(chỉ quan tâm đến thân cao): 1/3AA : 2/3Aa [(1/3)*(1/3)*(1/3)*(2/3)]*4 = 8/81 => A

2/ Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng. Liên quan đến nhóm máu có 4 kiểu hình, trong đó nhóm máu A do gen IA quy định, nhóm máu B do gen IB quy định, nhóm O tương ứng với kiểu gen IOIO, nhóm máu AB tương ứng với kiểu gen IAIB. Biết rằng IA và IB là trội hoàn toàn so với IO, các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau.
Với các tính trạng trên số loại kiểu hình khác nhau tối đa có thể có ở người là:
A.8 B.16 C.12 D.24
Xét các kiểu gen về tính trạng màu mắt và tóc trước nha:
A_B_(đen,quăn); aaB_(xanh,quăn); A_bb(đen,thẳng); aabb(xanh,thẳng)
Liên quan đến nhóm máu có 4 kiểu hình (theo đề)
=> số loại kiểu hình: 4*4 = 16 => B
 
Top Bottom